PHÂN TÍCH CỐT TRUYỆN TÂM LÍ VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỢ
TÌNH CỦA NHÀ VĂN SƯƠNG NGUYỆT MINH
1. Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm, làm nên cái sườn của
tác phẩm.
2. Vai trò của cốt truyện
- Cốt truyện tạo ra được ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức trong tác phẩm
- Cốt truyện còn bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn tâm lí bên trong đời sống nội tâm của
nhân vật qua đó tái hiện bức tranh đời sống.
3. Phân loại cốt truyện
- Cốt truyện chia làm rất nhiều loại nhưng tác phẩm “Chợ tình” của Sương Nguyệt
Minh thuộc loại cốt truyện tâm lí. Sở dĩ ta xác định như vậy đó là vì chất liệu chủ yếu
để nhà văn khắc họa nhân vật của mình chính là những trục dẫn tâm lí.
4. Phân tích cốt truyện tâm lí và nhân vật trong truyện ngắn “Chợ tình” của Sương
Nguyệt Minh.
- Cốt truyện tâm lí trong tác phẩm được thể hiện qua việc nhà văn tạo nên những
đường dẫn tâm lí trong thế giới nội tâm của nhân vật. Sương Nguyệt Minh đã rất khéo
léo khi đi sâu vào miêu tả cái bề sâu bên trong tồn tại trong hữu thể thế giới tâm hồn
nhân vật trong truyện “Chợ tình”. Nhân vật được Sương Nguyệt Minh tập trung miêu
tả khắc họa đời sống tinh thần đó chính là nhân vật Páo.
+ Nhà văn đã miêu tả việc làm, hành động của nhân vật từ đó làm nổi bật lên đời
sống tâm lí bên trong nhân vật. Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết sự chuẩn bị của Páo
cho phiên chợ tình năm nay. Páo đã chuẩn bị rất chu tất từ những bộ quần áo mới. .
Páo đã dậy rất sớm lúc mà “trời đất còn giao hòa với nhau làm một” . Chính vì thế mà
trên đường đi đến chợ tình họ phải dùng đuốc để soi đường. Không chỉ Páo mà ngay
cả anh chàng Mông Sèng còn vồn vã, náo nức thúc ngựa chạy nhanh. Thậm chí còn
có người mong đợi phiên chợ tình đến nỗi phải ngủ lại qua đêm từ chiều hôm trước.
Từ những chi tiết, hành động nhà văn khắc họa ta thấy bộc lộ được tâm trạng nôn
nao, háo hức, niềm mong mỏi, thổn thức đợi chờ đến phiên chợ tình như thế nào của
những con người miền núi. Điều đó đủ cho ta thấy tác giả phải là một người hiểu con
người miền núi đến mức nào mới có thể miêu tả tâm hồn như vậy. Qua đó ta cũng
thấy được “chợ tình” trong tâm thức người miền núi có rất đặc biệt, quan trọng. Để
rồi sau khi kết thúc phiên chợ người vợ có hành động “xòe ô che nắng gió cho chồng”
thế ta mới thấy hết được thế giới tâm hồn rất đặc biệt, rất khác của người miền núi, họ
vẫn mang nặng tình yêu thương, sự chung thủy, nhẫn nại, kiêu hãnh bên nhau. Người
vợ miền núi thật đầy hy sinh, nhẫn nại biết bao.
+ Cái hay của nhà văn là đã để cho thời gian vận động cùng với tâm lí, những mâu
thuẫn, xung đột bên trong diễn biến nội tâm nhân vật.
+ Hơn nữa Sương Nguyệt Minh còn xây dựng nên những lời đối thoại, độc thoại
trong việc khám phá đời sống tâm lí nhân vật. Những lời độc thoại cúa Páo có một
vai trò rất lớn trong việc thể hiện những dòng suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Páo
đợi gặp Seo Say tại chợ tình từ lúc trời còn rất sớm nay “mặt trời đã lên đến đỉnh cây
sa mộc” nhưng Seo Say vẫn chưa đến. Páo tự hỏi lòng mình “Hay là Seo Say giận
Páo”, rồi Páo chợt nghĩ chắc người ta không còn nhớ Páo đâu rồi anh chàng lòng đầy
lo lắng cho Seo Say bởi sợ đường dốc Seo Say đi không được. Lúc đầu sốt ruột, ngờ
vực đến lo lắng rồi lại chán trường, mệt mỏi lại Páo buồn tủi để rồi Páo thấy cô đơn
kinh khủng và. Bằng việc để cho nhân vật tự độc thoại nội tâm với những chuỗi tâm
trạng nối tiếp nhau theo mạch cảm xúc nhà văn đã để cho người đọc thấy được suy
nghĩ của người miền núi họ không hề suy nghĩ đơn giản, họ vẫn có ẩn tình trong tâm
hồn như biết bao con người khác.Không chỉ dừng lại ở đó tác giả còn tạo ra cuộc đối
thoại giữa Páo và người mẹ chồng Seo Say. Thật bất ngờ ! khi cuộc trò chuyện giữa
người tình cũ con dâu và bà mẹ chồng. Đây chính là cái tài của nhà văn, tại sao ông
lại để cho cuộc đối thoại này diễn ra ? Phải chăng nhà văn đã để cho nhân vật của
mình lên tiếng nhận ra sai lầm của mình trong việc không cho con dâu đi bệnh viện,
“tự đẻ trong nhà” dẫn đến cái chết cô con dâu trẻ . Làm như vậy để cho bà mẹ chồng
phát ngôn thay cho lời tác giả để tố cáo, lên án hủ tục mê tín dị đoan, sự u mê của
người miền núi khi họ tin vào “thầy mo”, “cúng ma”, “bùa” dẫn đến những hậu quả
đáng thương. Páo ra về trong cô đơn, nuối tiế và có lẽ đây là phiên chợ tình cuối cùng
của chàng trai H’mông rồi. Từ đó ta mới thấy hạnh phúc của con người rất mong
manh, đáng trân trọng, có những trắc trở của hoàn cảnh mà ta không thể đến được với
nhau hay thậm chí mãi mãi không thể gặp nhau để chia sẻ nỗi niềm cùng nhau.
+ Tuy nhiên không phải lúc nào trong văn học cũng có nhân vật xuất hiện trực tiếp.
Trong truyện, Sương Nguyệt Minh đã sử dụng thủ pháp “đánh vắng nhân vật” để
cho nhân vật Seo Say được xuất hiện thông qua lời kể của người mẹ chồng và thông
qua những suy nghĩ nội tâm bên trong tinh thần người tình cũ Páo. Trước hết Seo Say
xuất hiện qua dòng suy nghĩ của Páo là một nàng dâu chịu nhiều nỗi khổ tâm, làm
việc vất vả ở nhà chồng, thậm chí để đi những phiên chợ tình năm trước cô phải trốn
mẹ chồng để đi. Đến chợ tình cô mặc những khăn, áo, váy nhiều màu sắc đẹp, hấp
dẫn. Để từ đó ta thấy được văn hóa trang phục nhiều đường nét màu sắc rất khéo của
cô gái miền núi. Qua lời kể của bà mẹ chồng thì Seo Say được bạn đọc biết đến vì
sinh khó mà chết. Với thủ pháp trên ta vẫn thấy nhân vật cô gái miền sơn cước hiện
lên đầy đủ đời sống tinh thần bên trong để rồi ta nhận ra thân phận làm dâu bị đè nén,
đầy áp bức “con dâu là con gì” sống cuộc sống chẳng khác nào con vật cặm cụi làm
việc ngày đêm mà những cô gái miền núi vẫn âm thầm chịu đựng đến chết. Vấn đề về
thân phận con người được nhà văn quan tâm sâu sắc.
+ Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã rất khéo léo trong việc lựa chọn các chi tiết giàu
tính nghệ thuật. Trong tác phẩm, ta thấy chi tiết tiếng hát làm dâu được lặp lại hai
lần. Lần thứ nhất là tiếng hát ấy do Seo Say cất lên trong lúc làm việc. Còn lần thứ
hai thì tiếng hát đó do mẹ chồng Seo Say hát lúc ra về “chợ tình”. Tiếng hát cũng thể
hiện được đời sống tinh thần của con người. Ta vẫn thường thấy người miền núi rất
hay hát, hát ngay cả khi lao động, làm việc. Tiếng hát làm dâu trong tác phẩm là tiếng
hát tinh thần, tâm hồn của người miền núi, tiếng hát thân phận, tiếng hát của sự u tối
trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó, nhà văn còn miêu tả chi tiết cảnh vật xung
quanh trên đường Páo đi đến chợ tình,nhất là hình ảnh đá. Qua cách miêu tả hình ảnh
đá làm nổi bật lên tính cách, tâm hồn của người miền núi, họ chất phác,chân thực, dẻo
dai, sống mãnh liệt nhưng lại khép kín, u mê trong nhận thức.
-
Hiệu quả xây dựng cốt truyện tâm lí:
Qua việc tác giả lựa chọn cốt truyện tâm lí là việc để nhà văn dễ dàng hướng ngòi bút
đi sâu vào tâm lí nhân vật từ đó cho chúng ta thấy được tâm hồn, tính cách của người
miền núi. Người miền núi không phải là những con người “cục mịch” như một thời ta
đã từng nghĩ họ cũng rất chất phác, hồn hậu, chắc nịch, dẻo dai, họ cũng có những
náo nức, mong mỏi, họ cũng có những nỗi tâm sự, uẩn ức muốn được giải tỏa, chia
sẻ. Phải là người sống và hiểu sâu sắc thì nhà văn Sương Nguyệt Minh mới hiểu rõ
đặc điểm tình cảm của người miền núi, đặc biệt là những người H’Mông.
-
Ý nghĩa nhân sinh của cốt truyện:
+ Qua cái chết của nàng dâu Seo Say thấy được sự u mê, lạc hậu và tối tăm trong
nhận thức của người miền núi. Cho đến bây giờ họ vẫn còn duy trì cái hủ tục thờ cúng
hủ lậu. Những hạn chế trong nhận thức người miền núi đã dẫn đến những hậu quả lớn
lao. Điều này đặt ra vấn đề khó khăn mà nhà nước đang cố gắng từng bước giáo dục
nhận thức, tầm nhìn cho người miền núi.
+ Qua cốt truyện ta còn thấy được nhãn quang văn hóa, phong tục tạp quán của người
miền núi. Phong tục đi “chợ tình” được xem là nét đặc sắc, rất riêng chỉ có ở vùng núi
cao. Đến Chợ tình họ có thể chia sẻ nỗi niềm cho nhau, càng độc đáo hơn đó là cho
người tình cũ. Chắc hẳn rằng đây cũng là điều mà người miền xuôi chúng ta không
bao giờ làm được. Một nét tâm thức rất đặc biết trong đời sống tinh thần của những
đứa con vùng sơn cước.
+ Hơn nữa qua tác phẩm ta cũng thấy được văn hóa trang phục rất độc đáo của người
miền núi. Những bộ trang phục truyền thống với những đường nét hoa văn được thêu
tinh tế, nào là khăn, áo và nhất là váy nhiều màu sắc tạo nên nét đẹp uyển chuyển,
mang âm hưởng của núi rừng.
+ Vấn đề về nhân vị con người và hạnh phúc con người được nhà văn quan tâm.