Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Văn hóa Việt Nam _ Chùa Ang Korajaborey

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI : CHÙA ANG KORAJABOREY
LỚP
NHÓM

: D13_TC01
:1


THÀNH VIÊN
HỌ TÊN

MSSV

Lê Đăng Khoa

DH71300519

Bùi Ngọc Trà Giang

DH71300272

Lâm Tú Liên

DH71300594



Hà Đức Minh

DH71300695

Lâm Phát Tài

DH71301114

Phạm Ngọc Minh

DH71300711

Trần Mạnh Cường

DH71300156

Nguyễn Ngọc Diễm Hằng

DH71300289

ĐIỂM

GHI CHÚ
NHÓM TRƯỞNG

2


MỤC LỤC


3


L
I.

à tỉnh có số lượng đồng bào Khmer sinh sống khá đông, tại Trà Vinh có đến 141 ngôi
chùa Khmer trong đó có một ngôi chùa nổi tiếng bởi vẻ cổ kính và kiến trúc độc đáo đó
là chùa Ang Korajaborey.

GIỚI THIỆU SƠ NÉT.

Nằm trên Quốc lộ 53, cách TP.HCM gần 200 km và hơn 5 tiếng chạy xe, Trà Vinh là một tỉnh
thuộc ĐB Sông Cửu Long, Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía
tây giáp Vĩnh Long. Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người
Khmer (29%) còn lại là người Hoa.
Người Khmer với những bản sắc văn hóa rất riêng đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhiều
chùa có kiến trúc độc đáo. Đối với người Khmer, chùa hàm chứa những giá trị tình cảm sâu sắc.
Họ có câu: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Hầu hết thanh niên Khmer đều đi
một lần đi tu trong chùa, đi tu vừa là để tích đức, vừa là nghĩa vụ vinh dự. Tuy nhiên, điều tốt
đẹp này lại không dành cho người phụ nữ.
Trong chùa Khmer luôn có sự dung hòa của 3 yếu tố văn hóa: bản địa, Bà la môn và Phật giáo.
Các bức tranh tiền kiếp của đức Phật, các tượng thần Bà la môn (đầu vị thần 4 mặt "Mara Prưm",
nữ thần Kầyno), tượng rắn 5 đầu cùng nhiều hoạ tiết hoa lá, nhất là dạng hoa dây, hoa cúc, hoa
reang được trang trí trên các bệ cửa, phù điêu, riềm tường... từ giản đơn đến phức tạp, tinh tế như
một nét đặc thù tài hoa của mỹ thuật cổ điển Khmer. Nếu có dịp bạn hãy thử một lần tới Trà
Vinh để được tận mắt chiêm ngưỡng những ngôi chùa độc đáo của người Khmer.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

Chùa Ang Korajaborey (tên thường gọi là chùa Âng) được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10.
Tháng 8/1994, chùa được Bộ VHTTDL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Âng hay còn được biết với tên chữ chùa Angkorajaborey là một trong những ngôi chùa cổ
nhất trong hệ thống chùa Khmer thuộc phường 8, thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Chùa Âng rộng
hơn 4 hecta tọa lạc cạnh Nhà bảo tàng văn hóa dân tộc Khemer và ẩn mình trong rừng cây cổ
thụ của ao Bà Om. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 10. Nhưng qua sổ
sách lưu lại, kể từ vị trụ trì đầu tiên, ngôi chùa có trước năm 1715 và được trùng tu năm 1842.

III.

KIẾN TRÚC.
Chùa Âng được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, với sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang
trí hình ảnh cảnh trí sắc xảo của văn hoá Khmer và thiết kế lộng lẫy, đầy màu sắc của văn hóa
ĂngKor.

4


Chánh điện chùa Âng – Ảnh: Mk. Thành
Cửa chính của chùa mở về hướng Đông, thêm cửa hậu mở về hướng Tây, dẫn vào chính điện
trên một nền đất đắp cao khoảng 2m. Giữa trang chính điện là bệ thờ theo phái Phật giáo Nam
Tông, chỉ thờ Phật Thích Ca với tượng Phật chính cao 2,1m, nét mặt hiền từ. Xung quanh còn có
khoảng 50 tượng Phật lớn nhỏ tạc bằng đá hoặc gỗ, bức tượng nào cũng có thần thái hết sức sinh
động, là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Các bức tường quanh chính điện là những bức
tranh vẽ, kể về cuộc đời Đức Phật Thích ca.

Nhiều giá trị về tôn giáo và nghệ thuật – Ảnh: Mk. Thành

5



Thể hiện tại khu chính điện, các gò mái, bên dưới mái nhà, các cột trụ hàng rào quanh
chính điện… với các hoa văn, hoạ tiết Thần Rắn Naga, những tượng người đầu chim, rắn thần và
chim thần, đầu thần Bayon bốn mặt, tượng chằn Yeak…Đặc biệt, trên trần của chính điện là bốn
bức bích họa lớn, mô tả bốn giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật: Đản sanh, xuất gia, đắc đạo và
nhập niết bàn.

Chi tiết trang trí mái, nóc mái, đầu đao – Ảnh: Mk. Thành
Mặc dù đã trải qua gần 10 thế kỷ nhưng các công trình kiến trúc lớn nhỏ cũng như vô số các cổ
vật, hiện vật, tượng điêu khắc, phù điêu của chùa vẫn được bảo quản trong tình trạng tốt.
Trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các
Tăng xá và các tháp chứa di cốt...
Ngoài kiến trúc, chùa Âng cũng ghi dấu với vài trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tất cả tạo
nên một vẻ đẹp thuần khiết cùng không khí trong lành làm say lòng khách thập phương.

6


IV.

GIÁ TRỊ.

Không chỉ là một ngôi chùa cổ xưa nhất của tỉnh với kiến trúc đẹp, chùa Ang Korajaborey còn là
địa điểm tổ chức nhiều lễ hội của đồng bào Khmer như Chol Chnam Thmây (lễ mừng Năm mới);
Sêne Đôlta (lễ cúng ông bà); Ok Om Bok (lễ cúng trăng).

7


Hàng năm vào những dịp lễ hội diễn ra, chùa thu hút hàng chục ngàn du khách trong tỉnh và từ

các nơi đến chiêm bái, thăm quan.
Không chỉ có vậy, chùa Ang Korajaborey cũng là nơi được lựa chọn để tổ chức các lễ tôn giáo
lớn hàng năm như lễ ban hành giáo lý, lễ Phật đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ cho các vị Sadi, Tỳ
kheo tu học theo truyền thống của dân tộc Khmer.

Không quá khi nói rằng chùa Ang Korajaborey không chỉ là một ngôi chùa, còn là một trung tâm
văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục quan trọng, là nơi bảo tồn, gìn giữ, và phổ biến những
kinh điển, giáo lý, sách báo, các tác phẩm văn học nghệ thuật quan trọng của người dân trong
vùng cũng như của khách thập phương. Những bức tượng, bích họa, điêu khắc trang trí trong
chùa chính là những công trình kiến trúc, mỹ thuật và nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu. Cũng vì lẽ
đó chùa Ang Korajaborey từ lâu là niềm tự hào của người dân Trà Vinh nói riêng và của cộng
đồng người Khmer nói chung, đồng thời là 1 trong những điểm thăm quan hấp dẫn khi đến Trà
Vinh.

8


V. ẢNH MINH HỌA
Một góc khuôn viên chánh điện – Ảnh: Mk. Thành

Trang trí bên trên cổng chùa Âng – Ảnh: Mk. Thành

Cổng chùa Âng – Ảnh: Mk. Thành

9


Tượng Krũd và nữ thần Kâÿno trên cổng chùa – Ảnh: Mk. Thành

Trang trí ở đầu hồi và mái – Ảnh: Mk. Thành


10


Đầu thần Mama Prưm bốn mặt – Ảnh: Mk. Thành

Phòng Trụ trì (giữa) và trai đường – Ảnh: Mk. Thành

11


Tăng xá – Ảnh: Mk. Thành

Các bức bích họa trên trần – Ảnh: Mk. Thành

12


Cỗ quan tài bằng gỗ được chạm trỗ tỉ mỉ – Ảnh: Mk. Thành

Tủ lưu trữ các tài liệu và hiện vật qúy – Ảnh: Mk. Thành

13


Chuông và trống trong chánh điện – Ảnh: Mk. Thành

Toàn cảnh chùa Angkorajaborey

14



Mặt tiền chùa Angkorajaborey

15


Chùa Angkorajaborey nhìn từ góc...

16


Tượng các thần đỡ mãi chùa được tạo tác từ khoảng thế kỷ 10 năm 990 và được trùng tu năm 1842

17


Mặt tiền phía sau chùa Angkorajaborey

18


Một trong rất nhiều tháp tượng đầu thân Bayon bốn mặt

19


Sư sãi trong chùa còn rất trẻ tuổi và rất giữ khoảng cách với khách thăm quan...

20



Ngay cả khi chụp ảnh lưu niệm, sư thầy và đệ tử của ông năm nay mới 20 tuổi cũng rất e dè và tạo khoảng
cách

21


Khuôn mặt đầy khắc khổ của sư trụ trì chùa Angkorajaborey

Những gốc cây có hình thù kỳ dị

HẾT

22


23



×