Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trắc Nghiệm Bộ Luật Lao Động (Có Đáp Án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.14 KB, 16 trang )

CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Câu 1: Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?
A. Ít nhất đủ 15 tuổi
B. Ít nhất đủ 16 tuổi
C. Ít nhất đủ 17 tuổi
D. Ít nhất đủ 18 tuổi
Câu 2: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động được trả lương
trên cơ sở nào?
A. Trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động
B. Được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không
được thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định
C. A đúng, B sai
D. A, B đều đúng
Câu 3: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền gì?
A. Có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật Công đoàn để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia
quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và theo quy định của pháp
luật
B. Được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện đảm bảo về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; được nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được
Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
C. Có quyền đình công theo quy định của pháp luật
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Theo quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động có
quyền như thế nào?
A. Có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất,
kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động
B. Có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
khác theo qui định của pháp luật; Có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc
C. Có quyền yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao


động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với
công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có nghĩa vụ như
thế nào?
A. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
B. Có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều
hành hợp pháp của người sử dụng lao động
C. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp
hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động


D. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Có nghĩa vụ
chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động
Câu 6: Theo quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động có
nghĩa vụ như thế nào?
A. Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và những
thỏa ước khác với người lao động
B. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động
C. Bố trí người lao động làm việc phù hợp với sức khỏe
D. A và B đúng
Câu 7: Có bao nhiêu công việc không được sử dụng lao động nữ được nêu tại
Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – TBXH?
A. 67 công việc
B. 70 công việc
C. 77 công việc
D. 78 công việc
Câu 8: Bộ luật Lao động qui định Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu đãi gì

đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ?
A. Chính sách tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo
B. Chính sách giảm thuế
C. Chính sách đào tạo nghề
D. Chính sách tổ chức khu nhà trọ
Câu 9: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo đúng quy
định, được hưởng tiền lương, tiền công của những ngày làm việc đó như thế nào?
A. Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả.
B. Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc.
C. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng
lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản theo quy định
của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
D. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao
động trả, lao động nữ được hưởng thêm 02 tháng lương cơ bản.
Câu 10: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đối với lao động nữ vì các lý do nào sau đây?
A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản
D. Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi
Câu 11: Lao động nữ được nghỉ 60 phút mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ lương
trong thời gian nào?
A. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
B. Trong thời gian hành kinh
C. Trong thời gian đang mang thai
D. Trong thời gian nuôi con ốm
Câu 12: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động nữ trong
những trường hợp nào?
A. Lao động nữ đang mang thai.

2


B. Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo qui định.
C. Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 13: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc
ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp nào sau đây?
A. Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Người lao động nữ cao tuổi.
D. Đang bị xử lý kỷ luật
Câu 14: Người lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai
sản trong trường hợp nào?
A. Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
B. Được người sử dụng lao động đồng ý.
C. Đã nghỉ thai sản ít nhất được 04 tháng.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 15: Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo qui định, pháp luật lao động
qui định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào
A. Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương.
B. Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương.
C. Không được nghỉ thêm.
D. Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không
hưởng lương
Câu 16: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07,
được hưởng chế độ như thế nào?
A. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm
việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

B. Vẫn làm công việc cũ và được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn
hưởng đủ lương.
C. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà vẫn hưởng đủ lương.
D. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc
hàng ngày.
Câu 17: Lao động nữ mang thai muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động phải thực hiện thời gian báo trước như thế nào?
A. Thời hạn báo trước tùy thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền chỉ định.
B. Thời hạn báo trước là 03 ngày.
C. Thời hạn báo trước là 30 ngày.
D. Thời hạn báo trước là 45 ngày.
Câu 18: Điều kiện nghỉ hưu của lao động nữ làm việc trong điều kiện bình
thường được pháp luật lao động qui định như thế nào?
A. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi
B. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi
C. Lao động nữ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi
D. Lao động nữ có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, đủ 50 tuổi
3


LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Câu 1: Theo quy định Luật BHXH, Tổ chức Công đoàn có quyền và trách
nhiệm gì?
A. Có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người lao động tham gia
BHXH; yêu cầu Người sử dụng lao động, tổ chức BHXH cung cấp thông
tin về BHXH của Người lao động; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật về BHXH
B. Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về
BHXH đối với Người lao động; kiến nghị tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ

sung chế độ chính sách, pháp luật về BHXH; tham gia kiểm tra, giám sát
việc thi hành pháp luật về BHXH
C. A và B đều đúng
D. A đúng, B sai
Câu 2: Theo Luật BHXH thì có mấy loại bảo hiểm?
A. Có 3 loại bảo hiểm: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất
nghiệp
B. Có 3 loại bảo hiểm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
C. Có 4 loại bảo hiểm: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp.
D. Có 2 loại bảo hiểm: BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 3: Theo quy định của Luật BHXH, một năm người lao động làm việc
trong điều kiện bình thường được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?
A. 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 10 năm; 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ
đủ 10 năm đến dưới 20 năm. 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở
lên.
B. 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng BHXH
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm. 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30
năm trở lên.
C. 20 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 30 ngày nếu đã đóng BHXH từ
đủ 15 năm đến dưới 30 năm. 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở
lên.
D. 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 45 ngày nếu đã đóng BHXH từ
đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
Câu 4: Trường hợp con dưới 7 tuổi, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày
trong một năm để chăm sóc khi con ốm đau?
A. Tối đa là 10 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc
nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
B. Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm
việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi

C. Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 20 ngày làm việc
nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
D. Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 10 ngày làm việc
nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
Câu 5: Theo Luật BHXH quy định thì trường hợp nào người lao động được
hưởng chế độ ốm đau?
4


A. Người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của
cơ quan Y tế
B. Người lao động ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do
say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác
C. Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc
con và có xác nhận của cơ quan Y tế
D. A và C đúng
Câu 6: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo Luật BHXH trong trường
hợp nào sau đây?
A. Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con
B. Người lao động nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi; Người lao động đặt vòng
tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
C. 1 trong các trường hợp trên
D. Tất cả đều sai
Câu 7: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai
mấy lần?
A. Được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 01 ngày
B. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai
không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
C. A và B đúng
D. Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 01 ngày

Câu 8: Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được hưởng
chế độ thai sản như thế nào?
A. Được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; được nghỉ 20 ngày nếu thai từ 1
tháng đến dưới 3 tháng
B. Được nghỉ 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; được nghỉ 50
ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên
C. Được nghỉ không hưởng lương
D. A và B đúng
Câu 9: Người lao động được hưởng quyền lợi gì khi thực hiện các biện pháp
tránh thai?
A. Khi đặt vòng tránh thai, người lao động được nghỉ việc 7 ngày; khi
thực hiện biện pháp triệt sản, người lao động được nghỉ việc 15 ngày.
B. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 10 ngày; khi thực
hiện biện pháp triệt sản, người lao động được nghỉ việc 15 ngày.
C. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày; khi thực
hiện biện pháp triệt sản, người lao động được nghỉ việc 10 ngày.
D. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 10 ngày; khi thực
hiện biện pháp triệt sản, người lao động được nghỉ việc 7 ngày.
Câu 10: Trong thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản, người lao động
và người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không?
A. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động và người sử
dụng lao động phải đóng BHXH.
B. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng BHXH.
5


C. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động không phải
đóng BHXH, người sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH.
D. Tất cả đều sai

Câu 11: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ làm việc
trong điều kiện bình thường?
A. Được nghỉ trước và sau khi sinh là 4 tháng
B. Được nghỉ trước khi sinh là 6 tháng
C. Được nghỉ trước và sau khi sinh là 6 tháng
D. Được nghỉ sau khi sinh là 6 tháng
Câu 12: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn
yếu được hưởng chính sách BHXH gì?
A. Được chuyển làm công việc khác nhẹ hơn mà vẫn được hưởng nguyên
lương.
B. Được thỏa thuận nghỉ không hưởng lương.
C. Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày trong 1 năm.
D. Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 - 15 ngày trong 1 năm.
Câu 13: Trường hợp nào người lao động nữ được hưởng BHXH một lần?
A. Lao động nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo
hiểm xã hội.
B. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội
một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội.
C. Ra nước ngoài để định cư.
D. Một trong các trường hợp trên.
Câu 14: Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, thời gian nghỉ thai sản được
tính như thế nào?
A. Ngoài thời gian nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ
mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
B. Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng
C. Được nghỉ không hưởng lương 01 tháng
D. Tất cả đều sai
Câu 15: Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ như thế nào?
A. Bằng 100% mức lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng
BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

B. Bằng 100% tiền lương thực trả cho người lao động.
C. Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
D. Bằng 60% tiền lương thực trả cho người lao động.
Câu 16: Mức hưởng trợ cấp một lần khi lao động nữ sinh con hoặc nhận con
nuôi?
A. Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
B. Trợ cấp một lần bằng 1,5 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
C. Trợ cấp một lần bằng một tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
D. Trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cho mỗi con.
Câu 17: Trường hợp mẹ chết khi sinh con, chỉ có cha tham gia BHXH thì giải
quyết trợ cấp như thế nào?
A. Người cha không được hưởng trợ cấp BHXH
6


B. Người cha được hưởng trợ cấp BHXH bằng 01 tháng tiền lương.
C. Người cha được hưởng trợ cấp BHXH một lần bằng 02 tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con.
D. Người cha được hưởng trợ cấp BHXH một lần bằng 02 tháng lương cho
mỗi con.

LUẬT HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH
Câu 1: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện nào?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
B. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở
C. Việc kết hôn không thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại
Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình
C. Tất cả đều đúng

Câu 2: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
A. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên
kết hôn
B. Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn
C. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn
Câu 3: Cơ quan nào có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật?
A. Viện Kiểm sát nhân dân
B. Tòa án nhân dân
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ
D. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Câu 4: Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định ra sao?
A. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng
B. Vợ, chồng không có quyền có tài sản riêng; Vợ, chồng không có quyền
nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung
C. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản
chung
D. A và C đúng
Câu 5: Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ được Luật Hôn
nhân và gia đình quy định như thế nào?
A. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc
học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở
thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội
B. Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không
được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái với pháp luật, trái với đạo đức xã hội
C. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
7



D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn được quy định ra sao?
A. Vợ, chồng hoặc cả 2 người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn
B. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn
C. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn
D. A và C đúng
Câu 7: Căn cứ vào cơ sở nào mà Tòa án xét xử cho ly hôn?
A. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
B. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toàn án tuyên bố mất tích
xin ly hôn
C. 1 trong 2 trường hợp trên
D. Cả 2 trường hợp trên
Câu 8: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
được quy định ra sao?
A. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục,
nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
B. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
C. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án
quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của
con
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Hành vi vi phạm quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn bị
xử lý như thế nào?

A. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với
hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con, thăm nom con
sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo
quyết định của Tòa án
B. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con, thăm nom con sau khi
ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của
Tòa án
C. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với
hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con, thăm nom con sau khi
ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của
Tòa án
Câu 10: Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ, môt chồng bị xử phạt hành chính như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng

8


C. Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 của
Chính phủ
D. B và C đúng
Câu 11: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình như thế nào?
A. Các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm,
giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức,
tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế
của mình.
B. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ

nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
C. A và B đúng
D. Các thành viên trong gia đình có quyền mưu cầu hạnh phúc, có tài sản
chung, cùng chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Câu 12: Trường hợp nào cấm kết hôn?
A. Người đang có vợ hoặc có chồng;
B. Người mất năng lực hành vi dân sự;
C. Giữa những người cùng giới tính.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 13: Luật hôn nhân và gia định qui định những vấn đề gì?
A. Quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội
trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
B. Quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà
nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt
Nam.
C. Quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà
nước trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
D. Quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà
nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố gia đình Việt Nam.
Câu 14: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với hôn nhân và gia đình là gì?
A. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức,
các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện
tư vấn về hôn nhân và gia đình; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
B. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức xây
dựng gia đình văn hóa; thực hiện tư vấn về hôn nhân và gia đình.
C. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
D. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức xây

dựng gia đình văn hóa; thực hiện tư vấn về hôn nhân và gia đình; kịp thời hòa giải
mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong
gia đình.
Câu 15: Thế nào là tài sản chung của vợ, chồng?
A. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ
9


chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
B. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
C. A đúng, B sai
D. A và B đúng.

LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
Câu 1: Luật bình đẳng giới quy định những nội dung gì?
A. Quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình
B. Quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
C. Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc
thực hiện bình đẳng giới
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Luật bình đẳng giới có áp dụng cho cơ quan, tổ chức nước ngoài
không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hay không?
A. Không áp dụng
B. Có áp dụng cho cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam
C. Chỉ áp dụng 1 phần của Luật bình đẳng giới
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Mục tiêu bình đẳng giới gồm nội dung nào sau đây?
A. Là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới
B. Là tạo cơ hội như như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội
và phát triển nguồn nhân lực
C. Là tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan
hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Bình đẳng giới được hiểu như thế nào?
A. Là bình đẳng về giới tính
B. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình
và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
C. Là bình đẳng trong quan hệ nam nữ.
D. A và B đúng.
Câu 5: Phân biệt đối xử về giới được hiểu như thế nào?
A. Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai
trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình
B. Là trọng nam khinh nữ
C. Là tư tưởng phân biệt giàu, nghèo trong hôn nhân
D. Là việc hạn chế cơ hội việc làm của lao động nữ.
10


Câu 6: Hoạt động bình đẳng giới được quy định cho cơ quan nào?
A. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
B. Công đoàn cơ quan, đơn vị
C. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình,
cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới
D. Sở Lao động - TBXH

Câu 7: Luật bình đẳng giới nghiêm cấm hành vi gì?
A. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới
B. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức
C. Bạo lực trên cơ sở giới và các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định
của pháp luật
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được quy định như thế nào?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện
lao động và các điều kiện làm việc khác
B. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ
các chức danh trong các ngành nghề có chức danh
C. Nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau.
D. A và B đều đúng
Câu 9: Công dân có trách nhiệm gì trong thực hiện bình đẳng giới?
A. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới. Thực hiện
và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới. Phê
phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới
B. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ
quan, tổ chức và công dân
C. Cả A và B đều đúng
D. Tạo cơ hội cho phụ nữ có cơ hội được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Câu 10: Trách nhiệm của gia đình trong Luật bình đẳng giới được quy định ra
sao?
A. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu
biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. Giáo dục các thành viên có trách
nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình
B. Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ
an toàn. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập,
lao động và tham gia các hoạt động khác

C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?
A. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
C. Phải có biện pháp khắc phục hành vi vi phạm
D. A và B đúng.
11


Câu 12: Luật Bình đẳng giới qui định bình đẳng giới trong bao nhiêu lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình?
A. 7 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thông
tin, thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
B. 8 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học –
công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
C. 9 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học –
công nghệ; văn hóa, thông tin; thể dục, thể thao, y tế; gia đình.
Câu 13: Luật Bình đẳng giới qui định các biện pháp nào thúc đẩy bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động?
A. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; Đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho lao động nữ;
B. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với
các chất độc hại.
C. A đúng, B sai
D. A và B đúng.

Câu 14: Nội dung nào sau đây được quy định tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới?
A. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Các thành viên trong
gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
B. Con gái được ưu tiên quan tâm hơn để tránh chênh lệch về giới tính.
C. Con trai được gia đình tạo điều kiện hơn trong học tập, lao động vui chơi,
giải trí và phát triển.
D. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển nhưng con trai không phải
làm công việc gia đình.
Câu 15: Định kiến giới là gì?
A. Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị
trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
B. Là nhận thức, thái độ thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng
lực của nam hoặc nữ.
C. Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị
trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ.
D. Tất cả đều sai.
LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Câu 1:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những vấn đề gì?
A. Quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình
B. Quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng,
chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
12



Câu 2: Hành vi nào được xem là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn
hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động
quá sức, đóng góp tài chính quá quả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên
gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
C. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên
gia đình; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3:
Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc
nào?
A. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình,
lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư
vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam.
B. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo
quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù
hợp với hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, ưu tiên bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ
chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
D. Tất cả đều đúng
Câu 4:
Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được quy định ra sao?

A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi
bạo lực. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia
đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia
đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 5:
Các nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính
mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; Yêu cầu cơ quan,
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy
định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình
B. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm
lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác
C. Các quyền khác theo quy định của pháp luật
13


D. Tất cả đều đúng
Câu 6:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định ra
sao?
A. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực
gia đình. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình
và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
B. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng,
chống bạo lực gia đình. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng,
chống bạo lực gia đình

C. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích
thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản thì được
hưởng chế độ theo quy định của pháp luật
D. A, B, C đúng
Câu 7:
Luật phòng chống bạo lực gia đình nghiêm cấm những hành vi gì?
A. Các hành vi bạo lực gia đình; cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức
người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
B. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực
gia đình. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát
hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình
C. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. Lợi dụng
hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái
pháp luật. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp
luật đối với hành vi bạo lực gia đình
D. Tất cả đều đúng
Câu 8:
Trong phòng ngừa bạo lực gia đình, Luật quy định những giải pháp gì?
A. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực trong gia đình
B. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình
C. Tư vấn, góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia
đình
D. A, B, C đúng
Câu 9:
Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định
ra sao?
A. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn
nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác
B. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ

chức, người có thẩm quyền
C. A, B đúng
D. B đúng, A sai
Câu 10:
14


Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định
ra sao?
A. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống
ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác
B. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo
lực gia đình
C. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo
lực gia đình. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình
D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, cần báo tin cho cơ quan nào?
A. Cơ quan công an nơi gần nhất.
B. Ủy ban nhân dân phường, xã
C. Người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 12: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính
mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
B. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành
vi bạo lực
C. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này.

D. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây giúp kịp thời bảo vệ nạn nhân bạo lực gia
đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gia đình gây ra:
A. Gọi người có thẩm quyền đến nơi xảy ra bạo lực gia đình để giải quyết.
B. Tổ chức hòa giải nhằm chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình.
C. Tách rời nạn nhân và người gây bạo lực gia đình càng xa càng tốt. Đồng
thời, cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình, nếu họ bị thương tích.
D. B và C đúng.
Câu 14: Theo Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ
về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực
gia đình, các hình thức xử phạt là:
A. Cảnh cáo, phạt tiền.
B. Cảnh cáo, phạt tiền và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
C. Cảnh cáo, phạt tiền, tạm giam đến 24 giờ.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, tạm giam đến 24 giờ và buộc xin lỗi công khai khi nạn
nhân có yêu cầu.
Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết để Luật phòng, chống bạo lực gia đình được
phát huy tác dụng trong cộng đồng, cần tập trung vấn đề nào sau đây?
A. Không nên tuyên truyền nhiều vì dễ gây nhàm chán, cần phải có mức
phạt thích đáng.
B. Làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên
trong gia đình.
C. Trang bị cho nạn nhân vũ khí tự vệ để đánh trả lại.
15


D. Đưa ra nhiều biện pháp để răn đe.

16




×