THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12
ÔN TẬP TN NĂM HỌC:2007 - 2008
*****
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ
Câu 1: Động năng của dao động điều hoà biến đổi theo thời gian:
A. Tuần hoàn với chu kì T C. Không đổi
B. Như một hàm cosin D. Tuần hoàn với chu kì T/2
Câu 2: Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi:
A. Li độ có độ lớn cực đại C. Li độ bằng không
B. Gia tốc có dộ lớn cực đại D. Pha cực đại
Câu 3: Khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Tổng năng lượng là đại lượng tỉ lệ với bình phương của biên độ
B. Tổng năng lượng là đại lượng biến thiên theo li độ
C. Động năng và thế năng là những đại lượng biến thiên tuần hoàn
D. Tổng năng lượng của con lắc phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu
Câu 4: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
C. Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Hệ số lực cản tác dụng lên vật
Câu 5: Phát biểu nào sai khi nói về dao động tắt dần:
A. Biên độ dao động giảm dần
B. Cơ năng dao động giảm dần
C. Tần số dao động càng lớn thì sự tắt dần càng chậm
D. Lực cản và lực ma sát càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh
Câu 6: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như
cũ gọi là:
A. Tần số dao động C. Chu kì dao động
B. Pha ban đầu D. Tần số góc
Câu 7: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng:
A. Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ
B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F
0
nào đó
C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ
D. Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động điều
hoà cùng phương cùng tần số:
A. Phụ thuộc vào độ lệch pha của hai dao động thành phần
B. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần
C. Lớn nhất khi hai dao động thành phần cùng pha
D. Nhỏ nhất khi hai dao động thành phần ngược pha
Câu 9: Dao động được mô tả bằng biểu thức x = Asin (ωt + φ), trong đó A, ω, φ là hằng số, được gọi là
dao động gì?
A. Tuần hoàn C. Tắt dần
B. Điều hoà D. Cưỡng bức
Câu 10: Thế nào là dao động tự do?
A. Là dao động tuần hoàn
B. Là dao động điều hoà
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 1
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
C. Là dao động không chịu tác dụng của lực cản
D. Là dao động phụ thuộc vào các đặc tính riêng của hệ, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
Câu 11: Trong dao động điều hoà, giá trị gia tốc của vật:
A. Tăng khi giá trị vận tốc tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm khi giá trị vận tốc tăng
D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào giá trị vận tốc ban đầu của vật.
Câu 12: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà ta đã:
A. Làm mát lực cản môi trường đối với vật chuyển động
B. Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật
C. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì
D. Kích thích lại dao động khi dao động bị tắt dần
Câu 13: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. Cùng pha với vận tốc C. Sớm pha π/2 so với vận tốc
B. Ngược pha với vận tốc D. Trễ pha π/2 so với vận tốc
Câu 14: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi
A. Cùng pha với li độ C. Sớm pha π/2 so với li độ
B. Ngược pha với li độ D. Trễ pha π/2 so với li độ
Câu 15: Dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên điều hoà F = Hsin (ωt + φ) gọi là dao động:
A. Điều hoà B. Cưỡng bức C. Tự do D. Tắt dần
Câu 16: Công thức nào sau đây dùng để tính chu kì dao động của lắc lò xo treo thảng đứng (∆l là độ
giãn của lò xo ở vị trí cân bằng):
A. T = 2π
m
k
B. T = ω/ 2π C. T = 2π
g
l
∆
D. T =
π
2
1
m
k
Câu 17: Dao động cơ học đổi chiều khi:
A. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu C. Lực tác dụng bằng không
B. Lực tác dụng có độ lớn cực đại D. Lực tác dụng đổi chiều
Câu 18: Một dao động điều hoà theo thời gian có phương trình x = Asin (ωt + φ) thì động năng và thế
năng cũng dao động điều hoà với tần số:
A. ω’ = ω B. ω’ = 2ω C. ω’ = ω/2 D. ω’ = 4ω
C â u 19: Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động C. Trạng thái dao động
B. Tần số dao động D. Chu kì dao động
C â u 20: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của gia tốc theo li độ trong dao động điều hòa có hình dạng là:
A. Đoạn thẳng C. Đường thẳng
B. Đường elíp D. Đường tròn
Câu 21: Hai dao động điều hoà: x
1
= A
1
sin (ωt + φ
1
) và x
2
= A
2
sin (ωt + φ
2
)
Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt cực đại khi:
A. φ
2
– φ
1
= (2k + 1)π C. φ
2
– φ
1
= (2k + 1)π/2
B. φ
2
– φ
1
= 2kπ D. φ
2
– φ
1
= π/4
Câu 22: Hai dao động điều hoà: x
1
= A
1
sin (ωt + φ
1
) và x
2
= A
2
sin (ωt + φ
2
)
Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt cực tiểu khi:
A. φ
2
– φ
1
= (2k + 1)π C. φ
2
– φ
1
= (2k + 1)π/2
B. φ
2
– φ
1
= 2kπ D. φ
2
– φ
1
= π/4
Câu 23: Trong những dao động tắt dần sau, trường hợp nào tắt dần nhanh là có lợi:
A. Dao động của khung xe qua chỗ đường mấp mô
B. Dao động của đồng hồ quả lắc
C. Dao động của con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm
D. Cả B và C đều đúng
Câu 24: Chọn câu đúng trong các câu sau:
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 2
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
A. Dao động điều hoà là một dao động tắt dần theo thời gian
B. Chu kì dao động điều hoà phụ thuộc vào biên độ dao động
C. Khi vật dao động ở vị trí biên thì thế năng của vật lớn nhất
D. Biên độ dao động là giá trị cực tiểu của li độ
Câu 25: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về năng lượng trong dao động điều hoà
A. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng
B. Khi động năng của vật tăng thì thế năng cũng tăng
C. Khi vật dao động ở vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất
D. Khi vật chuyển động về vị trí biên thì động năng của vật tăng
Câu 26: Chọn câu sai khi nói về chất điểm dao động điều hoà:
A. Khi chất điểm chuyển động về vị trí cân bằng thì chuyển động nhanh dần đều
B. Khi qua vị trí cân bằng, vận tốc của chất điểm có độ lớn cực đại
C. Khi vật ở vị trí biên, li độ của chất điểm có giá trị cực đại
D. Khi qua vị trí cân bằng, gia tốc của chất điểm bằng không
Câu 27: Trong các công thức sau, công thức nào dùng để tính tần số dao động nhỏ của con lắc đơn:
A. f = 2π.
lg /
B.
π
2
1
gl /
C. 2π.
gl /
D.
π
2
1
lg /
Câu 28: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức:
A. Là dao động dưới tác dụng của ngoai lực biến thiên tuần hoàn
B. Là dao động điều hoà
C. Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian
Câu 29: Chu kì dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào:
A. Biên độ dao động C. Cấu tạo của con lắc
B. Cách kích thích dao động D. Cả A và C đều đúng
Câu 30: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. Hệ số lực cản tác dụng lên vật
B. Tần số ngoại lực tác dụng lên vật
C. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
D. Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG SÓNG
Câu 1: Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng
Câu 2: Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chu kì của các phần tử có sóng truyền qua gọi là chu kì dao động của sóng
B. Đại lượng nghịch đảo của chu kì gọi là tần số góc của sóng
C. Vận tốc truyền năng lượng trong dao động gọi là vận tốc sóng
D. Biên độ dao động của sóng luôn là hằng số
Câu 4: Bước sóng là:
A. Quãng đường truyền sóng trong 1s
B. Khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm
C. Khoảng cách giữa hai bụng sóng
D. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên một phương truyền sóng có cùng pha dao động
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 3
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ
D. Đơn vị cường độ âm là W/m
2
Câu 6: Độ to của âm thanh phụ thuộc vào:
A. Cường độ âm C. Biên độ dao động âm
B. Tần số D. Áp suất âm thanh
Câu 7: Âm sắc là:
A. Màu sắc của âm
B. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết được các nguồn âm
C. Một tính chất vật lí của âm
D. Tính chất vật lí và sinh lí của âm
Câu 8: Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lí nào của
âm:
A. Biên độ B. Tần số C. Biên độ và bước sóngD. Cường độ và tần số
Câu 9: Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. Giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường
B. Tổng hợp của hai dao động điều hoà
C. Tạo thành các vân hình parabon trên mặt nước
D. Hai sóng khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz
B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
C. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được
D. Sóng âm là sóng dọc
Câu 11: Vận tốc truyền sóng trong một môi trường:
A. Tăng theo cường độ sóng
B. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng
C. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng
D. Phụ thuộc vào bản chất môi trường
Câu 12: Sóng dừng được hình thành bởi:
A. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương
B. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp
C. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp
D. Sự tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương
Câu 13: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C. Vừa khuyếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo
Câu 14: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào:
A. Tính đàn hồi và mật độ của môi trường
B. Biên độ sóng
C. Nhiệt độ
D. Cả A và C
Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm
B. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải nhỏ hơn một giá trị cực đại nào đó gọi là ngưỡng nghe
C. Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau gọi là miền nghe được
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 4
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
D. Tai con người nghe âm cao hơn thính hơn âm trầm
Câu 16: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi hai đầu cố định là:
A. Chiều dài bằng ¼ bước sóng
B. Bước sóng gấp đôi chiều dài dây
C. Chiều dài dây bằng bội số nguyên lần nửa bước sóng
D. Bước sóng bằng số lẻ lần chiều dài dây
Câu 17: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do là:
A. l = kλ/2 B. λ =
21
+
k
l
C. l = (2k + 1)λ D. λ =
12
4
+
k
l
(Với l là chiều dài sợi dây)
C â u 18: Hai sóng như thế nào có thể giao thoa với nhau? Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
A. Hai sóng cùng biên độ, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian
C. Hai sóng cùng chu kì và biên độ
D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ
Câu 19: Chọn câu sai:
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
B. Sóng dọc là sóng có phương trùng với phương truyền sóng
C. Sóng âm là sóng dọc
D. Nguyên nhân tạo thành sóng dừng là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ
Câu 20: Sóng âm truyền được trong môi trường:
A. Rắn, lỏng, khí, chân không C. Rắn, lỏng
B. Rắn, lỏng, khí D. Lỏng, khí, chân không
Câu 21: Vận tốc sóng là :
A. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
B. Vận tốc dao động của nguồn sóng
C. Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
D. Vận tốc truyền pha dao động.
Câu 22: Tại nguồn O, phương trình dao động của sóng là u = a sin ωt. Phương trình dao động của điểm
M cách O một đoạn d có dạng:
A. u = a sin (ωt -
λ
π
d2
) C. u = a sin (ωt -
v
d
π
2
)
B. u = a sin ω (t -
λ
π
d2
) D. u = a sin ω (t -
λ
π
d2
)
Câu 23: Trong quá trình giao thoa sóng, dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp của các sóng
thành phần. Gọi ∆φ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi ∆φ
bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. ∆φ = 2n.π B. ∆φ = (2n + 1) π
C. ∆φ = (2n + 1)
2
π
D. ∆φ = (2n + 1)
2
λ
Câu 24: Đơn vị của cường độ âm là:
A. J/ m
2
B. W/ m
2
C. J/ (kg.m) D. N/ m
2
Câu 25: Âm sắc phụ thuộc vào:
A. Tần số B. Phương truyền sóng C.Biên độ D. Cả A, C đều đúng
Câu 26: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A. Số lượng và cường độ các hoạ âm trong chúng khác nhau
B. Tần số khác nhau
C. Độ cao và độ to khác nhau
D. Số lượng và các hoạ âm trong chúng khác nhau
Câu 27: Để tăng gấp đôi tần số của âm dao dây đàn phát ra ta phải
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 5
Với n = 1, 2, 3,…
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
A. Tăng lực căng dây gấp đôi C. Giảm lực căng dây đi 2 lần
B. Tăng lực căng dây gấp 4 lần D. Giảm lực căng dây đi 4 lần
Câu 28: Chọn câu sai:
A. Giao thoa trên mặt nước cho ta sóng dừng vì có các bụng ở đường cực đại, các nút ở đường cực
tiểu
B. Trong giao thoa sóng,khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp bằng ½ bước sóng
C. Sóng do tổng hợp từ hai nguồn kết hợp trên mặt nước chỉ có thể là giao thoa mà không phải là
sóng dừng
D. Trong giao thoa sóng, những điểm nằm trên đường trung trực của hai nguồn dao động với biên độ
cực đại
Câu 29: Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
A. Cùng tần số và bước sóng C. Cùng tần số
B. Cùng biên độ D. Cùng bước sóng trong một môi trường
Câu 30: Chọn câu sai:
A. Hộp cộng hưởng có khả năng cộng hưởng với nhiều tần số khác nhau và tăng cường các âm có
các tần số đó
B. Bầu đàn đóng vai trò là hộp cộng hưởng
C. Thân sáo và thân kèn đóng vai trò hộp cộng hưởng
D. Cả A, B, C đều sai
CHƯƠNG III: ĐIỆN XOAY CHIỀU
Câu 1: Dòng điện xoay chiều có tính chất nào sau đây:
A. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian
B. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian
C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến biến thiên điều hoà theo thời gian
D. Cường độ và chiều thay đổi tuần hoàn theo thời gian
Câu 2: Cách tạo ra dòng điện xoay chiều là:
A. Quay đều một nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu trước mặt một cuộn dây
B. Cho một khung dây dẫn quay đều trong từ trường quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng
khung và vuông góc với từ trường
C. Cho khung dây chuyển động đều trong từ trường đều
D. A hoặc B
Câu 3: Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần R, hiệu điện thế có biểu thức:
u = U
0
sin (ωt) thì cường độ dòng điện có biểu thức: i = I
0
sin(ωt + φ). Trong đó I
0
, φ được xác định bởi
hệ thức tương ứng là:
A. I
0
=
R
U
0
và φ = 0 C. I
0
=
R
U
0
và φ = -
2
π
B. I
0
=
2
0
R
U
và φ = 0 D. I
0
=
R
U
2
0
và φ = 0
Câu 4: Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm, hiệu điện thế có biểu thức: u = U
0
sin
(ωt) thì cường độ dòng điện có biểu thức: i = I
0
sin(ωt + φ). Trong đó I
0
, φ được xác định bởi hệ thức
tương ứng là:
A. I
0
=
ω
.
0
L
U
và φ =
2
π
C. I
0
=
ω
.
0
L
U
và φ = -
2
π
B. I
0
=
ω
.
0
L
U
và φ = 0 D. I
0
=
ω
.
0
L
U
và φ = ±
2
π
Câu 5: Trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện C, hiệu điện thế có biểu thức: u = U
0
sin (ωt) thì
cường độ dòng điện có biểu thức: i = I
0
sin(ωt + φ). Trong đó I
0
, φ được xác định bởi hệ thức tương ứng
là:
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 6
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
A. I
0
=
C
U
.
0
ω
và φ =
2
π
C. I
0
= U
0
.ω.C và φ =
2
π
B. I
0
=
C
U
.
0
ω
và φ = -
2
π
D. I
0
= U
0
.ω.C và φ = 0
Câu 6: Chọn đáp án đúng. Đối với đoạn mạch R, C ghép nối tiếp thì:
A. i nhanh pha hơn u C. i nhanh pha hơn u một góc π/2
B. u nhanh pha hơn i D. u nhanh pha hơn i một góc π/2
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Đối với đoạn mạch R, L ghép nối tiếp thì:
A. i trễ pha hơn u một góc π/4 C. u nhanh pha hơn i
B. i trễ pha hơn u một góc π/2 D. u trễ pha hơn i
Câu 8: Chọn đáp án đúng. Đối với đoạn mạch L, C ghép nối tiếp thì:
A. Độ lệch pha giữa i và u là π/2 C. i luôn nhanh pha hơn u một góc π/2
B. u nhanh pha hơn i D. i luôn trễ pha hơn u một góc π/2
Câu 9: Một đoạn mạch RLC nối tiếp, mắc vào hiệu điện thế u = U
0
sin (ωt). Hệ số công suất cosφ được
xác định bởi hệ thức nào:
A. cosφ = P/ U B. cosφ = R/ Z C. cosφ = Z / R D. Cả A và C
Câu 10: Trong đoạn mạch xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp. Công suất đoạn mạch có biểu thức nào sau
đây:
A. P = U.I B. P = U.I.cosφ C. P = I
2
.R D. Cả B và C
Câu 11: Đoạn mạh RLC mắc nối tiếp, mắc vào hiệu điện thế u = U
0
sin (ωt). Điều kiện để có cộng
hưởng trong mạch là:
A. LC = Rω
2
B.LCω
2
= 1 C. LCω = 1 D. R = L/C
Câu 12: Gọi I; I
0
; I lần lượt là cường độ tức thời, cường độ cực đại, cường độ hiệu dụng của dòng điện
xoay chiều đi qua một điện trở R. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở trong thời gian t được xác định bởi
công thức:
A. Q = R.
2
2
0
I
.t B. Q = R.i
2
.t C. Q = R.I
2
.t D. Cả A và C
Câu 13: Cường độ dòng điện đi qua mạch RLC mắc tối tiếp có biểu thức: i = I
0
sin ωt . Tổng trở của
đoạn mạch và độ lệch pha φ có biểu thức tương ứng nào sau đây:
A. Z =
22
)
.
1
(
ω
ω
C
LR
−+
; tgφ =
R
CL
ωω
−
B. Z =
22
)
.
1
(
ω
ω
C
LR
++
; tgφ =
R
C
L
ω
ω
1
−
C. Z =
22
)
.
1
(
ω
ω
C
LR
++
; tgφ =
R
L
C
ω
ω
−
1
D. Z =
22
)
.
1
(
ω
ω
C
LR
−+
; tgφ =
R
C
L
ω
ω
1
−
Câu 14: Khi có cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC nối tiếp, kết luận nào sau đây là sai:
A. Cường độ hiệu dụng của đoạn mạch có giá trị cực đại
B. Cường độ dòng điện cùng pha với hiệu điện thế
C. Hiệu điện thế hai đầu tụ và cuộn cảm có giá trị bằng nhau
D. Cường độ hiệu dụng không phụ thuộc vào điện trở đoạn mạch
Câu 15: Ở máy phát điện xoay chiều một pha, nếy Roto có p cặp cực và quay với vận tốc n vòng/phút
thì tần số dòng điện phát ra là:
A. f =
p
n.60
B. f =
p
n
.60
C. f =
60
.pn
D. f = n.p.60
Câu 16: Khi nói về máy phát điện xoay chiều, điều nào sau đây là đúng:
A. Có hai phần: cảm và ứng
B. Phần cảm tạo ra từ trường, phần ứng tạo ra suất điện động cảm ứng
C. Phần cảm gọi là Stato; phần ứng gọi là Roto
D. Cả A và B
Câu 17: Khi nói về máy phát điện xoay chiều, điều nào sau đây là đúng:
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 7
THPT Hàm Giang – Trà Vinh GV: Trần Văn Nam
A. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại
B. Hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường lên dòng điện
C. Biến đổi điện năng thành cơ năng
D. Biến đổi cơ năng thành điện năng
Câu 18: Khi nói về máy phát điện xoay chiều ba pha, điều nào sau đây là đúng:
A. Là hệ thống ba dòng điện một pha
B. Là dòng điệnn do máy phát điện xoay chiều ba pha phát ra
C. Là dòng điện tạo bởi ba máy phát điện xoay chiều một pha
D. Cả A và B
Câu 19: Khi nói về máy phát điện xoay chiều ba pha, điều nào sau đây là đúng:
A. Phần ứng gồm ba cuộn dây giống hẹt nhau, đặt lệch nhau 120
0
trên một vòng tròn
B. Phần ứng là Stato
C. Phần ứng là Stato hoặc Roto
D. Cả A, B
Câu 20: Khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha, điều nào sau đây là sai:
A. Hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Hoạt động dựa vào từ trường quay
C. Động cơ chuyển hoá điện năng thành cơ năng
D. Động cơ chuyển hoá cơ năng thành điện năng
Câu 21: Trong động cơ không đồng bộ ba pha, khi từ trường của một cuộn hướng từ trong ra ngoài và
có giá trị cực đại dương thì từ trường của 2 cuộn dây còn lại như thế nào:
A. Có giá trị âm và bằng nửa độ lớn giá trị cực đại
B. Có giá trị dương và bằng nửa độ lớn giá trị cực đại
C. Có giá trị âm và bằng 1/3 độ lớn giá trị cực đại
D. Có giá trị dương và bằng 1/3 độ lớn giá trị cực đại
Câu 22: Nếu nối ba cuộn dây của máy phát điện xoay chiều ba pha với mạch ngoài giống nhau thì khi
dòng điện qua 1 pha cực đại, dòng điện qua 2 pha kia sẽ thế nào:
A. Có cường độ bằng 0
B. Có cường độ bằng 1/3 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng điện trong pha đã cho
C. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, ngược chiều với dòng điện trong pha đã cho
D. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng điện trong pha đã cho
Câu 23: Khi nói về hiệu điện thế pha và hiệu điện thế dây, điều nào sau đây là đúng:
A. Trong mạch mắc hình sao, hiệu điện thế giữa1dây pha và dây trung hoà gọi là hđt pha
B. Trong mạch mắc hình tam giác, hiệu điện thế giữa hai dây pha là hiệu điện thế pha
C. Trong mạch mắc hình sao, hiệu điện thế giữa 2 dây pha là hiệu điện thế pha
D. Cả A, B, C
Câu 24: Trong máy phát điện một chiều bộ phận cổ góp có vai trò nào sau đây:
A. Đưa dòng điện từ Roto ra mạch ngoài
B. Làm cho dòng điện ở mạch ngoài có cường độ không đổi
C. Biến đổi dòng điện xoay chiều trong Roto thành dòng điện một chiều ở mạch ngoài
D. Cả A, C
Câu 25: Chọn đáp án đúng .Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện luôn sớm pha hơn hiệu
điện thế ở hai đầu đoạn mạch một góc nhỏ hơn π/2
A. Nếu tăng tần số dòng điện lên 1lượng nhỏ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch giảm
B. Hệ số công suất đoạn mạch bằng không
C. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
D. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch
tăng
Trắc nghiệm vật lí 12 Trang 8