Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu sự lưu hành virus cúm ah5n6 trên đàn gia cầm và ứng dụng phương pháp real time pcr trong chẩn đoán bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------o0o--------------------------

NGUYỄN TRỌNG LƯU

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A/H5N6
TRÊN ĐÀN GIA CẦM VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
REAL TIME - PCR TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH

CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: công trình khoa học này là của tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận án này đều được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận án
đều chính xác và được nêu rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015.
Tác giả



Nguyễn Trọng Lưu

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tạo động lực để
tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Thú y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi
được theohọc chương trình đào tạo Thạc sĩ tại học viện.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Lan, Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
và hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ đang công tác tại Phòng thí nghiệm
trọng điểm công nghệ sinh học thú y – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và cho tôi những đóng góp quý báu trong
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người
thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn giúp đỡ, động viên tôi để
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015.
Tác giả

Nguyễn Trọng Lưu


iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục hình ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1.

Khái niệm bệnh cúm gia cầm .................................................................. 3

1.2

Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới ............................................... 3

1.2.1. Tình hình chung ...................................................................................... 3
1.3.

Tình hình cúm ở Việt Nam...................................................................... 6

1.3.1. Tình hình chung ...................................................................................... 6
1.3.2. Tình hình cúm H5N6 ở Việt Nam ......................................................... 11
1.4.


Cúm gia cầm và đặc điểm của cúm gia cầm .......................................... 13

1.4.1. Đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm gia cầm ................................ 13
1.4.2. Kháng nguyên của virus cúm gia cầm ................................................... 17
1.4.3. Tính thích ứng đa vật chủ của virus cúm ............................................... 22
1.4.4. Cơ chế xâm nhiễm gây bệnh của virus cúm A trong tế bào vật chủ ....... 23
1.4.5. Độc lực và khả năng gây bệnh của virus cúm gia cầm ........................... 25
1.4.6. Triệu chứng lâm sàng của gia cầm mắc bệnh cúm ................................. 26
1.4.7 Bệnh tích của gia cầm mắc cúm gia cầm ............................................... 27
1.5

Chẩn đoán bệnh .................................................................................... 28

1.5.1 Chẩn đoán dựa vào dịch tễ học.............................................................. 28
1.5.2 Chẩn đoán dựa vào triệu chứng và bệnh tích ......................................... 28
1.5.3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm................................................................. 28
1.6.

Vacxin phòng bệnh cúm gia cầm .......................................................... 29

1.6.1. Tình hình sử dụng vacxin cúm gia cầm trên thế giới ............................. 31
1.6.2. Tình hình sử dụng vacxin cúm gia cầm ở Việt Nam .............................. 32
iv


1.7.

Nguyên lí phản ứng Real time PCR ...................................................... 32

Chương 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....35

2.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 35

2.2.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 35

2.3.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 35

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35

2.4.1. Nguyên liệu ......................................................................................... 35
2.4.2. Các bước tiến hành phản ứng Real time – PCR .................................... 36
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 39

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 40
3.1.

Kết quả điều tra vị trí địa lý và tình hình buôn bán gia cầm tại 5 chợ
của tỉnh Lạng Sơn ................................................................................. 40

3.2.


Tình hình tiêm vacxin cúm A/H5N1 tại một số huyện của tỉnh Lạng Sơn ......... 44

3.3.

Nghiên cứu, lựa chọn mẫu giám sát tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn ........... 47

3.4.

Kết quả xác định virus cúm type A trong các mẫu thu thập được .......... 50

3.5.

Kết quả xác định virus cúm H5 trong các mẫu thu thập được ................ 56

3.6.

Kết quả xác định virus cúm N6 trong các mẫu thu thập được ................ 57

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 61
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 61
ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
AI

:


Avian Influenza

cs

:

Cộng sự

CT

:

Cycle of threshold

DNA

:

Acid Deoxyribo Nucleic

GDP

:

Gross Domestic Product

GP

:


Glycoprotein

HA

:

Hemagglutination

HEF

:

Hemagglutinin Esterase Fusion

HI

:

Hemagglutination Inhibition

HPAI

:

Highly pathogenic avian influenza

NA

:


Neuraminidase

OIE

:

Office International des Epizooties

PB1

:

Polymerase basic protein 1

PB2

:

Polymerase basic protein 2

PBS

:

Phosphate Buffered Saline

PCR

:


Polymerase Chain Reaction

RNA

:

Ribonucleic Acid

RNP

:

Ribonucleoprotein

Tp

:

Thành phố

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng


Trang

Master mix cho lượng phản ứng là 15µl với Invitrogen Superscript
III platinum one-step qRT-PCR kit (No.11732-020) ................................. 38

3.1

Số lượng gia cầm buôn bán tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn qua 3 năm ..................41

3.2

Nguồn gốc gia cầm được buôn bán tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn ............... 44

3.3

Kết quả tiêm vacxin cúm A/H5N1 tại một số huyện của tỉnh Lạng Sơn............45

3.4

Số lượng mẫu được thu thập tại các chợ tiến hành lấy mẫu lấy mẫu ..................48

3.5

Số lượng mẫu thu thập được theo 12 tháng tại 5 chợ nghiên cứu .............. 49

3.6

Số lượng mẫu thu thập được theo loài gà, vịt và ngan ............................... 50

3.7


Kết quả xác định virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn theo
3 đối tượng là gà,vịt, ngan ........................................................................ 51

3.8

Kết quả xác định virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn ............... 52

3.9

Diễn biến sự lưu hành của virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng
Sơn theo tháng .......................................................................................... 54

3.10 Kết quả xác định tỷ lệ giữa virus cúm H5 và virus cúm A......................... 56
3.11 Kết quả xác định tỷ lệ giữa virus cúm N6 và virus cúm H5....................... 57
3.12 Kết quả xác định sự lưu hành virus cúm A/H5N6 tại 5 chợ trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn .................................................................................58

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ VẢ ẢNH
Số bảng

Tên hình, biểu đồ

Trang

1.1


Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm ............................................ 14

1.2

Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A ................................................... 17

1.3

Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên virus cúm A ở tế bào chủ
(Beard, 1998). ....................................................................................... 24

1.4

Cơ chế hoạt động của Taqman probe .................................................... 33

3.1

Số lượng gia cầm buôn bán tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn qua 3 năm .......... 42

3.2

Kết quả tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho đàn gia cầm tại 3
huyện/TP có các chợ tiến hành lấy mẫu trong năm 2014 ....................... 47

3.3

Kết quả xác định virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn
theo 3 đối tượng là gà, vịt, ngan ............................................................ 51

3.4


Tỷ lệ dương tính với virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn ...... 53

3.5

Diễn biến lưu hành virus cúm type A tại 5 chợ của tỉnh Lạng Sơn
theo các tháng trong năm 2014 .............................................................. 55

3.6

Kết quả xác định tỷ lệ giữa virus cúm H5 và virus cúm A ..................... 56

viii


MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm gia cầm đã xuất hiện ở nước ta trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là
cúm A/H5N1, kể từ khi xuất hiện, nó ngày càng phát triển mạnh và có những
diễn biến hết sức phức tạp. Nó đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ tới nền
kinh tế, môi trường sống, và nhất là ngành chăn nuôi ở nước ta.
Cúm gia cầm cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tính lây lan nhanh do
một loài virus thuộc họ Othormyxoviridae gây ra. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên và
bùng phát thành dịch ở nước ta vào cuối tháng 12/2003. Đầu tiên, virus cúm
A/H5N1 xuất hiện ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Long An, Tiền Giang và lây lan
rất nhanh. Chỉ trong vòng 2 tháng, từ lúc xuất hiện đến ngày 27/2/2004, dịch đã
xuất hiện ở 57 tỉnh thành với 2574 xã phường của 381 huyện thị có dịch. Tổng số
gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy lên tới 58,66 triệu con (chiếm 16,71% tổng
đàn trên cả nước). Đặc biệt nghiêm trọng trong đợt dịch này lưu hành: có đến 50
người nhiễm cúm A/H5N1 và có trên 20 bệnh nhân tử vong, phần lớn là trẻ em.

Ngoài ra nhà nước còn chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác chống dịch. Một số
vùng tuy không có dịch nhưng việc duy trì đàn gia cầm rất khó khăn, đặc biệt đối
với cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn do không tiêu thụ được gia cầm, sản
phẩm gia cầm. Dịch cúm đầu năm 2004 đã giảm 0,5% tăng trưởng GDP quốc
gia, tương đương trên ba nghìn tỷ đồng.
Năm 2014, virus cúm chủng H5N6 lần đầu tiên được phát hiện gây bệnh
trên gia cầm và gây chết người tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Tháng 8 năm
2014, Cục Thú y cũng lần đầu tiên phát hiện cúm A/H5N6 trên lãnh thổ Việt
Nam, cụ thể là trên đàn gà tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt
tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi phát hiện virus cúm A/H5N6 tại Lạng
Sơn và Hà Tĩnh, Cục Thú y cho biết, virus cúm A/H5N6 tiếp tục được phát hiện
ở các tỉnh khu vực miền Trung như: Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nhận
thấy, virus cúm A/H5N6 có độc lực cao, có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm
khi có khả năng lây trực tiếp sang người, vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài:

1


“Nghiên cứu sự lưu hành virus cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm và ứng dụng
phương pháp Real time - PCR trong chẩn đoán bệnh”
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
-

Góp phần xác định sự lưu hành của virus cúm type A/H5N6 tại Lạng Sơn

-

Ứng dụng phương pháp Real time – PCR trong chẩn đoán bệnh

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Là một trong những cơ sở để biết thêm về dịch tễ học của bệnh đồng thời
đánh giá công tác vệ sinh, kiểm dịch và phòng bệnh
-

Đưa ra khuyến cáo hợp lý trong lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ chẩn đoán

bệnh nhanh và chính xác về bệnh cúm gia cầm H5N6

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm bệnh cúm gia cầm
Cúm gia cầm có tên khoa học là Avian influanza, là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính gây ra bởi virus cúm type A thuộc họ Orthomyxovirideae gây ra với
nhiều subtype khác nhau (Alexander, 1993). Đây là tác nhân gây bệnh nguy hiểm
và nghiêm trọng trên gia cầm, dã cầm, động vật có vú khắp thế giới và có thể lây
sang cho người gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và kinh tế mỗi
quốc gia nói chung. Bệnh cúm gà đặc trưng với tỷ lệ ốm và chết nhanh, cao có
đàn tỷ lệ chết 100% với các triệu chứng sốt cao và những biểu hiện bệnh lý đặc
chưng ở các cơ quan.
Trước đây, bệnh được gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague), nhưng từ Hội
nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville (Mỹ) năm 1981 đã
thay thế tên này bằng tên Highly pathogenic avian influenza – HPAI. Tên này
dùng để chỉ các virus cúm type A có độc lực mạnh, lây lan nhanh và có tỷ lệ tử
vong cao. Tổ chức Thú y (OIE, 2003) đã xếp HPAI thuộc danh mục A, là 1 trong
15 bệnh nguy hiểm ở động vật.
1.2 Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới
1.2.1. Tình hình chung

Cúm gia cầm lần đầu được phát hiện ở Italia vào năm 1878 với tên gọi là
dịch hạch gà (Fowl plague) (Stubb et al., 1965) nhưng mãi tới năm 1901 mới xác
định được yếu tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua màng lọc và tới
năm 1955 mới xác định được nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm
gia cầm là virus cúm type A thông qua kháng thể bề mặt A/H7N1 và A/H7N7 gây
chết nhiều ở gà và gà tây và các loại động vật khác (Beard et al., 1998).
Đã xuất hiện 8 đại dịch cúm trong thế kỷ XVII, 5 đại dịch trong thế kỷ
XX. Đại dịch cúm lần đầu tiên được xác nhận đã xảy ra vào những năm 1510 và
1580. Kể từ đó đến năm 2003, trên toàn thế giới có nhưng đợt dịch lớn như:
-

Năm 1918 – 1919, một đại dịch cúm đã nổ ra với mức độ trầm trọng đã

gây tử vong khoảng 20 – 40 triệu người trên toàn thế giới. Vào thời kỳ đó, chưa
3


có các phương pháp phòng thí nghiệm để giám định tác nhân gây bệnh. Các số
liệu có sức thuyết phục sau này cho thấy đại dịch này do virus cúm type
A/H1N1.
-

Cúm Châu Á – Asian Flu do virus cúm type A/H2N2 gây nên, bắt đầu từ

Hong Kong năm 1957.
-

Cúm Hong Kong – Hong Kong Flu do virus cúm type A/H3N2, xảy ra

năm 1968

-

Cúm Nga – Russia flu do virus cúm type A/H1N1 xảy ra năm 1977.
Trong dó, đại dịch cúm Châu Á và Hong Kong, người ở mọi lứa tuổi đều

mắc và tỷ lệ tử vong cao đặc biệt đối với người trên 65 tuổi và người có tiền sử
mắc bệnh tim phổi (Kilbourne, 2006).
Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên
gà tại Scotland vào năm 1959 và có thể là biến thể H5N1 đầu tiên trên thế giới.
Năm 1997 ở Hong Kong, lần đầu tiên virus cúm gia cầm H5N1 đã gây
ra ổ dịch trên gia cầm và lây sang người làm 18 người nhiễm bệnh, 6 người
chết và hàng triệu gia cầm đã bị tiêu hủy nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Đây là
lần đầu tiên virus cúm A/H5N1 gây bệnh trên người (Wu et al., 2008).
Từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004, bệnh cúm gia cầm đã liên tiếp xảy ra
với quy mô lớn ở 10 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á: Việt Nam, Thái Lan,
Lào, Camphuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Pakistan, Trung Quốc, Đài
Loan. Các chủng virus gia cầm độc lực cao đã được phân lập và định type,
chủ yếu là chủng H5N1. Riêng ở Đài Loan chủng virus phân lập được là
H5N2 và ở Pakistan là H5N3 và H9N2. Theo thống kê có khoảng 120 triệu gia
cầm bị nhiễm bệnh và nằm trong vùng dịch phải tiêu hủy, cũng có hàng trăm
người bị nhiễm bệnh trong đó 23 người bị chết trong đợt dịch này.
Trong năm 2006, đã có hơn 36 nước và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm
gia cầm H5N1. Đến năm 2007, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo
cáo xuất hiện dịch cúm trên gia cầm do virus H5N1, đặc biệt là tại Indonesia,
dịch cúm gia cầm dây dưa kéo dài. Các nước khác trong khu vực như Lào,
Campuchia, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan cũng đã tái phát dịch.
4


Các quốc gia có ngành chăn nuôi tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số

quốc gia ở châu Âu như Nga, Hungari, Rumani, Anh cũng ghi nhận có các ổ dịch
trên gia cầm.
Năm 2008 có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện các ổ dịch
cúm bao gồm : Ukraina, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Liên bang Nga, Isarel,
Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đặc khu kinh tế Hong kong,
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.
Dịch cúm gia cầm ngày càng lan rộng với diễn biến phức tạp. Năm 2009
dịch cúm gia cầm phát ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài thiệt hại về
kinh tế tính đến năm 2009 đã có 423 người nhiễm và 258 người tử vong
(Ivanlarrendelle, “ Cúm gia cầm”, bách khoa toàn thư Whikipedia)
Tám tháng đầu năm 2010, dịch cúm gia cầm phát ra trên 16 quốc gia và
vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam.
Trước tình hình đó cả thế giới liên kết lại đề ra nhiều biện pháp phòng
chống dịch cúm gia cầm, nhiều hội nghị tổ chức nhằm thảo luận và tìm ra biện
pháp kiểm soát dịch bệnh không riêng mỗi quốc gia mà là khu vực và toàn cầu.
Đáng chú ý khu vực Đông Nam Á do mật độ chăn nuôi gia cầm cao nên đây vẫn
đã, đang và sẽ là một điểm nóng về cúm gia cầm, trong đó những nước như Việt
Nam, Trung Quốc, Indonesia là các quốc gia có nguy cơ tái bùng phát dịch cúm
gia cầm cao.
Chủng virus cúm type A/H5N6 đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim
hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ và Đài Loan. Chủng virus này lần đầu được
phát hiện gây bệnh trên gia cầm vào tháng 4 năm 2014 tại Tứ Xuyên, Tây Nam,
Trung Quốc, cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy 1.338 con gia cầm. Gà ở các
khu vực gần đó được giám sát chặt chẽ, song lực lượng chức năng cũng không
phát hiện thêm điều gì bất thường. Cũng tại đây, lần đầu tiên một người đàn ông
49 tuổi tử vong do mắc chủng virus cúm A/H5N6.
Vào tháng 7 năm 2014, tại tỉnh Luang Prabang, Lào cũng đã phát hiện các
mẫu gia cầm dương tính với virus cúm A/H5N6 nhưng không gây bệnh lâm sàng
cho người và gia cầm.
5



Tháng 9/2014, phòng thí nghiệm về cúm gia cầm của Trung Quốc tiếp tục
phát hiện các ổ dịch cúm A/H5N6 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc
Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc. Theo giới chức Trung Quốc, hơn 23.000
con ngỗng tại 3 trang trại ở thành phố Cáp Nhĩ Tân đã chết trong vòng ít ngày
gần. Các mẫu xét nghiệm sau đó cho thấy nguyên nhân của tình trạng chết hàng
loạt gia cầm này là do virus cúm A/H5N6. Khu vực có dịch đã được cách ly và
khử trùng với gần 70.000 con gia cầm có nguy cơ mắc cúm đã bị tiêu hủy.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, virus cúm A/H5N6 là chủng virus có độ
độc cao nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người.
1.3. Tình hình cúm ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình chung
Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối tháng
12/2003 (Bùi Quang Anh, 2005) do virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao (HPAI)
gây ra. Sau đó liên tục tái phát và thường vào lúc chuyển mùa, nhất là vụ Đông –
Xuân. Theo Cục Thú y, tính đến năm 2010 thì có 6 đợt dịch cúm gia cầm H5N1
xảy ra:
- Đợt 1: từ tháng 12/2003 đến tháng 3/2004: dịch bệnh đã xảy ra ở 2.574 xã,
phường, 381 huyện, 57 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu
hủy là 43,9 triệu con (gà: 30,4 triệu; thủy cầm: 13,5 triệu). Trong năm 2003 có 3
ca tử vong ở người do virus cúm H5N1
- Đợt 2: từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2004: dịch phát ra rải rác với quy
mô nhỏ ở các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm, bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường
tại 32 huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành. Thời gian cao điểm nhất là
tháng 7, sau đó giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng
số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 84.078 con (gà: 55.999, vịt: 8.132).
Trong năm 2004, có 29 ca H5N1 ở người, có 20 ca tử vong.
- Đợt 3: từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2004 đến tháng 5/2005: dịch đã xuất
hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố. Số gia cầm tiêu hủy là

470.495, 825.689 vịt, ngan. Trong năm 2005, có 61 ca bị nhiễm virus cúm
A/H5N1 ở người, trong đó có 19 ca tử vong.
6


- Đợt 4: từ tháng 10/2005 đến 1/2006: dịch xảy ra ở cả 3 miền với 24 tỉnh,
thành tái phát. Tổng số gia cầm tiêu hủy là 3.972.763 con, trong đó gà:
1.338.523; thủy cầm và loài khác: 2.135.081.
- Đợt 5: bắt đầu kéo dài trong suốt năm 2007. Dịch không tập chung mà rải
rác, lẻ tẻ ở khắp nơi và có thể chia nhiều đợt:
+ Từ 12/2006 đến thang 3/2007 dịch xảy ra trên 83 xã, phường của 33
quận, huyện thuộc 11 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là
294.894 con (21.525 gà, 264.549 vịt và 8.775 ngan). Sau khi bị khống chế trong
vòng 1 tháng, đến tháng 10/2007, dịch lại tái phát ở 15 xã, phường của 9 huyện,
quận, thị trấn thuộc 6 tỉnh, thành phố.
+ Năm 2007 có 8 ca bị nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người, trong đó có 5
người chết.
- Đợt 6: từ đầu năm 2008: xảy ra rải rác với 74 đàn gia cầm tại 57 xã,
phường của 40 huyện thị thuộc 21 tỉnh phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy là
60.090 con, trong đó có 23.498 gà, 36.592 thủy cầm. Năm 2008 có 6 ca mắc
H5N1 ở người và 5 trong số 6 ca tử vong.
- Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34
huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành với tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy
trên 127.000 con. Năm 2009 có 5 ca mắc H5N1 ở người bà tỷ lệ tử vong là 100%.
- Năm 2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở ít nhất 63 xã, phường của 37
huyện, quận thuộc 24 tỉnh, thành phố, làm hơn 76.000 con gia cầm mắc bệnh,
chết và buộc phải tiêu hủy, trong đó chủ yếu là vịt (chiếm hơn 70%). Trong năm
2010, có 7 ca mắc H5N1 ở người và có 2 ca tử vong
- Bệnh cúm gia cầm năm 2011
Trong năm 2011, thì diễn biến dịch bệnh cúm gia cầm ngày càng phức

tạp, tăng cả về số xã/phường lẫn số gia cầm tiêu hủy và số gia cầm bị bệnh. Có
82 xã/phường của 43 huyện/quận thuộc 22 tỉnh/thành phố có dịch. Tổng số gia
cầm mắc bệnh lên đến 110.311 con, trong đó có 39.126 con gà, 70.020 con vịt và
1.165 con ngan. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 151.356 con, trong đó có
60.787 con gà, 89.204 con vịt và 1.365 con ngan. Tỉnh Quảng Ngãi có dịch xảy
7


ra mạnh nhất với 14 xã/phường của 5 huyện/thị xã với tổng số gia cầm buộc tiêu
hủy là 48.783 con (chiếm 30,92%), số gia cầm mắc bệnh là 44.432 con (chiếm
38,07%), sau đó đến các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013).
- Bệnh cúm gia cầm năm 2012
Năm 2012 dịch bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp hơn với những
biến đổi nhiều về cấu trúc gen và độc lực. Năm 2012 tăng mạnh về số
tỉnh/thành phố có dịch xảy ra, với 32 tỉnh/thành phố. Tổng số 296 xã/phường
của 112 huyện/quận có dịch. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là
616.109 con trong đó có 117.946 con gà (chiếm 19,14%), 479.859 vịt (chiếm
77,89%) và 18.304 ngan (chiếm 2,97%). Tỉnh Quảng Ngãi xảy ra dịch mạnh
nhất với 34 xã/phường của 8 huyện/thị xã với 12.220 con gia cầm mắc bệnh
(chiếm 4,21%), số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 105.515 con (chiếm 17,50%),
sau đó là các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Nguyễn Ngọc Tiến, 2013).
- Bệnh cúm gia cầm năm 2013
Tháng 1/2013 tại tỉnh Tây Ninh dịch cúm gia cầm xuất hiện tại hai hộ
gia đình thôn Bàu Tép, xã Tiên Thuận, huyện Bên Cầu và ấp Cỏ Đỏ, xã Bình
Minh, tỉnh Tây Ninh. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy tại Tây Ninh là 3.438
con. Tháng 2/2013, tại Khành Hòa có trên 10.000 gà vịt bị bệnh cúm phải tiêu
hủy. Tháng 3/2013, dịch cúm gia cầm xảy ra ở Bình Định, có trên 78.500 con
vịt chết hoặc tiêu hủy. Theo chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, trong hai tháng đầu
năm 2013 trên địa bàn tỉnh Cà Mau có ba ổ dịch cúm gia cầm tại xã Trần Hợi
(huyện Trần Văn Thời), xã Tân Phú (huyện Thới Bình), xã An Xuyên (Tp. Cà

Mau)… Cũng trong tháng 3 năm 2013, mặc dù tại tỉnh Đồng Tháp chưa xảy ra
dịch cúm A/H5N1, nhưng qua kiểm tra 72 mẫu xét nghiệm gia cầm tại các chợ
ở Đồng Tháp, nghành chức năng đã phát hiện 24 mẫu dương tính với virus
cúm A/H5N1, chiếm tỷ lệ 33,3%. Ngoài ra một trường hợp tử vong được xác
định do nhiễm virus cúm này là một cháu bé 4 tuổi. Tháng 4/2013, cơ quan
thú y vùng 6 đã phối hợp với chi cục thú y Ninh Thuận lấy mẫu chim yến chết
để xét nghiệm, kết quả cho thấy trong một số mẫu chim chết tại Ninh Thuận
có dương tính với virus cúm A/H5N1.
8


- Bệnh cúm gia cầm năm 2014
Đến ngày 4 tháng 3 năm 2014 cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm tại
22 tỉnh, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu hủy.
Qua phân tích cho thấy trong năm 2014, virus cúm A/H5N1 nhánh 1.1 đã
được phát hiện tại ổ dịch trên gà tại Long An, Kiên Giang và Cà Mau, hầu hết
các ổ dịch trên gia cầm (gà, vịt, ngan) tại các tỉnh khác do virus cúm H5N1
nhánh 2.3.2.1C. Từ 2/4 đến 15/4/2014, 5 tỉnh cuối cùng có ổ dịch bao gồm
Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre các địa phương
này đã công bố hết dịch.
Các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và
được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp
thời nên chưa có hiện tượng lây lan rộng. Trung bình mỗi tỉnh có 3 ổ dịch xảy ra
tại 2 huyện. Riêng các tỉnh Khánh Hòa và Lào Cai có số lượng lớn gia cầm mắc
bệnh phải tiêu hủy trên 10.000 con/tỉnh.
Cuối tháng 4/2014 phát hiện ổ dịch H5N6 trên 1 đàn gà tại huyện
Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tháng 6/2014 xuất hiện ổ dịch H5N6 tại huyện
Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trên 1 đàn vịt 1.900 con. Huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai có báo cáo ngày 15/8/2014 phát hiện 1 đàn chim trĩ 558 con, đã nuôi
được hơn 2 năm, chết rải rác 498 con. Chi cục thú y Lào Cai đã tiến hành tiêu

hủy ngay số chim trĩ còn lại (60 con). Từ 15/8 đến 22/8/2014 tại huyện Gio
Linh, tỉnh Quảng Trị dịch cúm đã xảy ra trên đàn vịt của 2 hộ chăn nuôi gồm
1.550 con từ 12 – 14 ngày tuổi, chết khoảng 350 con. Ngày 23/8/2014 tại
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện ổ dịch cúm H5N6 trên 1 đàn vịt
1.100 con, chết 200 con. Ngày 13/9/2014 dịch cúm H5N6 xảy ra trên 1 đàn vịt
của 1 hộ xã Tịnh Đông, Tp.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi với số vịt măc bệnh
là 1000 con và số chết là 300 con. Tỉnh Quảng Nam là nơi công bố ổ dịch cuối
cùng ngày 14/9/2014 trên đàn vịt với số mắc bệnh là 2.000 con, số chết là 600
con. Ngày 09/12/2014 hiện tại cả nước có 3 hộ thuộc 03 xã, 03 huyện của tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh xảy ra dịch bệnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh : 987 con
và tổng số gia cầm tiêu hủy: 1107 con. Ngày 13/12/2014 phát sinh một ổ dịch
9


H5N6 tại thôn Lâm Lộc Bắc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi:
Tổng đàn chim cút là 12.000 con, số chết là 2.965 con chim cút
- Bệnh cúm gia cầm 6 tháng đầu năm 2015
Theo báo cáo, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau đã phát hiện 01 hộ chăn nuôi
gia cầm tại Ấp 3 của xã Khánh Hội thuộc huyện U Minh có gia cầm mắc bệnh
cúm H5N1. Số gia cầm chết là 260 con trong tổng đàn 824 con gồm 675 con gà
và 149 con vịt
Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng đã phát hiện và phối hợp với chính quyền
địa phương tiêu hủy đàn gà trên 2 tháng tuổi, 1100 con, bị mắc bệnh cúm gia cầm
H5N1 tại Ấp 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách. Ngày 23/02/2015 địa phương đã tiêu
hủy đàn gà
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long, địa phương đã phát hiện
ổ dịch cúm gia cầm trên đàn vịt 2 tháng tuổi, chưa tiêm phòng vắc xin, gồm 1600
con của 01 hộ chăn nuôi ở ấp Phước Trinh A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít.
Ngày 13/3/2015 địa phương đã tiêu hủy đàn vịt
Ngày 12/3/2015, dịch Cúm gia cầm do chủng vi rút H5N6 đã xảy ra tại 02

hộ chăn nuôi thuộc thôn 2, xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia làm 353 con gia cầm
mắc bệnh (250 con vịt, 103 con gà). Toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh tại 02 hộ
chăn nuôi trên và gia cầm của 14 hộ xung quanh (670 con) đã được tiêu hủy.
Ngày 02/4/2015 đã phát hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại 01 hộ thuộc
thôn Dinh, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp Nghệ An. Từ 02-04/4 toàn bộ đàn
gia cầm mắc bệnh và một số đàn gia cầm có liên quan (tổng cộng 318 con) đã bị
tiêu hủy
Ngày 05/4/2015 đã phát hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 01 hộ thuộc
thôn Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tổng
đàn gồm 900 con gà, trong đó số gà mắc bệnh là 650 con, số chết là 399 con.
Ngày 08/4/2015 toàn bộ đàn gà mắc bệnh đã được tiêu hủy
Ngày 25/4/2015 đã phát hiện 01 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại 01 hộ thuộc
thôn Phù Đê, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tổng đàn gia cầm
1.606 con, tổng số gia cầm chết và tiêu hủy từ ngày 15/4-25/4/2015 là 1.606 con
10


(bao gồm 1458 con vịt, 96 con gà và 25 con ngỗng). Đến nay chưa xuất hiện
thêm ổ dịch mới nào
().
1.3.2. Tình hình cúm H5N6 ở Việt Nam
Cục Thú y Việt Nam đã chính thức báo cáo tới Tổ chức Thú y thế giới
(OIE) về việc lần đầu tiên phát hiện chủng virus cúm gia cầm H5N6 tại 2 tỉnh Hà
Tĩnh và Lạng Sơn. Cụ thể, virus cúm A/H5N6 được phát hiện trên đàn gà 10
tháng tuổi ở thôn Kéo, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Virus này
cũng được phát hiện trên đàn vịt 1.900 con tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ðó
là lần đầu tiên Việt Nam tìm ra sự hiện diện của virus H5N6 trên lãnh thổ của
mình. Sau khi tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen các mẫu virus cúm ở đây
cho thấy, có sự tương đồng tới 99% với chủng virus H5N6 lây sang người và làm
một người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc thiệt mạng hồi tháng 4 năm nay.

Ngày 15/8/2014, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương báo cáo phát
hiện virus cúm A/H5N6 trên đàn chim trĩ đỏ 558 con của 01 hộ chăn nuôi ở thôn
Phú Cường II thuộc thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, (mẫu được
lấy vào ngày 11/8/2014). Đến ngày 21/8/2014, kết quả giải trình tự gen đã khẳng
định ổ dịch trên chim trĩ tại Lào Cai là do virus cúm A/H5N6 gây ra.
Cùng khoảng thời gian đó, tại Quảng Trị, từ ngày 15-22/8/2014, dịch cúm
gia cầm H5N6 đã xảy trên đàn vịt hơn 1.500 con (12-14 ngày tuổi) ở một hộ
chăn nuôi tại thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh. Số vịt mắc bệnh,
chết khoảng 350 con.
Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, ngày 23/8/2014, phát hiện ổ dịch cúm trên
đàn vịt 1.100 con (trong đó chết 200 con) tại hộ chăn nuôi ở thôn Đồng Nhơn
Nam (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh). Đàn vịt bị phát bệnh sau khi tiêm phòng
vacxin cúm gia cầm. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm H5N6. Chi
cục Thú y đã tiến hành tiêu hủy đàn vịt mắc bệnh và áp dụng các biện pháp
chống dịch. Tuy nhiên, đàn gia cầm mắc dịch ở thôn Đồng Nhơn Nam được xác
định có nguồn gốc từ chợ giống gia cầm Đại Xuyên (Phú Xuyên, Hà Nội).

11


Sau đó, vào ngày 13-9, dịch cúm gia cầm H5N6 tiếp tục gây bệnh tại đây.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, dịch cúm gia cầm H5N6 được phát hiện tại tỉnh
Quảng Ngãi (lần thứ nhất, xảy ra vào ngày 23-8).
Ngày 14/9/2014, dịch cúm gia cầm H5N6 đã xảy ra tại 1 hộ nuôi vịt ở
thôn Phú Qúy 3, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Số gia
cầm mắc bệnh, trong đó số chết 600 con. Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam đã phối
hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn bộ số gia cầm mắc bệnh.
Năm 2015, Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Hà Nam), trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại
gia đình ông Nguyễn Văn Thản, thôn Phù Đê, xã Tượng Lĩnh huyện Kim Bảng.

Từ ngày 12 đến ngày 15/4, bắt đầu có hiện tượng gia cầm chết rải rác, số lượng
ngày một tăng lên. Ngay sau khi nhận được tin báo từ phía gia đình ông Thản
vào ngày 15/4, Chi cục Thú y cùng phòng Nông nghiệp huyện Kim Bảng đã
về kiểm tra tại gia đình ông Thản. Tại thời điểm kiểm tra, đã có thêm 301 con
gia cầm bị chết trong chuồng, tiêu hủy khoảng 1600 con. Trước tình hình đó,
Chi cục Thú y tỉnh Hà Nam đã lấy mẫu bệnh phẩm và hướng dẫn gia đình tiêu
hủy số gia cầm chết, đồng thời phun khử trùng tiêu độc khu vực chuồng trại
chăn nuôi tại gia đình ông Thản. Tuy nhiên, các mẫu bệnh phẩm gửi đi xét
nghiệm đều âm tính với virus H5N1. Nhưng hiện tượng gia cầm chết vẫn diễn
ra, trong các ngày 17 và 22/4, Chi cục Thú y đã mời Giám đốc thú y vùng,
Giám đốc cơ quan chẩn đoán thú y Trung ương về khám và lấy mẫu bệnh
phẩm tiếp tục xét nghiệm. Ngày 25-4 kết quả xét nghiệm dương tính với virus
cúm gia cầm H5N6.
Ngày 12/3, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm
tại hộ gia đình ông Lê Đăng Nhất (ở thôn 2, xã Hải Lĩnh). Chi cục Thú y đã lấy
mẫu đi xét nghiệm tại Cơ quan Thú y vùng 3. Theo đó, mẫu bệnh phẩm trên
dương tính với virus cúm A/H5N6. Hiện đã tiêu hủy 1.023 con gia cầm (gà, vịt)
của 15 hộ xung quanh nơi phát hiện ổ dịch.
Cuối tháng 3/2015, đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 ở gia đình
vợ chồng anh Trần Kim Chung và chị Lã Thị Thủy tại xã Nghĩa Xuân (huyện
12


miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An). Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An cùng lực lượng chức
năng huyện Quỳ Hợp tiêu hủy hơn 300 con gà. Ngày 28-3, anh Chung bị cảm,
sốt cao. Hai ngày sau, vợ của anh Chung là chị Thủy cũng bị ho, cảm, sốt cao.
Người thân anh Chung nghi ngờ vợ chồng anh bị nhiễm cúm gia cầm nên đã đưa
hai vợ chồng ra Hà Nội cấp cứu, điều trị. Tuy nhiên, Bệnh viện Nhiệt đới Trung
ương (Hà Nội) xét nghiệm cho thấy, vợ chồng anh Chung chỉ bị cúm thông
thường, âm tính với cúm gia cầm A/H5N6.

1.4. Cúm gia cầm và đặc điểm của cúm gia cầm
Cúm gia cầm (Avian Influenza – AI) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
của gia cầm, do nhóm virus cúm type A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây
là nhóm virus có biên độ vật chủ rộng, được phân chia thành nhiều subtype khác
nhau dựa trên 2 kháng nguyên bề mặt capsid của hạt virus là HA và NA (De Wit,
2008). Nhóm virus cúm A có 16 subtype HA (từ H1 đến H16) và 9 subtype NA
(từ N1 đến N9). Sự tổ hợp (reassortment) giữa các subtype HA và NA, về mặt lý
thuyết sẽ tạo ra nhiều subtype khác nhau. Mặt khác, virus cúm A có đặc tính
quan trọng là dễ dàng đột biến gen/hệ gen (đặc biệt ở gen HA và NA), hoặc trao
đổi các gen kháng nguyên với nhau, trong quá trình xâm nhiễm và tồn tại lây
truyền giữa các loài vật chủ dẫn đến việc tạo nên nhiều subtype có độc tính và
khả năng gây bệnh khác nhau.
Họ Orthomyxoviridae đã được phát hiện bao gồm 4 nhóm virus, đó là: nhóm
virus cúm A (Influenza A), nhóm virus cúm B (Influenza B), nhóm virus cúm C
(Influenza C), và nhóm Thogotovirrus. Các nhóm virus khác nhau bởi các kháng
nguyên bề mạt capsid, ơ virus cúm A và B là Hemagglutinin (HA), ở virus cúm
C là Hemagglutinin Esterase Fusion (HEF), và ở Thogotovirrus là Glycoprotein
(GP) (Ito et al., 1998; Murphy and Webster, 1996).
1.4.1. Đặc điểm sinh học phân tử của virus cúm gia cầm
Hình thái và cấu trúc của virus cúm gia cầm type A được Kawaoka và
Murphy (1988) mô tả khá chi tiết. Qua kính hiển vi điện tử, virion có dạng hình
khối tròn, hình trứng hoặc dạng khối dài, đường kính khoảng 80 – 120 nm. Nhiều

13


khi virus có dạng hình sợi dài tới vài µm. Phân tử lượng của hạt virus vào khoảng
250 triệu Dalton.

Hình 1.1. Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm

Vỏ virus có chức năng bao bọc và bảo vệ vật chất di truyền RNA của
virus, bản chất cấu tạo là màng lipit kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm
được đặc hiệu hóa gắn vào các protein màng của virus. Trên bề mặt có khoảng
500 “gai mấu” nhô ra và phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 – 14 nm
có đường glycoprotein gồm: HA, NA, MA (matrix) và các dấu ấn khác của virus
(Bender et al., 1999; Zhao et al., 2008). Có sự phân bố không đồng đều giữa các
phân tử NA và HA (tỷ lệ khoảng 1NA/4HA), đây là 2 loại protein kháng nguyên
có vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhiễm của virus ở tế bào cảm nhiễm
(Murphy and Webster, 1996; Uiprasertkul et al., 2007).
Hệ gen của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (viêt tắt là (-) ssRNA), gồm 8
phân đoạn riêng biệt (HA, NA, M, NS, NP, PA, PB1 và PB2) nối với nhau thành 1
sợi duy nhất bên trong vỏ capsid, mã hóa cho 11 protein tương ứng của virus, trong
đó phân đoạn M mã hóa cho 2 protein là M1 và M2; phân đoạn NS mã hóa cho 2
protein là NS và NEP; phân đoạn PB1 mã hóa cho 2 protein là PB1 và PB1-F2 (Ito
et al., 1998; Conenello et al., 2007).
-

Phân đoạn 1 (gen PB2) có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp protein

enzyme PB2, là tiểu đơn vị thành phần trong phức hợp enzyme polymerasa của
virus, chịu trách nhiệm khởi đầu phiên mã RNA virus. Protein PB2 có khối
lượng phân tử theo tính tán khoảng 84.103 Da (trên thực tế là 87,103 Da)
14


(Murphy and Webster, 1996). Tính thích nghi nhiệt độ cơ thể loài vật chủ được
cho là có liên quan đến vị trí amino acid 627 ở protein PB2 (ở virus cúm gia cầm
vị trí này là Glu - thích ứng nhiệt độ cơ thể gia cầm khoảng 400C, còn ở virus
thích nghi trên người là Lys - thích ứng nhiệt độ cơ thể người khoảng 370C)
(Subbarao et al., 1998; Wang et al., 2009).

-

Phân đoạn 2 (gen PB1) cũng có kích thước 2431 bp, mã hóa tổng hợp

enzyme PB1- tiểu đơn vị xúc tác của phức hợp enzyme promerase trong quá trình
tổng hợp RNA virus, chịu trách nhiệm gắn mũ RNA (Murphy and Webster,
1996). Gần đay, đã có phát hiện thêm 1 protein (PB1-F2) được mã hóa bởi 1
khung đọc mở khác nhau của PB1, có vai trò gây ra hiện tượng apoptosis (hiện
tượng tế bào chết theo chương trình) (Tumpey et al., 2002).
-

Phân đoạn 3 (gen PA) kích thước 2233 bp, là phân đoạn gen bảo tồn cao,

mã hóa tổng hợp protein enzyme PA có khối lượng phân tử theo tính toán
khoảng 83000 Da (trên thực tế là 96.103Da). PA là một tiểu đơn vị của
polymerase chịu trách nhiệm kéo dài sự phiên mã RNA trong quá trình tổng hợp
RNA của virus (Luong and Palese, 1992).
Các phân đoạn 4 và 6 mã hóa cho các protein (HAvà NA) bề mặt capsid
của virus, có tính kháng nguyên đặc trưng theo từng chủng virus cúm A:
-

Phân đoạn 4 (gen HA) có độ dài thay đổi theo từng chủng virus cúm A (ở

A/H1N1 là 1778 bp, ở H9N1 là 1714 bp, H5N1 là khoảng 1704 - 1707 bp). Đây
là gen chịu trách nhiệm mã hóa tổng hợp protein HA, gồm hai tiểu phần là HA1
và HA2. Vùng nối giữa HA1 và HA2 gồm một số amino acid mang tính kiềm
được mã hóa bởi một chuỗi oligonucleotide, đó là điểm cắt cắt của enzyme
protease, đây là vùng quyết định độc lực của virus (Bosch et al., 1981; Gambotto
et al., 2008). Protein HA có khối lượng phân tử khoảng 63.103 Da (nếu không
được oxy hóa) và 77.103 Da (nếu được oxy hóa, trong đó HA1 là 48.103 Da và

HA2 là 29.103 Da) (Keawcharoen et al., 2005; Luong and Palese, 1992).
- Phân đoạn 6 (gen NA), là một gen kháng nguyên của virus, có chiều dài
thay đổi theo từng chủng virus cúm A (ở A/H6N2 là 1413 bp, ở A/H5N1 thay đổi
khoảng từ 1350 – 1410 bp) (Lê Thanh Hòa, 2004). Đây là gen mã hóa tổng hợp
15


protein NA - kháng nguyên bề mặt capsid của virus, có khối lượng phân tử
khoảng 50.103 Da
Các phân đoạn gen M, NP, NS mã hóa tổng hợp các protein chức năng khác
nhau của virus, có độ dài tương đối ổn định giữa các chủng virus cúm A, bao gồm:
-

Phân đoạn 5 (gen NP) kích thước khoảng 1556 bp, mã hóa tổng hợp

nucleoprotein (NP) - thành phần của phức hệ phiên mã, chịu trách nhiệm vận
chuyển RNA giữa nhân và bào tương tế bào chủ.
-

Phân đoạn 7 (gen M) có kích thước 1027 bp, mã hóa cho protein đệm

(matrix protein - M) của virus. Có khoảng 3000 phân tử MP trên bề mặt
capsid của virus. Protein M1 là protein nền, là thành phần chính của virus có
chức năng bao bọc RNA tạo nên phức hợp RNP và tham gia vào quá trình "
nảy chồi" của virus (Luong and Palese, 1993; Murphy and Webster, 1996;
Basler, 2007). Protein M2 là chuỗi polypeptide bé, có khối lượng phân tử theo
tính toán là 11.103 Da, là protein chuyển màng – kênh ion (ion channel) cần
thiết cho khả năng lây nhiễm của virus, chịu trách nhiệm “cởi áo” virus trình
diện hệ gen ở bào tương tế bào chủ trong quá trình xâm nhiễm trên vật chủ
(Scholtissek et al., 2002).

-

Phân đoạn 8 (gen NS), là gen mã hóa protein không cấu trúc (non

structural protein), có độ dài ổn định nhất trong hệ gen mã của virus cúm A, kích
thước khoảng 890 bp, mã hóa tổng hợp hai protein là NS1 và NS2, có vai trò bảo
vệ hệ gen của virus.
Như vậy, virus cúm A có hệ gen được cấu trúc từ 8 phân đoạn riêng biệt và
không có gen mã hóa enzyme sửa chữa RNA, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất
hiện các đột biến điểm trong các phân đoạn gen/hệ gen qua quá trình sao chép
nhân lên của virus, hoặc trao đổi các phân đoạn gen giữa các chủng virus cúm
đồng nhiễm trên cùng một tế bào, rất có thể dẫn đến thay đổi tính kháng nguyên
tạo nên chủng virus cúm A mới (Suarez and Schultz-Cherry, 2000).

16


Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A
1.4.2. Kháng nguyên của virus cúm gia cầm
Virus cúm type A được xác định subtype dựa trên cơ sở kháng nguyên
(protein) bề mặt là HA (Hemagglutinin – viết tắt là H) và NA (Neuraminidase – viết
tắt là N) có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ. Hemagglutinin được coi là
yếu tố vừa quyết định tính kháng nguyên, vừa quyết định độc lực của virus cúm A.
Protein HA (Hemagglutinin)
Protein hemagglutinin là một glycoprotein thuộc protein màng type I
(lectin), có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà trong ống nghiệm (in vitro),
kháng thể đặc hiệu với HA có thế phong tỏa sự ngưng kết đó, được gọi là kháng
thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI – Hemagglutinin Inhibitory antibody). Có
16 subtype HA đã được phát hiện (H1 – H6), subtype H16 mới được tìm thấy ở
virus gây bệnh cho hải âu đầu đen – Thụy Điển, ba subtype (H1, H2 và H3) thích

ứng lây nhiễm gây bệnh ở người liên quan đến các đại dịch cúm lịch sử (Murphy
and Webster, 1996). Có khoảng 400 phân tử HA trên bề mặt capsid của một
virus, có vai trò quan trọng trong quá trình nhận diện virus và khởi động quá
trình xâm nhiễm của virus vào tế bào chủ (Bender et al., 1999; Wagner et al.,
2002). Phân tử HA có dạng hình trụ, dài khoảng 130 angstron (Å), cấu tạo gồm 3
đơn phân (trimer), mỗi đơn phân (monomer) được tạo thành từ 2 tiểu đơn vị HA1
(36 kDa) và HA2 (27 kDa), liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide (-S-S-).

17


×