Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giáo Trình Kỹ Thuật An Toàn Và Bảo Hộ Lao Động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.35 KB, 60 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.

Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và công tác an
toàn lao động.

1.1. Khái niệm, nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động
Khái niệm
• Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp
luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến
điều kiện lao động nhằm:
+ Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.
+ Góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Nói 1 cách ngắn gọn hơn: Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa
học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá
trình lao động sản xuất.
- Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác
bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động
nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.
Nhiệm vụ
Bảo hộ lao động gồm có bốn phần : Pháp luật bảo hộ lao động ; Vệ sinh lao động,
Kỹ thuật an toàn và Kỹ thuật phòng chống cháy.
− Pháp luật bảo hộ lao động là một phần của Bộ luật lao động bao gồm những qui
định về các chế độ chính sách bảo vệ con người con người trong lao động sản xuất như:
thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho người lao động, chế độ


đối với lao động nữ, tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh lao
động…
− Vệ sinh lao động là phần nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao
động sản xuất đến sức khoẻ con người, đề xuất và thực hiện các biện pháp cải thiện điều
kiện làm việc bảo vệ sức khoẻ người lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp,.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

1


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

− Kỹ thuật an toàn là phần nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động, đề
xuất và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.
− Kỹ thuật phòng chống cháy là phần nghiên cứu phân tích các nguyên nhân phát sinh
cháy, nổ, đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng cháy và chống cháy một cách hiệu quả
nhất.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
Mục đích
Quá trình sản xuất là quá trình người lao động sử dụng công cụ, máy móc, thiết bị
tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm xã hội.
Trong lao động sản xuất dù sử sụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy
trình công nghệ giản đơn hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm
giảm sức khoẻ, gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thong qua cá biện pháp khoa học kỹ thuật,
tổ chức, kinh tế, xã hội dể hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo ra điều kiện
lao động thuận lợi cho người lao động, để ngăn ngừa tai nạn lao động,bảo vệ sức khoẻ, góp
phần bảo vệ và phát triễn lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Ý nghĩa
Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nứơc ta, nó mang
nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao.
Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị
rõ rệt. Dưới chế độ thực dân, Phong kiến, giai cấp công nhân và người lao động bịo bóc lột
thậm tệ, công tác bảo hộ lao động không hề được quan tâm. Từ khi nước nhà giành được
độc lập đến nay, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến cộng tác bảo hộ lao động, trên quan
điểm “con người là vốn quý nhất”, điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều
này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây
dựng.
Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo dảm an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động, không những mang lai hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà bảo hộ
lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

2


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phải nắm vững ba tính chất chủ yếu : tính
pháp luật, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng.
Tính pháp luật. Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của Nhà
nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao
động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp
lý bắt buộc cá tổ chức Nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham

gia lao động phải co trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
Tính khoa học kỹ thuật. Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra,
khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại và ảnh
hưởng của chúng đến an toàn và vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải
pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức về lý thuyết và thực
tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ : muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học ; muốn nghiên cứu các biện pháp
an toàn khi sử dung cần trục phải am hiểu về cơ học, sức bền vật liệu ; muốn cải thiện điều
kiện lao động nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải giải quyết nhiều vấn đề
tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực : thông gió, chiếu sáng,
cơ khí hoá, tâm sinh lý lao động…
Tính quần chúng. tính quần chúng thể hiện trên hai mặt : một là bảo hộ lao động có
liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Họ là những người vận hành, sử dụng các
dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên phát hiện được những thiếu sót trong công
tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, góp ý xây dựng hoàn
thiện các tiêu chuẩn quy phạm và vệ sinh lao động.
Mặt khác, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có
đầy đủ và hoàn chỉnh đến đâu, nhưng mọi người (lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao
động và người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác
bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao đông.
2.1. Khái niệm về phân tích điều kiện lao động.
Điều kiện lao động
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

3


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT


GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trong quá trình lao động dể tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, con
người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động. Điều kiện
lao động nói chung bao gồm và được đánh giá trên hai mặt : một là quá trình lao động và
hai là tình trạng vệ sinh của mội trường trong đó quá trình lao động được thực hiện.
Những đặc trưng của quá trình lao động là tính chất và cường độ lao động, tư thế của
cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt
v.v...
Tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi : điều kiện vi khí hậu ( nhiệt
độ, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển của không khí) ; nồng độ hơi, khí, bụi trong không khí ; mức
độ tiếng ồn, rung động ; độ chiếu sáng v.v...
Các yếu tố nêu trên ở dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong nhửng điều kiện nhất định
( vượt qua giới hạn cho phép) có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc tổn thương đến bất kì bộ phận, chức
năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng
cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động.
Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc
hại tạo ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động
Như vậy cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe cho
con người hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ : tai nạn lao động gây hủy hoại đột
ngột còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định.
2.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.
Tai nạn lao động xảy ra rất đa dạng, mỗi trường hợp có thể do nhiều nguyên nhân
gây ra. Cho đến nay cũng chưa có phương pháp chung nhất nào cho phép phân tích xác
định nguyên nhân tai nạn cho tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên các
nguyên nhân tai nạn có thể phân thành các nhóm sau : nguyên nhân kỹ thuật, nguyên nhân

tổ chức, nguyên nhân vệ sinh môi trường ; nguyên nhân bản thân (chủ quan).
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

4


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

2.2.1 Nguyên nhân kỹ thuật là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt kỹ thuật.
Người ta có thể chia ra một số nguyên nhân như sau :
* Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dung không hoàn chỉnh gồm
- Hư hỏng, gây ra sự cố tai nạn như : đứt cáp, dứt dây curua; tuột phanh; gãy vỡ đá
mài, cưa dĩa; gãy thang, cột chống, lan can, san dàn giáo…
- Thiếu các thiết bị an toàn như : thiết bị khống chế quá tải, khống chế chiều cao
nâng tải, khống chế góc nâng cần của cần trục; van an toàn trong thiết bị chịu áp lực; cầu
chì role tự ngắt trong thiết bị điện; thiết bị che chắn các bộ phận truyền động như đai
chuyền, cưa đĩa, đá mài…
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa : áp kế ; hệ thống tínhiệu, báo hiệu…
* Vi phạm qui trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
Vi phạm trình tự tháo dỡ cột chống ván khuôn các kết cấu bêtông cốt thép
- Đào hố hào sâu, khai thác vỉa mỏ theo kiểu hàm ếch.
- Làm việc trên cao nơi chênh vênh nguy hiểm không đeo dây an toàn.
- Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu để chở người.
- Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện
v.v...
* Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn)
- Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ vật cẩu ; vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu
khi vận hành cần trục.

- Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu
- Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng hoặc moi nhồi thuốc nổ trong lỗ khoan mìn.
- Lấy tay làm cữ khi cưa cắt.
2.2.2. Nguyên nhân tổ chức là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt tổ chức
thực hiện.
* Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất không hợp lý
- Diện tích làm việc chật hẹp, cản trở cho thao tác, hoạt động, đi lại.
- Bố trí máy móc, thíêt bị, dụng cụ, nguyên vật liệu sai nguyên tắc.
- Bố trí đường đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý, ví dụ nhiều chỗ giao cắt
nhau.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

5


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

* Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng với yêu cầu
- Về tuổi tác, sức khỏe, ngành nghề và trình dộ chuyên môn.
- Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động.
* Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý vi phạm về an toàn lao
động.
* Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động như :
- Chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi.
- Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại.
- Chế độ lao động nữ…
2.2.3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường

* Làm việc trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt : nắng nóng, mưa bão, gió
rét, dông sét, sương mù.
* Làm vịêc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi : quá nóng, quá lạnh, không
khí trong nhà xưởng kém thông thoáng, ngột ngạt, độ M63 Co.
* Mội trường làm việc bị ô nhiễm các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép :
bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, rung động, cường độ bức xạ (nhiệt, quang, ion, phóng xạ, diện
từ…)
* Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển bình thường:
trên cao, dưới sâu, trong dường hầm, dưới nước sâu…
* Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônomi
- Tư thế làm việc gò bó.
- Công việc đơn điệu buồn tẻ.
- Nhịp diệu lao động quá khântrương.
- Máymóc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với các chỉ tiêu nhân trắc.
* Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc chất lượng không bảo đảm các yêu cầu
kỹ thuật
* Không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất
- Không cung cấp đủ nước uống về số lượng và chất lượng.
- Không có nơi tắm rửa, nhà vệ sinh …
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

6


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

2.2.4. Nguyên nhân bản thân là nguyên nhân liên quan đến bản thân người lao động
* Tuổi tác, sức khỏe, giới tính không phù hợp với công việc

* Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường có những đột biến về cảm xúc :
vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt…
* Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm
- Đùa nghịch trong khi làm việc.
- Xâm phạm các vùng nguy hiểm.
- Hành vi vi phạm những công việc, máy móc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình.
- Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Tóm lại khi tiến hành phân tích nguyên nhân tai nạn lao động có thể căn cứ vào sự
phân loại các nguyên nhân nêu trên để xác định. Thường thường một vụ tai nạn xảy ra có
thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới, nên cần đi sâu phân tích để xác định được nguyên nhân
nào là chủ yếu, trực tiếp gây ra, trên cơ sở này mới có thể đề ra được các biện pháp chính
xác, cụ thể nhằm ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân để hạn chế tai nạn.

BÀI 2. SỨC KHOẺ VÀ AN TOÀN TẠI NƠI LÀM VIỆC.
2.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất
- Các bộ phận và cơ cấu máy công cụ: các bộ phận, cơ cấu chuyển động (quay, hay
tịnh tiến), các trục truyền động, khớp nối, đồ gá, ...
- Các mảnh vỡ, mảnh văng của các dụng cụ, vật liệu gia công: mảnh dụng cụ cắt gọt,
mảnh đá mài, phôi liệu, chi tiết, ...
- Điện giật. Phụ thuộc các yếu tố như cường độ, điện áp, đường đi của dòng điện qua
cơ thể người, thời gian tác động, đặc điểm sinh lý cơ thể người, ...
- Các yếu tố nhiệt. Kim loại nóng chảy, vật liệu được gia nhiệt, thiết bị nung, khí
nóng, hơi nước nóng, ... có thể gây bỏng, cháy rộp da, ...
- Các chất độc công nghiệp.
- Các chất lỏng hoạt tính. Các axit và chất kiềm ăn mòn, ...
- Bụi công nghiệp. Có thể gây cháy nổ, gây ẩm ngắn mạch điện, gây tổn thương cơ
học, bệnh nghề nghiệp,...
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

7



TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

- Những yếu tố nguy hiểm khác: làm việc trên cao không đeo dây an toàn, vật rơi từ
trên cao xuống, trơn trượt vấp ngã, ...
2.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn trong xưởng cơ khí.
Nguyên nhân kỹ thuật
- Máy móc trang thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất có chứa đựng những yếu tố
nguy hiểm (tạo các khu vực nguy hiểm, tồn tại bụi khí độc, hỗn hợp nổ, tiếng ồn, rung
động, bức xạ có hại, điện áp nguy hiểm, ...).
- Máy móc trang thiết bị sản xuất được thiết kế kết cấu không thích hợp với điều
kiện tâm sinh lý người sử dụng.
- Độ bền chi tiết máy không đảm bảo, gây sự cố trong quá trình làm việc.
- Thiếu phương tiện che chắn an toàn đối với các bộ phận chuyển động, vùng nguy
hiểm điện áp cao, bức xạ mạnh, ...
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn, thiếu các cơ cấu phòng ngừa quá tải (như van
an toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình tin cậy, ...)
- Thiếu sự kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng hay kiểm tra
định kỳ.
- Thiếu (hoặc không) sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Các nguyên nhân về tổ chức
- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tưthế làm việc thao tác khó khăn, ...
- Bố trí máy, trang bị sai nguyên tắc, sự cố trên các máy có thể gây nguy hiểm cho
nhau.
- Thiếu phương tiện đặc chủng thích hợp cho người làm việc.
- Tổ chức huấn luyện giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu.
Các nguyên nhân về vệ sinh môi trường công nghiệp

- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh môi trường công nghiệp ngay từ giai đoạn thiết kế
công trình công nghiệp (nhà máy hay phân xưởng sản xuất).
- Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép (chiếu sáng không hợp lý,
độ ồn rung động vượt quá tiêu chuẩn, ...).
- Trang bị bảo hộ lao động cá nhân không đảm bảo yêu cầu sử dụng của người lao
động.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

8


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá nhân.
3.

Phân tích các rủi ro về tai nạn lao động trong các nghề cơ khí

Trong kỹ thuật cơ khí có nhiều ngành nghề công nghệ, đặc trưng là:
- Gia công nguội.
- Gia công cắt gọt.
- Gia công nóng.
* Gia công nguội
Hiện nay gia công nguội được tiến hành chủ yếu là thủ công, chỉ một phần gia công
trên các máy tự động và bán tự động.
Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tai nạn trong gia công nguội:
- Các dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục, ...) dễ gây va đập vào người lao động.
- Các máy đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy, ...) có kết cấu

không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn, ...
- Do người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay đã hư như búa long cán, chìa vặn
không đúng cỡ, miệng chìa vặn đã bị biến dạng không còn song song nhau, ...
- Gá kẹp chi tiết trên bàn cặp (êtô) không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí bàn
nguội không đúng kỹ thuật, giữa hai bàn cặp đối diện không có lưới bảo vệ.
- Đá mài được gá lắp vào máy không cân, không có kính chắn bảo vệ, hoặc tư thế
đứng mài chi tiết không né tránh được phương quay của đá mài, mài các vật có khối lượng
lớn lại tỳ mạnh, ...
- Việc gò tôn mỏng đi kèm các động tác cắt. dập trước khi đem gò tai nạn lao động
thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột, dập, .. nếu vô ý có
thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực,
giảm khả năng nghe, đau đầu, choáng, ...
- Tư thế đứng cưa, dũa, đục, ... trong khi làm nguội nói chung không đúng cách dẫn
tới bệnh vẹo cột sống.
* Gia công cắt gọt
Trong các máy gia công cắt gọt thì máy tiện chiếm tỷlệ cao (40%), được sử dụng
khá phổ biến.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

9


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

- Máy vận hành tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, quấn thành dây dài và văng ra
chung quanh. Phoi nhiệt độ cao, phoi vụn có thểbắn vào người đứng đối diện gây tai nạn.
- Khi vận hành các máy chuyển động quay, các cơ cấu truyền động như bánh răng,
dây curoa, ... các nữcông nhân phải cuộn tóc gọn hoặc cắt tóc ngắn để khỏi bị cuốn vào

máy.
- Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp
không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.
- Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá
mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có
thể tiếp xúc vào tay công nhân.
- Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, ... có thể bị quấn vào máy và
gây nên tai nạn.
* Gia công nóng
- Công nghệ đúc
Ở nhiệt độ cao, ngoài bức xạ nhiệt nước gang thép nóng chảy còn phát ra tia tử
ngoại năng lượng lớn, do đó:
o

Tiếp xúc với nguồn bức xạ năng lượng lớn có thể gây viêm mắt, bỏng da.

o

Tai nạn phổ biến là bị bỏng do nước kim loại nóng chảy bắn toé vào cơ thể
hoặc do các vật tiếp xúc với nước kim loại nóng chảy không được bong khô
hoặc do khuôn đúc chưa sấy khô nên hơi ẩm bám trên các vật đó bị nước thép
làm cho bốc hơi mạnh sẽ gây bắn tung toé làm bỏng người lao động.

o

Trong việc xử lý các gờ bavia vật đúc cũng dễ bị sây sát chân tay do mặt
nhám và sắc cạnh gây nên.

- Công nghệ hàn
Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt

độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.
o

Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người.

o

Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những
người xung quanh.

o

Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

10


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

o

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt
nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.

o


Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy
que hàn như , CO2, F2 , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và
sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những
nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ...

o

Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt
lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả
hoạn.

- Rèn/Gia công áp lực
Vật rèn trong gia công ở nhiệt độ cao (có thể trên 1000).
o

Tai nạn có thể xảy ra do nhiệt độ cao, do dụng cụ và phôi rèn, các vảy sắt
nóng, ..., bắn vào.

o

Khi kết thúc gia công, vật rèn vẫn còn nóng khoảng 700, vô ý sờ tay, chạm
vào có thể bị bỏng.

o

Dụng cụ rèn (búa, kìm, ...) không đảm bảo, như cán búa tra không chặt có thể
văng ra khi quai búa, kìm lấy vật rèn ra khỏi lò kẹp không chắc hay giữ
không chặt, ... làm rơi vật nóng, có thể gây tai nạn.

- Công nghệ nhiệt luyện

o

Dễ bị bỏng do tiếp xúc với vật đang ở nhiệt độ cao.

o

Dễbị nhiễm độc do môi trường nhiệt luyện: xyanua natri NaCN,
xyanuakali KCN, các chất thường dùng khi thấm carbon và nitơ.

- Công nghệ mạ điện
Trong mạ điện dùng các chất điện phân, môi trường hoá chất có nhiều chất độc hại
như oxyt crôm (CrO3), xút (NaOH), axit, ...; phân xưởng có nhiều trang bị điện (thiết bị
nguồn, bể điện phân, ...)
o

Ảnh hưởng cùa các dung dịch điện phân có thể gây bỏng da, huỷ hoại da, ...

o

Môi trường không khí bị nhiễm những chất hơi độc hai.

o

Cần chú ý an toàn điện khi khai thác sử dụng các trang bị điện phân có dòng lớn.

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

11



TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÀI 3. KHOA HỌC VỀ LAO ĐỘNG
3.1. Khái quát về khoa học lao động
* Định nghĩa
- ILO: “Ecgônômi là sự áp dụng khoa học sinh học người kết hợp với khoa học công
nghệ vào người và môi trường của họ để có được sự thoả mãn tối đa cho người lao động
đồng thời tăng năng suất lao động”.
- Kỹ thuật học các yếu tố con người.
- Thích hợp với công việc con người.
* Sự phát triển và những thay đổi gần đây của Ecgônômi
- Những năm 50: quân sự
- Những năm 60: công nghiệp
- Những năm 70: sản phẩm tiêu dùng
- Những năm 80: người- máy tính- phần mềm
- Những năm 90: nhận thức và tổ chức
3.2. Lợi ích của việc bố trí trang thiết bị cơ khí hợp lý trong xưởng
- Hạn chế được vùng nguy hiểm và tác hại nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện lao động thuận lợi, thích nghi.
- Tạo tâm lý dễ chịu cho người lao động.
- Dễ dàng thông gió và chiếu sáng.
- Dễ dàng vệ sinh công nghiệp.
3.3. Mối quan hệ tương tác giữa: Người lao động - Thiết bị máy móc - Môi trường lao
động
Hiệu quả vận hành của bất kỳ thiết bị nào cũng phụ thuộc vào sự tương tác chặt chẽ
giữa người và máy. Bởi vì việc làm thay đổi khả năng của con người là rất hạn chế. Tốt hơn
cả là phải làm cho thiết bị và công việc phù hợp với người sử dụng. Hầu hết các máy hiện
nay được thiết kế để thực hiện công việc tối ưu, nhưng có thể lại vượt quá khả năng thực

thể của con người. Kết quả là người vận hành không thể điều khiển máy hiệu quả do những
căng thẳng về thể lực và tinh thần không cần thiết. Tác động qua lại giữa người vận hành và
môi trường lao động xung quanh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: thiết kế nơi làm việc,
các bộ phận điều khiển, máy móc. Các công việc, thiết bị làm việc lại có thể ảnh hưởng đến
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

12


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

tư thế lao động, độ thoải mái, hiệu quả làm việc của người lao động. Các yếu tố thực thể ở
nơi làm việc gồm: các yếu tố vật lý (ổn, rung, vi khí hậu, thông gió…), các yếu tố hoá học,
các yếu tố sinh học…
Các yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến tổ chức lao động để tạo cho người lao động có môi
trường làm việc có nhiều động lực. Thời gian làm việc nghỉ ngơi, hệ thống ca kíp, hệ thống
giám sát an toàn lành mạnh nơi làm việc… là những khía cạnh quan trọng có ảnh hưởng
đến sự hào hứng, động lực và niềm hạnh phúc của người lao động.
Mục tiêu chính của khoa học về lao động trong quan hệ Người – Thiết bị máy móc –
Môi trường lao động là tối ưu hóa các tác động tương hỗ:
- Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và thiết bị, máy móc.
- Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và chỗ làm việc.
- Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và môi trường lao động.
3.4. Các yếu tố đánh giá tiêu chuẩn về khoa học lao động
- An toàn vận hành.
- Tư thế và không gian làm việc hợp lý.
- Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm.
- Chịu đựng về thể lực.

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn khi chịu các yếu tố có hại.
- Những yêu cầu về thẩm mỹ.
- Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động
3.5. Một số hình ảnh về khoa học lao động.

Nền xưởng sạch sẽ, khoảng cách
đặt máy an toàn
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

Nền xưởng chưa sạch, nhiều chướng
ngại vật
13


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

Có chiếu sáng cục bộ

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Thiếu chiếu sáng cục bộ

14


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp


GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

15


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bài 4: AN TOÀN XƯỞNG CƠ KHÍ
1. An toàn xưởng.
1.1. Mục đích, và phương pháp của việc sắp xếp dụng cụ, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu,
hàng hoá, đặc biệt là nguyên vật liệu dễ cháy, nổ.
* Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và máy , thiết bị

( hoặc giữa máy , thiết bị này với máy , thiết bị khác ) để không bị tác động xấu của các yếu tố
nguy hiểm ,có hại .
Tùy theo quá trình công nghệ , đặc điểm của từng loại thiết bị mà xác định các khoảng cách
an toàn khác nhau . Việc xác định khoảng cách an toàn cần xác định cụ thể dựa theo nguyên
tắc chung về khoảng cách an toàn trong các tiêu chuẩn : TCVN 7014-2002 , TCVN 67212000 , TCVN 6720200… dưới đây là 1 số quy định về khoảng cách an toàn :
- Khoảng cách an toàn giữa các máy , thiết bị không được nhô hơn 1m . Trường hợp máy ,

thiết bị có bộ phận truyền động ( động cơ , máy nén khí , máy li tâm …) hoặc thiết bị có quá
trình sản xuất nhiều nguy hiểm ( như lò , nồi hơi …) khoảng cách giữa các máy , thiết bị phải
nâng lên 2m . Đối với máy có thiết bị chuyển động đi lại khứ hồi ( máy bào , máy phay
giường ) cần có khoảng không gian đủ lớn để vị trí lùi xa nhất của máy cách tường 0,5m ,
cách mép đường vận chuyển tối thiểu 1m .
- Giữa các hàng thiết bị phải để lối qua lại rộng ít nhất 2,5m .
- Trong không gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong ( xe goong , băng tải , xa


nâng ..) thì giữa các bộ phận truyền động và phần nhô ra của các thiết bị cần để lối đi rộng ít
nhất 1m .
- Các đường ống dẫn khí , hơi , nước … hoặc các thiết bị khác dưới trần nhà ở các lối qua lại

không được phép thấp hơn 2,2m .
- Phôi , bàn , thành phẩm trong các xưởng cơ khí không được xếp cao quá 2,5m.
- Nơi đặt các máy sinh khí C2H2 .. phải cách xa ngọn lửa tràn tối thiểu 10m , cách xa lò sấy

tối thiểu 1m .
Khái niệm về kích thước an toàn
Cùng với việc quy định khoảng cách an toàn , người ta còn quy định kích thước an toàn
cho các máy , thiết bị để loại trừ khả năng gây nguy cơ tai nạn lao động . Ví dụ :
- Khoảng cách bệ tỳ của máy mài 2 đá
- Lan can bảo vệ trong các sàn làm việc trên cao phải cao hơn 1m để ngăn không cho

người ngã xuống
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

16


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

-.

1.2. Mục đích, ý nghĩa và phương pháp lưu giữ vật liệu thải và phế liệu
Mục đích của pháp luật quản lý chất thải nguy hại là bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng

đồng. Thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp lý quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nườ về
môi trường: quyền, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân liên quan đến chất thải nguy hại. Pháp luật
quản lý chất thải nguy hại đã phân định rõ quyền hạn cho các cơ quan Nhà nước giúp cho hoạt
động quản lý của Nhà nước đối với vấn đề này đạt hiệu quả cao. Đồng thời pháp luật còn định
hướng cho hành vi, xử sự của các chủ thể khi tham gia các hoạt động liên quan đến chất thải nguy
hại. Qua đó ngăn ngừa, hạn chế việc gia tăng số lượng chất thải nguy hại vào môi trường, giảm
thiểu những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với sức khỏe con người cũng như môi trường sống.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, với việc thành lập nhiều nhà máy, xí nghiệp, pháp luật về quản lý
chất thải nguy hại đã góp phần đáng kể hạn chế các vi phạm về môi trường thông qua các biện
pháp cụ thể.
Biện pháp pháp lý: Với tư cách là hệ thống các quy phạm pháp luật điểu chỉnh hành vi xử sự của
con người, pháp luật quản lý chất thải nguy hại đã tác động trực tiếp đến hành vi xử sự của các chủ
thể. Đây là biện pháp đem lại hiểu quả cao nhất, thông qua đó hoạt động quản lý chất thải nguy hại
được thể chế hóa bằng pháp luật.
Biện pháp kinh tế: Đó là việc sử dụng lợi ích vật chất để kích thích hoặc bắt buộc các chủ thể thực
hiện những hoạt động có lợi cho hoạt động quản lý chất thải. Biện pháp này thực hiện thông qua
hình thức thu phí chất thải đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế lượng chất thải có
thể phát sinh ngay tại nguồn. Áp dụng thuế cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm
môi trường hoặc sức khỏe con người ở mức độ cao. Đó còn là những biện pháp hỗ trợ vốn, miễn
giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị công nghệ thân thiện môi trường, ... Biện pháp
kinh tế rất cần thiết và có hiệu quả phòng ngừa cao vì nó tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập, lợi
nhuận của doanh nghiệp. Biện pháp khoa học công nghệ: Vận dụng các thiết bị khoa học công
nghệ tiên tiến vào việc quản lý chất thải. Biện pháp này giúp hạn chế được lượng chất thải, đồng
thời xử lý được khối lượng lớn và triệt để chất thải.
Biện pháp chính trị: Đảng đưa ra vấn đề môi trường và quản lý chất thải trong cương lĩnh của
mình, từ đó thể chế hóa thành pháp luật. Biện pháp này có tác dụng định hướng và có tính bao quát
cao. Các quy định của pháp luật ngày càng rõ ràng và cụ thể đã làm cho người dân hiểu pháp luật,
nâng cao ý thức của họ. Người dân sẽ tự giác thực hiện những hành vi có ích cho môi trường.
* Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp


17


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Đồng thời với những thành quả do sự phát triển kinh tế đem lại, cũng xuất hiện những nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng mà sự đe doạ từ việc phát thải các chất thải nguy hại có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Nhận thức rõ
được điều đó, chúng ta đã sớm nhận ra các yêu cầu về việc xây dựng và hoàn thiện các quy định
của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra là không làm kìm
hãm sự phát triển kinh tế, đồng thời ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những tác hại do chất thải nguy
hại gây ra cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Luật bảo vệ môi trường 2005 và Quy chế quản
lý chất thải nguy hại đã được ban hành nhưng việc quản lý chất chải nguy hại vẫnkhông ít khó
khăn, trở ngại mà những nguyên nhân, những tồn tại chủ yếu xuất phát từ 2 vấn đề sau.
Thứ nhất, thực trạng các văn bản pháp luật Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của chúng ta
hiện nay vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể; thiếu những văn bản
chi tiết hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại; các địa phương áp dụng chưa
thống nhất và còn nhiều lúng túng và nhất là thiếu các chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi
phạm.
Thứ hai, thực trạng áp dụng các văn bản pháp luật
Việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải
nguy hại nói riêng là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như:
tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại hiểu biết
và nâng cao được ý thức tự giác trong việc thực hiện trách nhiệm của mình; việc thực hiện chức
năng, vai trò quản lý nhà nước trong việc triển khai giám sát thực thi; vấn đề đầu tư vốn, phương
tiện xử lý chất thải nguy hại; việc xác định mức độ vi phạm và các chế tài xử phạt, v.v... Nhưng có
thể nói, sau một số năm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy

hại, chúng ta chưa giải quyết được thấu đáo các vấn đề trên và thực sự chưa thu được những kết
quả khả quan như mong đợi do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trong
đó, có những nguyên nhân chính là:
- Ý thức thực hiện pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về quản lý chất thải nguy hại nói
riêng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại bộ phận nhân dân chưa cao. Điều này cũng xuất
phát từ sự nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế và bản thân pháp luật môi trường
hiện nay do ảnh hưởng của nhiều vấn đề xã hội nên còn mang nặng tính tuyên truyền, giáo dục và
thiếu tính răn đe.
- Việc thực hiện các quy định pháp luật bắt buộc của các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển,
chủ lưu giữ, xử lý chưa được nghiêm túc và triệt để, nhất là trong các cơ sở công nghiệp. Các
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

18


TRNG CAO NG NGH TNH BRVT

GIO TRèNH K THUT AN TON V BO H LAO NG

nguyờn nhõn chớnh dn n tỡnh trng ny l cụng tỏc thanh tra mụi trng cũn kộm, cỏc ch ti x
pht cha nghiờm minh v cha cú tớnh rn e cao. Ngoi ra, cũn cú mt nguyờn nhõn ht sc quan
trng khỏc l vic u t kinh phớ cho cụng tỏc ny s lm tng giỏ thnh sn phm, gim tớnh cnh
tranh trong kinh doanh.
1.3. Phng phỏp xp t hp lý cỏc i tng gia cụng.
- Bụ tri mỏy thiet bi trong xuụng co khớ cọn dm bo thuõn tien cho nguụi su dung, dỷ duũng võn chuyen
nguyờn võt lieu, khoõng cỏch giựa cỏc mỏy hop l de bat k su cụ xõy ra ụ mỏy ny khụng õnh huụng den mỏy
khỏc, tõn dung ỏnh sỏng tu nhiờn de chieu sỏng chung, neu khụng dm bo phi cú he thong chieu sỏng nhõn tao.
- Mỏy, thiet bi phi duoc lap dọt trờn nờn dỷ dụ cỳng vựng, chiự duỗfc trong lu'o'ng cỹa mỏy v cỏc lue cỏt
got khi gia cụng gõy ra, trỏnh ụn, rung.
- Cỏc mỏy, thiet bi khi sn xuat gõy rung dụng lún cỏn bo trớ xa cỏc mỏy chớnh xỏc, cú cỏch ly chong lan

truyen rung dụng. Nen mỏy phi dự dụ cỳng vựng v thõn mỏy phi cú hoac trang bi thờm co cau phong long...
- Cỏc mỏy nguy hiem cụ thộ gõy tai nan lao dụng (nhu mỏy mi 2 dỏ) cỏn bụ tri ụ gúc xuụng de han che
cỏc nguy hiem cú thộ xõy ra.
-

Cỏc mỏy cú chuyen dụng di lai khỳ hoi nhu mỏy bo giuúng, mỏy phay giuúng cỏn bụ tri dỷ khoõng khụng gian
de vi trớ lỳi xa nhỏt cỳa bn mỏy phi cỏch tuụng toi thiởu 0,5m, cỏch mộp duụng võn chuyen ti

thiu

1.4. Nguyờn tc v trng lc khi vn chuyn.
Nhựng chụ lm viờc thuụng tien hnh viờc nõng, võn chuyờn cỏc võt nõng trờn 20kg, cỏn trang bi thiet bi
nõng v cỏn thuc hien nhựng nguyờn tỏc sau:
- Khụng bụ tri chụ lm viờc, duụng di lai ụ vi tri phia duụi noi thiet bi nõng thuụng xuyờn hoat dụng, nộu
buục phi bụ tri thi phi cụ chuụng cõnh bo, bien bo an ton, hoac cụ nguụi cõnh giụi...
- Mỏy, thiet bi nõng phi dỏy dự thiet bi an ton, tin cõy: phanh ham, co cau han che hnh trỡnh, co cau de
phong quỏ ti, co cau chong tuụt cỏp...
- Thiet bi nõng phi dm bo cỏc thụng so co bn: cú sỳc nõng phự hop, toc dụ di chuyen lờn xuong, di
chuyen ngang hop l... phự hop vúi dieu kien sn XUấL
- Dm bo che dụ lm viec cựa mỏy nõng: theo thời gian, theo mực dụ cht ti, dm bo an ton v tuoi
tho cựa thiet bi phự hop vúi dieu kien sn xut.
- Duy tri nghiốm ngọt che do bo duũng, kiem tra v xin cap giỏy phộp sỹ dung theo quy dinh.

1.5. Tm quan trng, nhng iu kin trong vic trang b v s dng cỏc loi phng tin
bo v cỏ nhõn.
Trang bi phung tien bo vờ cỏ nhõn l bien phỏp k thuõt bo sung, nhung cú vai trũ rat quan trong (dac
biờt trong diộu kiờn thiet bi, cụng nghờ lac hõu).
Cỏc loai phuong tien bo vờ cỏ nhõn:
- Phuong tien bo vờ mõt:
+ Trang bi bo vờ mõt khụi bi ton thuong do võt rỏn bn phõi.

GVBS: Nguyn Mnh Tng o Trng Giỏp

19


TRNG CAO NG NGH TNH BRVT

GIO TRèNH K THUT AN TON V BO H LAO NG

+ Trang bi bo vờ mõt khụi bi ton thuong bũi cỏc tia nõng lilửng khi hn.
- Phuong tien bo vờ cụ quan hụ hap: Loai trang bi ny nham phũng trỏnh cỏc loai hoi, khi dục, cỏc loai
bui, chang han nhu bỡnh thũ, bỡnh tu cỳ'u, mat na phong dục, khõu trang.
- Phuong tien bo vờ co quan thớnh giỏc de ngọn chọn tỏc hai xỏu cỹa tiộng on den co quan thớnh giỏc cỹa
nguụi lao dụng, nhu cỏc loai: nỳt bit tai, bao ỳp tai khi tieng on lún hon 120 dBA...
- Phuong tien bo vờ dõu: Tu theo yờu cõu bo vờ chong chỏn thuong co hoc, chửng cuửn túc hay chửng
cỏc tia nõng luong... m sỹ dung cỏc loai mỷ khỏc nhau.
- Phuong tien bo vờ chõn tay: Cú cỏc loai ỹng hoõc giy chong m uút, chong an mon hoỏ chat, cỏch dien,
chong rung... v cỏc loai bao tay tuong tu.
- Quỏn ỏo bo hụ lao dụng chửng tỏc dụng nhiờt, tia nõng luỗfng, hoỏ chat, chong chỏy...
Cỏc phuong tien bo vờ c nhõn duỗfc sõn xuỏt theo tiờu chuõn nh nuục; viờc cỏp phỏt, sỹ dung theo quy
dinh cỹa phỏp luõt.

1.6. Gii thiu mt s phng tin bo v cỏ nhõn v ng dng ca tng loi vo cụng vic c
th phỏt huy ht kh nng ca chỳng.
Phng tin bo v cỏ nhõn ( PTBVCN) hay thng quen gI l Trang b bo h lao ng - l
nhng dng c, phng tin cn thit trang b cho ngI lao ng ( NL ) ngn nga tai nn lao
ng v bo v sc kho khi lm vic hay thc hin nhim v trong iu kin cú cỏc yu t nguy
him, c hi.
Kớnh chng bi bo v mt, m an ton bo v u khi cú gch ỏ ri vo, dõy an ton gi
ngi li khi b ngó t trờn cao kớnh, m, dõy an ton trong cỏc vớ d trờn chớnh l cỏc PTBVCN.

1. Cú nhng loi PTBVCN no?
Cn c yờu cu bo v cỏc b phn trờn c th ngi s dng, chỳng ta cú cỏc loi phng tin
bo v (PTBV) sau :
- PTBV u.
- PTBV mt & mt.
- PTBV thớnh giỏc.
- PTBV hụ hp.
- PTBV tay.
- PTBVchõn.
- PTBV thõn th.
Ngoi ra cũn cú cỏc loi PTBVCN khỏc nh: phng tin bo v chng ngó cao, bo v chng
cht ui, bo v chng in git
2. Vai trũ v trớ ca PTBVCN trong m bo an ton v v sinh lao ng.
GVBS: Nguyn Mnh Tng o Trng Giỏp

20


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Để đảm bảo an toàn & vệ sinh lao động ( AT - VSLĐ), khi môi trường lao động có các yếu tố
nguy hiểm, có hại phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa tác hại của
chúng. Tuy nhiên do những lý do khác nhau, các yêu cầu trên chưa được thực hiện hoặc dù đã thưc
hiện nhưng vẫn có thể còn tồn tại hoặc tiềm ẩn những yếu tố có nguy cơ gây tai nạn hoặc ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ. PTBVCN cần thiết phải được trang bị cho NLĐ trong trường hợp
này.
Các giải pháp được thực hiện để đảm bảo AT - VSLĐ trong sản xuất như xử lý điều kiện vi khí
hậu, chống bụi, chống hơi khí độc, chống ồn, chống rung động, ngăn ngừa các bức xạ có hại, che

chắn, ngặn chặn, cách ly .... trong đó PTBVCN là giải pháp sau cùng theo trình tự các bước thực
hiện.
3.

Khi nào cần sử dụng PTBVCN
Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu

tố nguy hiểm, độc hại nào đó chúng ta đều phải sử dụng PTBVCN. Các yếu tố nguy hiểm, có hại
đó có thể xuất hiện khi:
+ Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu (như nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp, áp suất, tiếng ồn ,
rung chuyển, tia bức xạ … vượt qúa giới hạn cho phép ).
+ Tiếp xúc với hoá chất độc hại (ở dạng hơi, khí, hay dạng chất lỏng, rắn, bụi có thể thâm
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da, qua đường tiêu hoá gây hại cho cơ thể con người…)
+ Tiếp xúc vài yếu tố sinh vật ,vi trùng độc hại,môi trường VSLĐ xấu (như virút ,vi khuẩn
độc hại hoặc các yếu tố khác có thể gây bệnh truyền nhiễm, hôi thối, ýêu tố sinh học độc hại
khác…)
+ Khi NLĐ phải làm việc trong điều kiện vị trí. tư thế thao tác bất lợi (không gian chật chội,
làm việc trên cao, trong hầm lò, trên sông nước, trong rừng rậm gai góc…) hoặc các điều kiện nguy
hiểm, độc hại khác...
Cần xác định đầy đủ yếu tố nguy hiểm và có hại trong mỗi công việc (theo phương pháp quan
sát, phỏng vấn NLĐ, khám sức khoẻ, đo đạc môi trường…) đánh giá mức độ nguy hại để đi đến
quyết định cần cấp phát những loại PTBVCN gì cho NLĐ, tính năng bảo vệ của mỗi PTBVCN cần
cấp phát ấy ra sao.
4.

Giới hạn bảo vệ của PTBVCN.
PTBVCN có khả năng ngăn ngừa tai nạn lao động khi yếu tố gây nguy hiểm có cường độ tác

động nằm trong giới hạn bảo vệ của chúng.Với các tác nhân có thể gây bệnh nghề nghiệp, khả năng
ngăn ngừa và loại trừ tác hại khi sử dụng PTBVCN ở mức cao hơn nhiều.Tuy nhiên khả năng ấy

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

21


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

chỉ trở thành hiện thực khi NLĐ đã được trang bị đầy đủ PTBVCN có tính năng phù hợp và sử
dụng đúng.
5.

Yêu cầu chất lượng của PTBVCN
PTBVCN trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả tác hại của các yếu

tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không
gây tác hại khác.
Như vậy PTBVCN phải vừa có khả năng bảo vệ, vừa phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tiện dụng.
Các yêu cầu này được qui định trong tiêu chuẩn chất lượng của mỗi loại PTBVCN với cơ sở pháp
lý thống nhất do cấp ngành hoặc cấp Quốc gia ban hành.
Cho đến nay đã có gần 500 Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) trong lĩnh vực An toàn - Vệ sinh Sức khoẻ được Nhà Nước ban hành trong đó có hơn 70 TCVN về PTBVCN nhưng còn thiếu rất
nhiều, hiện đang được các cơ quan chức năng xây dựng, ban hành tiếp để hình thành một hệ thống
tiêu chuẩn đồng bộ và đầy đủ. Trong thời gian chờ đợi, với các loại PTBVCN mà TCVN chưa đề
cập chúng ta có thể tham khảo từ tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế. Điều
này là phù hợp vì từ 10 năm nay các Tiêu chuẩn mới của chúng ta đều được xây dựng trên cơ sở
chấp nhận Tiêu chuẩn của Tổ chức này.
Thời gian gần đây, trong xu thế hội nhập, ngày càng nhiều loại PTBVCN do nước ngoài sản
xuất có mặt trên thị trường Việt nam. Trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm có in tên các Tiêu
chuẩn như EN, ANSI, BS, DIN, JIS v.v... Cần chú ý không phải Tiêu chuẩn nào cũng quy định các

thông số định lượng. Chẳng hạn có Tiêu chuẩn nội dung chỉ đề cập đến cách Phân loại, Định nghĩa
thuật ngữ, Phương pháp thử nghiệm, đánh giá…
1.6. Các qui tắc lựa chọn, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân đúng nơi, đúng
chỗ và đúng loại.
1. Trách nhiệm của NSDLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN.
Các văn bản Pháp quy của Nhà nước quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ về thực hiện ATVSLĐ nói chung, trách nhiệm thực hiện quy định về PTBVCN nói riêng.
Nội dung NSDLĐ phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về trang cấp PTBVCN gồmcác
nội dung chủ yếu:
- Phải mua sắm và cấp phát PTBVCN và cấp phát lại nếu PTBVCN bị mất, bị hỏng không
phải do lỗi của NLĐ. Danh mục cấp phát thực hiện theo Quyết định 955/1998/QĐ - BLĐTBXH do
Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội ban hành.

GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

22


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Tuy nhiên với một nghề công việc nhưng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hại khác (do
thiết bị, do công nghệ, do tình trạng nhà xưởng, nguyên liệu sử dụng, điều kiện thời tiết, địa lý
vùng lãnh thổ, do ô nhiễm của môi trường xung quanh …).Trong trường hợp này ngoài các
PTBVCN theo Quyết định 955, NSDLĐ phải cấp phát bổ sung những PTBVCN cần thiết khác cho
NLĐ ( căn cứ điều 101 Bộ Luật lao động ).
- Phải đưa ra thời hạn sử dụng PTBVCN phù hợp. Thời hạn này căn cứ tính chất công việc
và chất lượng của PTBVCN cấp phát, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn cơ sở.
- Phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các PTBVCN trước khi cấp
phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Nội dung huấn luyện NSDLĐ tối thiểu phải làm cho NLĐ

hiểu rõ : Khi nào phải mang PTBVCN? Cần sử dụng những PTBVCN nào trong khi làm việc ?
Thực hiện các thao tác khi mang , cởi bỏ, điều chỉnh như thế nào là đúng cách ? Phương pháp bảo
dưỡng , giữ gìn PTBVCN ra sao? Giới hạn sử dụng và khi nào cần loại bỏ PTBVCN. Các nội dung
huấn luyện phải được kiểm tra đánh giá, NLĐ nào khi huấn luyện chưa đạt yêu cầu phải huấn
luyện lại.
- PhảI cấp phát PTBVCN có công dụng bảo vệ phù hợp.Trước khi cấp phát phải kiểm tra lại
chất lượng , đồng thời phải định kỳ kiểm tra trong quá trình NLĐ sử dụng và ghi sổ theo dõi các
PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu an toàn cao như găng cách điện, ủng cách điện , phương tiện lọc
hơi khí độc, dây an toàn, phao cứu sinh v.v…
- Phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản hợp lý.không bình thường, thậm chí khó chịu. Mỗi đơn vị
phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục kết hợp hình thức hành chính cần thiết
- NSDLĐ không được cấp phát tiền thay hiện vật hoặc giao tiền cho NLĐ tự mua sắm
PTBVCN.
PTBVCN có thực sự trở thành giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khoẻ và an toàn trong lao động
phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện trách nhiệm nêu trên của NSDLĐ.
Để chủ động khi thực hiện, NSDLĐ cần xây dưng kế hoạch PTBVCN cho đơn vị mình.Trong
đó phải xác định các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong từng công việc, xây dựng danh mục trang
cấp phù hợp, xác định yêu cầu chất lượng, kế hoạch mua sắm, huấn luyện, cấp phát, tổ chức quản
lý kiểm tra theo dõi thực hiện. Mỗi đơn vị cần có bản quy chế quy định về việc cấp phát, sử dụng,
bảo quản, khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện quy định về trang bị PTBVCN .Trước khi ban hành
cần lấy ý kiến công đoàn cơ sở và phổ biến rộng rãi để NLĐ thực hiện.
2. Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN.
Để thực hiện tốt quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NSDLĐ và NLĐ.
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

23


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT


GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

NLĐ khi đã được trang cấp PTBVCN thì bắt buộc phải sử dụng PTBVCN theo đúng quy định
trong khi làm việc. Không được sử dụng PTBVCN vào mục đích riêng, sai mục đích.
NLĐ phải biết được tác hại nếu không mang PTBVCN. Phải biết giới hạn bảo vệ, cách thực
hiện các thao tác khi mang vào, tháo ra, điều chỉnh, vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản PTBVCN theo
huấn luyện của NSDLĐ.
Bằng trực quan, trước mỗi khi sử dụng NLĐ cần kiểm tra sự toàn vẹn của PTBVCN mình sẽ
dùng. Điều này là bắt buộc khi sử dụng các PTBVCN có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy
hại có thể gây tai nạn tức thời như dây an toàn, găng ủng cách điện, phương tiện phòng chống hơi
khí độc....
Khi chưa được cấp phát PTBVCN, hoặc cấp phát không đủ, không phù hợp NLĐ cần phải
phản ánh, yêu cầu NSDLĐ xử lý.
Mỗi NLĐ cần thấy rằng khi mang PTBVCN thì ít nhiều cũng có cảm giác không bình thường,
thậm chí khó chịu. nhưng nếu không sử dụng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của
chính bản thân mình, vì vậy phải tự giác sử dụng.
Theo quy định chung NLĐ sẽ phải bồi thường khi làm hỏng, làm mất PTBVCN mà không có
lý do chính đáng. Tùy theo quy định của mỗi đơn vị, NLĐ phải trả PTBVCN khi không còn làm
việc tại đơn vị nữa nếu NSDLĐ yêu cầu.

2.An toàn điện trong xưởng cơ khí
2.1. Tác dụng của dòng điện và các dạng tổn thương do dòng điện gây ra.
a/Tác động của dòng điện đối với cơ thể người:
Thực tế cho thấy, khi chạm vật có điện áp, người có bị tai nạn hay không là do có
hoặc không có dòng điện đi qua thân người.
Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ
hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ thịt,
sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác dụng của dòng điện còn
tăng lên đối với những người hay uống rượu. Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ
thể cho đến nay vẫn chưa có một thuyết nào có thể giải thích một cách hoàn chỉnh về tác

động của dòng điện đối với cơ thể con người.
Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện (phụ thuộc điện áp
mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất.
Sự tổn thương do dòng điện gây nên có thể chia làm ba loại:
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

24


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH BRVT

GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

• Tổn thường do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
• Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang
điện áp vì bị hỏng cách điện.
• Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chổ bị hư hỏng cách điện hay chổ dòng
điện đi vào đất.
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác
động bên ngoài như phóng điện hồ quang.
Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thộc vào độ lớn và loại dòng điện,
điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình
trạng sức khỏe của người.
2.2.Mức độ ảnh hưởng của đường đi của dòng điện đến cơ thể người.
Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện qua cơ thể người có tầm
quan trọng lớn nhất là số phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim.
Qua thí nghiệm nhiều lần và có kết quả sau:
- Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim.
- Dòng điện đi từ tay phải qua chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim.
- Dòng điện đi từ chân qua chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim.

- Dòng điện đi từ tay trái qua chân sẽ có 3,7% của dòng điện tổng đi qua tim.
Từ kết quả thí nghiệm trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện chạy qua tim
hay cơ quan hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc của người với nguồn điện.
- Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực.
- Dòng điện đi từ tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất.
- Dòng điện đi từ chân sang chân tuy nhỏ (tạo ra điện áp bước) không nguy hiểm
nhưng khi có dòng điện đi qua, cơ bắp của chân bị co rút làm nạn nhân ngã và lúc đó sơ đồ
nối điện vào người sẽ khác đi (dòng điện đi từ chân qua tay...).
2.3. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện giật và mức độ nguy hiểm của chúng đến
con người.
* Chạm vào hai pha khác nhau (h11.1)
GVBS: Nguyễn Mạnh Tưởng – Đào Trọng Giáp

25


×