Tải bản đầy đủ (.pdf) (313 trang)

Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Vật Lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 313 trang )

VY XUÂN THIỆN

* PHÂN LOẠI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CÁC CHỦ ĐỀ
* TỔNG HỢP ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ HỌC KÌ CÁC NĂM
* TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
* TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN THI HK, ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ TUYỂN SINH ĐH-CĐ

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - LẠNG SƠN 2014


MỤC LỤC
Trang

Đáp án

LỜI NÓI ĐẦU
Phụ lục 1: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HAY VỀ HỌC TẬP ...................................................................
Phụ lục 2: NHỮNG CÂU CHUYỆN THỦ KHOA TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013 ..........................
Phụ lục 3: MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT CÁC NĂM ........................................................................
Phụ lục 4: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP, TUYỂN SINH ĐH-CĐ CÁC NĂM ..........................
Phụ lục 5: NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM ..............
Phụ lục 6: BẢNG CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ HAY DÙNG TRONG SÁCH VẬT LÝ 12 .................
Phụ lục 7: CÁC GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC VÀ CÔNG THỨC TOÁN CẦN NHỚ.................................

001
002
005
014
015
015
016


017

CHƯƠNG 1. DAO ĐỘNG CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA ...................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2. CON LẮC LÒ XO ...............................................................................................................
CHỦ ĐỀ 3. CON LẮC ĐƠN ...................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC.......................................................
CHỦ ĐỀ 5. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (CÙNG PHƯƠNG, TẦN SỐ)...............................

019
031
038
043
047

031
038
042
047
052

CHƯƠNG 2. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
CHỦ ĐỀ 6. SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ ............................................................................
CHỦ ĐỀ 7. GIAO THOA SÓNG ............................................................................................................
CHỦ ĐỀ 8. SÓNG DỪNG ......................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 9. SÓNG ÂM............................................................................................................................

052
061
067

070

061
065
070
076

CHƯƠNG 3. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
CHỦ ĐỀ 10: ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU...............................................................
CHỦ ĐỀ 11: CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU...................................................................................
CHỦ ĐỀ 12: MẠCH R, L, C MẮC NỐI TIẾP.......................................................................................
CHỦ ĐỀ 13: CÔNG SUẤT, HỆ SỐ CÔNG SUẤT MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU...............................
CHỦ ĐỀ 14: MÁY BIẾN ÁP. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG..................................................................
CHỦ ĐỀ 15: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA.............

076
080
090
102
108
112

080
090
102
108
112
115

CHƯƠNG 4. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHỦ ĐỀ 16: MẠCH DAO ĐỘNG..........................................................................................................
CHỦ ĐỀ 17: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG..........................................................................................................
CHỦ ĐỀ 18: SÓNG ĐIỆN TỪ................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 19: NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN...........................

115
124
126
131

124
126
130
131

CHƯƠNG 5. SÓNG ÁNH SÁNG
CHỦ ĐỀ 20: TÁN SẮC ÁNH SÁNG .....................................................................................................
CHỦ ĐỀ 21: GIAO THOA ÁNH SÁNG ................................................................................................
CHỦ ĐỀ 22: CÁC LOẠI QUANG PHỔ ................................................................................................
CHỦ ĐỀ 23: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI ........................................................................
CHỦ ĐỀ 24: TIA RƠNGHEN ( TIA X)..................................................................................................

132
135
141
144
147

135
141

144
147
151

CHƯƠNG 6. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
CHỦ ĐỀ 25: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.............................
CHỦ ĐỀ 26: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG...........................................................................
CHỦ ĐỀ 27: HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG.......................................................................
CHỦ ĐỀ 28: MẪU NGUYÊN TỬ BO....................................................................................................
CHỦ ĐỀ 29: SƠ LƯỢC VỀ LAZE..........................................................................................................

151
162
164
166
170

162
164
165
169
171

CHƯƠNG 7. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
CHỦ ĐỀ 30: TÍNH CHẤT VÀ CẤU TẠO HẠT NHÂN........................................................................
CHỦ ĐỀ 31: NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN...................
CHỦ ĐỀ 32: PHÓNG XẠ........................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 33: PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH................................................................................................
CHỦ ĐỀ 34: PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH...............................................................................................


171
175
181
187
189

175
181
187
189
191


CHƯƠNG 8. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
CHỦ ĐỀ 35: CÁC HẠT SƠ CẤP............................................................................................................ 191
CHỦ ĐỀ 36: CẤU TẠO VŨ TRỤ........................................................................................................... 196

196
202

CHƯƠNG 9 (NÂNG CAO). CƠ HỌC VẬT RẮN. THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP
CHỦ ĐỀ 37: CƠ HỌC VẬT RẮN.......................................................................................................... 202
CHỦ ĐỀ 38: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP........................................................................................... 209

209
211

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT CÁC NĂM TỪ 2007 ĐẾN 2013
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2007 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2007 LẦN 2..............................................................................................

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2008 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2008 LẦN 2..............................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2009 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2010 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2011 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2012 .........................................................................................................
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2013 .........................................................................................................

212
215
219
223
227
232
237
241
245

215
219
223
227
232
236
241
245
250

10 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - THAM KHẢO
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 01 .............................................................................................................

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 02 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 03 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 04 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 05 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 06 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 07 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 08 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 09 .............................................................................................................
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP 10 .............................................................................................................

250
254
258
261
264
268
272
275
278
282

254
257
260
264
268
271
275
278
281

286

ĐỀ THI HỌC KỲ CÁC NĂM 2010 - 2013 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011..............................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012..............................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013..............................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012............................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013............................................................

286
292
297
302
306

291
297
302
306
309

CHUYỆN KỂ VỀ ZONG QINGHOU ..................................................................................................... 309

MỜI CÁC BẠN TÌM ĐỌC
Cùng một tác giả biên soạn


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hình thức thi trắc nghiệm đối với
môn Vật lí trong kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và Tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Nhằm đáp ứng tài liệu cho việc học và ôn tập của các em học sinh, tài liệu này được biên soạn
dựa trên nội dung các dạng câu hỏi trắc nghiệm thi Học kỳ, thi Tốt nghiệp THPT các năm của môn Vật
lí. Tài liệu gồm 38 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung bám sát chương trình SGK , và được trình bày theo
các đề mục:
A. Tóm tắt lý thuyết: cô đọng các kiến thức cơ bản.
B. Các dạng câu hỏi lí thuyết và bài tập: ôn thi học kì, ôn thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH - CĐ.

Để sử dụng tài liệu này đạt hiệu quả cao, các em học sinh cần lưu ý như sau:
- Đối với mỗi chủ đề, nên tiếp cận kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao. Cần đọc
kĩ SGK trước khi đọc phần tóm tắt lý thuyết và làm bài tập. Sau khi giải xong các bài tập, phải phân loại
và khái quát được các dạng bài toán và phương pháp giải.
- Khi làm một bài toán Vật lí, dù là dạng biến đổi công thức (lý thuyết) hay dạng bài tính toán, nên suy
nghĩ để tìm hướng giải nhanh nhất, kiên trì tìm kết quả; sau đó mới đối chiếu với đáp án để biết đúng
hay sai.
- Một số bài toán Vật lí thường có nhiều cách giải, học sinh nên so sánh các cách làm để từ đó rút ra
những phương pháp hay.
- Rèn luyện cách phân tích, phán đoán, loại trừ (sử dụng phương pháp loại suy và suy đoán có cơ sở để
tìm nhanh câu trả lời), cũng như giải nháp nhanh.

Mặc dù tài liệu đã được biên soạn cẩn thận, song không tránh khỏi những khiếm khuyết, cần bổ
sung, sửa đổi. Để tài liệu ngày càng hữu ích và hoàn thiện hơn trong những lần in tiếp theo rất mong sự
góp ý của các thầy, cô và các em học sinh. Mọi thư từ, góp ý xin gửi về:
+ Vy Xuân Thiện,
Giáo viên tổ Lí-Hóa-Công nghệ, trường THPT Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
+ Email:

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


1


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Phụ lục 1: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HAY VỀ HỌC TẬP
KINH NGHIỆM HỌC MÔN VẬT LÝ CỦA THỦ KHOA ĐH 2009
Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2009, Lê Anh Quân đỗ Thủ khoa ĐH Xây
dựng với 30 điểm trong đó Lý 10, Hóa 10 và Toán 9,75 (làm tròn
thành 10). Để giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH sắp tới, Lê
Anh Quân chia sẻ bí quyết học môn Lý:
Trong chia sẻ về cách học tốt môn Vật lý, tôi sẽ chia ra làm 2 phần
như sau: Phần nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng.
+ Phần nguyên tắc chung sẽ đưa ra phương pháp học cốt lõi cho việc
học và luyện thi.
+ Phần nguyên tắc riêng sẽ nói cụ thể về cách học và mẹo của từng chương trong chương trình lớp 12.
* Nguyên tắc chung:
+ Muốn thi được tốt thì các bạn cần tự tin và có một kiến thức vững vàng. Để có được như vậy chúng ta
chỉ có một cách là rèn luyện rất nhiều và rèn luyện đúng cách. Sau đây, tôi sẽ đưa ra một số kinh
nghiệm cụ thể trong việc ôn luyện thi đại học môn Vật lý:
+ Môn Vật lý là một môn khá đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh đại học bởi kiến thức hầu hết chỉ nằm
trong chương trình lớp 12, một số công thức có liên quan đến lớp 10 và lớp 11 nhưng với bất cứ quyển
sách nào viết về các dạng bài thi chúng ta đều có lại các công thức và được chỉ rõ là khi nào thì ta dùng
đến và dùng trong dạng nào. Ở đây tôi xin đề cập đến việc rèn luyện như thế nào cho hiệu quả.
+ Để rèn luyện hiệu quả chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc: Cơ bản (nắm vững kiến thức sách giáo
khoa) -> Chắc (sử dụng kiến thức làm các bài tập cơ bản một cách thuần thục) -> Nâng cao (tìm tòi
làm bài tập trong các sách nâng cao)-> khả năng tự tổng hợp (tổng hợp kiến thức cho riêng mình-> biến
kiến thức sách vở mình học thành nguồn của mình, bạn làm được điều này chỉ khi bạn có thể giảng
giải lại cho bạn bè một cách lưu loát không cần dùng sách vở)-> Tư duy (khả năng làm các bài tập khó,

không có dạng nhất định).
+ Chia ra làm 2 quá trình rõ rệt : Quá trình học và Quá trình luyện đề. Để cho kỳ thi thật tốt và tâm lý
tự tin khi đi thi, chúng ta cần phải thực hiện tốt 2 quá trình trên, Quá trình tự học chúng ta làm theo các
nguyên tắc nêu trên. Sau khi học hết chương trình các bạn bắt đầu luyện đề. Ban đầu khi luyện đề, có
thể các bạn sẽ làm khá là chậm và sai khá là nhiều. Để luyện đề được tốt, các bạn phải chọn lọc những
đề hay và sát với chương trình đại học, đặc biệt là phải có đáp án. Nguyên tắc luyện đề: Cần phải làm
kỹ từng đề một và phải biết cách khai thác đề mình làm. Như thế nào là biết cách khai thác đề ?. Lần
đầu tiên: Bạn bấm giờ và bắt đầu làm, trong khi thi đại học thì thời gian cho môn Vật lý là 90 phút, ở
nhà bạn chỉ làm trong 60 – 75 phút. Để làm được thời gian gấp như vậy, trong khi làm gặp câu nào
vướng mà nghĩ không ra, bạn bỏ qua và làm các câu khác, tích vào những câu mà mình chưa làm được.
Sau khoảng thời gian trên, bạn nên dừng lại và bắt đầu khai thác đề. So đáp án xem làm sai những câu
nào và những câu nào chưa làm được và tích đáp án đúng vào. Nguyên nhân chưa làm được bài có thể
có rất nhiều nguyên nhân: bạn cảm thấy dạng đấy chưa bao giờ học, cảm thấy quên công thức, hiểu sai
bản chất… Bạn cần phải giải quyết nguyên nhân của chính bạn: ví dụ nếu bạn quên công thức, tốt nhất
là bạn nên học cách thiết lập nó cộng với việc làm nhiều bài tập, bạn sẽ hiểu và nhớ lâu hơn.
* Nguyên tắc riêng: Chương trình vật lý lớp 12 nâng cao gồm có 10 chương (chương trình cơ bản sẽ không có
chương cơ học vật rắn). Tôi xin chia sẻ một cách học của các bạn đã thi đại học và đạt điểm cao như sau :
Với mỗi một chương các bạn sau khi học và đã trải qua quá trình rèn luyện bài rất nhiều các bạn nên tổng hợp lại
kiến thức và phân chia dạng bài, phương pháp cho từng dạng ( chú ý là tự mình phân chia tổng hợp theo trí nhớ
và khả năng của mình trước, nếu thấy thiếu sót thì mới cần đến tài liệu)

- Tác giả: Lê Anh Quân 2

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

KINH NGHIỆM THI ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ THỦ KHOA 2012


Hàng triệu học sinh lớp 12 đang mơ ước có được "tấm vé" đi tiếp trên con đường học vấn. Để
"vượt vũ môn" hiệu quả và có thể chiếm lĩnh ngôi thủ khoa của các trường ĐH. Hãy tham khảo kinh
nghiệm của các tân thủ khoa các khối A,B,C,D năm 2012:
1. Vũ Hồng Ái (28 điểm, thủ khoa khối B, Trường ĐH Khoa học tự
nhiên - ĐHQG Hà Nội): "Cần định vị mục tiêu để phấn đấu..."
Để làm tốt bài thi, trước hết cần nắm vững kiến thức SGK và sau đó
làm nhiều bài tập để rèn luyện tính phản xạ và cách tư duy.
Đầu tiên người học nên nắm vững hết những kiến thức cơ bản rồi sau
đó tiến hành luyện đề thi. Nếu như chưa nắm vững những kiến thức này thì chưa nên luyện đề vì như
vậy sẽ dễ bỏ sót một vài dạng câu mà bản thân có thể hiểu và làm được.
Nên học vào những lúc tâm trạng thoải mái nhưng phải khép mình vào khuôn khổ. Ví như phải xác định
mục tiêu một đêm, một ngày là giải được bao nhiêu bài, và phải theo dõi tiến trình học của cá nhân
thông qua làm đề.
Mỗi lần làm đề thì mình sẽ chấm cho mình được bao nhiêu điểm. Nếu như thấy điểm cao thì không nên
chủ quan, còn nếu điểm thấp thì phải lấy đó làm động lực để ôn luyện tiếp. Phải đặt ra mục tiêu của
mình để phấn đấu...
Mỗi buổi tối chỉ nên học từ 3 – 4 tiếng. Khi học phải có tư duy mạch lạc rõ ràng và tránh viết tắt trong
quá trình làm bài.

2. Bùi Ngọc Ánh (25 điểm, thủ khoa khối C, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền): "Làm chủ thời gian là điều quan trọng"
Để làm tốt 3 môn Văn, Sử, Địa thì người học cần dựa và khả năng suy luận
và phán đoán của bản thân.
Với môn Văn thì nên đọc tác phẩm trước để tự rút ra những nhận định riêng
về tác phẩm. Sau đó, sẽ kết hợp với những kiến thức của thầy cô giáo dạy
trên lớp để xem ý nào quan trọng cần ghi nhớ. Khi làm bài, người học có thể
phân tích theo các ý này theo cảm nhận của bản thân.
Môn Sử không nên học ôm đồm mà chỉ nên gạch ra những sự kiện quan
trọng bằng cách vẽ sơ đồ mốc thời gian; chia ra mốc nào quan trọng cần nhớ. Từ những mốc cần nhớ đó
sẽ nhớ những mốc liên quan.

Môn Địa cần vẽ các sơ đồ hình cây để nhớ các ý lớn và ý nhỏ.
Khi làm bài mỗi người nên căn chỉnh thời gian làm phù hợp đối với từng câu. Tùy vào số lượng và số
điểm của câu mà các sĩ tử nên phân chia thời gian phù hợp để làm. Ví dụ, câu 4 điểm thì nên làm từ 40
– 50 phút, còn câu 2 điểm thì chỉ nên làm trong vòng 20 – 30 phút là hợp lí.

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

3


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

3. Lê Thành Đạt (28.5 điểm khối A, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): "Giữ bình tĩnh khi làm
bài thi"
Để học tốt 3 môn thi khối A thì người học phải thật chăm chỉ và tập
trung. Đạt cho rằng điều đầu tiên muốn học tốt những môn này thì trên
lớp phải tập trung nghe giảng và làm bài tập đầy đủ. Về nhà nên đọc lại
bài giảng và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đánh dấu chỗ khó, chỗ
không hiểu để hỏi thầy, hỏi bạn.
Đồng thời, nên quan tâm đến cách trình bày bài giải và nên rèn luyện
qua các kì thi thử để tránh mất điểm do các lỗi đáng tiếc. Những dạng
bài nào khó thì nên luyện làm nhiều bài để quen dần với phương pháp
giải.
Với môn Toán, thì câu nào dễ thì làm trước, nếu gặp câu hỏi mà nghĩ qua chưa thấy hướng thì lập tức
nên chuyển sang làm câu khác. Khi làm bài cố gắng giữ bình tĩnh để nhìn nhận cho đúng dạng của bài.
Đồng thời cũng phải bình tĩnh để trình bày thật logic, chặt chẽ và chú ý các yếu tố phụ như điều kiện
xác định, thử lại nghiệm, các phép biến đổi,…để soát lỗi.
Còn hai môn Lý và Hóa, theo Đạt, nên làm tuần tự theo các câu. Câu nào đọc qua mà chưa thấy được
đáp án thì phải quay sang làm câu tiếp theo. Sau đó mới quay trở lại làm những câu còn bỏ dở.
“Một điều rất quan trọng nữa là các sĩ tử nên rèn luyện kĩ năng bấm máy tính thật tốt. Làm xong một

lượt nên bấm lại lượt nữa để cho chắc chắn, cũng như phát hiện các mẹo trong câu hỏi để tránh bị lừa.
Khi làm bài luôn giữ đầu óc thật tập trung, không bị sao lãng...”

4. Đặng Quang Huy: (28 điểm khối D1, thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương
Hà Nội): "Để không bị mất điểm lỗi nhỏ".
Từng đạt điểm tuyệt đối môn Toán, theo Huy với môn này nên chia thành
từng phần ra và luyện bài kĩ từng phần một; vừa học vừa kết hợp với việc
làm từng phần của đề ĐH. Điều này giúp cho việc học kiến thức thêm sâu
mà không dễ bị quên.
Khi đi thi, mỗi sĩ tử nên tỉ mỉ đến từng chi tiết trong bài làm của mình để
không bị trừ điểm ở những lỗi sai nhỏ nhất.
Với môn Văn - cách học tốt nhất là chia một bài ra có bao nhiêu ý lớn bao nhiêu ý nhỏ, theo từng câu
mà tự tổ chức thứ tự của từng ý một. Phải nắm được kĩ năng phân tích đề, trọng tâm của đề là ở chỗ
nào, thì phải xoáy vào chỗ đấy. Trước khi đặt bút làm bài thì nên tổ chức ý của câu trong đầu, rồi viết ra
giấy nháp để khi viết sẽ không bị lan man và lạc đề.
Riêng tiếng Anh là một môn có vốn từ rộng thì cần luyện tập nhiều dạng đề để cải thiện ngữ pháp và
tăng vốn từ. Để nhớ từ nên đọc đi đọc lại nhiều lần và cố gắng sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày.
Ví như giao tiếp giữa những người học tiếng Anh với nhau, hoặc tự luyện tập thông qua việc tự trả lời
các câu hỏi...
Ôn thi ĐH thì phải chăm chỉ, thứ hai nữa là phải say mê, mình không yêu nó thì chắc chắn mình không
thể học được. Bên cạnh đó, cần giữ sức khỏe trong mùa thi, không nên để đầu óc quá căng thẳng. Nên
có thời gian nghỉ ngơi hợp lí bằng cách tập thể dục, chơi thể thao...
- Nguồn: www.nhatvietedu.vn -

4

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014


Phụ lục 2: NHỮNG CÂU CHUYỆN THỦ KHOA TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013
THỦ KHOA XỨ QUẢNG
Năm nay, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Quảng Trị, lần đầu tiên, thành tích cao nhất không
thuộc về thí sinh của các trường điểm và trường chuyên. Đỗ thủ khoa trong kỳ thi vừa rồi là em Nguyễn
Anh Tuấn đến từ Trường THPT Bùi Dục Tài (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Em Nguyễn Anh Tuấn đạt thủ khoa với tổng số điểm 56,5. Trong đó, môn Toán, Hóa, Sinh đều đạt
điểm 10, môn Anh văn và Địa lý em đạt 9,5 điểm, môn Văn 7,5 điểm.
Niềm tự hào của nhà trường và gia đình
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, chúng tôi tìm đến Trường THPT Bùi Dục Tài - ngôi
trường có tuổi đời gần 20 năm, nằm cạnh bờ sông Thác Ma mà mỗi mùa lũ lên, thầy trò lại cùng nhau
chống chọi.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Xưng không giấu nổi vẻ xúc động và vui mừng
vì lần đầu tiên học sinh của trường có thành tích cao hơn cả học sinh các trường điểm và trường chuyên
trong địa bàn tỉnh.
Thầy hiệu trưởng giở học bạ cho chúng tôi xem thành tích học
tập của em Tuấn, em luôn đứng đầu khối với thành tích học tập
các môn tự nhiên đều trên điểm chín. Thầy Xưng nhấn mạnh, em
rất chăm học và ngoan ngoãn, ba năm học chỉ nghỉ học một
ngày.
Tiếp xúc với em Nguyễn Anh Tuấn, chúng tôi rất ấn tượng trước
gương mặt khôi ngô và vẻ hiền lành của em. Tuấn cho biết,
em khá ngạc nhiên với kết quả thi vừa rồi, vì em nghĩ các bạn
trường khác sẽ có điểm số cao hơn.
Là học sinh giỏi 12 năm liền, Tuấn luôn đạt thành tích học tập
cao nhất cấp trường. Ngoài ra, em còn đoạt các giải thưởng khác
trong suốt những năm phổ thông: Giải ba môn Toán qua Internet
cấp quốc gia, giải ba môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh,
giải thưởng Trần Hành cho kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc
nhất trường.

Bên cạnh đó, Tuấn luôn hăng hái tham gia các phong trào của
Đoàn trường tổ chức, em thường tham gia viết thư pháp trong
cuộc thi văn hóa dân gian tổ chức thường niên tại trường.

Nguyễn Anh Tuấn và thầy Hiệu trưởng.

Tự học bằng niềm đam mê
Chia sẻ về bí quyết học tập, Tuấn cho biết em ít khi đi học thêm,
thường tự học ở nhà. Em nghiền ngẫm các đề thi từ nhiều năm
trước rồi mò mẫm tìm phương pháp giải, có phần nào không
hiểu thì sẽ nhờ thầy cô giảng thêm.
Tuấn chia sẻ thêm, em tự lập một thời khóa biểu ở nhà và chặt
chẽ làm theo từ giờ học, giờ ăn uống đến nghỉ ngơi. Việc học,
đặc biệt môn Toán là niềm đam mê nên em không thấy căng
thẳng hay mệt mỏi, trái lại luôn học bằng niềm thích thú, say
sưa.
Kỳ thi Đại học sắp tới, Tuấn đăng ký thi vào trường Đại học Quốc gia TPHCM, ngành Kiểm toán và
Đại học Y dược TPHCM ngành Bác sĩ đa khoa. Vào thời điểm này, trong khi các bạn bè đi Huế, Đà
Nẵng ôn thi thì em vẫn tự ôn tập tại nhà.
Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :
5


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Em gái Tuấn là Nguyễn Thị Cẩm Vân đang học lớp 11 cùng trường. Được biết, năm lớp 10, Cẩm Vân
thi đậu lớp chuyên Hóa khối THPT của trường Đại học khoa học Huế nhưng cuối cùng em muốn về học
gần nhà đỡ đần bố mẹ và để anh trai kèm cặp thêm. Vân cũng là học sinh xuất sắc, luôn nằm trong top
đầu về thành tích học tập và rèn luyện của trường.
Được biết, bố em Tuấn là cán bộ tại Ủy ban xã Hải Chánh,

mẹ làm ở bộ phận y tế xã. Mẹ em - cô Ngô Thị Bé tâm sự:
“Tuấn thường học say sưa đến nỗi quên ăn quên uống. Em
thường nói, học là học cho mình với lại con cố gắng học
giỏi để làm gương cho em gái và sau này đỡ đần bố mẹ”.

Nhiều năm nay, Tuấn đến trường trên chiếc xe
đạp đã mua gần 30 năm của bố.

Cô Bé vừa hoàn thành khóa học liên thông tại trường Đại
học Y Huế, cô kể: “Cô đi học xa 4 năm, ở nhà chỉ có ba bố
con. Công việc của bố cũng hay đi xa nên hầu hết mọi
chuyện trong nhà, từ ăn uống đến sinh hoạt, học tập đều do
hai anh em tự lo liệu, tự chăm sóc, bảo ban nhau học hành”.

Chú Nguyễn Văn Loài - bố em Tuấn cho biết: “Tuấn không
bao giờ đua đòi bạn bè, đến chiếc xe đạp mà chú mua từ hồi mới đi bộ đội về, chính xác là năm 85 đến
giờ mà em nó vẫn đi. Lúc lên cấp ba, thấy xe cũ quá, hỏi em có thích mua xe mới không nhưng em bảo
không cần. Mẹ bảo mua điện thoại dùng để liên lạc nhưng em nó cũng không thích”.
Chia tay em Tuấn, chúng tôi chúc em sẽ thực hiện được hoài bão của mình.
- PV: Diệu Ái HAI TÂN THỦ KHOA XINH ĐẸP XỨ NGHỆ
(Dân trí) - Đạt 58 điểm, hai nữ sinh Nguyễn Ngọc Minh Hằng và Phạm Thị Hà Vy, học sinh trường
THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đã trở thành thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Cả
hai bạn đều là những nữ sinh học giỏi và đạt nhiều thành tích trong học tập.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại Nghệ An, vượt lên
hơn 41.000 thí sinh, hai bạn Nguyễn Ngọc Minh Hằng
và Phạm Thị Hà Vy (học sinh Trường THPT chuyên
Phan Bội Châu, TP Vinh, Nghệ An) đã trở thành tân thủ
khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Nghệ An cùng đạt
tổng số điểm ở 6 môn là 58.
Tân thủ khoa với nhiều danh hiệu học tập đáng nể !

Nguyễn Ngọc Minh Hằng, học sinh lớp 12C5, lớp
Chuyên Anh, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
(TP. Vinh, Nghệ An) đã vượt qua nhiều khó khăn, thử
thách để trở thành thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại
Nghệ An với số điểm 58 với 4 môn thi đạt điểm 10
tuyệt đối (điểm 6 môn: Văn 9,5; Toán 10; Anh 10; Hóa
10; Sinh 10; Địa 8,5).

Hai bạn Nguyễn Ngọc Minh Hằng (bên trái) và
Phạm Thị Hà Vy là tân thủ khoa tốt nghiệp
THPT năm nay với số điểm cả 6 môn là

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hiếu học xứ Nghệ,
Hằng luôn tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt, để xứng đáng và tự hào với mảnh đất học quê mình.
Suốt 12 năm liền, Hằng luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, trong các thành tích học tập của
mình, Hằng còn đạt nhiều danh hiệu xuất sắc như: đạt giải Nhì học sinh giỏi Quốc Gia môn tiếng Anh,
giải Nhì học sinh giỏi môn tiếng Anh toàn tỉnh, IELTS đạt 7,5. Bên cạnh đó, Hằng còn đạt học bổng
Nguyễn Văn Đạo của trường Đại học FPT (Hà Nội).
6 Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Khi biết mình đạt được danh hiệu thủ khoa với số điểm 58, Hằng
đã rất bất ngờ. “Hôm đó em phải gọi điện gần 50 lần đến hỏi tổng
đài 1080 thì mới biết được điểm của mình. Biết mình được 58
điểm, em thấy vui lắm, nhưng biết mình là thủ khoa em khá bất
ngờ. Cả buổi trưa đó em không ngủ được và đi báo tin vui cho
mọi người biết”, Hằng chia sẻ khi biết mình đạt thủ khoa trong kỳ
thi tốt nghiệp vừa rồi.

Trong 6 môn thi tốt nghiệp vừa qua, Minh Hằng đạt 4 môn với số
điểm tuyệt đối 10 điểm là môn Anh, Toán, Sinh và Hóa. Với
Hằng, môn học sở trường nhất vẫn là tiếng Anh. Hằng đam mê và
dành nhiều thời gian để cố gắng học thật tốt môn tiếng Anh như
tiếng mẹ đẻ. Không chỉ học qua sách vở, cô thủ khoa luôn cố gắng
tạo ra môi trường tiếng Anh xung quanh mình để dễ dàng tiếp thu
và quen dần với môi trường mới.
Nhận xét đề thi năm nay, tân thủ khoa cho biết đề thi cũng không
quá khó và vừa sức trung bình cho tất cả các học sinh. Còn riêng
với đề Văn, Hằng rất bất ngờ vì hành động dũng cảm của bạn
Nguyễn Văn Năm lại được đưa vào đề thi, mặc dù Hằng đã biết
đến tấm gương dũng cảm đó qua nhiều tờ báo từ trước. Nhưng sau
những giây phút suy nghĩ, Hằng đã tự tin làm bài và hoàn thành
tốt bài thi của mình.

Minh Hằng đạt 4 môn với số
điểm tuyệt đối 10 điểm là môn
Anh, Toán, Sinh và Hóa.

“Khi đọc đề, em cũng thấy bất ngờ với câu hỏi nghị luận xã hội nhưng
sau một lúc suy nghĩ em đã vạch ý ra và nhận thấy cũng không khó để
hoàn thành tốt câu hỏi này. Theo em câu hỏi này rất hay, qua đó chúng
em có thể bày tỏ được những quan điểm của mình, bên cạnh đó còn có
thể liên hệ được với những bạn thanh niên trẻ hiện nay, có nhiều bạn
vẫn đang thực sự vô cảm với những khó khăn của người khác”, Hằng
chia sẻ.
Chia sẻ về dự định sắp tới, Hằng cho biết sẽ dự thi khối D vào chuyên
ngành tài chính Quốc tế của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Hằng luôn ấp ủ ước mơ và chắc chắn Hằng sẽ cố gắng học thật tốt để đi
du học ở nước Úc hoặc các nước Bắc Âu để rồi đem những kiến thức đã

học về làm giàu cho quê hương đất nước.
Cô học trò thủ khoa với 3 điểm 10 tuyệt đối thi tốt nghiệp

Minh Hằng chụp ảnh kỷ
niệm với một người bạn tại
Hàn Quốc trong chuyến
giao lưu trại hè.

Cùng với Nguyễn Ngọc Minh Hằng, bạn Phạm Thị Hà Vy - học sinh
lớp 12C2, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cũng trở thành tân thủ
khoa tốt nghiệp THPT cùng với số điểm 58 điểm của cả 6 môn thi (Văn
9; Toán 9,5; Địa 9,5; Anh 10; Hóa 10; Sinh 10).
Là học sinh giỏi toàn diện 12 năm liền, Vy luôn cố gắng phấn đấu để
vươn lên trong học tập. Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, khi biết mình là thủ
khoa với số điểm 58, Vy rất vui vì bao nhiêu công sức cố gắng nay cũng
đã có kết quả xứng đáng với mình.

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

7


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

“Hôm các bạn báo cho em là có điểm thi tốt nghiệp, em nhắn tin đến tổng đài để xem thì bất ngờ với số
điểm mình đạt được của cả 6 môn là 58 điểm. Càng bất ngờ hơn là khi em biết mình lại là thủ khoa nữa.
Em đã rất vui sướng và chia sẻ với tất cả mọi người. Gia đình, bạn bè em, ai cũng mừng cho em”, Vy
sung sướng khi biết mình là thủ khoa tốt nghiệp năm nay với số điểm 58 và 3 môn đạt điểm 10 tuyệt
đối.
Bên cạnh đó Vy cũng thấy mình có nhiều yếu tố may mắn trong

kỳ thi. Vy bảo trước đây đã nhiều lần đi thi nhưng nhiều lần
không "may mắn". Năm thi chọn vào lớp chuyên Văn trong kỳ
thi lên lớp 10, Vy đã không may mắn khi đạt kết quả tốt, hay
trong các kỳ thi học kỳ khác, Vy cũng đã không đạt được kết
quả như mong đợi. Nhưng lần này thì khác, Vy đã đạt được kết
quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp của mình và trở thành tân thủ
khoa với số điểm cao 58 điểm.
Trong tất cả các môn, Vy vẫn thích và học giỏi nhất là môn
Văn. Những môn còn lại Vy cũng cố gắng học để giành được
những kết quả cao nhất trong học tập. Nhận xét đề Văn năm
nay, Vy cảm thấy rất thích thú và cũng đầy bất ngờ với câu
hỏi về hành động dũng cảm quên mình cứu 5 em nhỏ của bạn
Nguyễn Văn Nam ở Trường THPT Đô Lương 1.

Tân thủ khoa Phạm Thị Hà Vy
với số điểm là 58 và 3 môn Hóa,Anh,
Sinh đều đạt điểm 10 tuyệt đối.

“Lúc đầu em thấy bất ngờ nhưng sau lại thấy rất xúc động với
câu hỏi đề Văn vừa qua. Em rất tự hào với bạn Nam nên qua đề
Văn này, em đã bày tỏ những quan điểm, cảm xúc của mình khi
mình cũng là một người con trên mảnh đất xứ Nghệ. Sau khi
em làm bài, em rất tự tin sẽ đạt điểm tuyệt đối ở câu hỏi này” Vy hài lòng với số điểm môn Văn mình đạt được.

Với những môn còn lại, như Sinh, Hóa không phải là sở trường của Vy thì Vy cũng đã gặp không ít khó
khăn trong việc ôn tập và làm bài thi của mình. Khó khăn vì không phải là môn yêu thích, nhưng Vy
may mắn khi có người em gái học ban B nên đã giúp đỡ rất nhiều trong việc ôn tập. Nên trong kỳ thi
vừa qua, không những đạt được kết quả cao mà Vy còn đạt được điểm tuyệt đối ở cả hai môn “không
chuyên” này.
“Môn Sinh em học cũng không được tốt, nhưng nhờ có em gái của em học giỏi khối B nên nó cũng giúp

đỡ em rất nhiều. Có người học cùng lại có người chỉ cho mình học nên em thấy mình may mắn lắm. Khi
biết được 10 điểm môn Sinh với Hóa, em bất ngờ lắm. Em không nghĩ là mình sẽ đạt điểm tuyệt đối, e
thấy mình rất may mắn”. nói đoạn Vy cười khẽ nhẹ nhàng.
Chia sẻ về mục tiêu, kế hoạch trong tương lai của mình, Vy cho biết sẽ thi vào chuyên ngành quan hệ
quốc tế của trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện tại Vy vẫn còn phân vân
giữa trường Đại học ngoại thương với Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, vì với
kết quả thi thử Đại học vừa rồi, Vy vẫn thấy chưa an toàn cho trường mình chọn. Nhưng Vy vẫn sẽ cố
gắng ôn tập thật tốt để theo đuổi được ước mơ của mình.
Cùng chúc hai em có một kỳ thi đại học sắp tới thành công, may mắn...
- PV: Ngọc Tú, Nguyễn Duy -

8

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

THỦ KHOA MIỀN ĐẤT VÕ BÌNH ĐỊNH
(Dân trí) -Mẹ bệnh hiểm nghèo nằm một nơi, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai người cha. Gia
cảnh khó khăn là vậy nhưng nhiều năm liền Kim Huệ là học sinh giỏi xuất sắc. Vui mừng hơn, Huệ là
một trong 2 thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Bình Định năm 2013.
Cô học trò nghèo đầy nghị lực đó là em Sử Thị Kim Huệ, học sinh Trường THPT Hoài Ân, huyện Hoài
Ân (Bình Định). Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Huệ đạt tổng điểm 57,5 điểm, trong đó Ngữ văn 8,
Địa lý 9,5, còn lại 4 môn đạt điểm tuyệt đối. Với số điểm này, em là một trong 2 thủ khoa tốt nghiệp
cùng đạt 57,5 điểm của miền đất võ Bình Định năm 2013.
"Mẹ muốn em phải học cho nên người”
Những ngày qua, tin cô học trò nghèo ở thôn An
Hòa, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân đỗ thủ khoa
tốt nghiệp THPT khiến cả xóm rộn ràng hẳn lên.

Ai cũng xì xào nhỏ to chuyện cô con gái ngoan
hiền học giỏi của vợ chồng anh Sử Văn Thanh và
chị Trần Thị Hồng Vân.
Vợ chồng anh Thanh, chị Vân là nông dân nghèo
ở thôn An Hòa. Cả nhà chỉ có 1,5 sào ruộng, để có
tiền cho 3 con ăn học, anh Thanh phải thuê lại
hơn 6 sào ruộng để làm. Cách đây hơn 4 năm, chị
Vân lại đổ bệnh nặng nằm một nơi, gánh nặng đè
lên vai người chồng. Ngoài làm ruộng, những lúc
nông nhàn còn tranh thủ đi bán rèm, chăn, màn
dạo nuôi vợ và các con. Khó khăn là vậy, nhưng
vợ chồng anh luôn động viên nhau cố gắng chăm
lo cho các con ăn học nên người.

Cô thủ khoa nghèo Kim Huệ đang chăm sóc mẹ
bị bệnh hiểm nghèo.

Từ khi mẹ bệnh nặng nằm một nơi, thương cha làm việc cực khổ để lo cho mẹ và 3 chị em ăn học,
Huệ thay cha chăm sóc mẹ. Mỗi sáng, em phải dạy sớm để học bài rồi lo dọn dẹp nhà cửa cơm nước,
giặt giũ cho mẹ. Sau buổi tan học, em lại vội vàng về nhà lo cơm nước cho cha mẹ, các em. “Mẹ em
mang bị bệnh từ sau khi sinh đứa em trai út nay đã hơn 4 năm rồi, sức khỏe ngày càng yếu, tinh thần
thất thường phải đưa đi điều trị thường xuyên tại bệnh viện tâm thần Tỉnh, mọi công việc thường ngày ở
nhà em phải cáng đáng lo cho mẹ và 2 em để ba có thêm thời gian đi bán chăn, màn dạo kiếm thêm tiền
lo thuốc cho mẹ và chạy ăn hàng ngày cho chúng em. Nhiều lúc em muốn nghỉ học để phụ giúp cha mẹ
nhưng mẹ lại khóc muốn em phải học cho nên người”, Huệ tâm sự.
(Sau khi bài viết được đăng trên báo điện tử Dân trí, đông đảo
độc giả gửi bình luận ngỏ ý muốn động viên thủ khoa Sử Thị
Kim Huệ,. Chúng tôi xin đăng số điện thoại của bố mẹ em Kim
Huệ để độc giá có thể chia sẻ với em. Số điện thoại: 0969 845
519 )


Dù khó khăn nhưng 12 năm qua Kim
Huệ luôn là học sinh giỏi xuất sắc

Hoàn cảnh khó khăn là vậy, nhưng Huệ luôn nỗ lực trong học
tập. Vì vậy, trong suốt 12 năm học qua em luôn đạt học sinh
giỏi xuất sắc, đạt nhiều danh hiệu như giải Khuyến khích môn
Tiếng Anh trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 11
và 12; giải Khuyến khích kỳ thi Olympic tiếng Anh trên
internet cấp tỉnh.

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

9


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Nỗi niềm của cô thủ khoa nghèo
Chúng tôi về thăm nhà cô thủ khoa nghèo Sử Thị Kim Huệ, bên trong căn nhà tạm bợ, tường gạch còn
nham nhở, mái nhà lợp bằng tấm brô xi măng, còn nhà bếp chỉ phủ bằng mấy tấm bạt rách tươm đã sạm
đen vì khói bếp. Gia tài quý nhất của gia đình chẳng có gì giá trị ngoài chiếc tủ gỗ cũ chỉ để lưu giữ
những tấm giấy khen của cả 3 chị em.
Kim Huệ cho hay khi biết mình đỗ thủ khoa, em rất vui mừng
và bất ngờ: “Do hoàn cảnh gia đình, em không có điều kiện học
thêm nên trên lớp em luôn chăm chú nghe giảng để tiếp thu bài
ngay tại lớp chỗ nào chưa hiểu thì hỏi thầy cô, bạn bè”. Khi
nhận tin em không dám tin đó là sự thật" - Huệ chia sẻ.
Cô Đặng Thị Hiệp - Hiệu phó Trường THPT Hoài Ân cho biết:
“Mặc dù gia cảnh rất nghèo, nhà lại cách xa trường học nhưng

trong suốt 3 năm học em Huệ không bỏ lớp một buổi nào, còn
nỗ lực học giỏi. Thấy hoàn cảnh đáng thương của em nên các
thầy cô giáo, học sinh toàn trường luôn dành cho em nhiều sự
ưu ái kể cả vật chất, tinh thần để em theo học. Nhưng giờ đây
chúng tôi rất e ngại liệu gia đình em có còn đủ sức cho em thực
hiện những ước mơ hoài bảo mà em ấp ủ”.

Lúc nông nhàn, anh Thanh đi
bán rèm, mùng để lấy tiền nuôi
vợ bệnh và 3 con ăn học.

Còn ông Nguyễn Văn Minh - Bí thư chi bộ thôn An Hòa nhận
xét: “Gia đình anh Thanh tuy là hộ nghèo, gia cảnh đặc biệt khó
khăn nhưng ráng lo cho con cái ăn học đạt được như vậy là điều
rất hạnh phúc, địa phương chúng tôi rất tự hào. Nhưng ngặt hiện tại mẹ cháu bệnh tình dai dẳng như vậy
liệu không biết gia đình có đủ sức cho cháu học tiếp đại học được nữa hay không”.
Chia sẻ về ước mơ, Kim Huệ tâm sự: “Em làm hồ sơ thi vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM và khoa
Kinh tế Luật, ĐH Luật TPHCM với mong muốn sau này có việc làm ổn định để đỡ đần cha mẹ, chăm lo
cho các em. Nhưng không biết hoàn cảnh gia đình hiện nay, em có theo đuổi ước mơ được không nữa”.
Chị Trần Thị Hồng Vân - mẹ em Huệ nước mắt rưng rưng: “Tui quê ở Đức Nhuận, Quảng Ngãi, vợ
chồng gặp nhau khi cả hai cùng đi làm mướn nhưng vì cuộc sống nơi đất khách quê người quá khó khăn
nên vợ chồng trở về quê sinh sống. Nhưng cuộc sống ngày càng khó khăn nhất là khi tôi bị bệnh hiểm
nghèo. Nên mấy chục năm rồi vợ chồng tui vẫn không cất được một căn nhà đàng hoàng, nay cháu Huệ
chuẩn bị thi vào Đại học, tiền đâu lo cho cháu đi đây?”.
- PV: B.Sương , D.Công -

THỦ KHOA TỐT NGHIỆP NGƯỜI DÂN TỘC KH MER
(Dân trí)-Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, tỉnh Sóc Trăng có 2 thí sinh đỗ thủ khoa đồng 57 điểm,
trong đó có 1 thí sinh người dân tộc Khmer. Đó là em Sơn Hùng Phong với 9 điểm môn Văn, 9,5 điểm
Địa Lý, 8,5 điểm môn Anh, còn các môn Toán, Hóa, Sinh đều được 10.

Sáng nay 16/6, ông Trần Việt Hùng - Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm 2013, tỉnh Sóc Trăng có 2 thí sinh đỗ thủ khoa đồng 57 điểm, trong đó có 1 thí sinh người dân tộc
Khmer. Theo ông Hùng, đây là năm thứ 2 liên tiếp danh hiệu thủ khoa thi tốt nghiệp lớp 12 thuộc về
học sinh người dân tộc Khmer.
10

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Theo thông tin từ ông Trần Việt Hùng, chúng tôi đã tìm đến nhà em Sơn Hùng Phong, một trong hai thí
sinh đỗ thủ khoa năm nay. Phong sinh ra trong một gia đình người dân tộc Khmer ở ấp An Trạch, xã An
Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng). Ba em làm nghề sửa xe gắn máy tại nhà, còn mẹ làm nội trợ.
Phong cho biết, nghề sửa xe gắn máy của ba cũng đủ để nuôi gia
đình với cuộc sống tạm ổn. Sau Phong còn có người em trai đang
học lớp 6 tại trường THCS Phường 1 (TP Sóc Trăng).
Từ tiểu học cho đến hết lớp 12, Sơn Hùng Phong luôn đạt danh hiệu
học sinh giỏi. Riêng 3 năm bậc THPT, điểm bình quân các môn
cuối năm của em thật ấn tượng: lớp 10 đạt 9,6; lớp 11 đạt 9,7; lớp
12 đạt 9,3.

Em Hùng Phong chuẩn bị cho
kỳ thi đại học.

Ngoài ra, Phong còn “sở hữu” nhiều phần thưởng khác cho thành
tích học tập. Năm lớp 12, em đạt giải Nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi
cấp tỉnh môn Hóa học và thi giải Toán trên máy tính Casio; giải Nhì
thi giải Toán trên máy tính Casio cấp khu vực; giải Đồng tại cuộc
thi Olympic 30/4. Với những thành tích đó, Phong vinh dự được

UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen.

Cô Võ Thị Minh Duyên - giáo viên dạy môn Hóa của Phong nhận xét: “Sơn Hùng Phong là một học
sinh rất cần cù, chịu khó học hỏi, lại ngoan hiền nên thầy cô cũng như bạn bè rất quý mến”.
Bà Trần Thị Húa (80 tuổi, bà ngoại của Phong) nói: “Nghe
tin cháu đỗ thủ khoa, cả nhà ai cũng vui. Hôm nay ba mẹ
cháu đi khám bệnh ở TP Hồ Chí Minh nên chưa biết tin
con đỗ thủ khoa, nghe tin này chắc ba mẹ cháu vui nhiều
lắm”.
Còn Phong cũng tâm sự: “Khi nghe bạn bè cũng như thầy
cô báo tin đỗ thủ khoa, em không tin vì thấy mình chưa
bằng nhiều bạn khác. Chỉ đến khi tận mắt thấy kết quả em
mới tin là mình đỗ thủ khoa. Lúc đó em rất vui. Niềm vui
này em dành cho ba mẹ, cho người thân và cho thầy cô,
những người đã có công giúp em đạt kết quả như ngày
hôm nay”.

Bà ngoại vui với thành tích của Phong.

Hiện tại, Phong đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Phong dự định sẽ
thi vào Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh với nguyện vọng sau này trở thành bác sĩ.
Khi được hỏi về bí quyết học giỏi, Sơn Hùng Phong chia sẻ: “Để học giỏi, ngoài việc cần cù chăm chỉ
học tập trên lớp, học hết bài, làm hết bài trong sách giáo khoa cũng như hướng dẫn của thầy cô, em còn
tranh thủ thời gian tự học ở nhà, đọc thêm các tài liệu tham khảo phù hợp và tìm thêm kiến thức trên
mạng Internet. Tất cả điều đó giúp cho em học tập đạt kết quả cao”.
- PV: Bạch Dương -

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

11



TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

THỦ KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Dân trí) -Mặc dù tự nhận mình không có gì đặc biệt, nhưng em Trương Trọng Tín - thủ khoa kỳ thi tốt
nghiệp THPT năm 2013 tại TPHCM có thành tích học tập đáng nể với 12 năm liền là học sinh xuất sắc.
Không chỉ học tốt, Tín còn thành thạo một số lĩnh vực khác.
Đến căn phòng trọ ở tầng 4 chung cư Ngô Quyền của thủ khoa Trương Trọng Tín, nhiều người sẽ ngạc
nhiên vì ở góc phòng có sẵn chiếc đàn organ và ghita. Khi hỏi về những nhạc cụ này, Tín cười xòa:
“Hồi nhỏ em có học đàn, em cũng không tài giỏi gì và chỉ dám đánh đàn cho vài bạn thân nghe thôi”.
Nói vậy nhưng đây là những vật dụng giúp Tín giải khuây mỗi khi học tập căng thẳng và là bạn đồng
hành với Tín khi một mình ở Sài Gòn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại TPHCM, em
Trương Trọng Tín là một trong hai thủ khoa hệ THPT.
Các điểm số của Tín là môn Văn 9 điểm, môn Địa 9,5,
4 môn Ngoại ngữ, Sinh học , Toán và Hóa học đều
được 10 điểm.
Từ cấp 1 đến cấp 2, suốt 9 năm học Tín luôn đạt
thành tích học sinh giỏi. Cuối năm lớp 9, em quyết
định đăng ký thi vào trường Phổ thông Năng khiếu
(TPHCM) và là một trong 7 học sinh ở tỉnh Tiền
Giang trúng tuyển vào lớp 10 của ngôi trường chuyên
danh tiếng này. Lý do Tín chọn học ở đây chính là vì
môi trường học tập tự chủ cho người học.

Mỗi lúc học tập căng thẳng thì chiếc
đàn ghita giúp Tín thư giãn.

Là con trai duy nhất trong gia đình vốn được cha mẹ bao bọc nên việc phải một mình tự lập ở nơi đất

khách không phải là điều dễ dàng với Tín. Không có cha mẹ kề bên và phải tự lập hết mọi việc từ nấu
nướng, giặt giũ… nên thời gian đầu Tín cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau 2, 3 tháng thì em quen
dần.
Cô Nguyễn Thị Lan - mẹ Tín chia sẻ: “Cho con sống một mình trên thành phố, ba mẹ đều lo lắm nhưng
vì điều kiện học tốt nên phải chấp nhận. Cứ cuối tuần thì ba và mẹ thay phiên lên thăm con”. Ngày công
bố kết quả thi tốt nghiệp, mẹ Tín lặn lội từ quê lên sớm để kịp cùng con xem kết quả và thành tích thủ
khoa là điều bất ngờ với 2 mẹ con.
“Thương con phải xa gia đình từ sớm nhưng thấy kết quả
học tập của con khá tốt cũng thấy không hối tiếc”, cô
Lan bộc bạch.

Tín tự lập sớm nhưng Tín luôn học tập tốt.
Cuối tuần, mẹ em từ quê lên động viên con.

Chia sẻ về thành tích học tập của mình, Tín cho biết em
chỉ là học sinh chuyên Hóa, các môn khác em cũng học
đều đều, riêng môn Văn là kém nhất nên lúc thi xong em
chỉ nghĩ sẽ được 8 điểm thôi, không ngờ được 9 điểm.
Nói là học đều vậy nhưng tổng kết 3 năm học THPT lúc
nào em cũng được trên 9 phẩy. Ngoài ra, năm lớp 10,
Tín được Huy chương Bạc cuộc thi Olympic 30/4; lớp
11 và 12 đoạt giải nhất Hóa cấp thành phố.

Theo Trọng Tín, bí quyết học tập của mình chính là đặt mục tiêu cho mình trước để từ đó phấn đấu. “Cứ
học mà không biết đích đến là đâu thì sẽ khó có kết quả tốt”, Tín tâm sự. Và mục tiêu tiếp theo của Tín
là đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi đại học sắp tới. Năm nay, em đăng ký thi khối A ngành Sư phạm Hóa
của Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhưng kỳ vọng lớn hơn là vào ngành Bác sĩ đa khoa của Trường ĐH
Y dược TPHCM.

12


Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Nói về ước mơ trở thành bác sĩ của mình, Tín kể rằng lúc còn nhỏ ba đi làm suốt nên em thường được
mẹ dắt đến nơi làm việc là trạm y tế phường. Ban đầu em cũng sợ kim tiêm, bông băng... nhưng càng
lớn thì càng thấy thích nghề này, nghề cứu chữa cho người bệnh. Em có ước mơ đi du học ngành Y ở
Úc hoặc Singapore. Không muốn ba mẹ tốn kém và vất vả nên Tín sẽ cố gắng để có cơ hội nhận học
bổng. "Để thêm nhiều cơ hội thì phải phấn đấu đạt kết quả cao nhất" - Tín tâm niệm.
- PV: Lê Phương -

HAI NỮ SINH CÙNG ĐẠT ĐIỂM 10 TUYỆT ĐỐI MÔN VĂN
(Dân trí) - Cả hai cô học trò Đà Nẵng đạt điểm 10 tuyệt đối môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013
đều có chung niềm đam mê Văn học từ nhỏ, thích thư giãn với việc đọc truyện, sách, báo và nghe nhạc
sau những giờ học.
Đó là Nguyễn Trần Thục Nhi (lớp 12/31 THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) và Nguyễn Thị Bích Ly
(lớp 12/7 THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng).
"Văn học cần cho tất cả mọi ngành nghề"

Nguyễn Trần Thục Nhi - học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh
chia sẻ em thích học môn Văn từ nhỏ. Với câu hỏi học trò ngày nay
thường ít mặn mà với môn Văn, cho rằng học Văn rất khó, cô học
trò đang nuôi ước mơ thi đỗ ngành Ngoại thương Trường Đại học
Kinh tế Đà Nẵng trả lời em không nghĩ như vậy vì: “Theo em, Văn
học cần cho tất cả mọi ngành nghề. Sau này dù mình có làm trong
lĩnh vực nào thì cũng cần có kỹ năng làm văn, ví dụ như khi viết
báo cáo công việc.
Nhiều tác phẩm trong chương trình học ở trường hiện nay có thể

chưa gần gũi với cuộc sống của giới trẻ ngày nay nên chưa hấp dẫn
các bạn. Nhưng em thấy học Văn không chỉ là học những gì trong
sách giáo khoa, mà từ nhỏ em đã có thói quen đọc sách, báo như
một cách tiếp nhận và cảm thụ văn học bên cạnh việc thu thập kiến
thức xã hội, nên với em, việc học môn Văn khá nhẹ nhàng”.

Thục Nhi chia sẻ, theo em,
văn học cần cho tất cả mọi
ngành nghề.

Cô học trò từng đoạt giải Ba môn Văn cấp thành phố từ năm học
lớp 9 khá tự tin sau khi làm bài thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua như “quá bất ngờ khi
em đạt được điểm 10 tuyệt đối”. Nhi cho biết điểm 10 môn Văn em đã từng nhận được ở trường học chỉ
là những điểm các bài kiểm tra 15 phút. Còn điểm 10 cho cả bài thi như bài thi tốt nghiệp là lần đầu tiên
Nhi đạt được.
Trong đề Văn năm nay, Nhi tâm đắc với câu hỏi số 3 của đề vì em đã đọc tác phẩm nhiều lần. Với câu
hỏi số 2 về tấm gương của Nguyễn Văn Nam - nam sinh đã quên mình lao ra dòng nước cứu 4 em nhỏ
thoát đuối nước, Nhi cho biết đã đọc nhiều bài báo về Nam. Trong cảm nhận của Nhi, “có nhiều bài báo
về hiện trạng vô cảm của giới trẻ ngày nay, thì những bài báo về Nam góp một cái nhìn khác, để lại ấn
tượng đẹp về hành động dũng cảm, lòng yêu thương con người của một người trẻ là Nam”.

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

13


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

“Hành động của Nam hướng mọi người đến những giá trị sống tốt đẹp hơn”
“Hành động của Nam không chỉ là hành động dũng cảm. Mà hành

động đó xuất phát từ lòng yêu thương con người, biết quan tâm đến
người khác, quên mình khi thấy người khác đang nguy cấp khó khăn.
Nam khiến cho chúng em, cũng cùng trong độ tuổi với bạn phải nhìn
lại mình, xem thử khi mình sống vị kỷ, chỉ biết có bản thân mình, thờ
ơ và thậm chí là cười cợt trược những khó khăn, vất vả của người
khác đã đúng hay chưa? hành động của Nam và tấm gương quên
mình vì người của bạn khi được nhiều người biết đến thực sự đã tác
động rất lớn đến xã hội, và nhất là, hướng giới trẻ đến một lối sống
đẹp...” - đó là những chia sẻ cũng là những ý trong bài thi môn Văn
đạt điểm 10 tuyệt đối của Nguyễn Thị Bích Ly

Theo Bích Ly, hành động của
bạn Nguyễn Văn Nam không
chỉ là hành động dũng cảm
mà hành động đó xuất phát từ
lòng yêu thương con người,
biết quan tâm tới người khác.

Ly cũng cho biết em hoàn toàn bất ngờ với việc đạt điểm 10 tuyệt
đối. Ly chia sẻ: “Trong 3 câu hỏi, thì câu 1 và câu 3 đã nằm trong
chương trình học. Còn câu 2 thì không có đáp án rập khuôn nào sẵn,
chỉ có thể trình bài theo cảm nhận, suy nghĩ của mình trước hành
động của Nam. Và có thể, cách nghĩ của em nhận được sự đồng tình
của thầy cô giáo chấm thi”.

Chúng tôi đặt câu hỏi về việc có dư luận cho rằng đề Văn năm nay cổ
xúy cho việc không tự lượng sức, liều mình cứu người. Cô học trò
nộp đơn đăng ký thi đại học vào khoa Luật, ĐH Huế năm nay tỏ bày
quan điểm: “Em không nghĩ đề Văn năm nay hướng mọi người đến
hành động tiêu cực như vậy. Em không ở trong hoàn cảnh của Nam nên không thể nào biết được bạn đã

nghĩ gì khi lao ra giữa dòng nước cứu các em nhỏ. Có thể là Nam đã không kịp nghĩ ngợi gì, không kịp
suy tính thiệt hơn. Nhưng hành động của Nam, như em đã trình bày trong bài làm, xuất phát từ lòng yêu
thương con người. Hành động dũng cảm quên mình vì người của Nam đã hướng mọi người đến những
giá trị sống tốt đẹp hơn. Đó là sống biết yêu thương và biết quan tâm đến người khác”.
- PV: Khánh Hiền -

Phụ lục 3: MÔN THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM (*)
(Nguồn: Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

MÔN
Toán
Văn
T.Anh
Vật lý
Hóa
Sử
Địa
Sinh

2006
Thi

Thi
Thi
Thi
Thi
Thi

2007
Thi
Thi
Thi
Thi
Thi
Thi

2008
Thi
Thi
Thi
Thi

2009
Thi
Thi
Thi
Thi

Thi
Thi

Thi

Thi

2010
Thi
Thi
Thi
Thi
Thi
Thi

2011
Thi
Thi
Thi
Thi

Thi
Thi

2012
Thi
Thi
Thi

2013
Thi
Thi
Thi

Thi

Thi
Thi

Thi

2014

Thi
Thi

(*) Ghi chú: Năm 2006, 2010, 2012, 2013 các trường THPT ở Lạng sơn không thi tốt nghiệp môn Vật lí,
nhưng các trường GDTX và một số trường THPT ở các tỉnh khác vẫn thi môn này. Vì vậy trong tài liệu
vẫn có đủ đề thi từ năm 2007 đến 2013. Đề thi 2006 là dạng tự luận, nên không đưa vào tài liệu.

14

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Phụ lục 4: CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP, TUYỂN SINH ĐH-CĐ CÁC NĂM.
(Nguồn: Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT)
HỌC
CHỦ ĐỀ
TỐT
SGK
NGHIỆP
Dao động cơ.
6 câu

4 câu
chương Sóng cơ.
Dòng diện xoay chiều.
7 câu
trình
PHẦN
CƠ BẢN, Dao động và sóng điện từ.
2 câu
CHUNG
NÂNG
Sóng ánh sáng.
5 câu
CAO
Lượng tử ánh sáng.
3 câu
Hạt nhân nguyên tử và Từ vi mô đến vĩ mô.
5 câu
Dao động cơ; Sóng cơ; Dòng điện xoay chiều;
4 câu
chương Dao động và sóng điện từ.
PHẦN
trình
RIÊNG
Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Hạt nhân
CƠ BẢN
4 câu
nguyên tử; Từ vi mô đến vĩ mô.
( Thí
sinh
Động lực học vật rắn.

4 câu
chỉ được chương
Dao động cơ; Sóng cơ; Dao động và sóng điện
trình
chọn một
từ; Sóng ánh sáng; Lượng tử ánh sáng; Sơ lược
NÂNG
trong hai
4 câu
về thuyết tương đối hẹp; Hạt nhân nguyên tử và
CAO
phần)
Từ vi mô đến vĩ mô.
Tổng

40 câu

CĐ - ĐH
7 câu
4 câu
9 câu
4 câu
5 câu
5 câu
6 câu
6 câu
4 câu
4 câu

6 câu


50 câu

Phụ lục 5: NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
- Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì đáp án thường là một trong
hai phương án này.
- Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có
thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy. Khi tìm ra kết
quả, đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án
trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.
- Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không.
- Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương
án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ
định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.
- Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Thực tế
có một số bạn chưa đọc hết câu đã vội trả lời rồi. Hãy đọc cho hết câu hỏi, bởi có những phương án đọc
xong cảm giác là "đúng", nhưng đáp án lại là những phương án trả lời ở phía sau.
- Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”,
“lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến
thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
- Lưu ý đổi đơn vị đo của các đại lượng: Thực tế thấy rằng, rất nhiều bạn khi thay số, không bao giờ
quan tâm đến đơn vị đo, một số khác tuy có nghĩ đến nhưng lại không biết đổi như thế nào, chẳng hạn:
1cm2 = ?m2 , 1MeV = ? J, 1Bq = ? Ci, ... vì thế giải không ra kết quả, hoặc kết quả sai với đáp án. Lời
khuyên: Chỉ cần dành một chút thời gian để xem hệ thống đơn vị chuẩn và cách kiểm tra thứ nguyên thì
sẽ tránh được lỗi không đáng có này.
Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

15



TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Phụ lục 6: BẢNG CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ HAY DÙNG TRONG SÁCH VẬT LÍ 12.

Niutơn

Kí hiệu của đơn
vị
N

a

mét trên giây bình phương

m/s2

Chu kỳ

T

giây

s

4

Tần số

f


héc

Hz

5

Tần số góc



rađian trên giây

rad/s

6

Năng lượng

W, Q

Jun

J

7

Trọng lực

P


Niutơn

N

8

Vận tốc

v

mét trên dây

m/s

9

Cường độ âm thanh

I

Oát trên mét vuông

W/m2

10

Mức cường độ âm

L


ben, đêxiben

B, dB

11

Bước sóng



mét

m

12

Suất điện động

e, E

Vôn

V

13

Hiệu điện thế

u,U


Vôn

V

14

Cường độ dòng điện

I

Ampe

A

15

Từ thông



Vêbe

Wb

16

Điện trở

R,r


Ôm



17

Điện dung

C

Fara

F

18

Độ tự cảm

L

Henry

H

19

Dung kháng

ZC


Ôm



20

Cảm kháng

ZL

Ôm



21

Tổng trở

Z

Ôm



22

Khoảng vân

i


mét

m

23

Công suất

p, P

Oát

W

24

Lượng tử năng lượng



Jun

J

25

Từ cảm (cảm ứng điện từ )

B


Tesla

T

26

Điện trường

E

Vôn trên mét

V/m

27

Công suất biểu kiến

P

Vôn trên ampe

V/A

28

Độ cứng lò xo

k


Niutơn trên mét

Tên đại lượng Vật lí

STT
1

Lực

2

Gia tốc

3


hiệu
F

Đơn vị

N/m
2

29

Năng lượng liên kết

Wlk


electron Vôn, đvklnt c

eV, uc2

30

Hoạt độ phóng xạ

H

Beccơren, Cari

Bq, Ci

31
32
33
34

16

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Phụ lục 7: CÁC GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC VÀ CÔNG THỨC TOÁN CẦN NHỚ

* Giá trị lượng giác sin, cos, tan, cotan của các góc đặc biệt:





(hay 0 0);
(hay 300);
(hay 450);
( hay 600);

6
4
3

sin 

0

cos 

1

sin 
cos
cos 
1
cotan  

sin  tan 

tan 


30 0
1
2

00

Góc 



3
2
1
3

0

3


(hay 900);
2

450

60 0

2
2
2

2

3
2
1
2

1

3

1

1
3


(hay1800)
1
90 0

1800

1

0

0

-1

0

0

- Với  < 00 thì ta luôn có: sin   cos(900   ) (hay nói cách khác khi     900 thì sin   cos  )
cos  = cos( ) ; sin  =  sin(  ) ;
sin(  900 )  cos  ; cos(  900 )   sin 

* Các quy tắc tính đạo hàm với hai hàm số u  u ( x), v  v( x) : Lưu ý: ( x)'  1
(u  v)'  u 'v ' ;
(u.v)'  u '.v  u.v' ;
 hệ quả: (k .u )'  k .u ' (với k  const )
'

'

 u  u ' v  uv'
;
  
v2
v

 1   v'
 hệ quả:    2
v
v

- Đạo hàm của một số hàm số thường gặp:
+ Với c  const thì:
(c)'  0 .

+ Với n  N , n  2 thì: (u n )'  n.u n 1.u '
'

'

 1   u'
   2
u u
u'
( u )' 
2 u

+ Ta luôn có:
+ Ta luôn có:

1
1
 hệ quả:     2
x
x
1
 hệ quả: ( x )' 
2 x

- Đạo hàm của hàm số hợp g ( x)  f [ u ( x)] :
2

3

2


2

 hệ quả: ( x n )'  n.x n 1

( x  0)
( x  0)

g ' x  f 'u .u ' x

2

vd: [( x  3 x  1) ]'  3.( x  3 x  1) .( x  3 x  1)'  3.( x 2  3 x  1) 2 .( 2 x  3)
- Đạo hàm của các hàm lượng giác:
+ Hàm sin:
(sin u )'  (cos u ).u '
 hệ quả: (sin x)'  (cos x)
+ Hàm cos:
(cos u )'  ( sin u ).u '  hệ quả: (cos x)'  ( sin x)

u'
1
+ Hàm tan với u   k : (tan u )' 
 hệ quả: (tan x)' 
2
2
cos u
cos2 x
u'
1

+ Hàm cotan với u  k : (cot u )'   2
 hệ quả: (cot x)'   2
sin x
sin u
Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

17


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

* Logarit cơ số a (a>0 và a  1 ) của b (b>0):  gọi là lôgarit cơ số a của b khi a   b
(kí hiệu: c  log a b )
- Chú ý:
+ Không có logarit của số 0 và số âm.
+ Cơ số logarit phải dương và khác 1.
+ Theo định nghĩa logarit, suy ra: log a 1  0 ; log a a  1 ; log a a b  b ; a loga b  b
- Tính chất của logarit:
+ Khi a  1 thì log a b  log a c  b  c ; khi 0  a  1 thì log a b  log a c  b  c
+ Ta luôn có: log a (b.c)  log a b  log a c ;

b
log a    log a b  log a c ;
c

log a b   . log a b
+ Ta luôn có:

log b c 


log a c
log a b

1
 hệ quả: log a     log a b
b
1
 hệ quả: log a n b  . log a b
n

hay log a b. log b c  log a c

1
 hệ quả: log a b 
log b a

hay log a b. log b a  1 ; và

log ( a ) c 

1
. log a c


- Logarit cơ số 10 của một số dương a được gọi là logarit thập phân của a , kí hiệu log a hoặc lg a .
x

 1
- Ta luôn có: e  lim 1    2,718281828.... Khi đó logarit cơ số e của một số dương a được gọi là
x 

 x
logarit tự nhiên (hay logarit Nê-pe) của số a , và kí hiệu là ln a .

* Tổng hợp hai vectơ: Giả sử hai vectơ A1 (có độ lớn là A1 ) và A2 (có độ lớn là A2 ) hợp với nhau
một góc  , khi đó vectơ tổng hợp A có hướng xác định theo quy tắc hình bình hành, có độ lớn tính
theo công thức: A  A12  A22  2 A1 A2 cos 

18

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
* Dao động cơ, dao động tuần hoàn:
+ Dao động cơ là chuyển động qua lại của vật quanh 1 vị trí cân bằng.
+ Dao động tuần hoàn là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau (chu kì) vật trở lại vị trí
cũ theo hướng cũ.
* Dao động điều hòa:
+ Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
+ Phương trình dao động: x = Acos(t + )
Trong đó: A là biên độ dao động (A > 0); đơn vị m, cm; đó là li độ cực đại của vật. (t + ) là pha của
dao động tại thời điểm t; đơn vị rad;  là pha ban đầu của dao động; đơn vị rad.
+ Điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm
M chuyển động tròn đều trên đường kính là đoạn thẳng đó.
* Chu kỳ, tần số và tần số góc của dao động điều hoà:
+ Chu kì (kí hiệu T) của dao động điều hòa là khoảng thời gian để thực hiện một dao động toàn phần;

đơn vị giây (s).
+ Tần số (kí hiệu f) của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây; đơn
vị héc (Hz).
+  trong phương trình x = Acos(t + ) được gọi là tần số góc của dao động điều hòa; đơn vị rad/s.
2
+ Liên hệ giữa , T và f:  =
= 2f.
T
* Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà:
+ Vận tốc là đạo hàm bậc nhất của li độ theo thời gian:

v = x' = - Asin(t + ) = Asin(-t - ) = Acos(t +  + )
2

Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng sớm pha hơn
so với với
2
li độ. Ở vị trí biên (x =  A), v = 0. Ở vị trí cân bằng (x = 0), v = vmax = A.
+ Gia tốc là đạo hàm bậc nhất của vận tốc (đạo hàm bậc 2 của li độ) theo thời gian:
a = v' = x’’ = - 2Acos(t + ) = - 2x
Gia tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ (sớm

pha
so với vận tốc).
2
Véc tơ gia tốc của vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với độ lớn của li độ.
- Ở vị trí biên (x =  A), gia tốc có độ lớn cực đại : amax = 2A.
- Ở vị trí cân bằng (x = 0), gia tốc bằng 0.
+ Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.
* Một số công thức cần lưu ý:

Liên hệ giữa li độ, biên độ vận tốc và tần số góc của dao động điều hòa tại cùng một thời điểm :
2

v
A2 = x2 +   .
 
Trong 1 chu kỳ vật dao động điều hoà đi được quãng đường 4A. Quỹ đạo của vật dao động điều hoà có
chiều dài là 2A.
k
Phương trình động lực học : x’’ +
x = 0.
m
Phương trình dao động của con lắc lò xo: x = Acos(t + ).
Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

19


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014
2

x
k
v 
Với:  =
; A = x02   0  ; cos = o (lấy nghiệm "-" khi vo > 0; lấy nghiệm "+" khi vo < 0) ;
m
A
 
(với xo và vo là li độ và vận tốc tại thời điểm ban đầu t = 0).

1
1
Thế năng: Wt = kx2 = kA2cos2( + ).
2
2
1
1
1
Động năng: Wđ = mv2 = m2A2sin2( +) = kA2sin2( + ).
2
2
2
Thế năng và động năng của con lắc lò xo biến thiên điều hoà với tần số góc ’ = 2, với tần số f’ = 2f
T
và với chu kì T’ = .
2
1
1
1
1
Cơ năng: W = Wt + Wđ = kx2 + mv2 = kA2 = m2A2 .
2
2
2
2
Lực đàn hồi của lò xo: F = k(l – lo) = kl.
mg
g
Con lắc lò xo treo thẳng đứng: lo =
;=

.
k
l o

Chiều dài cực đại của lò xo: lmax = lo + lo + A.
Chiều dài cực tiểu của lò xo: lmin = lo + lo – A.
Lực đàn hồi cực đại: Fmax = k(A + lo).
Lực đàn hồi cực tiểu: Fmin = 0 nếu A > lo; Fmin = k(lo – A) nếu A < lo.
Lực kéo về: F = - kx. Với con lắc lò xo nằm ngang thì lực kéo về là lực đàn hồi. Với con lắc lò xo treo
thẳng đứng thì lực kéo về là hợp lực của lực đàn hồi và trọng lực tác dụng lên vật nặng.
1 1
1
Lò xo ghép nối tiếp:  
 ... . Độ cứng giảm, tần số giảm. Lò xo ghép song song : k = k1 + k2
k k1 k 2
+ ... . Độ cứng tăng, tần số tăng.
Phương trình dao động của con lắc đơn:
s = Socos(t + ) hay  = ocos(t + ); với s = .l ; So = o.l ( và o tính ra rad)
g
1 g
l
Tần số góc, chu kỳ và tần số:  =
; T = 2
;f=
.
l
g
2 l
1
Động năng : Wđ =

mv2.
2
1
Thế năng : Wt = = mgl(1 - cos) = mgl2.
2
Thế năng và động năng của con lắc đơn biến thiên điều hoà với tần số góc ’ = 2, tần số f’ = 2f và với
T
chu kì T’ = .
2
1
2
Cơ năng : W = Wđ + Wt = mgl(1 - coso) = mgl  o .
2
Gia tốc rơi tự do trên mặt đất, ở độ cao h so với mặt đất:
GM
GM
g = 2 ; gh =
.
R
( R  h) 2
Chiều dài biến đổi theo nhiệt độ : l = lo(1 +(t – t0)).
Thời gian nhanh chậm của đồng hồ quả lắc trong t giây:
T 'T
t = t
T'
Nếu T’ > T: đồng hồ chạy chậm ; T’ < T: đồng hồ chạy nhanh.

20

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :



TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: (2007). Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc  . Chọn gốc thời gian là lúc vật đi
qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:



A. x  A sin(t  )
B. x  A sin t
C. x  A sin( t  )
D. x  A sin(t  )
2
4
2
Câu 2: (2007). Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ A, tần số f . Chọn gốc tọa độ ở
vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian t0  0 là lúc vật ở vị trí x  A . Li độ của vật được tính theo biểu
thức:


A. x  A. sin(2ft  )
B. x  A. sin ft
C. x  A. sin 2ft
D. x  A. sin( ft  )
2
2
Câu 3: (HK 2010). Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ A, tần số f . Chọn gốc tọa
độ ở vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian t = 0 là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Li độ của

vật được tính theo biểu thức:


A. x  A cos f .t  
B. x  A cos f .t 
2



C. x  A cos  2. . f .t  
D. x  A cos2. . f .t 
2

Câu 4: (2011). Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không
thay đổi?
A. Biên độ và tần số.
B. Gia tốc và li độ.
C. Gia tốc và tần số.
D. Biên độ và li độ.
Câu 5: (2012). Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm:
biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là:
A. vận tốc .
B. gia tốc .
C. động năng .
D. biên độ .
Câu 6: (2013). Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc  và có biên độ A. Biết
A
gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ
và đang chuyển
2

động theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là




A. x  A cos t  
B. x  A cos t  
3
4






C. x  A cos t  
D. x  A cos t  
4
3


Câu 7: Trong một dao động điều hòa thì:
A. Li độ, vận tốc, gia tốc biến thiên điều hòa theo thời gian và có cùng biên độ
B. Lực phục hồi cũng là lực đàn hồi
C. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian
D. Gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và tỉ lệ với li độ
Câu 8: Biểu thức quan hệ giữa biên độ A, li độ x và tần số góc  của chất điểm dao động điều hoà ở
thời điểm t là
v2
x2

A. A2 = x2 + 2 . B. A2 = v2 + 2 .
C. A2 = v2 + 2x2.
D. A2 = x2 + 2v2.


Câu 9: (2009). Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
Câu 10: Một vật nhỏ dđđh có biên độ A, chu kỳ T, ở thời điểm ban đầu t0= 0 vật đang ở vị trí biên.
Quãng đường vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4 là
A. A/4
B. 2A
C. A
D. A/2
Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :

21


TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ - ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT - THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG-------------------------------NĂM HỌC 2013-2014

Câu 11: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như
cũ gọi là
A. Tần số dao động. B. Chu kì dao động. C. Pha ban đầu.
D. Tần số góc.
Câu 12: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật
được xác định bởi biểu thức:
m

k
1 m
1 k
A. T = 2
.
B. T = 2
.
C.
.
D.
.
k
m
2 k
2 m
Câu 13: (2007). Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với chu kỳ T . Vị trí cân bằng của chất
điểm trùng với gốc tọa độ, khoảng thời gian ngắn nhất để nó đi từ vị trí có li độ x  A đến vị trí có li độ
x  A / 2 là:
A. T / 6
B. T / 4
C. T / 2
D. T / 3
Câu 14: (2007). Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x  A cos(t   ) . Vận
tốc của vật có biểu thức là:
A. v  A cos(t   )
B. v   A sin( t   )
C. v   A sin( t   )
D. v   A sin( t   )
Câu 15: (2008). Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB. Khi qua vị trí cân bằng, vectơ
vận tốc của chất điểm:

A. luôn có chiều hướng đến A.
B. có độ lớn cực đại.
C. bằng không.
D. luôn có chiều hướng đến B.
Câu 16: (2010). Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
B. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
Câu 17: (HK 2010)Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Asin (ωt + φ) , vận tốc của
vật có giá trị cực đại là
A. vmax = Aω2
B. vmax = 2Aω
C. vmax = Aω
D. vmax = A2ω
Câu 18: (HK 2012) Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là:
A. vmax = ω.A
B. vmax = -ω.A
C. vmax = ω2.A
D. vmax = -ω2.A

Câu 19: (HK 2012) Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x  8 cos( t  )
4
( x tính bằng cm, t tính bằng s) thì:
A. chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng 8cm.
B. lúc t  0 chất điểm đang chuyển động theo chiều âm của trục Ox.
C. chu kỳ dao động là 4s.
D. vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.
Câu 20: (2013). Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.
C. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó.
D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn.

Câu 21: Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa có dạng ` x  A cos( t  )(cm ) . Gốc
2
thời gian đã được chọn tại thời điểm nào?
A. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. Lúc chất điểm có li độ x = +A.
D. Lúc chất điểm có li độ x = -A.

22

Mọi góp ý xin vui lòng liên hệ : :Vy Xuân Thiện, THPT ĐỒNG ĐĂNG; : 0912.255.2700; :


×