Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ứng dụng kháng nguyên chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở gia cầm (chronic respiratory disease ) trên đàn gà nuôi tại hà nội và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.51 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGA

ỨNG DỤNG KHÁNG NGUYÊN CHẨN ĐOÁN
BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MẠN TÍNH Ở GIA CẦM
(Chronic Respiratory Disease ) TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI
TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGA

ỨNG DỤNG KHÁNG NGUYÊN CHẨN ĐOÁN
BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MẠN TÍNH Ở GIA CẦM
(Chronic Respiratory Disease ) TRÊN ĐÀN GÀ NUÔI
TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN


CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN BÁ HIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Nga

ii


LỜI CẢM ƠN
Mở đầu của Luận văn cho tôi xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các thầy, cô giáo Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, các thầy cô giáo trong khoa
Thú y, các cán bộ quản lý tại Viện Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy tôi trong thời gian học Cao
học tại trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên

đã tận tình hướng dẫn và TS. Đào Thị Hảo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động
viên để tôi có thể hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Nga

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vii


Danh mục hình

viii

Danh mục các chữ viết tắt

ix

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease)

3

1.1.1 Nguyên nhân gây bệnh

3

1.1.2 Loài mắc bệnh và nhân tố ảnh hưởng đến dịch tễ

3

1.1.3 Lứa tuổi và mùa vụ mắc bệnh


4

1.1.4 Cách truyền lây và chất chứa mầm bệnh

4

1.1.5 Triệu chứng của bệnh

5

1.1.6 Bệnh tích

8

1.1.7 Chẩn đoán

10

1.1.8 Biện pháp phòng bệnh

13

1.1.9 Điều trị

16

1.2 Mầm bệnh Mycoplasma Galisepticum (MG)

16


1.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc

16

1.2.2 Đặc tính nuôi cấy

17

1.3 Tình hình nghiên cứu bệnh do Mycoplasma ở gia cầm

19

1.3.1 Tình hình nghiên cứu bệnh do Mycoplasma ở gia cầm trên thế
giới

19

1.3.2 Tình hình nghiên cứu bệnh CRD ở Việt Nam

21

Chương 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

2.1 Nội dung nghiên cứu

23


2.1.1 Ứng dụng chế phẩm kháng nguyên MG xác định tỷ lệ nhiễm CRD

iv


theo giống gà, lứa tuổi trên đàn gà nuôi tại ngoại thành Hà Nội và
các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

23

2.1.2 Phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật
hoá học và serotype của các chủng Mycoplasma phân lập được
trên gà có huyết thanh dương tính với KNMG
2.2 Nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

23
23

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

23

2.2.2 Nguyên liệu

23

2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

26


2.3 Phương pháp nghiên cứu

26

2.3.1 Phương pháp lấy và xử lý mẫu

26

2.3.2 Phương pháp làm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính để
phát hiện kháng thể MG

27

2.3.3 Phương pháp xác định bệnh CRD qua chẩn đoán lâm sàng và giải
phẫu bệnh

28

2.3.4 Phương pháp phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc
tính sinh vật hóa học của vi khuẩn MG từ mẫu bệnh phẩm gà nghi
mắc CRD

28

2.3.5 Phương pháp phát hiện MG bằng phản ứng nhân gen (PCR)

32

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu


34

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35

3.1 Ứng dụng chế phẩm kháng nguyên MG xác định tỷ lệ nhiễm CRD theo
giống gà, lứa tuổi trên đàn gà nuôi tại ngoại thành Hà Nội và tỉnh Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên

35

3.1.1 Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm CRD ở các giống gà bằng phản ứng
ngưng kết nhanh trên phiến kính

35

3.1.2 Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm MG ở gà theo lứa tuổi bằng phản
ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính

36

3.1.3 Xác định tỷ lệ nhiễm MG ở gà theo dòng gà

38

v


3.2 Phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hoá học

và serotype của các chủng Mycoplasma phân lập được trên gà có huyết
thanh dương tính với KNMG

40

3.2.1 Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm CRD ở gà có biểu hiện bệnh CRD

40

3.2.2 Kết quả phân lập và giám định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn MG

44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

1

Kết luận

55

2

Đề nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


56

PHỤ LỤC

59

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần các chất trong phản ứng PCR xác định MG

33

2.2

Điều kiện trong phản ứng PCR xác định MG

33

3.1


Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm CRD ở các giống gà bằng phản ứng ngưng kết
nhanh trên phiến kính

36

3.2

Xác định tỷ lệ nhiễm CRD qua các giai đoạn tuổi của gà

37

3.3

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm MG theo dòng gà

38

3.4

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm CRD tại một số cơ sở chăn nuôi gà bằng kháng
nguyên MG của Viện Thú y

3.5

39

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm CRD ở gà có biểu hiện bệnh CRD bằng phản ứng
ngưng kết nhanh trên phiến kính


40

3.6

Số lượng mẫu gà có huyết thanh dương tính

41

3.7

Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể đặc trưng của gà mắc bệnh CRD

42

3.8

Kết quả phân lập vi khuẩn MG từ phổi gà theo lứa tuổi

44

3.9

Kết quả phân lập vi khuẩn MG từ phổi gà theo giống gà

45

3.10

Kiểm tra một số đặc tính sinh hoá và khả năng lên men đường của các chủng MG
phân lập được


51

3.11

Giám định vi khuẩn MG phân lập được bằng phản ứng PCR

52

3.12

Kết quả giám định serotype của các chủng MG phân lập

53

vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Gà bị bệnh CRD viêm khớp gối, gầy và chết

3.1


Tích dịch ở khí quản

43

3.2

Viêm túi khí

43

3.3

Kết quả phản ứng PCR xác định vi khuẩn MG.

45

3.4

Hình thái vi khuẩn MG nhuộm Giemsa (100x)

49

3.5

Khuẩn lạc MG sau 5 ngày nuôi cấy (40x)

50

3.6


Vi khuẩn MG mọc trên MB sau 5 ngày nuôi cấy

50

3.7

Sản phẩm PCR giám định vi khuẩn MG (530 bp)

52

viii

9


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CRD

: Chronic Respiratory Disease

DNA

: Acid Deoxyribonucleic

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assey

EMB


: Eosin Methylene Blue

KHT

: Kháng huyết thanh

KN

: Kháng nguyên

MA

: Mycoplasma agar

MB

: Mycoplasma broth

MG

: Mycoplasma gallisepticum

MS

: Mycoplasma synoviae

NC

: Nuôi cấy


OIE

: Office International des épizooties (tổ chức dịch tễ thế giới)

PCR

: Polymerase Chain Reaction (phản ứng nhân gen)

PPLO

: Pleuro – Pneumonia Like Organisms

RNA

: Acid Ribonucleic

RSA

: Rapid Slice Agglutination

SPA

: Serum Plate Agglutination

TE

: Tris -Acetie - EDTA

VSV – TN


: vi sinh vật – truyền nhiễm

ix


MỞ ĐẦU
Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính của gà (CRD) hay viêm xoang
truyền nhiễm ở gà tây, gây ra bởi vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) là
một trong số các bệnh quan trọng và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong
chăn nuôi gia cầm. Thiệt hại chủ yếu do bệnh gây ra là làm giảm chất lượng
thân thịt, giảm tiêu thụ thức ăn và năng suất trứng. Ngoài ra, tăng các chi phí
trong điều trị, các chương trình phòng và chống bệnh, bao gồm các chương
trình giám sát ( huyết thanh học, nuôi cấy, phân lập và giám định) và tiêm
phòng bằng vacxin góp phần làm tăng chi phí cho bệnh ở mức nhiều nhất
trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung cũng như các tỉnh phía bắc nói
riêng. Để hạn chế được dịch bệnh cần phải có những nghiên cứu sâu rộng về
đặc điểm của bệnh cũng như cách phòng chống, đồng thời phải có sự phối
hợp giải quyết nhiều khâu, từ những người chăn nuôi đến những người làm
công tác thú y… mở rộng các chương trình phòng chống dịch và phát triển hệ
thống theo dõi, báo cáo về dịch bệnh.
Trên thực tế hiện nay, hầu hết các đàn gà công nghiệp đều bị nhiễm
Mycoplasma, vì vậy việc tạo ra một đàn gà không bị nhiễm bệnh là một việc làm
cần thiết nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh việc giữ gìn điều kiện vệ sinh
môi trường, cách ly khỏi các nhân tố truyền lây, phát hiện sớm và loại thải những
con mang mầm bệnh là biện pháp phòng bệnh quan trọng bậc nhất (Cannon và
Roe, 1982), và một trong những biện pháp phát hiện sớm mầm bệnh đó là xét
nghiệm huyết thanh học bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với
kháng nguyên MG.
Tại Viện Thú y trong những năm gần đây đã nghiên cứu chế tạo thành

công kháng nguyên MG nhuộm màu với tím Violet và bước đầu được dùng trong
chẩn đoán, để làm hoàn thiện được kháng nguyên MG và nhằm giúp cho công tác
chẩn đoán nhanh bệnh CRD chúng tôi tiến hành sử dụng kháng nguyên MG
giám sát sự lưu hành của vi khuẩn MG trên đàn gà tại một số tỉnh phía Bắc (Hà
Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương) để biết được tình hình nhiễm CRD trên

1


gà tại giai đoạn nghiên cứu và khẳng định kháng nguyên tự chế có chất lượng
tương đương với kháng nguyên nhập khẩu, chi phí giảm so với việc sử dụng các
chế phẩm tương tự ngoại nhập, sản phẩm kháng nguyên chế tạo tại Việt Nam
được các trại và người chăn nuôi sử dụng trong công tác chẩn đoán kiểm tra định
kỳ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã
đạt được chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Ứng dụng kháng nguyên chẩn đoán bệnh Viêm đường hô hấp mạn
tính ở gia cầm (Chronic Respiratory Disease) trên đàn gà nuôi tại Hà Nội và
vùng phụ cận”,
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Ứng dụng chế phẩm kháng nguyên MG tự chế, xác định tỷ lệ nhiễm
CRD tại một số cơ sở chăn nuôi gà (n= 2.500)
- Phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hóa học
và serotype của các chủng MG phân lập được từ bệnh phẩm gà có huyết thanh
dương tính với KN tự chế và trên gà nghi mắc CRD (n=100)

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease)

CRD là một bệnh hô hấp mạn tính của nhiều loại gia cầm, nhưng phổ
biến hơn cả là gà và gà tây. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở
gà con dưới 2 tháng tuổi, gà trưởng thành bệnh xảy ra ở thể mạn tính, tỷ lệ mắc
bệnh trong đàn gà khá cao, có thể từ 30-50%.
1.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Đối với gia cầm có nhiều bệnh do Mycoplasma gây nên. Có bốn loài gây
bệnh điển hình: Mycoplasma gallisepticum, Mycoplasma synoviae, Mycoplasma
meleagridis, Mycoplasma iowae. Trong đó Mycoplasma gallisepticum là nguyên
nhân tiên phát gây bệnh CRD và viêm xoang truyền nhiễm ở gà, gà tây và một số
gia cầm khác.
1.1.2. Loài mắc bệnh và nhân tố ảnh hưởng đến dịch tễ
Trong thiên nhiên, gà, gà tây là hai vật chủ dễ mắc bệnh. Ngoài ra, người
ta cũng phân lập được mầm bệnh từ gà lôi, gà gô, công, trĩ, chim sẻ, chim cút, gà
tây hoang, vịt, đà điểu (Ley và Yoder, 1997) và từ một số động vật khác như
ngỗng, vẹt Amazon mỏ vàng, chim hồng hạc....
Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà 4 ÷ 8 tuần tuổi, gà lớn hơn bị bệnh, mang trùng
suốt đời và truyền bệnh cho gà con qua trứng. Do mầm bệnh lây lan qua đường
hô hấp, qua phôi trứng và sức đề kháng của gà thường thấp hơn khi nuôi theo
phương thức công nghiệp nên khả năng mắc bệnh ở gà công nghiệp có tỷ lệ cao
hơn khu vực chăn nuôi gia đình.
Bệnh do Mycoplasma lây từ từ trong đàn và ở dạng mạn tính .Một số loài
có khả năng lây truyền nhanh trong đàn qua tiếp xúc thông thường.Gà nhiễm
Mycoplasma sau 4 tuần đã có đáp ứng miễn dịch. Một số trường hợp, cả đàn mắc
bệnh chỉ sau 1 ÷ 2 tuần khi trong đàn có con xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu
tiên, trong khi đó có những đàn khác thì lây truyền chậm, những biểu hiện của
bệnh là rất khác nhau. Có trường hợp gà không có triệu chứng lâm sàng nhưng
chúng vẫn mang trùng và đây là nguồn lây lan bệnh.

3



Bệnh có thể kết hợp với các mầm bệnh khác làm cho bệnh nặng hơn và tiến
triển nhanh hơn như virus Newcastle, cúm gà, virus viêm thanh khí quản truyền
nhiễm; một số vi khuẩn gây bệnh như Haemophilus paragallinarum, E.coli.
Gà nuôi theo phương thức công nghiệp thì dễ mắc hơn gà nuôi theo
phương thức tự nhiên vì bệnh liên quan đến đường hô hấp nên khi nuôi theo
phương thức công nghiệp thì mật độ cao không khí dễ bị ô nhiễm sức đề kháng
của gà kém hơn khi chăn nuôi theo phương thức tự nhiên vì thế gà mắc bệnh cao
hơn, tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Thị
Hương, 2009).
1.1.3. Lứa tuổi và mùa vụ mắc bệnh
Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi trong đó tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở: 4- 8 tuần tuổi;
gà đẻ bói; gà đẻ khi tỷ lệ đẻ cao nhất. Gà lớn, gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con.
Nước ta khí hậu nóng ẩm về mùa hè và gió lạnh về mùa đông là điều kiện
thuận lợi để cho bệnh phát triển, đặc biệt là những trang trại chăn nuôi theo hướng
công nghiệp có số lượng lớn và mật độ cao. Mùa vụ cũng ảnh hưởng không nhỏ
tới sự phát bệnh, bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào các
tháng 3, 4, bệnh có chiều hướng giảm dần vào tháng 6-7 (Đào Trọng Đạt và cộng
sự, 1978 ; Nguyễn Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Như Nguyệt, 1985).
Bệnh xảy ra quanh năm do mầm bệnh luôn tồn tại trong môi trường và trong
các con vật mang trùng, đặc biệt trong các cơ sở đã ô nhiễm mầm bệnh.Tuy nhiên
đây là một bệnh có liên quan đến môi trường nên cứ khi nào thời tiết thay đổi đột
ngột, hoặc lúc giao mùa thì bệnh xảy ra mạnh. Mặt khác, bệnh liên quan đến sức đề
kháng của con vật nên bệnh CRD còn được coi như một “thứ chỉ thị” cho sức khỏe
của đàn gà, khi con gà thay lông cũng là thời điểm con vật dễ mắc bệnh do sức đề
kháng của con vật bị suy giảm.
1.1.4. Cách truyền lây và chất chứa mầm bệnh
Trong thiên nhiên, nguồn bệnh chủ yếu là gà bệnh, bệnh lây truyền chủ yếu
qua hai đường chính:
- Đường truyền ngang: do gia cầm khỏe tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp

với mầm bệnh từ con bệnh, vật mang trùng (nước mũi, nước mắt…). Mầm bệnh

4


xâm nhập chủ yếu vào đường hô hấp của gia cầm khỏe từ bụi, hơi nước trong
không khí có chứa mầm bệnh hoặc qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi…
Gà mắc bệnh ở thể ẩn tính, mang trùng đóng vai trò quan trọng về mặt dịch tễ
học của bệnh,từ nguồn bệnh này mà mầm bệnh được thải ra ngoài môi trường.
- Đường truyền dọc: có ý nghĩa dịch tễ quan trọng ở bệnh do Mycoplasma
gây ra, truyền lây mầm bệnh qua trứng do vòi trứng và tinh dịch gà trống nhiễm
bệnh, dẫn đến truyền lây bệnh cho thế hệ sau. (Yoder và Hofstad, 1964).
Trong một số trường hợp, sự lây nhiễm có thể thông qua việc sử dụng
vacxin virus chế từ trứng bị nhiễm Mycoplasma.
Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, MG đến ký sinh và làm viêm nhẹ niêm mạc
đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang xung quanh, thành túi khí. Khi đó
niêm mạc phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào lympho và tế bào đơn nhân
tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các bệnh này nhẹ
có khi không nhìn thấy. Nếu sức đề kháng của cơ thể giảm, bệnh tích sẽ nặng lên,
lan tràn; bệnh nổ ra rất mạnh, lây lan toàn đàn, toàn trại. Trường hợp này thường
thấy khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, đậu
và thanh khí quản. Bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số
vi khuẩn E. coli ký sinh, con vật thường bị kiệt sức rồi chết (Nguyễn Bá Hiên và
Nguyễn Thị Hương, 2009). Thông qua đường máu mầm bệnh đi đến các cơ quan
trong cơ thể, có thể phân lập được mầm bệnh trong tủy xương là 26,6%, lách
18,3%, hồng cầu 11,5%, gan 33,7% nhưng có một thời gian mầm bệnh khu trú ở
phổi, túi khí, buồng trứng, tinh hoàn.
1.1.5. Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng lâm sàng của bệnh do Mycoplasma có thể biểu hiện khác

nhau, tuỳ thuộc vào độc lực của mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Có rất
nhiều yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, vệ sinh chuồng
trại, stress, mật độ gà/m2, giống gà, tuổi gà hay việc sử dụng kháng sinh để phòng
bệnh cũng ảnh hưởng đến thời gian nung bệnh.
Trong trường hợp đàn gà bị nhiễm từ trứng bệnh nhưng được xử lý bằng

5


kháng sinh và được nuôi trong điều kiện tốt thì những biểu hiện lâm sàng không
thể hiện cho đến khi đàn bị kết hợp với những mầm bệnh khác hoặc các yếu tố
stress xuất hiện.
Trong tự nhiên, thời kỳ nung bệnh ở các đàn gà khác nhau từ 3 đến 38
tuần (Stipkovits và Kempf, 1996).
Bệnh thường xuất hiện sau khi nhiễm mầm bệnh từ 6 ÷ 21 ngày và kéo dài
từ 4 ÷ 8 tuần hoặc hơn.
Sau thời gian nung bệnh những biểu hiện đầu tiên của bệnh là gà kém ăn, có
âm ran khí quản, lúc đầu ở một số con, sau đó lây lan sang nhiều con. Gà kém ăn,
lông xơ xác, sút cân nhanh, thường bị viêm kết mạc mắt, mí mắt sưng phù, đầu
sưng, mũi tiết ra chất nhày hoặc nhày lẫn mủ, gà hay vẩy mỏ hoặc quệt mỏ, viêm
niêm mạc đường hô hấp và các túi khí. Gà thường hắt hơi, ho khan hay lắc đầu,
thở nhanh và khó, có thể vươn cổ ra để thở, mỏ nửa kín nửa hở, ho cũng như thở
đều có âm ran ướt và tiếng kêu rít, khò khè thường xuất hiện vào ban đêm (Ley,
2003).
Một số trường hợp khác gà bị sưng khớp, què, mất điều hoà thần kinh,
sưng đầu, kém ăn, mỏ và chân khô, chân kém bóng láng.
Những dấu hiệu không đặc trưng phổ biến như: Giảm tốc độ sinh trưởng
và năng suất đẻ trứng, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn.
Triệu chứng lâm sàng của những đàn bị nhiễm bệnh qua trứng khi chuyển
thành bệnh thứ cấp CRD biểu hiện từ lúc 3÷6 tuần tuổi, còn những trường hợp

khác thì phát triển ở giai đoạn chuẩn bị sinh sản.
*Ở gà con
Nếu trứng ấp mang mầm bệnh, gà con nở ra từ 1÷10 ngày tuổi đã có biểu
hiện lâm sàng.
Nếu bệnh xảy ra trong giai đoạn 3÷8 tuần tuổi thì đó là bệnh do sơ nhiễm.
Gà bị bệnh đầu tiên chảy nước mắt, nước mũi. Nước mũi lúc đầu loãng
sau đó đặc dần, màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm cho gà phải há miệng để
thở. Nước mắt quánh dần, fibrin tích tụ ngày càng nhiều tạo thành những khối tia
bằng hạt ngô, hạt lạc nổi lồi trên tròng mắt. Đôi khi giác mạc bị viêm loét viêm

6


mủ toàn mắt, lòng mắt đặc lại, con vật bị mù. Trong khi đó có hiện tượng viêm
lan từ mũi ra các xoang xung quanh,vách các xoang, đặc biệt là xoang dưới mắt
viêm sưng. Mặt gà bị biến dạng nên đầu gà giống như đầu chim cú đặc biệt là ở
gà tây. Các xoang lúc đầu chứa thanh dịch loãng sau đó biến thành fibrin đặc.
Gà có hiện tượng rất khó thở nên thường xuyên phải há miệng để thở. Gà
thường xuyên lắc vẩy mỏ, lúc vẩy mỏ xong thì liền theo đó là tiếng “khoẹt” một
lúc sau lại lặp lại như thế. Tiếng “khoẹt” rất rõ, nhiều khi về đêm và sáng sớm.
Có con có triệu chứng đi lệch khớp.
Gà ăn ít nên tăng trọng giảm rõ rệt lông gà xơ xác, đàn gà có nhiều con bị
còi cọc. Phân gà có màu xanh loãng hơi nhớt hoặc màu xanh trắng.
Ở gà con tỷ lệ chết cao hơn ở gà lớn. Có khi chết mà chưa có bệnh tích
đặc trưng. Bệnh kéo dài 10 ngày tỷ lệ chết khoảng 5- 12%, có khi 20- 50%
(Nguyễn Thị Hương, Lê Văn Năm, 1997).
*Ở gà lớn:
Gà lớn mắc bệnh chủ yếu ở thể ẩn tính, triệu chứng lâm sàng không rõ.
Bệnh hay xảy ra chậm và kéo dài nhiều tháng. Dấu hiệu đặc trưng nhất là thở
khó, thở khò khè, viêm mũi một bên hoặc hai bên. Gà vẫn ăn tốt nhưng tăng

trọng chậm.
Ở gà bệnh còn có hiện tượng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch (10÷15%).
Cá biệt có trường hợp gà có triệu chứng thần kinh Gà trống mắc bệnh thường có
tiếng kêu khàn
Bệnh xảy ra chậm và kéo dài nhiều tháng, dấu hiệu đặc trưng nhất ở gà
lớn là khi thở có tiếng ran, thở khò khè, viêm mũi một bên hoặc hai bên. Gà chảy
nước mắt, nước mũi, vảy mỏ, tiêu hoá kém và gầy sút (Ley, 2003).
* Ở gà đẻ:
Sản lượng trứng giảm (50% – 60%), một số trường hợp không có biểu
hiện lâm sàng nhưng vẫn thấy tăng tỷ lệ chết phôi và gà nở ra chậm lớn, đôi khi
thấy có triệu chứng thần kinh.
Tỷ lệ chết ở đàn gà lớn không đáng kể, nhưng ảnh hưởng tới tăng trọng và tỷ
lệ đẻ. Tỷ lệ chết ở gà thịt thấp nếu không kết hợp với các bệnh khác, chết nhiều nhất là
30% nếu có bệnh ghép và bệnh xảy ra vào những tháng thời tiết lạnh.

7


Những triệu chứng trên biểu hiện ở cường độ khác nhau và kéo dài hàng
tháng, bệnh vào mùa hè thường nhẹ hơn mùa đông. Tỉ lệ chết ở gà con từ 10% ÷
25%. Gà bệnh thường giảm khả năng sản xuất từ 10% ÷ 40%.
Bệnh CRD thường xuất hiện ghép với các bệnh khác như Tụ huyết trùng,
Ecoli. Tỷ lệ chết có thể lên đến 30%, nếu bệnh xảy ra độc lập thì tỷ lệ chết
thường thấp hơn (Ley, 2003).
1.1.6. Bệnh tích
* Bệnh tích đại thể:
Quan sát bệnh tích mổ khám gà bị bệnh CRD thấy xác gà gầy, có dịch
viêm chảy ở mũi, khí quản, phế quản, các túi khí viêm, viêm xoang thường điển
hình nhất ở gà tây, túi khí chứa chất bã đậu là những hạt nhỏ hoặc nang trắng,
thành túi khí phù nề dày lên và trắng đục.

Biến đổi bệnh tích ở phổi có thể thấy: Viêm màng phổi, trong phổi có các vùng
cứng, đôi khi hình thành u hạt, mặt phổi phủ fibrin, rải rác một số vùng bị hoại tử.
Trong trường hợp điển hình, có hiện tượng viêm ngoại tâm mạc, viêm
quanh gan, mặt ngoài gan có viêm tơ huyết mủ, viêm màng bụng (Nguyễn Bá
Hiên và Nguyễn Thị Hương, 2009).
Những trường hợp bệnh ghép, trên màng bao tim, gan, lách đều phủ lớp
màng giả trắng đục, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hoá bề
mặt của khớp, viêm bao gân, ổ khớp và viêm màng hoạt dịch. Gà con bị viêm
bao tim, viêm quanh gan và lách có hiện tượng sưng. Đối với gà trống có hiện
tượng viêm tinh hoàn, viêm khớp. Gà mái bị viêm buồng trứng và viêm ống
dẫn trứng (Ley, 2003).
* Bệnh tích vi thể:
Bệnh tích vi thể biểu hiện rõ ở khí quản và phổi.
- Khí quản: Tăng sinh và tróc tế bào biểu mô, có sự thâm nhiễm các tế bào
đơn nhân và tăng sinh các tuyến nhầy. Hình thành các vùng tăng sinh tế bào
lympho dưới màng nhầy niêm mạc, các ống huyết dịch của biểu mô dài ra rõ rệt.
- Phổi: Có các vùng viêm, xuất hiện các nang lympho cũng như các tổn
thương dạng hạt. Mô phổi có sự tăng sinh lympho dạng nang, có hiện tượng viêm
phổi. (Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Thị Hương, 2009)

8


Hình 1.1 Gà bị bệnh CRD viêm khớp gối, gầy và chết

9


* Bệnh tích khi có bệnh ghép:
Khi bị nhiễm MG sẽ nhanh chóng lan tỏa toàn đàn gà làm giảm sức đề

kháng của con vật và dễ nhiễm các bệnh khác. Khi bị nhiễm bệnh thứ phát thì
bệnh sẽ tiến triển theo hướng phức tạp hơn.
Khi đã bị Mycoplasma, nếu đưa vacxin chống bệnh Newcastle vào thì khả
năng tạo miễn dịch cũng bị hạn chế, cơ thể yếu làm cho gà không chống được
virus cường độc và dễ nhiễm Newcastle.
Khi có bệnh ghép với E.coli thì có bệnh tích của viêm ruột, viêm cata bại
huyết, có xuất huyết từng chấm vành mỡ bao tim, gan xuất huyết và nhiều khi
gan, tim, phổi hình thành một khối có phủ lớp màng trắng đục.
Khi cơ thể đã nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch bị suy giảm gà sẽ bị nhiễm
hàng loạt bệnh khác: phó thương hàn, viêm phế quản truyền nhiễm, viêm thanh
khí quản truyền nhiễm…
Thực tế, nếu chỉ mắc riêng Mycoplasma thì tỷ lệ chết ít và rải rác, song
khi đã ghép bệnh tỷ lệ chết sẽ tăng rất cao trong đàn.
1.1.7. Chẩn đoán
Để chẩn đoán và kết luận chính xác về bệnh do MG gây ra, cần kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau như: phân lập mầm bệnh, dựa trên những dẫn
liệu về đặc điểm dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng, kết quả mổ khám bệnh tích
và chẩn đoán huyết thanh học. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công
nghệ đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học ở mức độ phân tử, để chẩn
đoán chính xác bệnh người ta dùng kỹ thuật PCR, hoặc bằng cách phát hiện
DNA của chúng trong các mô nhiễm bệnh hoặc các mẫu bệnh phẩm.
Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích
Bệnh thường xảy ra ở gà, gà tây, gà sao, chim bồ câu. Vịt, ngan, ngỗng ít
cảm thụ với bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mùa vụ nhưng thường mắc khi
thời tiết thay đổi đột ngột, chủ yếu vào tháng 3, 7 và tháng 11, 12 trong năm.
Bệnh xảy ra với gà 1 – 3 ngày tuổi hoặc sau 15 – 42 ngày tuổi do bệnh lây qua
trứng từ mẹ sang. Thời gian ủ bệnh từ 6 – 21 ngày sau đó phát bệnh với những
triệu chứng điển hình như gà chảy nhiều nước mắt, nước mũi, thức ăn dính vào

10



mỏ, vươn cổ để thở, hay vảy mỏ nghe được âm ran ở đoạn khí quản, đặc biệt âm
ran nghe rõ về đêm và sáng sớm cùng với tiếng kêu đột ngột (khẹc) trong đàn.
Khi mổ khám thấy bệnh tích điển hình như đã mô tả ở phần bệnh tích.
Ngoài ra nếu bệnh ghép với E.coli thì còn quan sát thấy có màu trắng bạc bao
phủ cơ quan nội tạng (Đào Trọng Đạt, 1975).
Chẩn đoán phân biệt
Theo Nguyễn Bá Hiên và Nguyễn Thị Hương, 2009, khi xác định bệnh
đường hô hấp gia cầm gây ra do MG người ta cần phân biệt với bệnh viêm phế
quản truyền nhiễm, viêm mũi truyền nhiễm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm,
bệnh đậu gà, bệnh Newcastle, Aspergillosis thiếu vitamin A…
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: thường chỉ xảy ra ở những đàn gà con
dưới 6 tuần tuổi. Nếu gà đẻ bị bệnh sẽ có triệu chứng cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh
cao. Triệu chứng hô hấp của gà bệnh không phải thể hiện ở phần trên mà ở phần
sâu hơn của đường hô hấp. Một số trường hợp gà bị sưng hầu, sản lượng trứng
tụt đột ngột.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Bệnh khó chẩn đoán và dễ nhầm
với bệnh Mycoplasma ở thể nhẹ. Trường hợp này có thể kiểm tra tổ chức học
bệnh tích niêm mạc khí quản để phát hiện thể bao hàm, đồng thời có thể phân lập
virus để định bệnh.
Bệnh đậu gà: Có thể nhầm với bệnh đậu yết hầu. Nhưng trong bệnh đậu
màng giả niêm mạc miệng, hầu thường dầy, tràn lan và khó bóc. Ngoài ra trong ổ
dịch đậu, sớm muộn trên một số con cũng có biểu hiện triệu chứng mụn đậu
ngoài da.
Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng huyết thanh học được dùng để phát hiện sự có mặt của kháng
thể kháng lại MG ở trong cơ thể vật chủ, qua đó xác định được mức độ nhiễm
MG và đưa ra biện pháp xử lý sớm. Các phản ứng này thường áp dụng trong việc
điều tra tình hình nhiễm bệnh ở các đàn gà nuôi tập trung.

Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được sử dụng trong chẩn
đoán Mycoplasma:

11


Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính.
Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm
Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà
Phản ứng ELISA.
Trong đó, phản ứng huyết thanh được sử dụng thường xuyên nhất là
phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính (Serum plate agglutination - SPA).
Đây là một phản ứng được sử dụng như một kĩ thuật thường quy để chẩn đoán,
xác định gà bị bệnh.
Theo quy định của Cuba (1989) về tỷ lệ nhiễm MG cho phép với đàn gà
giống là dưới 2%, OIE (2004) cho phép dưới 5%.
Đàn gà bị coi là nhiễm bệnh khi có trên 50% số mẫu kiểm tra cho phản
ứng dương tính. Nếu trong trường hợp tỷ lệ ít hơn nhưng khi kiểm tra gà có biểu
hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh thì đàn gà được coi là không an toàn về
bệnh CRD.
Phản ứng dương tính khi huyết thanh pha loãng là 1/8 hay cao hơn có thể
kết luận gà bị nhiễm CRD (OIE, 2000).
Phân lập mầm bệnh
Phân lập và xác định mầm bệnh là phương pháp chính xác nhất trong chẩn
đoán bệnh do MG gây ra. Các mẫu bệnh phẩm được lấy từ khe mũi, vòm họng,
thực quản, khí quản, mắt, lỗ huyệt, túi khí. Các dịch rỉ có thể lấy từ các xoang
hốc mắt và các ổ khớp. Các mẫu còn có thể thu được từ mặt trong của màng noãn
hoàng, từ vòm họng hay túi khí của phôi thai.
Với gà bị bệnh còn sống có thể dùng tăm bông lấy dịch ở mũi, họng
để phân lập (Branton et al., 1984). Môi trường nuôi cấy phải có các chất bổ

trợ gồm 10÷15% huyết thanh lợn (ngựa), chất chống tạp khuẩn Thalium
Acetat (Freud, 1983). Mầm bệnh được nuôi cấy ở 370C từ 3 ÷ 5 ngày trong tủ
ấm 370C có 5% CO2.
Trong môi trường nước thịt MG mọc chậm chỉ làm biến đổi màu môi
trường mà không tạo váng hay cặn. Trong môi trường thạch, MG mọc chậm sau 3
÷ 5 ngày, khuẩn lạc điểm hình tròn, trơn, ở giữa nổi lên như quả trứng ốp lết.

12


Khuẩn lạc Mycoplasma rất nhỏ như bụi sương nên phải quan sát dưới kính hiển vi
quang học có độ phóng đại 20 ÷ 50 lần. Bằng mắt thường chỉ có thể quan sát được
khuẩn lạc dưới ánh sáng xiên (Razin, 1998). Khuẩn lạc điển hình có đường kính
1nm ÷ 3nm.
Do có nhiều loại Mycoplasma cư trú trong đường hô hấp của gà nên khi
phân lập cần tiến hành các bước kiểm tra và xác định vi khuẩn để định loại, typ.
Cho đến nay, miễn dịch huỳnh quang (Talkington và Kleven, 1985) hoặc oxy hóa
khử miễn dịch là những phương pháp tối ưu được sử dụng trong việc xác định
nhanh Mycoplasma trong môi trường nuôi cấy.
Phương pháp chẩn đoán phát hiện MG bằng phản ứng nhân gen
Polymerase Chain Reaction (PCR)
Những công trình của Kempf và cộng sự (1993) sử dụng cặp mồi đặc hiệu
khuếch đại đoạn gen 330 bp từ nucleotide 172 đến 502 ở vùng V2 đến vùng S
giữa V6 và U3 của gen 16s rRNA MG mà không nhân lên ở các loài vi khuẩn
khác. Một công trình khác của Kiss và cộng sự (1997) đã thiết kế cặp mồi đặc
hiệu với mầm bệnh MG cho phép khuếch đại từ vị trí 702 đến vị trí 1242 trên gen
16s rRNA. Tuy cặp mồi này không nằm trọn vẹn trên vùng biến đổi nhưng nó
nằm trên vùng bán bảo tồn và cũng được các tác giả kiểm tra và khẳng định tính
đặc hiệu của phản ứng đối với mầm bệnh MG.
Năm 2002, Nhữ Văn Thụ và cộng sự lần đầu tiên đã thiết lập phản ứng

PCR lồng dựa trên trình tự gen 16S rRNA của MG. Với độ nhạy rất cao (có thể
phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một phản ứng) đã có
thể khắc phục được vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm và cho phép phát hiện
mầm bệnh ở các loại mẫu khác như nền chuồng, nước uống, phôi gà… mà các
phương pháp khác khó hoặc không thể pháp hiện được.
1.1.8. Biện pháp phòng bệnh
* Quy trình quản lý đàn gà và vệ sinh phòng bệnh
+ Khi chưa có dịch
Hiện nay, hầu hết các đàn gà công nghiệp đều bị nhiễm Mycoplasma, vì
vậy việc tạo ra một đàn gà không bị nhiễm bệnh là một việc làm cần thiết nhưng
khó khăn. Giữ gìn điều kiện vệ sinh môi trường, cách ly khỏi các nhân tố truyền

13


lây là biện pháp phòng bệnh quan trọng bậc nhất.
Đối với chăn nuôi gà, thực hiện tốt phương thức “cùng vào, cùng ra”. Sau
mỗi đợt xuất gà, phải tiêu độc cẩn thận trước khi đưa gà mới vào chuồng, ở các
đàn gà giống, gà đẻ thường xuyên quan sát phát hiện gà bị bệnh mạn tính, gà
mang vi khuẩn để loại thải, hạn chế nguồn gieo rắc mầm bệnh. Mật độ chuồng
nuôi phải thích hợp cho từng loại gà, chuồng trại phải thoáng mát.
Điều trị dự phòng đàn giống bằng các loại kháng sinh và hoá dược có
hiệu quả cao để giảm thiểu sự truyền lây qua trứng. Xử lý trứng trên đàn gà đẻ
bằng các biện pháp như tiêm kháng sinh, nhúng kháng sinh hoặc đun nóng
trứng (Yoder, 1990).
Khi có bệnh cần nhanh chóng cách ly gà ốm với gà khoẻ. Sau mỗi lứa cần
phải dọn vệ sinh, tẩy uế, sát trùng và phải có thời gian trống chuồng thích hợp .
+ Khi có dịch xảy ra
Với đàn không bệnh, nuôi riêng trong điều kiện an toàn, vệ sinh phòng
bệnh nghiêm ngặt, từ đó nhân lên hay thay thế đàn có bệnh.

Đối với đàn có bệnh, cần loại thải thành đàn thương phẩm, hoặc có thể để
đàn nhiễm nhẹ làm đàn thương phẩm nhưng phải được kiểm tra chặt chẽ và có
dùng Tylosin phòng bệnh.
Mặt khác, trong suốt thời gian đẻ của gà mẹ, nếu kiểm tra thấy kháng thể
trong trứng hoặc trong máu của gà con, tiến hành kiểm tra đàn gà sinh sản theo
nguyên tắc: nếu kiểm tra âm tính hoàn toàn thì đàn gà mới được coi là không
mắc bệnh và vẫn tiếp tục kiểm tra.
* Phòng bệnh bằng kháng sinh
Mycoplasmosis thường là bệnh kế phát của một số bệnh khác, vì vậy
muốn phòng bệnh có hiệu quả thường sử dụng phối hợp với một số kháng sinh
như: Gentamycin, Kanamycin, Tylosin, Oxytetracylin, Chlortetracylin…
Stipkovits và Kempf (1996) đã dùng Lincomycin và Spectinomycin tiêm
vào túi khí tuy đạt được hiệu quả khống chế sự lây truyền qua trứng nhưng
phương pháp này tốn nhiều công sức và cũng không ngăn chặn triệt để được sự
lây lan của mầm bệnh Mycoplasma.
Tuy nhiên nhiều tác giả không đồng ý với cách dùng kháng sinh để phòng

14


bệnh vì với liều phòng bằng một nửa liều điều trị thì có thể gây hiện tượng nhờn
thuốc và tồn dư kháng sinh trong trứng. Vì vậy, những gà được tiêm vacxin có
thể chống lại bệnh đường hô hấp.
* Phòng bệnh bằng vacxin
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều hãng sản xuất vacxin phòng
bệnh CRD:
Vacxin vô hoạt được chế từ MG do công ty VINELAND của Mỹ sản xuất
có quy trình phòng bệnh như sau:
- Lần 1: Vào lúc 3 tuần tuổi tiêm dưới da hay bắp liều 0,5ml/ con.
- Lần 2: Trước khi đẻ 2÷4 tuần liều 0,5ml/ con. Khi tiêm cho gà đẻ kháng

thể truyền vào lòng đỏ của trứng nên phòng được bệnh cho gà con trong vòng 2 ÷
3 tuần tuổi.
Nobivac – Mg của Hà Lan, là vacxin tiêm dưới da 0.5ml /con lúc 2 ÷ 3
tuần tuổi có thể tiêm nhắc lại lúc 3 ÷ 4 tuần tuổi.
Nobivac – M6 của Hà Lan, là vacxin vô hoạt dùng tiêm bắp hay dười da
cho gà hậu bị (18 ÷ 22) tuần tuổi và gà đẻ mỗi con 0.5ml /con.
Talovac 104 của Đức là vaxin nhược độc tiêm dưới da cho mỗi con 0.5ml
từ 6 -8 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lúc gà 16 ÷ 20 tuần tuổi (Nguyễn Hữu Vũ và
Phan Lục,1996).
*Sử dụng kháng nguyên (Antigen MG) chẩn đoán Mycoplasmosis và
loại thải gà nhiễm bệnh
Kháng nguyên MG được sử dụng để chẩn đoán nhanh xác định tỷ lệ
nhiễm trong đàn, kịp thời loại thải những con có khả năng gây bệnh, góp phần
tạo nên những đàn gà giống sạch bệnh.
Hiện nay, chủng MGS6 của Mỹ trở thành chủng chuẩn để chế kháng
nguyên (KN) bán sẵn trên thị trường, nhưng chúng có thể khác nhau về độ nhạy
và độ đặc hiệu, theo nhà sản xuất và theo các lô, chúng phải được bảo quản theo
hướng dẫn của nhà sản xuất (Levisohn, 1995).
Theo Ross et al. (1990) có thể hạn chế phản ứng không đặc hiệu khi pha
loãng huyết thanh 4 ÷ 8 lần.
Phản ứng này được sử dụng rộng rãi do thao tác đơn giản và độ nhạy cao.

15


×