Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

câu hỏi ôn tập sinh 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.32 KB, 7 trang )

Câu 1: 1.Tại sao cỏ là thức ăn nghèo dinh dưỡng nhưng bò ăn cỏ thì thịt bò lại bổ
sung nhiều chất dinh dưỡng cho con người?
2. Hệ TH của thỏ thải ra hai loại phân màu xanh và màu đen, hỏi thỏ thích ăn loại
phân nào?
3.Khi chạy nhanh thì nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp như thế nào? Tại sao?
Câu 2: 1. Tại sao chân khớp xuất hiện sau giun đốt nhưng chân khớp có hệ tuần
hoàn nở còn giun đốt có hệ tuần hoàn kín?
2. Tại sao trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao?
3. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch
sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không? Giải thích?
Câu 3: 1. Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên không?
2. Tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có?
3. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với thú ở điểm nào?
Câu 4: 1. Trình bày chức năng của mỗi dạ dày ở bò? Nếu cắt bỏ dạ múi khế và nối
ruột với dạ lá sách thì quá trình TH sẽ gặp trở ngại gì. Cho rằng nơi kết nối không
ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn?
2. Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng tuần hoàn ntn?
3. Ở người, trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi
bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích?
Câu 5:1.Nồng độ CO2 trong máu tăng thì nhịp tim và độ sâu của hô hấp thay đổi
như thế nào? Tại sao?
2.. Một bệnh nhân bị hở hai van tim (van nhĩ thất đóng không kín):
- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu)
có thay đổi không? Tại sao?
- Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?
- Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim?
Câu 6: 1. Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường
sau khi được sinh ra?
2. Vì sao trẻ em trong những ngày đầu mới sinh thường có biểu hiện vàng da?



3. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải.
Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ
này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào
tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?
Câu 7: 1.Bác sỹ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy
máu lên động mạch chủ, áp suất trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm
thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim?
Giải thích?
2.. Giải thích các nguyên nhân hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người.
Câu 8: 1. Nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn?
2. Thế nào là vòng tuần hoàn đơn, vòng tuần hoàn kép? Cho ví dụ. Vì sao có sự
khác nhau về cấu trúc của hai hệ tuần hoàn đó?
3. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn
và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực?
Câu 9: 1.Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
2.Một bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy cơ thể mất rất nhiều nước và muối khoáng. Hãy
cho biết:
a. Huyết áp của bệnh nhân này có xu hướng như thế nào? Vì sao?
b. Lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hay ít? Vì sao?
Câu 10 : . Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích.
1. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
2. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em.
3. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất
erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
4. Sau khi nít thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường.

ĐÁP ÁN
Câu 1:1.- Trong dạ dày bò có hệ VSV sẽ bị TH  bổ sung pro



-VSV trong dạ dày bò có khả năng tổng hợp nhiều loại pro cung cấp cho bò 
thức ăn bổ dưỡng
2. Phân có màu xanh là phân TH lần đầu còn xác bã thực vật và VSV đường ruột
chưa được TH.
3. Chạy nhanh  cần nhiều NL  tăng OXH chất hữu cơ  nồng độ oxi trong
máu giảm, nồng độ CO2 tăng  kích thích thụ thể ở cung động mạch chủ và
xoang cảnh kích thích trung khu hô hấp  tăng hô hấp
Câu 2: 1.chân khớp có hệ tuần hoàn hở vì ở các động vật này, cơ thể thường có
khích thước nhỏ, tim đơn giản.Khi tim co, máu được bơm với một áp lực thấp vào
xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất; sau đó
tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim
giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối(hở), đảm bảo cho
dòng dịch di chuyển đễ dàng mặc dù với áp suất thấp
2. - Mang cấu tạo gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
=> diện tích trao đổi khí lớn
- Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và
gần như liên tục từ miệng qua mang
- Cách sắp xếp các mao mạch trong mang giúp dòng máu chảy trong mao mạch
song song và ngược chiều với dòng chảy bên ngoài mao mạch của mang => Tăng
hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu oxi đi qua mang
3. - Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động
- Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát
xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất và đến bó His rồi theo mạng
Puốckin làm tâm nhĩ và tâm thất co.
Câu 3: 1.- Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên mà do
nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của thành động mạch.
2. –Tĩnh mạch dưới cơ thể có van do huyết áp ở đây thấp, máu có xu hướng rơi
xuống phía dướingăn không cho máu xuống phía dưới, cho máu chảy 1 chiều về
tim
-Huyết áp trong động mạch cao máu chảy trong mạchk cần van.

3. – chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng và các
sản phẩm bài tiết


- Chức năng của hệ tuần hoàn ở thú có thêm chất khí trong hô hấp
Câu 4:1. * Cấu tạo : - Dạ cỏ : Lớp niêm mạc tạo thành nhiều gờ và sừng hoá - Dạ
tổ ong: Lớp niêm mạc có nhiều gờ giống như tổ ong - Dạ lá sách : chính là dạ dày
cơ được lót các biểu mô hình vảy, xếp thành tầng và hoá sừng cứng - Dạ múi khế :
được lót một lớp màng nhày bình thường
*Chức năng của mỗi túi: - Dạ cỏ dự trữ cỏ và lên men. - Dạ tổ ong đẩy cỏ lên
miệng để nhai lại. - Dạ lá sách hấp thu nước và chuyển thức ăn đã nhai lại xuống
dạ múi khế. - Dạ múi khế, thức ăn và VSV được tiêu hóa bởi HCl và pepsin.
* Nếu cắt bỏ dạ múi khế và nối ruột với dạ lá sách thì quá trình tiêu hóa của bò sẽ
gặp những trở ngại: - Quá trình tiêu hóa prôtêin bị gián đoạn. Vì dạ múi khế có
chức năng của một dạ dày điển hình, dạ múi khế tạo ra pepsin, pepsin thủy phân
các phân tử prôtêin thành các pôlipeptit, các pôlipeptit được enzim tiêu hóa ở ruột
thủy phân thành axit amin. Nếu cắt bỏ dạ múi khế thì không tiêu hóa được prôtêin.
- Khi không có dạ múi khế thì sẽ không có HCl cho nên không gây được phản ứng
mở môn vị để đưa thức ăn xuống ruột, không có HCl nên không diệt được các
mầm bệnh trong thức ăn.
2.- Thành động mạch dày, có nhiều sợi đàn hồi  chịu được áp lực  máu chảy
liên tục.
-Thành mạch có lớp cơ trơn  thay đổi tiết diện mạch máu  điều hòa lượng
máu.
3.- Trong trường hợp bình thường, lượng máu ở hai tâm thất tống đi trong mỗi lần
tâm thất co bằng nhau vì máu lưu thông trong một vòng tuần hoàn kín nên đẩy đi
bao nhiêu thì sẽ thu về bấy nhiêu. Máu về tim càng nhiều sẽ làm cơ tim căng càng
nhiều lực co bóp đẩy máu đi càng mạnh ~ cơ chế tự điều hòa của tim , đảm bảo
cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau. 0,5 - Trong trường hợp bệnh
lí, lượng máu đẩy đi từ hai tâm thất có thể không bằng nhau (hở van tim,…). Khi

đó, sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể: nếu thất trái đẩy đi một lượng máu nhiều hơn thất
phải máu sẽ ứ lại ở các mô gây phù nề. Nếu ngược lại sẽ gây phù phổi.
Câu 5: 1. Nồng độ CO2 trong máu tăng thì:
- Nhịp tim tăng vì: nồng độ CO2 trong máu tăng làm tăng lượng H+ trong máu, các
ion H+ sẽ tác động lên các thụ quan hóa học ở động mạch làm phát xung thần kinh
truyền về trung ương giao cảm, trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang nhĩ
tăng tần số phát nhịp làm tăng nhịp tim.
- Độ sâu của hô hấp tăng vì: trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô
hấp làm tăng nhịp thở, gây co thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu.


2. Khi bị hở van tim thì:
- Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.
- Lượng máu giảm, vì hở van tim nên có một phần máu quay trở lại tâm nhĩ
- Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau suy
tim nên huyết áp giảm.
- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.
Câu 6: 1. Điểm khác nhau
* Thai nhi
- Tim có 4 ngăn nhưng 2 tâm nhĩ có lỗ bầu dục thông nhau
- Có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi nên máu từ tim chỉ chảy vào
động mạch chủ đi nuôi cơ thể như vậy tuần hoàn 1 vòng
- Có hệ mạch trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn
- Trong máu có loại Hb có ái lực với ôxi cao
* Trẻ em bình thường
- Lỗ bầu dục được bịt kín, 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn
- Không có ống nối động mạch phổi và động mạch chủ, máu từ tâm thất phải sẽ lên
phổi, máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể nên tuần hoàn 2 vòng
- Không có hệ mạch qua dây rốn, cắt đứt quan hệ với máu mẹ
- Máu có loại Hb có ái lực với ôxi thấp hơn

2. Trong những ngày đầu mới sinh, trẻ bị vàng da vì:
- Lúc trẻ sinh ra lượng hồng cầu trong máu rất cao nên da rất hồng hào. Khi rời tử
cung của mẹ, trẻ phải bắt đầu trao đổi chất với môi trường qua các cơ quan hô hấp,
tiêu hóa, bài tiết, nên Hb của thai nhi không phù hợp với điều kiện trao đổi khí qua
phổi, chúng được thay thế dần bằng Hb của người trưởng thành.
- Sự phân hủy của Hb bào thai được thực hiện ở gan sẽ giải phóng nhiều sắc tố
vàng bilirubin, gan chưa chuyển hóa kịp, bilirubin còn lại trong máu với lượng
nhiều gây vàng da, gọi là vàng da sinh lí, sau một thời gian, bilirubin được chuyển
hóa hết, vàng da sẽ giảm và trở về trạng thái bình thường.
3. Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và
tâm thất phải dẫn đến nồng độ O2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp
hơn bình thường. Vì một số máu thiếu O2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã
pha trộn với máu giàu O2 ở tâm thất trái.
Câu 7: 1.Người này bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ vì: Nếu áp suất tâm
thất trái cao thì huyết áp trong động mạch chủ phải cao gần tương đương.
2.- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh
mạch có van nên máu chảy được về tim.
- Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực,
đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim


Câu 8: 1.Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn
- Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
- Từ một vòng tuần hoàn đến hai vòng tuần hoàn.
- Tim có cấu trúc hai ngăn (cá) đến 3 ngăn (ếch) đến 3 ngăn và vách chưa hoàn
chỉnh ở tâm thất đến 4 ngăn.
- Máu đi nuôi cơ thể: Máu pha đến máu ít pha đến máu không pha. Điều hòa phân
phối máu từ chậm đến nhanh.
2.- Vòng tuần hoàn đơn: trong vòng tuần hoàn, máu qua tim 1 lần. VD cá
- Vòng tuần hoàn kép: trong vòng tuần hoàn, máu qua tim 2 lần, vòng tuần hoàn

nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. VD chim, thú
Có sự khác nhau đó là do: Cá sống trong môi trường nước đệm đỡ, thân nhiệt
tương đương nhiệt độ môi trường làm giảm nhu cầu năng lượng, nhu cầu về ôxi
của cá thấp nên tuần hoàn đơn.
- Chim, thú rất hoạt động, trao đổi chất tích cực, thân nhiệt cao hơn nên cần nhiều
ôxi tạo vách ngăn hai tâm thất làm máu qua tim hai lần mới hết vòng tuần hoàn nên
máu ở động mạch nhiều ôxi hơn để đáp ứng nhui cầu của mô.
3. Vì ở những người thường xuyên luyện tập thể lực các cơ hô hấp phát triển hơn,
sức co giãn tăng lên làm cho thể tích lồng ngực tăng giảm nhiều hơn. Những người
ít luyện tập phải thường xuyên thở gấp mới đáp ứng yêu cầu trao đổi khí do vậy sẽ
chóng mệt hơn.
Câu 9: 1.Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì: Thời gian chu kì tim là 0,8
giây trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây nghỉ 0,5 giây.
Như vậy thời gian giãn chung là 0,4 giây đủ khôi phục khả năng hoạt động của cơ
tim
2.a. Huyết áp giảm. Vì khi mất nhiều nước và muối khoáng thì khối lượng máu
giảm nên huyết áp giảm.
b. - Lượng nước tiểu của bệnh nhân ít, giảm bài xuất nước tiểu.
- Giải thích:
+ Huyết áp giảm sẽ kích thích bộ máy cận quản cầu tiết enzim renin. Renin biến
angiotensinogen thành angiotesin II. Angiotesin II gây co mạch máu đến thận nên
giảm áp lực lọc ở cầu thận nên giảm nước tiểu.
+ Đồng thời, angiotesin II kích thích phần vỏ tuyến trên thận tiết ra aldosteron,
hoocmôn này kích thích ống lượn xa tăng cường tái hấp thu Na+ và kéo nước vào
theo để giảm bài xuất nước tiểu.


Câu 10:
1. Sai: Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẩm, giàu CO2.
2. Sai: Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn -> tiêu hao năng

lượng để duy trì thân nhiệt cao -> để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh
hơn do đó chu kì tim ngắn hơn người lớn.
3. Sai: Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra chất
erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu.
4. Sai: Khi nín thở vài phút thì nhịp tim đập nhanh hơn do nồng độ ôxi giảm, nồng
độ CO2 tăng trong máu sẽ tác động lên thụ quan áp lực và thụ quan hóa học ở cung
động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành mạch ở hành tủy
làm tim đập nhanh và mạnh.



×