Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề kiểm tra vật lý 1 tiết học kì II lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.45 KB, 4 trang )

onthionline.net
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết
Môn: Vật lý - Học kỳ II

Trường THCS cao xá

Mục tiêu(KT)
Nhận biết
kỹ năng
TNKQ
TL
Sự nhiễm điện do 1
cọ sát
0,25
Hai loai điện tích 1

Các cấp độ tư duy
Thông hiểu
TNKQ
TL
1
0,25
1

0,25
Dòngđiệnnguồn điện

Tổng

Vận dụng
TNKQ


TL
1

3

0,25

0,75

2
0,25

1

4
0,5

1

1
0,25

Chất dẫn điện và 2
chất cách điện

2
0,25

1
0,5


0,5
1

0,25

4
2

Sơ đồ mạch điện- 2
chiều dòng điện

2,75
2

0,5
Tác dụng nhiệt
và tác dụng phát
sáng của dòng
điện
Tác dụng từ, tác 1
dụng hoá học, tác
dụng sinh lý của
dòng điện
0,25
8
Tổng
2

0,5

2

1

0,5
1

1

0,25
1

0,25
6

2
1

0,25
6

1,5

4

4

1
3


1,5

2,75

5

1,75
23

10


onthionline.net

Trường THCS cao xá

Đề kiểm tra 1 tiết
Môn: Vật lý 7-

Học kỳ II

Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Đông
I. Trắc nghiệm khách quan. (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng và khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án đó.
Câu1: Để làm nhiễm điện thước nhựa, ta cọ sát nó với vật liệu nào?
A. Mảnh len.
B. Mảnh lụa.
C. Mảnh vải khô.
D. Bất kỳ vật liệu nào đã nêu.
Câu2: Lau cửa kính bằng vải khô vào một ngày nắng ráo thì sau đó cửa kính lại có bụi bám( có khi

còn nhiều hơn). Sự nhiễm điện này tương tự với thí dụ nào?
A. Cọ xát thước nhựa với vải khô.
B. Cọ xát thanh thuỷ tinh hữu cơ với lụa
C. Cọ sát ni lông hay nhựa với len.
D. Bất kỳ thí dụ nào đã kể trên.
Câu3: Trường hợp nào sau đây cho ta kết luận được là vật đã nhiễm điện:
A. Đưa vật tới gần vụn giấy thì vụn giấy bị hút vào.
B. Đưa vật tới gần mảnh nhựa xốp treo bằng sợi chỉ thì mảnh nhựa bị hút về phía vật.
C. Chạm đầu bút thử điện vào vật thì bút thử điện sáng lên.
D. Tất cả các trường hợp A, B, C.
Câu4: Khi đưa vật (2) nhiễm điện tích (-) đến gần vật (1) và thấy hai vật đẩy nhau, thì ta kết luận
được vật (1) ở trạng thái nào dưới đây?
A. Nhiễm điện tích (+).
B. Nhiễm điện tích (-)
C. Nhiễm điện tích (+) huặc (-).
D. Không nhiễm điện tích.
Câu5: Êlectrôn trong nguyên tử có các tính chất nào?
A. Mang điên tích (+).
B. Mang điện tích (-).
C. Có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
D. Mang điện tích âm và Có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
Câu 6: Một vật trung hoà nhận thêm êlectrôn sẽ trở thành:
A. Trung hoà về điện. B. Mang điện (+)
C. Mang điện (-)
D. Không xác định được là trung hoà hay mang điện loại nào.
Câu 7: Một vật trung hoà được cọ sát và sau đó trở thành mang điện tích dương thì vật đó ở vào tình
trạg nào?
A. Nhận thêm êlêctrôn.
B. Mất bớt êlêctrôn.
C. Không nhận thêm và cũng không mất bớt êlêctrôn.

D. Không thể xác định được vì thiếu yếu tố.
Câu 8: Nguồn điện có các đặc điểm và công dụng nào kể sau?
A. Có hai cực
B. Cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện hoạt động.
C. Có dòng điện chạy qua chính nó.
D. Tất cả các tính chất A, B, C.


onthionline.net
Câu 9: Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào?
A. Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện.
C. Mạch điện có các nguyên tử chuyển động.

Câu 10: Vật như thế nào là vật dẫn điện?
A. Vật cho dòng điện đi qua.
B. Vật cho điện tích dương đi qua.
C. Vật cho điện tích âm đi qua.
D. Cả nội dung A, B, C.
Câu 11: Vật nào sau đây được coi là vật cách điện?
A. Thuỷ tinh.
B. Không khí khô.
C. Nhựa.
D. Cả ba vật kể trên.
Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlêctrôn tự do.
B. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
C. Sau một thời gian, các êlêctrôn tự do trong dây dẫn kim loại di chuyển hết, dây dẫn kim loại
trở thành chất cách điện.
D. Một chất cách điện có thể trở thành chất dẫn điện trong điều kiện đặc biệt.

Câu 13: Sơ đồ mạch điện cho biết:
A. Công dụng của các bộ phận của mạch điện. B. Các ký hiệu của dụng cụ điện.
C. Cách mắc các bộ phận của mạch điện.
D. Chiều của dòng điện trong mạch.
Câu 14: Chiều dòng điện là chiều:
A. Chuyển động của điện tích.
B. Chuyển động của các hạt mang điện C. Từ cực
dương của nguồn đến cực âm của nguồn.
D. Từ cực dương của nguồn qua vật tiêu thụ điện đến cực âm của nguồn.
Câu 15: Tác dụng nhiệt của dòng điện ở dụng cụ nào sau đây là không có ích?
A. Bàn là điện.
B. Quạt điện.
C. Nồi cơm điện.
D. Bếp điện.
Câu 16: Chọn câu sai trong các câu sau:
Bóng đèn pin cháy sáng chứng tỏ:
A. Có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn.
B. Dòng điện có tác dụng phát sáng.
C. Dòng điện làm cho dây tóc nóng lên và phát sáng. D. Dòng điện có tác dụng nhiệt.
Câu 17: Vật nào dưới đây không chịu tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bóng đèn tuýt B. Máy thu thanh. C. Đèn ngủ. D. Không vật nào kể trên.
Câu 18: Dòng điện chạy qua cơ thể người và động vật có thể làm tim ngừng đập, cơ co giật, đó là tác
dụng... ....của dòng điện.
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng hoá học. D. Tác dụng sinh lý.
Câu 19: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt thần kinh.
B. Làm quay kim nam châm.
C. Làm nóng dây dẫn.
D. Hút các vụn giấy.
Câu 20: Tác dụng hoá học của dòng điện có ứng dụng gì?

A. Mạ điện.
B. Tinh luyện kim loại.
C. Cả A, B đúng.
D. Cả A, B sai.
II- Tự luận. (5điểm).


onthionline.net
Câu 1: Nguyên nhân nào làm người ta phải bảo vệ xe chở xăng, chất nổ bằng cách buộc xích sắt vào
bệ xe và thả đầu kia xuống đất kéo lê trên mặt đường khi ô tô chạy.
Câu 2: Tại sao người ta không dùng đồng, chì, sắt, .... để làm dây tóc bóng đèn? Giải thích.
Câu 3: Đưa đoạn dây đồng (có dòng điện chạy qua) lại gần la bàn, ta thấy kim nam châm của la bàn
quay một góc. Em hãy giải thích hiện tượng này.

Trường THCS cao xá

Hướng dẫn chấm bài kiểm tra 1 tiết
Môn : Vật lý 7 - Học kỳ II

I -Trắc nghiệm khách quan(5 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm.
Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9
u

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA C D D B D C B D A D

D


C

C

D

B

D

D

D

D

C

II- Tự luận: (5điểm)
Câu 1: (2điểm)
Vì khi ôtô chạy thân xe bị nhiễm điện do cọ sát, buộc xích sắt vào bệ xe và thả đầu kia xuống đất kéo
lê trên mặt đường là để nối đất làm trung hoà điện tích.
Câu 2: ( 2điểm)
Không dùng đồng chì sắt,...để làm dây tóc bóng đèn là vì nhiệt độ nóng chảy của các chất này thấp
so với nhiệt độ có thể làm phát sáng (nóng chảy trước khi phát sáng)
Câu3: (1 điểm).
Khi đưa đoạn dây đồng có dòng điện chạy qua lại gần la bàn ta thấy kim nam châm quay một góc là
vì dòng điện có tác dụng từ.




×