Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu dê ứng dụng phương pháp pcr trong chẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.14 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

TRẦN NGỌC HOÀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA
BỆNH ĐẬU DÊ. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR
TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2014

Học viên

Trần Ngọc Hoàn

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực tập tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô trong Khoa thú y,
các thầy cô trong nhà trường, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự động viên
của người thân, bạn bè nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân đây lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến vô
cung quý báu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo trong khoa,
trong bộ môn bệnh lý, các anh chị đang công tác trên phòng thí nghiệm Công
nghệ sinh học trọng điểm thú y, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo và các bạn để
nghiên cứu được hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Cuối cùng kính chúc toàn thể quý thầy cô và gia đình luôn mạnh khỏe và
công tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015

Học viên

Trần Ngọc Hoàn

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................... Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục .............................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
Danh mục hình ảnh............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và tại Việt Nam ........................................ 4
1.1.1. Trên thế giới....................................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 6
1.2. Bệnh đậu dê ................................................................................................. 8
1.2.1. Giới thiệu chung về bệnh ................................................................... 8
1.2.2. Tình hình dịch bệnh đậu dê trên thế giới và tại Việt Nam ................... 8
1.2.3. Động vật cảm nhiễm ........................................................................ 10
1.2.4. Diễn biến bệnh, triệu chứng lâm sàng và tổn thương ........................ 10
1.3. Virus đậu dê .............................................................................................. 12
1.3.1. Phân loại virus ................................................................................. 12
1.3.2. Hình thái cấu tạo .............................................................................. 13
1.3.3. Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus ....................................... 14

1.3.4. Sức đề kháng của virus..................................................................... 15
1.3.5. Đường truyền bệnh .......................................................................... 16
1.4. Một số phương pháp chẩn đoán ................................................................. 16
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................... 16
1.4.2. Bệnh tích mổ khám .......................................................................... 17
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt ......................................................................... 17
1.4.4. Chẩn đoán thí nghiệm ...................................................................... 19

iv


1.5. Miễn dịch chống virus ............................................................................... 23
1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu ................................................................ 23
1.5.2. Miễn dịch đặc hiệu ........................................................................... 23
1.6. Phòng bệnh ................................................................................................ 24
1.6.1. Đối với vùng có gia súc đã mắc bệnh ............................................... 24
1.6.2. Đối với vùng gia súc chưa mắc bệnh ................................................ 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU

VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 26
2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 26
2.1.1. Tình hình mắc bệnh đậu dê ở một số tỉnh tại miền Bắc; ................... 26
2.1.2. Xác định các triệu chứng lâm sàng của dê mắc bệnh đậu; ................ 26
2.1.3. Phương pháp PCR ............................................................................ 26
2.1.4. Xác định các tổn thương đại thể của dê mắc bệnh đậu; ..................... 26
2.1.5. Xác định các tổn thương vi thể của dê mắc bệnh đậu; ...................... 26
2.1.6. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của dê mắc bệnh đậu. ............................ 26
2.2. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................. 26

2.2.1. Đối tượng ......................................................................................... 26
2.2.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu ......................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp điều tra dịch tễ ............................................................ 26
2.3.2. Phương pháp xác định dê mắc bệnh ................................................ 27
2.3.3. Phương pháp làm tiêu bản vi thể ...................................................... 28
2.3.4. Phương pháp kiểm tra trên kính hiển vi ............................................ 31
2.3.5. Phương pháp xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học ............................... 32
2.3.6. Phương pháp PCR ............................................................................ 32
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 37
3.1. Kết quả điều tra tình hình đậu dê tại một số tỉnh ở khu vực phía bắc .......... 37
3.1.1. Tình hình bệnh đậu dê tại Bắc Giang, Hà Nam và Yên Bái .............. 37
3.1.2. Hình thức chăn nuôi ......................................................................... 38

v


3.1.3. Mùa vụ ............................................................................................. 39
3.1.4. Độ tuổi ............................................................................................. 40
3.1.5. Phương thức chăn nuôi..................................................................... 41
3.2. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng của dê mắc bệnh đậu ..................... 42
3.3. Kết quả PCR .............................................................................................. 44
3.4. Kết quả xác định các tổn thương đại thể của dê mắc bệnh đậu ................... 45
3.5. Kết quả xác định các tổn thương vi thể ở dê mắc bệnh đậu ........................ 50
3.5.1. Tổn thương vi thể ở da ..................................................................... 50
3.5.2. Tổn thương vi thể ở phổi .................................................................. 51
3.5.3. Tổn thương vi thể ở thận .................................................................. 52
3.5.4. Tổn thương vi thể ở lách .................................................................. 53
3.5.5. Biến đổi vi thể tạo thể bao hàm ........................................................ 54

3.6. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của dê mắc bệnh đậu.......................................... 56
3.6.1. Chỉ tiêu hệ hồng cầu ......................................................................... 56
3.6.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ........................................ 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 60
1. Kết luận ........................................................................................................ 60
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AGIT: Agar Gel Immunodiffusion Test
AND: Deoxyribonucleic Acid
EDTA: Etylen Diamin Tetracetic Acid (ống chống đông máu)
ELISA: Enzyme link immunosorbent assays
FAO: Food and Agriculture Organization
GPV: Capripoxvirus (Virus đậu dê)
HCT: Hematocrit (Tỷ khối huyết cầu)
HE: Haematoxilin – Eosin
HGB: Hemoglobiin (Hàm lượng huyết sắc tố)
IFN: interferon
KCIR: Killer cell inhibitory receptor
KN: kháng nguyên
KT: kháng thể
LSDV: virus u da bò
MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration (Nồng độ huyết sắc tố
trung bình hồng cầu)
MCH: Mean Corpuscular Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
MCV: Mean Corpuscular Volum (Thể tích trung bình hồng cầu)

NK: Natural killer
OIE: World Organisation for Animal Health
PAGE: phân tích điện di gel polyacrylamide
PCR: Polymerase Chain Reaction
RBC: Red blood cell (Số lượng hồng cầu)
SPV: Virus đậu cừu
TCLS: Triệu chứng lâm sàng
WBC: White blood cell (Số lượng bạch cầu)

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Số lượng dê trên thế giới và các khu vực (nghìn con)............................... 4

1.2.

Sản lượng thịt và sữa dê thế giới năm 2001-2003 (nghìn tấn)................... 5

3.1.

Tình hình đậu dê tại một số tỉnh ............................................................. 37


3.2.

Kết quả điều tra tỷ lệ dê mắc bệnh đậu theo hình thức chăn nuôi ........... 38

3.3.

Kết quả điều tra tỷ lệ dê mắc bệnh đậu theo mùa vụ............................... 39

3.4.

Kết quả điều tra tỷ lệ dê mắc bệnh đậu theo độ tuổi ............................... 40

3.5.

Kết quả điều tra tỷ lệ dê mắc bệnh đậu theo phương thức chăn nuôi ............ 42

3.6.

Triệu chứng của dê mắc bệnh đậu .......................................................... 43

3.7.

Các tổn thương đại thể của dê mắc bệnh đậu......................................... 45

3.8.

Tần suất xuất hiện nốt đậu trên các cơ quan ........................................... 47

3.9.


Tổn thương vi thể ở một số cơ quan của dê mắc bệnh đậu ..................... 50

3.10. Chỉ tiêu hệ hồng cầu ở dê mắc bệnh đậu ................................................ 56
3.11. Chỉ tiêu hệ bạch cầu ở dê mắc bệnh đậu................................................. 58

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình ảnh

Trang

1.1.

Cấu trúc của virus đậu dê ...................................................................... 13

3.1:

Kết quả điện di sản phẩm phản ứng PCR phát hiện virus đậu dê
cho cặp mồi GTPVF1, GTPVR1 (Thang chuẩn Marker 100bp;
chiêu dài đoạn gen là 196bp. ................................................................. 45

3.2.

Nốt đậu mọc trên mũi và tai dê ................................................................ 49


3.3.

Vết loét ở miệng, mũi và dử mắt ở dê mắc bệnh .................................... 49

3.4.

Nốt đậu trên tai dê ................................................................................. 49

3.5.

Nốt đậu trên phổi dê mắc bệnh................................................................. 49

3.6.

Nốt đậu trên ruột dê mắc bệnh ................................................................. 49

3.7.

vùng da lành tầng tế bào sinh trưởng rõ (20X, HE)................................ 51

3.8.

vết loét do mụn đậu tạo ra mất lớp tế bào sinh trưởng (20X, HE) ................ 51

3.9.

Hình ảnh vi thể phổi dê bình thường và phổi dê mắc bệnh đậu ................ 52

3.10.


Hình ảnh vi thể của thận dê mắc bệnh đậu ............................................. 53

3.11.

Hình ảnh vi thể lách dê bình thường và lách dê mắc bệnh đậu ...................... 54

3.12.

Thể bao hàm tại nội mạc niêm mạc ống mật dê bị bệnh đậu. ...................... 54

3.13.

Thâm nhiễm tế bào viêm ở hạ niêm mạc (20X, HE) .............................. 55

3.14.

Gan sung huyết (10X, HE) .................................................................... 55

3.15.

Mụn mủ đậu dê ở niêm mạc ruột (10X, HE) .......................................... 55

3.16:

Tăng sinh bạch cầu ái toan ở lớp hạ bì ................................................... 59

ix


MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân và cũng là ngành
kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm
cho người lao động. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã phải gặp nhiều
khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa kháng sinh... Hậu
quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy
ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm...
Việc lựa chọn đối tượng vật nuôi nào ít rủi ro, ít phụ thuộc vào thị trường
là tiêu chí quan trọng của các nhà chăn nuôi hiện nay. Với nhiều lợi thế là dễ
nuôi và thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, nguồn thức ăn dễ kiếm, thậm chí có
thể tận dụng phụ phẩm trong trồng trọt làm thức ăn, cần ít vốn, quay vòng vốn
nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái, chăn
nuôi dê là định hướng hợp lý cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo. Sản
phẩm được khai thác từ dê cũng rất tiện ích. Không những cung cấp loại thịt có
chất lượng dinh dưỡng cao, dê còn được chăn nuôi theo hướng khai thác sữa. Sữa
dê là nguồn nguyên liệu quý giá cho một số ngành sản xuất khác như sản xuất
thực phẩm, mỹ phẩm…
Những năm gần đây, nhờ có chính sách đầu tư và hỗ trợ của nhà nước
cùng nhiều tiến bộ trong việc lai tạo giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi cho nên
chăn nuôi dê được nhiều hộ nông dân trên cả nước nói chung quan tâm đầu tư
phát triển với quy mô khá lớn. Một số tỉnh Miền Trung như Khánh Hòa, Ninh
Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm
chăn nuôi dê giống và dê thương phẩm với quy mô từ vài chục đến hàng ngàn
con cung cấp nguồn sản phẩm cho vùng và cả khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Một số tỉnh tại khu vực Miền Bắc như Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Bắc
Giang chăn nuôi dê cũng rất phát triển và tiến sâu hơn lên các tỉnh vùng sâu xa
như Cao Bằng, Yên Bái số lượng cũng đang tăng không ngừng qua các năm.
Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi, cả nước hiện có 757 trang trại nuôi dê


1


trong đó Ninh Thuận dẫn đầu với 470 trang trại.
Tuy nhiên hiện nay dịch bệnh vẫn đang là lực cản lớn. Ngoài các bệnh nguy
hiểm như lở mồm long móng, viêm loét miệng truyền nhiễm, bệnh về đường hô
hấp và tiêu hóa,…hiện nay còn xuất hiện “Bệnh đậu dê” có nguyên nhân là do
virus Capripoxvirus thuộc họ Poxviridae một loại virus thích nghi trên da gây
nên là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê được tổ chức dịch tễ thế giới
(OIE) xếp vào bảng A- bảng các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Bệnh
xuất hiện trên thế giới từ rất lâu (khoảng năm 200 sau Công nguyên), nhưng đến
năm 1879, Hansen ở Nauy thông báo phát hiện bệnh đậu dê .
Ở Việt Nam, bệnh mới chỉ xuất hiện từ đầu năm 2005, năm 2006 2007 bệnh bùng phát thành dịch ở nhiều địa phương, đã gây nhiều thiệt hại về
kinh tế đặc biệt đối với hộ chăn nuôi nghèo và ảnh hưởng đến các hoạt động xã
hội khác. Trong quá trình nhập khẩu một số giống dê ngoại có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt, chúng ta đã đồng thời đưa vào nước ta những mầm bệnh
mới, lây lan rất nhanh, có thể xảy ra ở dê mọi lứa tuổi, mọi giống, trên cả con
đực và con cái nó là bệnh quan trọng nhất trong số các bệnh đậu của loài nhai lại,
gây tỉ lệ chết cao trong dê con. Khi mắc bệnh này con vật xuất hiện những triệu
chứng thường thấy của bệnh truyền nhiễm: sốt cao, bỏ ăn, mệt, mỏi, ho. Sau đó
xuất hiện mụn đậu trên da. Mụn đậu có thể lan tràn khắp cơ thể hoặc chỉ xuất
hiện vài nốt nổi.
Điều nguy hiểm nữa là khi mắc bệnh đậu con vật rất dễ mắc các bệnh kế
phát khác gây ra những biến chứng kết hợp thì thiệt hại càng lớn. Nếu chúng ta
không có hiểu biết nhất định về loại bệnh này thì rất dễ chẩn đoán nhầm với một
số bệnh khác như: bệnh eczema, bệnh ghẻ, bệnh chốc loét,…Vì vậy việc nắm
chắc các kiến thức về căn bệnh cũng như tìm ra và áp dụng có hiệu quả các biện
pháp phòng chống các bệnh gây ra trên dê có ý nghĩa vô cùng lớn.
Xuất phát từ vấn đề trên và góp phần hiểu biết về bệnh, hạn chế tác hại của
bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của

bệnh đậu dê và ứng dụng phương pháp PCR trong chẩn đoán bệnh”

2


1.2. Mục đích của đề tài
Góp phần hoàn thiện hơn những thông tin về bệnh đậu dê, phục vụ công tác
chẩn đoán và phòng chống bệnh.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Trong một thời gian dài, vai trò của chăn nuôi dê trong nền kinh tế của các
nước đang phát triển không được đánh giá đầy đủ. Sự đóng góp tích cực của con
dê đối với đời sống của người dân, đặc biệt là những gia đình khó khăn về các
nguồn lực cũng thường bị bỏ qua. Có nhiều nguyên nhân về vấn đề này. Trước
hết dê thường khó đếm được chính xác và vì thế số lượng đàn dê thường không
được thống kê đầy đủ. Mặt khác, dê sống cũng như các sản phẩm của chúng ít
tham gia vào thị trường chính thống và không phải chịu thuế nên sự đóng góp
trong nền kinh tế quốc dân không được ghi chép đầy đủ. Hơn nữa những người
nuôi dê thường là những người nông dân nghèo bị lép vế cả về mặt kinh tế và xã
hội. Hậu quả là các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách phát triển các
nhà khoa học đều coi nhẹ con dê.
Gần đây nhận thức về vai trò của con dê đã được thay đổi và tiềm năng của
nó đã bắt đầu được khai thác tích cực hơn. Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau
về chủ trương phát triển nhưng chăn nuôi dê ngày càng được chú trọng hơn và
đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế cho người dân nghèo. Đặc biệt là các

vùng bò sữa, lợn lai không nuôi phù hợp thì con dê có thể coi là con vật giúp
người dân tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Bảng 1.1. Số lượng dê trên thế giới và các khu vực (nghìn con)
Năm

2001

2003

2006

Toàn thế giới

737.175

765.511

775.211

Các nước phát triển

30.998

31.650

33.350

Các nước đang phát triển

706.177


732.861

741.861

Châu Á

464.344

487.588

492.549

Châu Âu

18.200

18.425

18.968

Châu Phi

217.614

219.736

220.768

Châu Mĩ La Tinh


34.804

36.713

36.911

Nguồn tổ chức nông lương thế giới FAO, 2007.

4


Thực tế, có khoảng 95% trong tổng số 765 triệu dê trên thế giới được nuôi ở
các nước đang phát triển và mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Ở Châu
Á nước nuôi nhiều nhất là Trung Quốc (173 triệu con), sau đó là Ấn Độ (125
triệu con) và Pakistan (53 triệu con). Chăn nuôi dê tập trung ở các nước đang
phát triển, nhưng chủ yếu ở khu vực nông hộ quy mô nhỏ, ở những vùng khô
cằn, nông dân nghèo. Ở những nước phát triển, chăn nuôi dê có quy mô đàn lớn
hơn và chăn nuôi theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa làm phomat
hoặc chuyên lấy thịt cho tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi
dê thế giới cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm về lông và da.
Theo FAO (2004), trong năm 2003 sản lượng thịt các loại của thế giới đạt
249 triệu tấn, trong đó sản lượng thịt dê đạt 4,1 triệu tấn (1,64%). Khu vực các
nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất đạt 3,9 triệu tấn, trong đó
tập chung chủ yếu ở các nước Châu Á đạt 3,0 triệu tấn. Nước cung cấp nhiều thịt
dê nhất là Trung Quốc 1,5 triệu tân, sau đó là Ấn Độ 0,47 triệu tấn và Pakistan
0,37 triệu tấn.
Bảng 1.2. Sản lượng thịt và sữa dê thế giới năm 2001-2003 (nghìn tấn)
Khu vực


2001

2002

2003

Thịt

Sữa

Thịt

Sữa

Thịt

Sữa

3.895

11.680

4.048

11.756

4.091

11.816


182

2.585

187

2.517

188

2.538

Các nước đang phát triển

3.713

9.095

3.861

9.239

3.903

9.278

Châu Á

2.820


6.177

2.964

6.263

3.004

6.291

Châu Âu

120

2.470

122

2.395

122

2.421

Châu Phi

810

2.686


811

2.743

814

2.745

Châu Mĩ La Tinh

132

347

137

355

138

359

Toàn thế giới
Các nước phát triển

Nguồn tổ chức nông lương thế giới FAO, 2004.
Cũng theo số liệu của FAO (2004) tổng sản lượng sữa các loại trong năm
2003 của toàn thế giới đạt khoảng 600 triệu tấn, trong đó sữa dê đạt 12 triệu tấn
(1,97%). Cũng như thịt dê sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất
đạt 9,3 triệu tấn. Các nước Châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này (6,3 triệu


5


tấn), trong đó đứng đầu là Ấn Độ 2,6 triệu tấn, sau đó là Bangladesh 1,3 triệu tấn
và Pakistan 0,64 triệu tấn.
Về số lượng giống dê, theo Aharya và Bhattachalya (1992) trên thế giới có
150 giống dê đã được miêu tả cụ thể, phần còn lại chưa được biết đến và phân bố
ở khắp các châu lục. Trong đó 63% giống dê hướng sữa, 27% giống dê hướng
thịt và 5% giống dê kiêm dụng lấy lông làm len. Các nước Châu Á có giống dê
nhiều nhất, chiếm 42% số giống dê thế giới. Các nước có nhiều giống dê nhất là
Pakistan 25 gống, Trung Quốc 25 giống và Ấn Độ 20 giống.
Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê phát triển. Công tác nghiên cứu về
chăn nuôi dê được nhà nước đặc biệt quan tâm chú ý. Họ có Viện nghiên cứu
chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, các trường đại học và một số trung tâm nghiên
cứu về dê.
Ở Trung Quốc, từ năm 1978 Chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi dê
và do đó tốc độ chăn nuôi dê phát triển ngày càng nhanh. Hiện tại Trung Quốc có 14
trại dê giống sữa và sử dụng kĩ thuật cấy chuyển hợp tử trên dê.
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao đổi,
học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế
giới, Hội chăn nuôi dê đã được thành lập từ năm 1976 (International Goat
Assocation) và cứ 4 năm họp một lần. Khu vực Châu Á cũng đã thành lập tổ
chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production System
Network for Asia) với mục đích góp phần trao đổi thông tin nghiên cứu và phát
triển chăn nuôi dê trong khu vực.
1.1.2. Tại Việt Nam
Con dê đã thuần hóa khá lâu đời ở nước ta, là một nghề truyền thống của
đồng bào dân tộc miền núi như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
Đồng bào nuôi dê làm thực phẩm nhằm phục vụ cho những công việc lớn của gia

đình như đám cưới, dựng nhà, hội hè. Con dê cũng được nuôi tại các tỉnh đồng
bằng, rải rác tại các vùng đồi núi như tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An. Tại những vùng này thịt dê được coi như một món ăn đặc sản.

6


Ở Ninh Thuận có dân tộc Chăm, do tính chất tôn giáo, một số làng xã nhân
dân không sử dụng thịt bò, thịt lợn, con dê là nguồn thực phẩm chính nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không những thế còn là nguồn cung cấp thịt
cho thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn ở phía Nam. Đặc biệt ở đây
nhân dân còn nuôi kết hợp cả cừu với số lượng tương đối lớn do thích nghi với
tính chất khí hậu khô nóng quanh năm của vùng này. Dê và cừu ở Ninh Thuận đã
được nuôi theo mô hình trang trại. Nhiều hộ đã nuôi đến 2000-3000 cừu, 5001000 dê. Phân của chúng cũng được gom để bán cho các tỉnh Tây Nguyên làm
phân bón cho các vùng công nghiệp và hoa màu.
Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi dê mặc dù đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu
được nuôi theo phương thức quảng canh, tự cung tự cấp. Tới năm 2000, theo số
liệu của Cục thống kê: Tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu
là giống dê Cỏ (dê địa phương), được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và
trung du phía Bắc. Riêng đàn dê của miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam
27,5% (trong đó Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%,
Đông Nam bộ 2,1% và Tây Nam bộ 3,8%). Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía
Bắc chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2003, tổng đàn dê của nước ta là
780.354 con, đã sản xuất ra được 6000 tấn thịt, tuy nhiên sản lượng sữa còn rất
thấp và chỉ đạt khoảng 120 tấn. Trong đó vùng Ba Vì, Sơn Tây, Hà Tây sản xuất
được 95 tấn, số còn lại tập trung ở vùng ven thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi dê của nước ta chưa được quan tâm,
chú ý. Người dân nuôi dê chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng đồi
bãi chăn thả, thiếu kiến thức kỹ thuật. Giống dê Việt Nam chủ yếu là giống dê

Cỏ địa phương nuôi lấy thịt. có nhiều màu sắc lông da khác nhau và độ pha
tạp nhiều, dê có tầm vóc bé nhỏ, hiệu suất chuyển hoá thức ăn thấp, hiện
tượng suy thoái cận huyết cao, nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều. Ở
một số nơi tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khá cao, lên tới
trên 40% tổng số dê con sinh ra.

7


Năm 1993, Nhà nước bắt đầu giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn
nuôi dê trong cả nước cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thuộc Viện
Chăn Nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ đó đến nay nhiều công
trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm sóc
nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được những kết
quả bước đầu rất phấn khởi. Chăn nuôi dê ngày càng phát triển ở nhiều nơi trong
cả nước và trở thành phong trào rộng khắp, đã và đang đóng góp tích cực vào việc
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2. Bệnh đậu dê
1.2.1. Giới thiệu chung về bệnh
Bệnh đậu dê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê được tổ chức dịch tễ
thế giới (OIE) xếp vào bảng A-bảng danh mục các bệnh truyền nhiễm cực kì
nguy hiểm.
Căn nguyên gây bệnh là do chủng virus thuộc giống Capripoxvirus, họ
Poxrividae. Trong giống Capripoxvirus, ngoài virus gây bệnh cho dê còn virus
gây bệnh cho cừu, gây bệnh nổi cục sần cho bò và một số bệnh khác. Tuy nhiên
chỉ có virus gây bệnh đậu dê cho dê và cừu có thể lây chéo cho dê và cừu, còn
virus gây bệnh nổi cục sần cho bò không lây sang cho dê ở điều kiện tự nhiên.
Dê mọi lứa tuổi đều mắc, bệnh lây lan rất nhanh. Dê trưởng thành tỉ lệ mắc có
thể lên đến 80% đàn dê con và già yếu có thể lên đến 100%. Nếu thiếu biện pháp
chữa trị đặc hiệu thì tỉ lệ chết ở dê trưởng thành có thể lên đến 50% và 95% ở dê con

và dê già yếu.
Virus đậu là virus hướng thượng bì, gây nên các mụn nổi có mủ trên da và
niêm mạc của dê mắc bệnh đậu.
1.2.2. Tình hình dịch bệnh đậu dê trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
Trong các tài liệu cổ, bệnh được miêu tả chi tiết khoảng 200 năm sau công
nguyên trong một tài liệu về thú y cổ xưa và cũng bắt đầu lây lan từ thời đó.
Hansen đã đưa ra bản báo cáo về bệnh đậu dê năm 1879 ở Nauy. Trong suốt cuộc
Đại chiến thế giới lần thứ nhất bệnh đã lây lan khắp Macedonia và được công bố

8


dịch năm 1926 với tỷ lệ chết là 15%. Nguyên nhân gây bệnh chính là virus đậu
dê (GPV), đôi khi có virus đậu cừu (SPV). Đây là một loại virus AND có vỏ bọc,
được đặt tên là giống Capripoxvirus thuộc họ Poxviridae. Bệnh gây ra tổn thất rất
lớn về kinh tế: gây chết dê non với tỷ lệ cao, giảm khả năng sản xuất nói chung,
giảm chất lượng lông và da, gây tổn thất cho các trang trại chăn nuôi tập trung,
hạn chế thông thương quốc tế.
Châu Âu: bệnh xảy ra tại Nauy, Thụy Điển, Ý, Bungari, Liên Bang Nga, Hy
Nạp...
Châu Á: Bệnh xảy ra tại các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất,
Afghakistan, Băng La Đét, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Mông Cổ...
Châu Phi: Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Ma Rốc, Togo, Niger, Sudan...
Châu Mỹ: Bang Washington của Mỹ.
Bệnh đậu dê được xem như bệnh quan trọng nhất trong các bệnh đậu của
ngành chăn nuôi gia súc.
Virus đậu dê có khả năng chống chịu rất tốt, chúng sống được một thời gian
dài ngoài môi trường: 6 tháng trong bóng râm của khu chăn thả, 3 tháng trong
vảy khô trên lông, da cừu.

1.2.2.2. Tại Việt Nam
Bệnh trước đây chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Đến ngày 3/1/2005 bệnh
xuất hiện tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng đe dọa đến 1.000 con dê của các
hộ chăn nuôi với lượng dê mắc là 598 con lượng dê chết là 515 con. Sau đó bệnh
xảy ra tại huyên Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ngày 13/1/2005, tại huyện Hữu Lũng
tỉnh Lạng Sơn ngày 25/1/2005 và huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây ngày 18/3/2005 (số
liệu do cục thú y gửi OIE ngày 2/5/2005).
Theo kết quả xét nghiệm của trung tân chẩn đoán thú y trung ương các mẫu
bệnh phẩm được lấy tại các ổ dịch tại các tỉnh Hà Nam tháng 9/2005, thành phố
Hồ Chí Minh tháng 1/2006 và Thanh Hóa tháng 7/2006 đều dương tính với virus
đậu dê bằng phương pháp PCR.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận xuất hiện bệnh đậu dê vào mùa khô năm
2005, khởi đầu từ huyện Ninh Hải sau lây sang huyện Thuận Bắc, huyện Ninh

9


Phước. Toàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng 125.000 dê thì có 1.210 con chết. Trong
thời gian dịch bệnh hầu hết các hộ chăn nuôi đều điêu đứng vì dê ốm chết hoặc
người chăn nuôi lo bán chạy, giá thành rẻ gây khó khăn về kinh tế đặc biệt đối
với người chăn nuôi nghèo.
1.2.3. Động vật cảm nhiễm
Capripoxvirus chỉ lây nhiễm động vật có móng guốc, hầu hết virus hướng
tới 1 loài động vật đặc trưng. Trong điều kiện tự nhiên GPV gây nhiễm trên dê.
Virus phân lập được ở Trung Đông, Ấn Độ cho thấy chúng chỉ đặc trưng trên dê
mà không gây nhiễm cho cừu. Nhưng virus này cũng được phân lập từ cả dê và
cừu ở vùng Oman của Yemen và Kenia. Bệnh có thể biểu hiện rõ hơn khi dê, cừu
nhiễm các giống khác nhau do virus có khả năng thích nghi trên những dê, cừu
địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, những xét nghiệm sinh hóa cũng khó phân
biệt được virus gây bệnh đó là đặc trưng trên dê hay trên cừu.

Dê ở tất cả các lứa tuổi, tính biệt đều có khả năng bị mắc bệnh này, đặc biệt
là dê non, dê già, dê nuôi lấy sữa. Các giống dê ở Châu Âu cảm nhiễm với bệnh
này hơn dê ở các lục địa khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy, đối với giống dê
bản xứ, khi mắc bệnh này thì tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ chết không cao. Song tỉ lệ này sẽ
phát triển nếu chăn nuôi tập trung theo các phương thức cải tiến, giống ngoại
nhập hay kế phát theo một số bệnh khác ví dụ như peste des petits virus trên
động vật nhai lại hoặc bệnh Lở mồm long móng.
Dịch bệnh đậu dê không phát ra theo mùa rõ ràng.
Mức độ trầm trọng của dịch bệnh phụ thuộc vào mật độ động vật mẫn cảm,
độc lực của giống virus GPV và giống nhiễm bệnh. Nói chung, với một đàn mẫn
cảm thì tỷ lệ nhiễm có thể lên tới 75%, tỷ lệ chết cao tới 50%, đặc biệt có đàn gia
súc non chết tới 100%.
1.2.4. Diễn biến bệnh, triệu chứng lâm sàng và tổn thương
Diễn biến của bệnh đậu dê như sau: Thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Con
vật sẽ sốt từ 4 đến 7 ngày sau khi mắc bệnh. Một vài giống cừu Châu Âu, ví dụ
như giống Soay, có thể mắc bệnh ở thể cấp tính và chết trước khi các nốt tổn
thương xuất hiện trên da. Thường thì sau khi sốt cao trên 40o C, một số vùng da

10


xuất hiện các nốt ban và những đốm xuất huyết (đường kính 2-3cm) rất dễ thấy
trên các vùng da trắng của dê, đặc biệt là dưới bụng. 24 giờ sau các nốt sưng lớn
thành các nốt sần cứng. Các nốt này bao phủ khắp cơ thể, nhưng tập trung nhiều
ở đầu, cổ, nách, bụng, bộ phận sinh dục (bao quy đầu, âm hộ), màng ngoài của
mắt, hậu môn, mũi. Các nốt sần ở phần niêm mạc nhanh chóng bị loét. Khi chúng
kết hợp với chất tiết của mũi, mắt thì trở thành màng mủ nhầy. Các hạch limpho
đều sưng. Nếu động vật sống sót sau quá trình cấp tính của bệnh thì các nốt sần
bắt đầu hoại tử trở thành các vẩy khô sau 5-10 ngày. Vảy này tồn tại dai dẳng
hàng tháng. Có trường hợp virus gây ra dạng tổn thương mụn nước trên da,

nhưng trường hợp này rất hiếm. Tổng thời gian diễn biến bệnh là khoảng 1-2
tháng. Trong một số trường hợp gia súc không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Những con vật mắc bệnh trở nên gầy sút và chết ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh.
Dê có chửa dễ sảy thai, bầu vú sưng, miệng, lưỡi và lợi xuất hiện nhiều nốt loét.
Con vật có thể hồi phục trong 3-4 tuần, tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh
các nốt đậu có thể liền hoàn toàn hoặc liền để lại sẹo to sâu. Vẩy đậu trên cơ thể
con bệnh có thể ủ bệnh vài tháng sau đó.
Như vậy, dê mắc bệnh đậu có triệu chứng đặc trưng là sốt cao 40-41oC, xuất
hiện nốt đậu ở da, sưng hạch lympho, chảy nước mắt, nước mũi và chảy nhiều
dãi. Thời gian ủ bệnh kéo dài 1-2 tuần. Con vật sốt, suy nhược, ủ rũ, khó thở,
kếm ăn, kết mạc mắt đỏ, lưng cong, sưng hạch lympho, chảy nước mũi đặc. Sau
1-2 ngày vùng ban đỏ bắt đầu xuất hiện ở vùng niêm mạc nhìn thấy được như
mũi, miệng, âm hộ, ở da đặc biệt là vùng da mỏng của cơ thể đầu, cổ, phía trong
chân và dưới đuôi dần dần những nốt này sần lên phát triển thành mụn nước tiếp
đến là mụn mủ và kết thúc tạo thành các vẩy đậu.
Thường gặp hai dạng tổn thương đậu trên da là dạng mụn nước và dạng nốt
đậu. Với dạng mụn nước lúc đầu nốt đậu chuyển sang màu trắng nâu, khô dần, cứng
lại thành vảy dễ bong ra. Với dạng nốt đậu, mụn đậu sưng to dần thành nốt sần ăn
sâu vào da tạo thành các nốt hoại tử và khi lành tạo thành sẹo không mọc lông.
Tổn thương đậu dê không chỉ giới hạn trên da mà còn ảnh hưởng đến bất kì
tổ chức nội tạng nào, đặc biệt là ống tiêu hóa từ miệng, lưỡi, hậu môn và đường

11


hô hấp. Làm tiêu bản bệnh lý của da có thể thấy mức độ tổn thương của biểu bì,
hạ bì và mô cơ liên kết. Mổ khám bệnh tích thường bao gồm sung huyêt khí quản
các nốt u có dạng hạt đậu, các đốm trắng trên phổi, lách sưng tấy, hạch lympho
hoại tử màu trắng xám và sự gia tăng số lượng dịch màng phổi màu máu. Ở một
số động vật các tổn thương hình thành trên phổi nhiều vùng cứng chắc.

1.3. Virus đậu dê
1.3.1. Phân loại virus
Virus đậu dê là ADN 2 sợi có vỏ bọc, thuộc nhóm Capripoxvirus, họ
Poxviridae. Trong giống Capripoxvirus, ngoài virus gây bệnh cho dê còn virus
gây bệnh cho cừu, gây bệnh nổi cục sần cho bò và một số bệnh khác. Tuy nhiên
chỉ có virus gây bệnh đậu dê cho dê và cừu có thể lây chéo cho dê và cừu, còn
virus gây bệnh nổi cục sần cho bò không lây sang cho dê ở điều kiện tự nhiên.
Khi giải trình tự hệ gen cho thấy bộ gen của virus đậu dê và virus đậu cừu có
chiều dài khoảng 150 kb và điều đặc biệt là chúng rất giống nhau, biểu hiện 96%
cấu trúc nucleotit giống nhau trên toàn bộ hệ gen giữa 2 chủng gây bệnh cho dê
và cừu. Đối với kiểu gen thông thường chúng có ít nhất 147 gen, bao gồm các
gen bảo tồn sự nhân lên của virus và các cấu trúc gen có liên quan đến độc lực
của virus và khả năng gây bệnh ở vật chủ. Gen của virus đậu dê và đậu cừu rất
giống nhau và giống với cả gen của virus gây u da ở bò, có tới 97% thành phần
nucleotided giống nhau.
Tất cả các gen của virus gây bệnh đậu dê và đậu cừu đều có mặt trong hệ
gen của virus gây bệnh u da bò. Tuy nhiên trong gen của virus gây bệnh đậu dê
và đậu cừu không chứa gen quy định độc lực và hệ vật chủ của LSDV, sự vắng
mặt của gen này trong hệ gen của virus gây bệnh đậu dê và cừu được phỏng đoán
là chúng có vai trò quan trọng trong việc xác định vật chủ là bò.
Hệ gen của virus đậu dê và cừu co chứa các nucleotide đặc hiệu khác nhau
được cho là chúng thuộc các loài riêng biệt. Một số sự thay đổi nhỏ trong hệ gen
của virus đậu dê và đậu cừu được giải thích là do sự giảm độc do chúng chứa từ 7
và 71 gen thay đổi so với các chủng ngoài thực địa. Đáng chú ý là sự thay đổi
của gen bao gồm cả đột biến và đứt gãy của gen với những chức năng quy định
về độc lực và hệ vật chủ, bao gồm protein Ankyrin được lặp lại trong virus đậu
cừu và 3 protein dạng kelch được lặp lại trong virus đậu dê.

12



1.3.2. Hình thái cấu tạo
Virus gây bệnh đậu dê thuộc nhóm virus đậu. Nếu xét về mặt đặc điểm kháng
nguyên thì virus đậu được chia ra thành 5 nhóm phụ khác nhau (Joklik 1996). Quan
sát cấu trúc của virus có thể thấy chúng có dạng lăng trụ hoặc dạng trứng, kích thước
khoảng 300-350nm x 200-250nm x 100nm. Cấu trúc phân tử của chúng bao gồm một
nhân ở giữa, hai lateral bodies, bề mặt protein và màng bao bọc. Nhân của virus được
bao phủ bởi một lớp màng riêng trong đó chứa deoxyribonucleic acid (DNA) và
protein. Nếu cắt lát thẳng đứng thì nhân có dạng lõm 2 mặt như mặt cắt thẳng đứng
của tế bào hồng cầu gia súc. Vật chất di truyền là 2 sợi nhiễm sắc thể có phân tử lượng
là 80 x 106 (Joklik 1996). Xung quanh nhân là chất nền protein và bên sườn là hai
lateral bodies. Nhắc tới cấu trúc của tiểu thể virus cũng cần nhắc tới cấu trúc của lớp
màng bao quanh toàn bộ virus. Một tiểu thể virus có khối lượng khoảng 5,5 – 10 -15g.
Cấu tạo hóa học của virus này cũng đã được nghiên cứu. Thành phần của nó bao gồm
89% là protein, 5 – 6% là vật chất di truyền DNA. Phần còn lại là carbohydrate, các
màng liên kết phospholipid, cholesterol và mỡ trung tính. Khi lớp vỏ bọc bên ngoài
được loại bỏ thì nhân của virus rất mẫn cảm với men DNAes và men trypsin. Thêm
vào đó tất cả các giống virus đậu đều bị tiêu diệt bằng cồn 95 – 99% tùy thuộc vào
từng giống khác nhau. Chúng cũng bị bất hoạt trong môi trường pH3.

Hình 1.1. Cấu trúc của virus đậu dê

13


Về cấu trúc của kháng nguyên của virus đậu có khác với cấu trúc của virus
có kích thước nhỏ, vì virus có thên lớp vỏ bọc ngoài nên ngoài kháng nguyên
nucleoprotein còn có thêm kháng nguyên hòa tan, kháng nguyên này nằm trên bề
mặt của virion. Những nghiên cứu về cấu trúc chính của những polipetide của
virus đậu dê được xác định bằng sự phân tích điện di gel polyacrylamide (PAGE)

kết quả cho thấy có trên 20 vạch có thể phân biệt từ một virus đã được tinh khiết
trong đó có một kháng nguyên kết tủa chính kháng nguyên này được gọi là kháng
ngyên hòa tan loại kháng nguyên đại diện cho một công cụ chẩn đoán có giá trị
đối với sự nhiễm virus đậu dê.
Các kháng nguyên hòa tan có khả năng kích thích virus tạo ra số lượng lớn
kháng nguyên trong quá trình nhân lên của virus. Kháng huyết thanh kháng lại
chúng tăng lên có thể trung hòa đặc hiệu tính gây bệnh của virus vì có một số
kháng nguyên hòa tan có thành phần cấu trúc của virus.
1.3.3. Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus
Virus đậu dê thích hợp nuôi cấy trên các môi trường là mô tổ chức có nguồn
gốc từ bò, dê, cừu, đặc biệt trên môi trường thận cừu, dịch hoàn cừu sơ cấp hay thứ
cấp. Tuy nhiên, virus đậu dê chỉ gây bệnh tích tế bào sớm nhất 4 ngày sau khi gây
nhiễm vì vậy cần kiểm tra các môi trường tế bào đã nhiễm virus trong 14 ngày.
Có thể nuôi cấy virus trên phôi thai gà ấp 11-13 ngày, sau khi gây nhiễm 34 ngày, xuất hiện bệnh tích nốt đậu trên màng thai ở dưới dạng màu trắng, xám
đục, màng thai phù nề và dày lên.
Quá trình nhân lên của virus diễn ra trong tế bào chất khi số lượng của virus
trong tế bào đạt được mức độ cần thiết cho việc tái tạo gen. Quá trình này được
sử dụng một số nguyên liệu từ tế bào của vật chủ, nhưng những chất nào đã được
sử dụng thì chưa rõ.
Receptor của virus đậu, mặc dù chưa chắc chắn nhưng có thể nhận thấy có
nhiều loại khác nhau.

14


1.3.4. Sức đề kháng của virus
Virus đề kháng yếu với nhiệt độ và tính nhạy cảm với nhiệt khác nhau giữa
các chủng. Các chủng virus đậu dê từ Iran và Ai Cập có sức đề kháng với nhiệt
độ tốt hơn các chủng ở Dushmbe. Sau khi xử lý nhiệt ở 56oC trong vòng 1h vẫn
không làm giảm sức đề kháng của virus. Trong khi đó chủng virus đậu phân lập

từ Ấn Độ dễ dàng bị vô hoạt sau vài phút ở 60oC. Các chất sát trùng thông
thường như focmon, cồn, thuốc tím có thể diệt virus rất nhanh, ở dung dịch
glyxerin 50% có thể bảo quản virus không bị phá hủy.
Virus dậu dê đề kháng cao và tồn tại trên vật chủ và môi trường trong thời
gian dài. Thực nghiệm cho thấy chúng có thể tồn tại 6 tháng trong các bãi quây
nhốt động vật trong bóng mát, trên nền chuồng, ít nhất 3 tháng trong vảy mụn
khô trên da, lông của động vật mắc bệnh. Virus có thể phát tán qua quần áo bảo
hộ, dụng cụ chăn nuôi. Chưa có bằng chứng về sự lây truyền virus đậu dê qua
tinh dịch hoặc phôi thai.
Những nghiên cứu về virus đậu dê cho thấy, các chủng virus đậu dê nói
chung đề kháng với điều kiện khô, tồn tại được trong điều kiện đông lạnh và tan
chảy và nhiều tháng trong tình trạng đông khô.

15


1.3.5. Đường truyền bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa động vật mẫn cảm
với động vật mang mầm bệnh qua không khí hoặc phối giống. Động vật mắc
bệnh bài thải virus qua vảy đậu khô, nước mũi, nước bọt, trong sữa, nước tiểu
và phân.
Thời gian bài thải virus có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng. Thêm nữa các vết
xước trên da hay vết do côn trùng đốt cũng là nơi virus đậu dê thâm nhập vào cơ
thể vật chủ.Có thể gây bệnh cho dê trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng
virus đậu dê cường độc tiêm vào vùng hạ bì, nội bì, cơ hoặc phun khí dung qua
đường hô hấp. Các virus đậu dê có sức đề kháng cao, có thể sống sót trong thời
gian dài trên vật chủ hay ngoài môi trường, ví dụ chúng có thể tồn tại tới 6 tháng
trên nền chuồng và ít nhất là 3 tháng trên vẩy mụn khô nằm trên lông và trên da
con vật bị bệnh. Virus cũng có thể được phát tán qua quần áo bảo hộ và các dụng
cụ chăn nuôi. Chưa có bằng chứng về sự truyền lây virus đậu dê qua tinh dịch

hoặc phôi thai
1.4. Một số phương pháp chẩn đoán
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh đậu thường được chẩn đoán sơ bộ bằng các dấu hiệu lâm sàng trên da,
các bệnh tích đại thể trong quá trình mổ khám.
1.4.1.1. Triệu chứng lâm sàng
- Sốt, ủ rũ, bỏ ăn, nằm co quắp.
- Trên da có những nốt phát ban, đặc biệt là vùng da không có lông.
- Bệnh tích phát triển thành những nốt sần.
1.4.1.2. Giai đoạn tạo thành mụn nước và nốt sần
- Nốt sần khô tạo thành vẩy dễ bóc.
- Hiếm khi nốt sần có thể thay đổi thành mụn nước, nhưng nếu có mụn nước
thì khi vỡ sẽ tạo thành nốt loét và tạo thành một cục vẩy bao phủ nốt loét đó.
1.4.1.3. Tạo thành u cục nhỏ (dạng đậu đá)
- Các mụn nổi lên làm tăng sinh cả lớp dưới biểu bì và da.

16


×