Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

một số bệnh thường gặp ở móng và kết quả điều trị, kinh nghiệm điều trị bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại ba vì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.21 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------o0o--------------------------

TÔ THỊ PHƯƠNG

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở MÓNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ, KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN
BÒ SỮA NUÔI TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ NHƯ QUÁN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được tác giả cảm ơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Tô Thị Phương



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Đào
tạo, Ban Chủ nhiệm khoa Thú y, các Thầy Cô trong bộ môn Ngoại - Sản, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất về sự giúp
đỡ và sự hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Như Quán, Bộ môn Ngoại - Sản, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ thú y của huyện Ba Vì đã tạo điều kiện cho
tôi tiếp xúc trực tiếp với sản xuất, công tác thú y tại cơ sở cũng như việc thu thập
các số liệu có liên quan tới đề tài.
Xin cảm ơn các hộ chăn nuôi thuộc địa bàn quản lý của Huyện đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân là nguồn động
viên tinh thần quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2015

Sinh viên

TÔ THỊ PHƯƠNG

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................. vii
Danh mục hình .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Giải phẫu vùng ngón ...................................................................................... 3
1.1.1. Xương ngón ......................................................................................... 3
1.1.2. Khớp ngón ........................................................................................... 3
1.1.3. Các cơ tác dụng lên khớp ngón............................................................. 3
1.1.4. Động mạch vùng ngón ......................................................................... 5
1.1.5. Thần kinh vùng ngón............................................................................ 5
1.2. Cấu tạo móng của bò ..................................................................................... 6
1.2.1. Hộp móng ............................................................................................ 6
1.2.2. Các phần đựng trong hộp móng bò ....................................................... 7
1.2.3. Những đặc điểm của móng bò .............................................................. 7
1.3. Các bệnh thường gặp ở móng ........................................................................ 9
1.3.1. Bệnh Móng hài ..................................................................................... 9
1.3.2. Bệnh Hà móng ................................................................................... 10
1.3.3. Bệnh Thối móng................................................................................. 11
1.3.4. Bệnh Viêm móng ............................................................................... 12
1.4. MỘT SỐ LOẠI TRỰC KHUẨN YẾM KHÍ GÂY BỆNH CHO BÒ ........... 15
1.4.1. Fusobacterium necrophorum.............................................................. 15
1.4.2. Bacteroides melaninogenicus ............................................................. 16

1.4.3 Giống Clostridium............................................................................... 17
iii


1.5. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA ...................... 19
1.5.1. Khái niệm về nhiễm trùng ngoại khoa ................................................ 19
1.5.2. Các loại nhiễm trùng: ......................................................................... 20
1.6. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH Ở MÓNG ......................... 22
1.6.1. Yếu tố vật lý ....................................................................................... 22
1.6.2. Yếu tố hóa học ................................................................................... 23
1.6.3. Yếu tố sinh học .................................................................................. 25
1.6.4. Yếu tố khác ........................................................................................ 25
1.7. Các biện pháp phòng các bệnh ở móng cho đàn bò ...................................... 26
1.7.1. Thiết kế chuồng trại hợp lý và giữ vệ sinh chuồng nuôi ...................... 26
1.7.2. Cải thiện khẩu phần ăn và phương thức nuôi dưỡng ........................... 27
1.8. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH BÀN MÓNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 27
1.8.1. Trên thế giới:...................................................................................... 27
1.8.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 28
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 30
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 30
2.3.1. Nguyên liệu nghiên cứu...................................................................... 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 32
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 33
3.1. Tình hình chăn nuôi và bệnh thường gặp ở bò của huyện Ba Vì................... 33

3.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2012 – 6/2015 .......................... 33
3.1.2. Cơ cấu giống đàn bò sữa .................................................................... 37
3.1.3. Các bệnh thường gặp trên đàn bò sữa ................................................. 39
3.2. Tình hình mắc bệnh ở móng của đàn bò tại huyện ....................................... 43
iv


3.2.1. Tình hình mắc bệnh ở móng tại các xã và Trung tâm nghiên cứu
Bò và Đồng cỏ Ba Vì .................................................................... 43
3.2.2. Tình hình mắc bệnh vùng bàn móng của bò theo giống ..................... 45
3.2.3. Mức độ phát triển bệnh qua các lứa tuổi ............................................ 46
3.2.4. Tình hình mắc bệnh ở móng theo mùa vụ .......................................... 47
3.4. Sự nhiễm khuẩn ở các bệnh ở móng ............................................................ 49
3.4.1. Thành phần vi khuẩn phân lập được ở vùng móng bệnh ...................... 49
3.4.2. Kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập được ................................... 50
3.5. Phương pháp điều trị và kết quả ................................................................... 52
3.5.1. Phương pháp điều trị ............................................................................... 52
3.5.2. Một số chú ý trong quy trình cắt gọt móng............................................ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 66
1. Kết luận .......................................................................................................... 66
2. Đề nghị ........................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 68

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CuSO4

Đồng sunfat


HF

Holstein Friesian

JS

Jersey

LS

Lai Sind

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Cơ cấu đàn bò tính đến thời điểm tháng 6/2015 .................................. 34

3.2

Cơ cấu đàn bò từ năm 2012 – 6/2015 ................................................. 35


3.3

Cơ cấu giống đàn bò sữa từ 2012 – 6/2015 ......................................... 37

3.4

Các bệnh thường gặp trên đàn bò sữa năm 2011 – 6/2015 .................. 39

3.5

Tình hình mắc bệnh ở móng của đàn bò từ năm 2012 – 6/2015 .......... 44

3.6

Tỷ lệ mắc bệnh thường gặp ở móng của các giống bò từ năm
2012 - 6/2015 .................................................................................... 45

3.7

Mức độ phát triển các bệnh về bàn móng theo lứa tuổi từ năm
2012 – 6/2015 .................................................................................... 46

3.8

Tỷ lệ mắc các bệnh ở móng theo mùa vụ ............................................ 48

3.9

Kết quả các loài vi khuẩn hiếu khí phân lập được ............................... 49


3.10

Kết quả các loài vi khuẩn yếm khí phân lập được ............................... 49

3.11

Tính mẫn cảm của các vi khuẩn với kháng sinh .................................. 50

3.12

Kết quả kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập được ...................... 51

3.13

Kết quả điều trị bệnh ở móng ............................................................. 53

3.14

Kết quả công tác phục vụ sản xuất...................................................... 57

vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


1.1

Hình dáng móng bò. ............................................................................. 8

1.2

Hình dáng móng ảnh hưởng tới tư thế đứng của bò. ............................. 9

1.3

Con vật có dáng đứng bất thường khi bị viêm ở móng ........................ 14

3.1

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu đàn bò được nuôi tại huyện. ........................ 34

3.2

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu đàn bò được nuôi tại huyện. ........................ 36

3.3

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu giống đàn bò sữa ......................................... 38

3.4

Bò được cố định vào gióng giá để tiến hành điều trị ngoại khoa ......... 58

3.5


Bò bị Móng hài chân sau .................................................................... 58

3.6

Gọt dũa móng bò bị Hà Móng ............................................................ 59

3.7

Khoét bỏ các phần bị viêm, thối ở đáy móng ...................................... 59

3.8

Một số loại thuốc dùng trong điều trị ngoại khoa bệnh ở móng .......... 60

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi bò sữa truyền thống nên không
có các giống bò chuyên dụng đặc thù nào. Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX, dưới thời kỳ Pháp thuộc. Trong những năm
1920 – 1923, người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi
(thường gọi là bò Sin) và bò Ongole (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất,
Sài Gòn và Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam. Tuy
nhiên, số lượng bò thời đó còn ít (khoảng 300 con) và năng suất sữa thấp
(khoảng 2-3 kg/con/ngày) (Nguyễn Xuân Trạch và cs.,2001).
Ở miền Bắc, ngay sau khi hòa bình lập lại, từ những năm 1959-1960, Nhà
nước ta bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn nuôi, trong đó có bò sữa và đã tiến

hành lai tạo đàn bò sữa tại Nông trường Quốc doanh Ba Vì. Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn
nuôi bò sữa phát triển thể hiện qua các Quyết định và Nghị định của Chính phủ
như Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg về tăng cường sự phát triển của chăn nuôi
bò sữa đén năm 2010; Quyết định số 11/2006 về việc áp dụng tiến bộ khoa học –
kỹ thuật và công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Nghị định số 203/2000/NQCP về phát triển kinh tế trang trại; Nghị định 210/2013NĐ-CP về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, theo đó hỗ trợ 3
tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự
án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà
xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị,...
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm nên tình hình dịch bệnh diễn biến
còn phức tạp hơn nhiều. Trên đối tượng bò sữa thì nhiều bệnh gây thiệt hại đáng
kê cho người chăn nuôi như bệnh Viêm vú, các bệnh sản khoa,... Một trong
những bệnh phổ biến trên đối tượng bò sữa đã làm giảm sản lượng sữa đó là các
bệnh ở móng. Bệnh gây tổn thương móng làm con vật đi lại khó khăn, ảnh hưởng
tới thu nhận thức ăn, giảm khả năng sinh trưởng, khả năng cho sữa trên bò sữa,

1


đặc biệt là giống bò nhập nội. Bệnh ở móng là vấn đề cần được quan tâm trong
việc muốn thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.
Bộ móng giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe bò sữa, móng chịu
đựng toàn bộ sức nặng hàng trăm ki-lô-gam của cơ thể bò sữa. Điều này giải
thích vì sao một trong các hạng mục để đánh giá bò sữa tốt là phải có bộ móng
tốt. Móng bò là bộ phận nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh, thời tiết khí
hậu, yếu tố cơ học, vi sinh vật gây bệnh và ngay sự biến đổi ở bên trong cơ thể
của chúng như: Sự thay đổi về hormone, dinh dưỡng, bệnh tật. Chính vì vậy, bò
sữa có tỷ lệ bị mắc các bệnh ở móng là rất cao.
Khi bò bị bệnh ít nhiều sẽ gây ra đau đớn, ảnh hưởng tới các thói quen của

chúng. Nếu đau ít, bò vẫn có thể đi lại được; tuy nhiên, nó sẽ dành nhiều thời gian
hơn để nằm một chỗ. Bò bị đau nhiều hơn, sẽ giảm hoạt động, đi lại một cách miễn
cưỡng, chậm chạp, giảm cơ hội và thời gian lấy thức ăn. Nếu bị đau nặng, con
bệnh có thể sẽ không đứng lên được. Khi nằm nhiều, bò có thể kế phát mắc các
bệnh về hô hấp (Viêm phế quản, Viêm phổi,…), về tiêu hóa (Chướng hơi dạ cỏ,
Liệt dạ cỏ,…) hoặc các tổn thương ở da (do da kém lưu thông máu và thường
xuyên cọ sát với nền chuồng). Như vậy, dù nặng hay nhẹ thì các bệnh ở móng đều
làm giảm sức khỏe, khả năng sản xuất của bò nói chung, đặc biệt là bò sữa.
Các vấn đề xảy ra trên móng cần can thiệp bao gồm: Móng hài, Viêm
móng, Hà móng, Thối móng làm cho bò đi lại khó khăn, có các cơn đau, mất cảm
giác ngon miệng từ đó làm giảm lượng thức ăn thu nhận, thậm chí bò bị sốt, suy
nhược cơ thể. Ở các nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, viêm móng và
thối móng là các bệnh phổ biến.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Một số bệnh thường gặp
ở móng và kết quả điều trị, kinh nghiệm điều trị bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại
Ba Vì, Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được tình hình mắc bệnh ở móng của đàn bò sữa nuôi theo
phương thức nuôi nhốt hoàn toàn tại huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Biện pháp điều trị thích hợp các bệnh thường gặp ở móng trên bò sữa.
2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu vùng ngón
1.1.1. Xương ngón
Bò có 2 xương ngón lớn (III – IV) và di tích của hai ngón dưới dạng sụn ở
hai móng đeo và 4 xương vừng lớn cùng 2 xương vừng nhỏ. Xương ngón có ba
đốt: Đốt I gọi là đốt cầu, đốt II gọi là đốt quán, đốt III gọi là đốt móng.

1.1.2. Khớp ngón
- Ở ngón, khớp cầu là phức tạp nhất. Mặt khớp gồm đầu dưới xương bàn
chính, đầu trên đốt I và xương vừng lớn.
- Dây chằng gồm: 2 loại
+ Dây chằng vừng bao gồm: Ba dây liên vừng nối liền các xương vừng
từng đôi một. Hai dây vừng trên đi từ mặt dị tâm xương vừng đến đầu của đốt I.
Tám dây vừng dưới phân làm 4 cho mỗi ngón.
+ Dây chằng khớp bao gồm: Một dây trước bao mặt khớp trước. Bốn dây
bên (hai cho mỗi ngón, gồm một ngoài, một trong) hai dây trong bám chung với
nhau chỗ đáy mẻ liên bàn ở đầu dưới bàn lớn. Một dây sau hay dây treo cầu, dẹp,
mỏng, rộng, nối từ đai cườm, bám vào cả hai hàng cườm, đầu dưới chia tám
nhánh. Bốn nhánh vừng đến bám xương vừng lớn. Bốn nhánh gân đến tiếp viện
cho gân cơ duỗi riêng ngón, gồm hai nhánh đồng tâm và hai nhánh dị tâm. Các
nhánh đồng tâm áp sát vào nhau chui qua mẻ liên bàn từ sau ra trước rồi tách
nhau ra gặp gân cơ duỗi riêng ngón. Các nhánh dị tâm đi xiên ở phía trước để gặp
gân cơ duỗi riêng ngón tương ứng.
1.1.3. Các cơ tác dụng lên khớp ngón
1.1.3.1. Cơ vùng ngón chi trước
- Cơ duỗi chung ngón (m. extensor digitalis communis): Bắt đầu bám từ
mào sau rãnh xoắn xương cánh tay, trước khi tới khớp cầu thì chia thành hai
nhánh nhỏ xuống bám vào gò thấp của đốt ngón thứ ba của hai ngón III và IV.

3


- Cơ duỗi riêng ngón ngoài (m. extensor digitalis lateralis): Cơ này bắt đầu
bám vào dây chằng bên khớp khuỷu và u ngoài đầu trên xương quay, bám tận
cùng vào đốt hai và mặt ngoài đốt ba.
- Cơ duỗi riêng ngón trong (m. extensor digiti tertii propius): Phân từ cơ
duỗi chung, bắt đầu bám vào mào sau rãnh xoắn xương cánh tay và tận cùng bám

ở phía dị tâm đốt thứ ba của xương ngón ba và mặt trước đốt hai.
- Cơ gấp ngón nông (m. flexor digitalis sublimis): Bám vào bờ trong hố
khuỷu xương cánh tay, có hai thân thịt: một nông một sâu, tới chỗ đầu dưới vùng
cẳng tay đều biến thành gân riêng biệt.
- Cơ gấp ngón sâu (m. flexor digitalis profondus): Gồm ba đầu: Đầu cánh
tay gồm ba thân thịt, bám vào bờ trong hố khuỷu, đầu quay bám vào xương quay,
đầu trụ bám vào xương trụ, tạo thành gân chung bám vào mặt dưới đốt ba.
- Cơ liên cốt (m. interosseur medius): Có ba nhánh chính:
+ Nhánh giữa: Đi tới quãng liên ngón, bám vào hai xương vừng lớn trong,
tận cùng dính với gân của các cơ duỗi chung ngón.
+ Nhánh trong và nhánh ngoài đi tới các xương vừng lớn ngoài, rồi đi xiên
về mặt trước đến nối tiếp với cơ duỗi chung ngón.
- Cơ giun (m. lumbricales): Nằm giữa gân của lớp thân thịt sâu của cơ gấp
ngón nông và cơ gấp ngón sâu.
1.1.3.2. Cơ vùng ngón chi sau
- Cơ thừng đùi bàn: Chỗ bắt đầu dính lẫn với cơ duỗi trước ngón, tận cùng
bám vào đầu trên xương bàn lớn và xương chêm nhỏ, chêm lớn.
- Cơ mác dai (m. peroneus longus): Bắt đầu bám vào lồi cầu ngoài đầu
trên xương chày và bó dây chằng chè xương mác, tận cùng bám vào xương
chêm nhỏ.
- Cơ duỗi riêng ngón trong (m. extensor digitalis tetriproprius): Đầu bám
vào lồi cầu ngoài và ròng rọc ngoài đầu dưới xương đùi, tận cùng là gân bám vào
tận cùng đầu trên đốt 2 và 3.
- Cơ duỗi chung ngón (m. extensor digitalis longus): Bám trên cùng chỗ
với cơ duỗi riêng ngón trong, tận cùng là gân chia làm hai nhánh mỗi nhánh đều
bám tận cùng ở gò tháp đốt 3.
4


- Cơ duỗi riêng ngón ngoài (m.extensor digitalis pedislateralis): Bám vào

lồi cầu ngoài đầu trên xương chày, tận cùng bám vào đốt 2 mặt ngoài.
- Cơ gấp ngón nông: Đầu bám ở hố trên lồi cầu, tận cùng bám vào đốt 2
của xương ngón 3 và 4.
- Cơ liên cốt (m. interossei): Bắt đầu từ vùng cổ chân phân vào hai khớp
nông và sâu, hai nhánh này họp lại với nhau ở mặt ngoài của cơ gấp ngón nông
(Phạm Thị Xuân Vân và cs, 1993).
1.1.4. Động mạch vùng ngón
1.1.4.1. Động mạch vùng ngón chi trước
Ở bò, động mạch gan bàn tận cùng chia ba nhánh: Một nhánh động mạch
chung ngón giữa, hai nhánh động mạch bên ngón ngoài và bên ngón trong. Từ đó
phát ra các nhánh phân cho các đốt.
1.1.4.2. Động mạch vùng ngón chi sau
- Động mạch chân xuyên: Xuyên qua gót phát ra những nhánh động mạch
liên cốt ngoài và động mạch liên cốt trong, nằm trong gân cơ gấp ngón sâu hay
còn gọi là động mạch nền của bàn trong, bàn ngoài.
- Động mạch chân bàn: Từ giữa vùng xương bàn, vòng ra phía sau, kết
hợp cùng động mạch nền sau bàn làm thành nhánh ngoài và trong rồi phân đến
ngón giống chi trước.
1.1.5. Thần kinh vùng ngón
1.1.5.1. Thần kinh vùng ngón chi trước
Phát ra từ thần kinh bàn lưng ngoài, bàn lưng trong và thần kinh gan bàn
ngoài, gan bàn trong phân phối như sau:
- Thần kinh bàn lưng trong và thần kinh bàn lưng ngoài: Cả hai đều xuống
vùng ngón mặt trước và trở thành thần kinh bên lưng dị tâm ngón ngoài và trong.
Riêng thần kinh bàn lưng trong còn phát ra nhánh đi vào giữa ngón, gọi là thần
kinh đồng tâm ngón.
- Thần kinh gan bàn ngoài và gan bàn trong đi xuống vùng ngón ở phía
sau thì đổi tên dị tâm ngón ngoài và ngón trong. Nhánh thần kinh gan bàn trong
phát ra thêm một nhánh đi vào giữa gọi là thần kinh đồng tâm ngón.


5


1.1.5.2. Thần kinh vùng ngón chi sau
- Thần kinh gan chân là nhánh tận cùng của thần kinh hông lớn, tách ra ở
phía trên khớp khoeo đi xuống vùng bàn chân theo cạnh dây treo cầu. Thần kinh
gan chân ngoài xuống ngón để trở thành thần kinh dị tâm ngón ngoài. Thần kinh
gan chân trong xuống đến trên khớp cầu chia thành hai nhánh chui vào kẽ chân
liên ngón để phát ra hai thần kinh đồng tâm ngón và thần kinh dị tâm ngón trong.
- Thần kinh cơ da đi theo tĩnh mạch chày trước đến khớp cầu chia thành 2
nhánh nhánh đồng tâm lưng ngón và nhánh dị tâm lưng ngón trong.
- Thần kinh chày trước đi theo động mạch chân bàn ở lưng, đến quãng liên
ngón thì thành thần kinh dị tâm lưng ngón ngoài.
1.2. Cấu tạo móng của bò
Móng là cái hộp bằng sừng đựng đốt móng (đốt thứ 3 của xương ngón).
Móng gồm hộp móng và phần đựng trong hộp móng. Bò là loài guốc chẵn có 2
móng chính và 2 móng phụ ở phía sau gọi là móng đeo. Móng của chúng giống
như hai nửa hình bầu dục ngăn cách nhau bởi một khe hẹp ở giữa. Mặt dưới hay
mặt gan tạo với mặt dưới bên kia một lõm gọi là tổ tò vò. Mặt dưới chỉ có đế ở
phía trước và gờ cao ở phía sau gọi là gót.
1.2.1. Hộp móng
Hộp móng là cái hộp bằng sừng. Hộp móng được chia làm 2 phần: Thành
hộp móng và đế móng.
Thành hộp móng là phần sừng bao ngoài đốt móng mà ta nhìn thấy khi chân
tựa đất. Thành hộp móng có mặt ngoài, mặt trong và 2 cạnh trên dưới.
- Mặt ngoài thành hộp móng trơn nhẵn, cong lồi; mặt trong thành là những
phiến sừng trắng nhỏ xếp song song khớp vào mô xếp lá, mặt trong hơi lõm.
- Cạnh trên lõm thành cái máng để chứa bờ móng, cạnh dưới áp sát mặt đất,
nó dính liền với đế móng và ngăn cách với đế móng bởi một đường trắng. Hai
đầu của thành hộp móng bẻ cụp lại phía sau vào trong gọi là cùm. Độ dày của

thành móng giảm dần từ trước ra sau.
- Đế móng là đáy của hộp móng. Đế có dạng nửa hình bầu dục, mặt trên đế
cong lồi có những lỗ nhỏ tiếp nhận các gai thịt của mô nhung, mặt dưới hơi lõm.
6


1.2.2. Các phần đựng trong hộp móng bò
- Đệm gan chân là tổ chức sụn pha sợi. Đệm gan chân giống như cái nêm
chêm vào giữa cơ gấp ngón sâu và mặt trên của nỉa. Đệm gan chân cùng với sụn
mộc làm giảm khối lượng bàn chân khi vật đi lại, chạy nhảy.
- Màng sinh móng là lớp da chân chui vào hộp móng thì thay đổi tính chất
tạo thành lớp màng sinh móng bao bọc lấy đốt 3 của ngón giống như chiếc tất đi
vào trong giày là hộp móng, màng sinh móng gồm 3 phần:
+ Bờ móng cong lồi nằm gọn ở phía trên thành hộp móng.
+ Mô xếp lá bao chùm xung quanh đốt 3. Trên mặt mô xếp lá có khoảng
500-600 lá nhỏ xếp song song từ bờ móng đến cạnh dưới đốt thứ 3.
+ Mô nhung mỏng hơn mô xếp lá, nằm ở mặt dưới đốt 3, có nhiều gai
thịt nhỏ.
1.2.3. Những đặc điểm của móng bò
Phần sừng móng phát triển trên bề mặt phần thịt mềm dưới móng không có
các mạch máu cũng như dây thần kinh và thường được cắt gọt, làm sạch khi
chúng phát triển quá mức hoặc có các tổn thương. Tốc độ phát triển của móng bò
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thành phần thức ăn, điều kiện sức khỏe và môi
trường. Móng bò phát triển không chỉ dài ra mà còn dày lên. Trong một tháng,
móng bò sẽ dày lên khoảng 6mm. Ở những con bò tơ (hoặc bê) dưới 15 tháng
tuổi, móng sẽ phát triển rất nhanh.
Cân đối và vững chắc là 2 yếu tố quan trọng nhất của móng bò đạt chuẩn.
Điều này thể hiện ở chiều dài móng, góc móng, phần đế móng và phần sừng
móng. Chiều dài móng là chiều dài bờ trước của móng phải cân xứng với chiều
cao của bò. Đối với bò Hà Lan thuần, chiều dài chuẩn của móng là 7,5cm.

Khi bò đứng, chân trước đỡ khoảng 60-65% khối lượng cơ thể và chân sau
đỡ khoảng 30-35% khối lượng cơ thể. Chính điều này có ảnh hưởng nhiều đến
móng của bò, móng trước tròn và rộng, móng sau hình ovan và mỏng.
Có thể quan sát móng bò từ chân trước hoặc chân sau. Móng trái và móng
phải thường có cùng kích cỡ. Phần nối giữa da và móng là tầng sinh móng.

7


Nhìn một bên khi bò đứng thẳng, tiếp xúc giữa móng bò và nền chuồng
thường nghiêng góc 45o là tốt nhất. Với góc móng này, khi đứng trọng lượng cơ
thể bò sẽ rơi vào điểm giữa móng, mỗi bên móng nâng khối lượng cơ thể như
nhau (50% - 50%), giúp cho tư thế đứng của bò vững chắc. (Theo Đặng Quang
Nam và Phạm Đức Chương, 2002).

Hình 1.1: Hình dáng móng bò.
Tư thế đứng tốt nhất của bò khi ta thấy hai chân trước và hai chân sau
trông khỏe mạnh và thẳng. Dáng đứng tốt nhất là trên cả bốn chân. Khoảng cách
móng của hai chân trước cách nhau tốt nhất khoảng 2-2,5 lần bề rộng của móng,
khoảng cách các móng sau khoảng 3 lần. Để tạo cân bằng, bò sẽ cố thoát khỏi
sức nặng quá mức lên móng bằng cách đi và đứng xòe rộng với dáng bộ nặng nề.
Dáng đứng của chân bị ảnh hưởng lớn bởi hình dạng của móng. Khi
móng có hình dạng tốt, bò có thể đứng thẳng. Ngược lại nếu móng quá ngắn
hoặc quá dài, chân sẽ bị cong và yếu. Nếu móng có hình dạng bất thường
trong thời gian dài, cấu trúc xương bên trong sẽ bị thay đổi từ đó làm dáng

8


đứng của bò trở nên khác thường. Móng dày và móng không đều nhau dẫn đến

hình dáng chân bị thay đổi

Hình 1.2: Hình dáng móng ảnh hưởng tới tư thế đứng của bò.
1.3. Các bệnh thường gặp ở móng
1.3.1. Bệnh Móng hài
Móng hài là hiện tượng phát triển bất bình thường ở phần móng guốc của
bò sữa. Hiện tượng này có thể xảy ra ở hai chân trước hoặc hai chân sau hoặc cả
bốn chân gia súc. Ban đầu, móng phát triển bình thường nhưng dần dần móng
ngày càng dài ra làm cho góc nghiêng móng ngày càng nhỏ. Góc nghiêng móng
ở bò phát triển bình thường và khỏe mạnh thường dao động trong khoảng 45-470.
Điều này làm cho bò đi lại rất khó khăn và dễ dàng trượt ngã trên nền chuồng
trơn ướt hoặc có độ dốc tương đối cao. Và xét về ngoại hình, hài móng làm cho
bò xấu đi rất nhiều.
9


1.3.2. Bệnh Hà móng
Bệnh Hà móng thường gặp ở bò sữa nhất là bò sữa được nuôi nhốt tại chuồng,
thiếu vận động do những điều kiện ngoại cảnh tác động làm cho phần sừng của
móng bị phân hủy, tạo nên những vết lồi lõm, lỗ chỗ như củ khoai lang bị hà ở
đáy móng.
1.3.2.1. Nguyên nhân
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của móng làm cho móng dễ dập
vỡ và tổn thương như:
- Nền chuồng cứng có tác động cơ học ảnh hưởng không tốt tới sự phát
triển của móng.
- Gia súc được nuôi trong điều kiện nền chuồng ẩm ướt thường xuyên,
tích tụ nhiều phân và nước tiểu, móng chân bị ngâm lâu ngày trong phân và nước
tiểu, hệ vi sinh vật yếm khí tác động làm cho sừng của móng bị biến tính, sinh ra
thối rữa, hoại tử.

- Khẩu phần thức ăn không đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết cho sự
phát triển của keratine protein, một loại protein rất cần thiết cho sự phát triển sừng,
móng; đặc biệt tỷ lệ Ca/P không thích hợp và hàm lượng Se không đầy đủ cho cơ
thể có thể hấp thụ được lượng P cần thiết cho nhu cầu cấu tạo keratine protein.
- Bò không được chú ý sửa móng thường xuyên, móng phát triển không
bình thường, đáy móng không bằng phẳng, chỗ lồi chỗ lõm, móng dị dạng làm
cho nó dễ tổn thương, xây xát và vi khuẩn yếm khí xâm nhập và gây hà móng.
- Sân chơi cho gia súc chưa thích hợp về diện tích cũng như về môi trường
sinh thái của sân chơi như thảm cỏ, độ mềm thảm cỏ, hỗn hợp cỏ tạo nền dinh
dưỡng cho chế độ chăn thả, độ ẩm ướt của sân chơi,bóng mát (đặc biệt cần thiết
về mùa hè) và mức độ thoáng khí…
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới nguyên nhân do một số loài vi
khuẩn như: Fusobacterium necrophorum và Bacteroides melaninogenicus gây ra.
Đây là loài vi khuẩn phổ biến sống trong môi trường ẩm ướt. Nếu chất độn
chuồng, chất thải của bò không được dọn dẹp, thay thế thường xuyên, phần đế

10


móng của bò dễ bị tổn thương và các loại vi sinh vật này xâm nhập, gây bệnh,
theo Demirkan et al., (2000).
1.3.2.2. Triệu chứng
Bệnh thường phát ở hai chân sau, hai chân trước hầu như không bị, trường
hợp nhẹ con vật vẫn đi lại được nhưng chậm chạp, khó khăn nhất là khi nó đứng
lên và nằm xuống. Con vật mệt mỏi, các bắp thịt ở mông, đùi thường bị run mỗi
khi nằm và đứng, gia súc có trọng lượng cơ thể càng lớn hiện tượng trên càng rõ.
Bệnh nặng gia súc bị què, đi lại rất khó khăn. Nếu cả hai chân sau đều bị
bệnh con vật sẽ nằm bẹp không đứng dậy được. Do nằm lâu con vật bị rối loạn
tiêu hóa hoặc bị lở loét toàn thân, nhất là vùng hông, khớp xương dẫn đến nhiễm
trùng hóa mủ kế phát, làm gia súc trúng độc, suy kiệt toàn thân, gia súc cho sữa

sản lượng sữa giảm đột ngột.
Ở đáy móng có thể thấy phần cứng của móng có nhiều vết lõm hình tròn, hình
bầu dục như vết hà của củ khoai lang, trên bề mặt vết lõm có màu đen. Dùng dao
nạo móng để nạo chỗ bị hà thì thấy tổ chức sừng bị nát mủn màu đen như bùn than
có mùi thối đặc trưng, kích thích vào chỗ bị hà của móng, con vật rất đau.
1.3.3. Bệnh Thối móng
Bệnh thường xảy ra đối với bò sữa nhập nội giống cao sản, chưa thích nghi
với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam.
1.3.3.1. Nguyên nhân
Bò sữa nuôi nhốt tại chuồng thiếu vận động, sân chơi vận động của gia súc
thường xuyên bị lầy lội, phân, nước tiểu tích tụ nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn
yếm khí tồn tại, khi móng chân con vật bị tổn thương, vi khuẩn yếm khí xâm
nhập và gây bệnh. Theo Vũ Như Quán và Nguyễn Hoài Nam (2015), thối móng
phát triển dưới sự ảnh hưởng của những vi khuẩn yếm khí tùy tiện : E.coli, Bac.
putrificus, Bac. proteus vulgaris, Bac. sprogenes,… đôi khi chúng kết hợp với
Staphylococcus, Streptococcus.
Móng chân bò sữa bị Hà móng không được điều trị kịp thời và đúng
phương pháp cũng kế phát bệnh này.

11


1.3.3.2 Triệu chứng
Bệnh chủ yếu xảy ra ở 2 chân sau, thường có 2 loại bệnh xảy ra ở phần
cứng (phần sừng) của đáy móng và bệnh phát sinh ở phần mềm của móng (phần
kẽ móng).
- Bệnh ở đáy móng
Giai đoạn đầu bệnh có triệu chứng giống như bệnh hà móng, nhưng mức
độ nặng hơn, con vật đi lại, đứng lên và nằm xuống rất khó khăn, kiểm tra đáy
móng thấy có từ 1-2 vết loét nhỏ ở phần cứng của móng. Khi ta dùng nạo móng,

gọt vết loét thấy càn sâu vết loét càng rộng, tổ chức sừng bị thối rữa và hoại tử
càng nhiều, tạo thành hốc rộng và sâu bên trong, tổ chức sừng bị hoại tử lẫn với
máu có màu đen bẩn như bùn có mùi thối đặc biệt con vật bị què rất nặng.
- Bệnh ở phần mềm của móng
Vết loét xuất hiện ở kẽ móng, tạo thành vết thương nhiễm trùng yếm khí
ăn sâu vào giữa hai móng, vết loét có thể lan rộng và sâu làm hoại tử dây chằng
chéo giữa hai móng. Hiện tượng nhiễm trùng và hoại tử có thể lan đến các khớp
nối giữa đốt thứ hai và đốt thứ ba của ngón chân.
Trong trường hợp này con vật bị què rất nặng, không thể đi lại được, con
vật nằm bẹp xuống đất. Nếu không được điều trị kịp thời con vật sẽ kế phát các
bệnh đường tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn bị nhiễm độc toàn thân mà chết.
1.3.4. Bệnh Viêm móng
Móng bị viêm bao gồm phần da, phần sụn móng, viêm thường bị viêm ở
phần trước hơn phần sau, đầu móng và thành móng bị nặng hơn phần gót.
1.3.4.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra Viêm móng.
- Do tác động của ngoại cảnh: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ và độ ẩm cao. Phần lớn bò sữa được nuôi nhốt thường xuyên trong
nền bằng xi măng hoặc bê tông nhám nên móng chân bị mài mòn liên tục. Hơn
nữa, đa số chuồng trại của hộ chăn nuôi nhỏ có nền chuồng không cao hơn so với
nền đất xung quanh, độ dốc kém và thường xuyên xịt nước để dội phân, tắm rửa
bò. Do đó nền chuồng luôn ẩm ướt, có nhiều chỗ bị đọng nước. đàn bò luôn đứng
12


trên nền chuồng ẩm ướt nên móng chân của chúng bị mềm, chỗ nối giữa lớp da
chân với thành móng dễ bị nứt, khe giữa hai móng bị viêm, phân nhét vào kẽ nứt
này hoặc kẽ giữa hai móng chân. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn trong phân, nhất
là các vi khuẩn yếm khí gây viêm móng và hình thành ổ viêm có mủ. Vết nứt
ngày càng sâu, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và phát triển nên bệnh ngày càng trầm

trọng. Khi vi khuẩn xâm nhập lên phía trên gây viêm viêm khớp cổ chân, khớp
gối rồi tiếp tục gây viêm đa khớp rất khó điều trị. Ngoài ra khi bò nằm do đau
chân nhưng vẫn được vắt sữa, sữa rơi vãi trên nền chuồng tạo điều kiện cho vi
khuẩn có hại phát triển nhanh. Thức ăn tinh rơi vãi trên nền chuồng, vi khuẩn lên
men sản sinh acid cũng gây hại thêm cho móng chân bò;
- Do khẩu phần ăn không cân đối: Nếu khẩu phần ăn có tỉ lệ thức ăn tinh
cao nhưng ít cỏ, rơm làm cho pH dạ cỏ xuống dưới 6,0 (bình thường pH dạ cỏ
khoảng 6,0-6,2). Độ pH này sẽ giết chết các loài vi khuẩn tiêu hóa chất xơ, sự
tiêu hóa chất xơ suy giảm, tình trạng toan huyết (bệnh acidosis dạ cỏ) xảy ra. Nếu
pH dạ cỏ tiếp tục hạ thấp hơn 5,5, nhiều loài vi khuẩn bình thường trong dạ cỏ
cũng bắt đầu chết, nhưng một số loài vi khuẩn phân giải đường vẫn còn, chúng
sản sinh acid béo bay hơi (VFA). Ở độ pH này vi khuẩn Lactobacillus cũng bắt
đầu phát triển. Cả hai loài vi khuẩn này đều sản sinh axit lactic dạng D và L. Dlactate và L-lactate được hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và làm giảm pH máu.
Độ pH thấp đã tạo ra một môi trường bất lợi cho protozoa và nấm và làm cho hai
nhóm vi sinh này giảm mạnh. Niêm mạc dạ cỏ bị tổn hại, vi khuẩn và nấm độc
thâm nhập qua vách dạ cỏ làm dạ cỏ bị viêm (ruminitis), các gai dạ cỏ bị bong
tróc ra, năng lực hấp thu bị giảm, nội độc tố và histamine thải vào máu ở giai
đoạn cấp tính trong quá trình phát triển bệnh (vi khuẩn Allisonella
histaminiformans khử carboxyl của histidine để tạo thành histamine). Histamine
được ruột hấp thu, kích thích khí quan nội cảm cho trung khu vận mạch thay đổi,
mạch máu bị giãn ra, làm tăng áp suất thẩm thấu máu, gây ứ máu ở móng, tính
thẩm thấu thành mạch máu tăng lên, nước trong mạch máu thấm ra gây sưng vùng
móng. Các nội độc tố do vi khuẩn sản sinh trong môi trường acid dạ cỏ thấp ảnh
hưởng đến hệ thống mạch máu nhỏ ở móng chân cũng góp phần gây viêm móng.
13


- Do chế độ làm việc: Gia súc làm việc quá sức, thể lực tiêu hao nhiều, các
loại acid hữu cơ (acid lactic) được sản sinh ra, tích tụ lại nhiều cũng kích thích
gây viêm. Hàm lượng acid lactic cao, vượt quá 2,2 mmol/lit kéo dài là nguyên

nhân gây bệnh viêm móng theo Phạm Hồ Hải (2012).
- Tác động cơ học: Gia súc làm việc trên đường gồ ghề nhiều đá đất lởm
chởm, móng bị va vào cũng gây viêm.
1.3.4.2. Triệu chứng
Bệnh ở thể cấp tính dễ nhầm lẫn với một số bệnh nội khoa. Bệnh phát sinh
một cách đột ngột, thường bị hai chân. Nếu bị bệnh ở móng hai chân trước, con
vật đứng gót chân chạm xuống mặt đất, mũi móng hở lên trên, hai chân sau đưa
về phía trước chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, đầu con vật ngẩng cao, cổ vươn
về phía trước, lưng cong lại. Khi con vật bị bệnh ở hai chân sau, khi đứng hai
chân trước đưa về phía sau để chịu sức nặng của cơ thể, đầu con vật cúi xuống,
hai chân sau của nó đưa về phía trước dùng gót móng chạm đất, mũi móng ngửa
lên trên mặt đất. Con vật đi lại khó khăn, stress do đau, giảm ăn uống nên sản
lượng sữa cũng giảm.

(Hà Thị Hạnh, 2013)
Hình 1.3: Con vật có dáng đứng bất thường khi bị viêm ở móng

14


Nếu cả bốn chân con vật bị bệnh thì nó không đứng được, nằm phủ
phục xuống đất. Sờ nắn ở vùng móng thấy nhiệt độ tăng cao, con vật rất mẫn
cảm, động mạch ngón chân đập rất mạnh. Bệnh nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng
cao, tim mạch đập nhanh, hô hấp nhanh, niêm mạc mắt bị sung huyết, con vật
kém ăn uống.
Nhìn chung, các bệnh về móng làm bò đi lại khó khăn, có cảm giác đau
đớn, mất cảm giác ăn ngon miệng từ đó làm giảm lượng thức ăn thu nhận, thậm
chí bò bị sốt và suy nhược cơ thể. Chính vì thế các bệnh về móng có thể gây ra
các thiệt hại sau:
- Giảm năng suất và sản lượng sữa.

- Giảm năng suất sinh sản.
- Biểu hiện động dục yếu dẫn tới việc khó phát hiện động dục hơn.
- Tăng tỷ lệ bò bị loại thải.
Các bệnh về móng guốc thường xảy ra do nguyên nhân chính là các vi
khuẩn yếm khí hoặc yếm khí tùy tiện. Mà trong đó chủ yếu là trực khuẩn thủy
thũng và trực khuẩn ung khí thán, nguyên nhân gây hà móng và thối móng là do
các

chủng

vi

khuẩn

Fusobacterium

necrophorum



Bacteroides

melaninogenicus.
1.4. MỘT SỐ LOẠI TRỰC KHUẨN YẾM KHÍ GÂY BỆNH CHO BÒ
1.4.1. Fusobacterium necrophorum
F. necrophorum sản sinh độc tố dung huyết có tính dung giải tế bào đối
với các bạch cầu, được coi là liên quan đến khả năng gây bệnh. Nội độc tố biểu
hiện độc tính đối với thỏ. Vi khuẩn này là một trong những vi khuẩn của khu hệ
vi sinh vật thường trú của động vật ăn cỏ và lợn, phân lập được từ dạ cỏ của động
vật nhai lại. Đối với trâu bò, dê, cừu và người có thể gây bệnh nguyên phát hoặc

thứ phát với triệu chứng chủ yếu là hoại tử tổ chức và hình thành ổ mưng mủ: áp
xe gan ở bò, trâu, viêm họng hầu có màng giả, thối loét kẽ móng ở bê nghé.
Fusobacterium là những trực khuẩn dài, bắt màu Gram (-), thường đa hình
thái. Đặc biệt, F. necrophorum có kích thước 0,5 - 1,75 × 0,5 - 500 µm, phụ

15


thuộc vào điều kiện nuôi cấy mà có dạng cầu trực khuẩn đến dạng sợi kéo dài,
trong tế bào có những hạt bắt màu xanh methylene (methylene blue) rất tốt.
F. necrophorum di động, sản sinh indol, không phát triển trong môi
trường chứa 20% dịch mật, trên môi trường thạch hình thành khuẩn lạc tròn lồi,
màu từ trắng tro đến xám tro. Có thể dung huyết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
máu ngựa và cừu. Loài này chia thành 3 dạng sinh học (biovar):
+ Dạng A gây dung huyết β, ngưng kết hồng cầu, trong môi trường bán cố
thể thì phát triển thành dạng tên lửa, có tính gây bệnh đối với chuột.
+ Dạng B hầu như không có tính ngưng kết hồng cầu, trong môi trường
bán cố thể thường phát triển thành dạng hạt, có tính gây bệnh yếu đối với chuột.
+ Dạng C không có tính dung huyết và tính ngưng kết hồng cầu, không có
tính gây bệnh đối với chuột.
F. necrophorum sản sinh độc tố dung huyết có tính dung giải tế bào đối
với các bạch cầu, được coi là liên quan đến khả năng gây bệnh. Nội độc tố biểu
hiện độc tính đối với thỏ. Vi khuẩn này là một trong những vi khuẩn của khu hệ
vi sinh vật thường trú của động vật ăn cỏ và lợn, phân lập được từ dạ cỏ của động
vật nhai lại. Đối với trâu bò, dê, cừu và người có thể gây bệnh nguyên phát hoặc
thứ phát với triệu chứng chủ yếu là hoại tử tổ chức và hình thành ổ mưng mủ:
áp xe gan ở bò, trâu, viêm họng hầu có màng giả, thối loét kẽ móng ở bê nghé,
theo Phạm Hồng Sơn (2006).
1.4.2. Bacteroides melaninogenicus
Bacteroides là những trực khuẩn, bắt màu Gram (-), không hình thành nha

bào, cũng có trường hợp đa hình thái. Có những chủng hình thành giáp mô.
Bacteroides melaninogenicus thông thường được nuôi cấy ở môi trường
nuôi cấy vi khuẩn yếm khí, hình thành màu trắng tro bóng láng, hơi đục, kích
thước 1 - 3 mm. Dịch mật động vật tăng cường sự phát triển vi khuẩn này. Các
phản ứng sinh indol, hoàn nguyên nitrate đều âm tính, đề kháng các thuốc kháng
sinh neomycin, kanamycin và gentamycin. Nhiều chủng sản sinh β-lactamase và
biểu hiện tính đề kháng các chất kháng sinh họ penicillin và họ cephalosporin.

16


×