Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành thuế (Học viện tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.65 KB, 4 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN THUẾ
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THUẾ
1. Thông tin về giảng viên

STT

Năm
sinh

Họ và tên

Học
hàm,
học vị

Nơi tốt
nghiệp

Chuyên
môn

01

Nguyễn Thị Liên 1954 PGS.TS Đại
học Giảng
TCKT
dạy

02




Trường

Xuân 1968 PGS.TS

HVTC

CBQL

03

Nguyễn
Thị 1967 PGS.TS
Thanh Hoài

HVTC

Giảng
dạy

05

Nguyễn
Chiến

HVTC

Giảng
dạy


06


Phương 1974 PGS.TS
Duyên

HVTC

Giảng
dạy

07

Vương Thị Thu 1972 PGS.TS
Hiền

HVTC

Giảng
dạy

08

Tôn Thu Hiền

1970 Tiến sĩ

HVTC


Giảng
dạy

09

Nguyễn
Minh Hằng

Thị 1970 Tiến sĩ

HVTC

Giảng
dạy

10

Phạm Nữ Mai 1987 Th.S
Anh

HVTC

Giảng
dạy

11

Nguyễn
Tuyến


HVTC

Giảng
dạy

Đình 1974 Tiến sĩ

Ngọc 1954 Tiến sĩ

2. Thông tin chung về môn học
1

Giảng
kiêm
chức,
thỉnh
giảng

Giảng viên
kiêm chức


- Tên môn học: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Mã môn học:Gồm 2 môn học:
1. Thực tập cuối khóa (Mã: SPR0200), 04 tín chỉ
2. Khóa luận tốt nghiệp (Mã: THE0058), 06 tín chỉ
- Môn học:

+ Bắt buộc:


v

+ Lựa chọn:
- Các môn học tiên quyết: Sinh viên đã học các môn học: Thuế;Thuế tiêu
dùng;Thuế thu nhập; Thuế tài sản và thu khác và Quản lý thuế với điểm trung bình
chung các môn học là từ 5,5 trở lên.
- Địa chỉ Khoa, Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Thuế, Khoa Thuế và
Hải quan, Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng- Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
3.1. Mục tiêu chung
Giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, nghiệp vụ, nắm vững quy
trình nghiệp vụ, vận dụng được kiến thức đã học để phân tích giải quyết các vấn đề
của thực tiễn quản lý thuế ở các cơ sở thực tập; rèn luyện phương pháp công tác
chuyên môn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học,
so sánh giữa lý luận và thực tiễn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.1. Kiến thức:
Mục đích của việc thực tập tại đơn vị là tạo điều kiện cho sinh viên:
- Tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó có điều kiện
so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết, kiến thức ngành tài chính – ngân hàng, chuyên
ngành thuế được học trong nhà trường với thực tiễn vận dụng tại đơn vị.
- Làm quen với môi trường làm việc, học hỏi tác phong làm việc và thực hành
một số kỹ năng công việc, kỹ năng giao tiếp trong công việc, thu thập thông tin và mô
tả thực tế;
- Hoàn thành từng phần hành công việc, trả lới được các câu hỏi mà giảng
viên hướng dẫn trực tiếp phỏng vấn và trao đổi
- Nhận xét được và đề xuất các kiến nghị hay giải pháp liên quan đến công
tác quản lý thuế tại đơn vị thực tập
2



- Trình bày được một bài viết liên quan chuyên môn nghề nghiệp trong tương
lai
3.2.2. Thái độ:
- Xác lập cho mình định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân từ việc
tiếp xúc hoạt động thực tế tại đơn vị .
- Nhận thức ban đầu về môi trường làm việc, đạo đức nghề nghiệp và các tính
cách của người thực hiện các công việc liên quan đến quản lý thuế.
4. Mô tả môn học
Học phần thực tập tốt nghiệp là học phần bao gồm hai khối kiến thức: Thực tập
cuối khóa và Luận văn tốt nghiệp. Tại Học phần này, sinh viên thực hiện việc tiếp cận
công việc chuyên môn của chuyên ngành thuế dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ chuyên
môn thực tế của đơn vị và của giảng viên trực tiếp phụ trách. Sau thời gian thực tập,
sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn viết một Luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu và
nội dung của môn học
5. Nội dung học phần
5.1. Thực tập tại Học viện Tài chính
- Nghe hướng dẫn về nội dung thực tập, đề cương thực tập, cập nhật các văn bản
mới về quản lý nghiệp vụ chuyên ngành.
- Nghe báo cáo thực tế tại Học viện Tài chính.
5.2. Thực tập tại cơ quan thực tế
- Đến cơ quan thực tế đã đăng ký và được tiếp nhận để thực hiện việc thực tập.
- Lập kế hoạch thực tập (kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cùng thời gian
hoàn thành các công việc trong kế hoạch chi tiết)
- Lập Báo cáo thực tập (Khái quát đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng
nhiệm vụ của cơ sở thực tập, các tài liệu đã thu thập được tại đơn vị thực tập, đề tài dự
kiến và đề cương chi tiết đề tài dự kiến).
- Sinh viên phải có báo cáo về các nội dung và tài liệu nêu trên cho giảng viên
hướng dẫn theo lịch và sự phân công của Bộ môn.
5.3. Hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp

- Nội dung Luận văn: trình bày được những kiến thức cơ bản đã học trong
chương trình đại học của chuyên ngành thuế, thể hiện được phương pháp nghiên cứu
và trình bày được những ý kiến nhận xét, đề xuất các nội dung liên quan đến đối
3


tượng, phạm vi, mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Hình thức Luận văn: Theo đúng quy định của Học viện Tài chính về thể thức
một Khóa luận, Luận văn, Đồ án Tốt nghiệp.
6. Tài liệu tham khảo
6.1. Tài liệu chính: Tài liệu, tình hình và số liệu thực tế sinh viên thu thập được
từ đơn vị thực tập
6.2. Tài liệu tham khảo thêm: Các Giáo trình về môn Thuế và các tài liệu khác
liên quan tùy thuộc vào nội dung đề tài thực tế mà sinh viên nghiên cứu.
7. Đánh giá kết quả học tập
7.1. Thang điểm: 10
7.2. Điểm kiểm tra thực tập cuối khóa (30%):
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá sinh viên trong quá trình thực hiện học phần
thực tập tốt nghiệp.
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi tìm hiểu thực tế tổ chức tại học viện
thông qua các buổi báo cáo thực tế do Bộ môn tổ chức.
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ do cơ quan, đơn vị
hướng dẫn thực tập giao phó (có xác nhận kèm nhận xét của cơ quan, đơn vị về mức
độ chuyên cần, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, kết quả thực hiện của sinh viên) .
- Sinh viên phải có đầy đủ các Báo cáo minh chứng thực tập như Kế hoạch thực
tế, nhật kí thực tập và các tài liệu hữu quan rõ ràng, đầy đủ và có kết quả cụ thể.
7.3. Điểm chấm Luận văn tốt nghiệp (70%):
- Sinh viên phải có Luận văn tốt nghiệp với nội dung, hình thức theo quy định
của Học viện.
- Nội dung Luận văn phải giải quyết được các vấn đề thực tiễn liên quan đến đơn

vị và nội dung thực tập của sinh viên dưới sự hướng dẫn của Giảng viên.
7.4. Điểm đánh giá học phần:
Điểm
đánh giá
học phần

=

Điểm kiểm
tra thực tập
cuối khóa

X

0,3

4

+

Điểm chấm
Luận văn tốt
nghiệp

X

0,7




×