CUỘC THITÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai"
Dành cho giáo viên
Năm học 2016-2017
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và Tự luận)
Họ và tên:
……………………….………………………………….…………....
Số điện thoại di động:
.................................................................................................... Email:
…………………..……………………………….…...…..…………..
Trường:
………………………..…………………….…...…..………….........
Địa chỉ nhà trường:
………….................
…………………..…………………….…...…..
PHẦN 1:15CÂU HỎITRẮC NGHIỆM
(Thầy, cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án trả lời đúng nhất)
1. Mục đích của duy trì tư thế lái xe đúng là gì?
a) Dễ dàng tiếp nhận các thông tin cần thiết khi lái xe, giúp cho người lái xe không bị mệt
mỏi khi lái xe đường dài.
b) Dễ dàng tiếp nhận các thông tin cần thiết khi lái xe, giảm mệt mỏi khi lái xe đường dài,
dễ dàng vận hành xe đúng cách, giúp cho người và xe cân bằng.
c) Tuân thủ luật giao thông đường bộ.
2. Trong các thao tác vượt xe sau đây, thao tác nào không an toàn?
a) Kiểm tra an toàn phía trước.
b) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định
vượt.
c) Vượt xe về bên phải nếu xe trước không nhường đường.
d) Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe bị vượt tối thiểu 2m bề ngang.
3. Để dừng xe an toàn trong trường hợp phanh khẩn cấp(khi gặp những sự cố bất
ngờ trên đường như: xe phía trước đột ngột dừng lại, chướng ngại vật bất ngờ
xuất hiện…) ,thầy/cô cần phân bổ lực phanh như thế nào?
a) Tác động lực phanh trước lớn hơn phanh sau.
b) Tác động lực phanh sau lớn hơn phanh trước.
c) Tác động lực phanh trước và phanh sau bằng nhau.
4. Giấy phép lái xe hạng A1 là:
a) Giấy phép cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh dưới 50 cm 3
b) Giấy phép cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm 3 đến
dưới 175 cm3
c) Giấy phép cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm 3 trở lên
d) Giấy phép cấp cho người lái xe mô tô ba bánh
5. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe trên đường bộ phải thực hiện quy
định nào sau đây?
a) Dừng xe cách lề đường 30cm.
b) Xuống xe khi bảo đảm điều kiện an toàn.
c) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.
d) Tất cả các đáp án trên.
6. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thởcó nồng độ
cồn vượt quá bao nhiêu thì bị cấm?
a)Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
b) Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/ 1 lít khí thở.
c) Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/ 1 lít khí thở.
7. Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu,
khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham
gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray
gần nhất?
a) 2m
b) 4m
c) 5m
d) 6m
8. Tại nơi giao nhau giữa đường không ưu tiên & đường ưu tiên, người lái xe đang
đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào?
a) Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.
b) Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.
c) Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào
tới.
9. Biển nào Báo hiệu đường 2 chiều ?
1
a)
b)
c)
d)
2
3
Biển 1
Biển 2
Biển 3
Biển 1& 3
10. Biển nào xe mô tô 2 bánh được phép đi vào ?
a)
b)
c)
d)
1
Không biển nào
Biển 2
Biển 3
Biển 2 & 3
2
3
11. Những hướng nào xe tải được phép đi?
a) Cả 4 hướng
b) Hướng1 & 2
c) Hướng 3
d) Hướng 1 & 4
12. Xe nào vi phạm luật giao thông?
a)
b)
c)
d)
Xe con (B), xe con C.
Xe tải (D), xe con (E), xe buýt (G).
Xe con (A), xe con (B), xe tải (D).
Xe tải (D), xe con (B).
13. Điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước người sử dụng xe mô tô,
xe gắn máy vượt xe an toànsau:
Bước 1: Duy trì tốc độ ổn định ở phía sau xe định vượt và giữ ..KHOẢNG CÁCH…an
toàn với xe định vượt.
Bước 2: Kiếm tra an toàn phía trước
Bước 3: Kiếm tra an toàn an toàn phía sau qua .. GƯƠNG CHIẾU HẬU…………………
và hai bên bằng mắt
Bước 4: Bật…ĐÈN XI NHAN…………………trái báo hiệu chuyển hướng và chuyển
dần sang làn đường bên trái
Bước 5: Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường.
Bước 6: Tăng tốc độ để vượt, giữ khoảng cách …AN TOAN……….. với xe bị vượt tối
thiểu 2m bề ngang.
Bước 7: Trong khi vượt, dùng còi để báo hiệu cho xe bị vượt biết là bạn đang vượt.
Bước 8: Sau khi vượt, xin đường bên phải, kiểm tra …C)…………… xung quanh và
chuyển hướng dần về bên phải. Tuyệt đối không đột ngột tạt ngang trước mặt xe bị vượt.
a)
b)
c)
d)
Tốc độ; gương chiếu hậu; Vẫy tay; xa nhất; người đi đường
Khoảng cách; gương chiếu hậu; đèn xi nhan; xa nhất; chướng ngạivật
Khoảng cách; gương chiếu hậu; đèn xi nhan; an toàn; chướng ngạivật
Khoảng cách; gương chiếu hậu; đèn xi nhan; an toàn; antoàn
14. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8/2016,
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe tương tự xe mô tô và các loại
xe tương tự xe gắn máy) điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn vượt quá 50-80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25-0.4 mg/ 1 lít
khí thở sẽ bị xử phạt như thếnào?
a. Từ 1-2 triệuđồng.
b. Tước giấy phép lái xe từ 1-3tháng.
c. Cả 2 hình thứctrên.
15. Để đảm bảo an toàn khi đi đến những nơi khuất tầm nhìn, người điều khiển
phương tiện phải đi như thế nào?
a) Nhấn chuông/còi để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện đi từ hướng khuất
tầm nhìn tới.
b) Chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
c) Chú ý quan sát an toàn xung quanh và phán đoán những tình huống nguy hiểm có
thể xảy ra. Giảm tốc độ, ra tín hiệu cảnh báo nguy hiểm và sẵn sàng phanh cho đến
khi tầm nhìn phía trước rõ ràng. Chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
d) Phương án a & b.
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN TỰ LUẬN
Bài viết tuyên truyền về an toàn giao thông
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm
gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai
nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.
Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp
phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông
trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì
chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả
tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con
người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất
hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần
bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao
lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra
một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách
quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm
rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết
định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp
hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở
phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt
ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một
phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi
người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên
nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân.
Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự
an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.
Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao
thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao
thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ,
đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không
nên ganh đua với người khác…
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên
truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông,
đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã
kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà
hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học
sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận
không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông
như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe
đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên
đường.
Trên địa bàn huyện Thanh Hà chúng ta, toàn dân cũng đang hướng ứng tháng an
toàn giao thông vào tháng 10 này, các lực lượng công an giao thông sẽ thường xuyên
tuần tra kiểm soát, xử phạt người vi phạm. Nếu các bạn học sinh bị xử lí vi phạm khi
tham gia giao thông nghĩa là bạn đã vi phạm pháp luật.
Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ
nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và
những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần
sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy
vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại
nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “ Bạn và tôi hãy cùng
nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”
Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người. Vậy
nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới
nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn
giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là
đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện
pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng
cao hiện nay.
Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện
tham gia giao thông với nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất.
Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức
lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình. Ngoài ra tai nạn giao
thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng. Vậy nên hằng năm Nhà nước
đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình, nâng cao cơ sở vật chất hay
đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhưng đó có phải là cách khắc phục
hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và
hiểu biết của người tham gia giao thông; trong đó học sinh, sinh viên chiếm số lượng
đông nhất. Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông
hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật. Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình
vi phạm. Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại
cố tình phóng nhanh để vượt đèn. Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm
thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình. Lại có những học sinh chưa đủ
tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường, không chỉ thế
các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hay có
trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường
hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà
nước và là nội quy của nhà trường. Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham
gia giao thông khá đông. Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho
các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp. Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa
cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện
khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và
những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về
an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học
sinh sinh viên. Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông
và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường
bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để
đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng
chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung
quanh.
Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày
thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà nhà hạnh phúc. Hãy nhớ rằng: ''An
toàn là bạn,tai nạn là thù''. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai
của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,....cần có
những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,
mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Trong quá trình đổi mới, nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra nhiều biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATGT, đã có cả hệ thống các văn bản như: Chỉ
thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông; Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về
các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông; Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm
chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; năm 2011, Nghị quyết số 88/NQ-CP về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT được ban
hành. Trong các giải pháp bảo đảm TTATGT, giải pháp đầu tiên được đặt ra là việc
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao
thông, đây được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành từ Trung ương đến cơ sở.
Vì sao công tác tuyên truyền TTATGT lại quan trọng như vậy?
Như chúng ta biết, tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với
mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo
chiều hướng có lợi. Mục tiêu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở
thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động
trong quần chúng. Từ bản chất chung đó, công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật TTATGT cần phải thúc đẩy được nhận thức đúng đắn, tạo tư duy
tích cực, chủ động để giúp cho việc hành động đúng pháp luật TTATGT, tạo
nên một xã hội an toàn và văn minh cho mỗi người khi tham gia giao thông.
Nhìn từ thực tế xã hội hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật TTATGT còn nhiều hạn chế, ý thức người dân khi tham gia giao thông
chưa tự giác chấp hành pháp luật, một bộ phận không nhỏ còn chưa nhận
thức đầy đủ về các quy định của luật giao thông. Do vậy tình hình TTATGT
ngày càng diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông xảy ra vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn
giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm giao thông, có nhiều vụ tai nạn
giao thông để lại hậu quả rất lớn về người và tài sản. Nhìn vào số liệu thống kê hằng
năm cho thấy tai nạn giao thông đang để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe,
tính mạng của con người.
Bảng thống kê số liệu tai nạn giao thông
(Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông)
Năm
Số vụ
Số người chết
Số người bị thương
Đường bộ
Đường
thủy
Đường bộ
Đường
thủy
Đường bộ
Đường thủy
2010
47.397
196
11.029
146
46.194
17
2011
43.786
171
10.950
146
48.356
25
2012
35.820
118
9.540
108
38.170
12
2013
31.266
92
9.805
49
32.253
11
2014
25.579
90
9.025
66
24.853
10
Một trong những tâm lý của người tham gia giao thông ở Việt Nam là khi ra
đường mặc dù không vội nhưng vẫn cứ đi nhanh, có những thói quen tuỳ tiện, bất
chấp các quy định của pháp luật hiện hành như: phóng nhanh, vượt ẩu, không đi về
bên phải; không tuân thủ đi theo làn đường, phần đường, vạch chỉ dẫn, các biển báo
giao thông, đèn tín hiệu… thậm chí không tuân thủ sự hướng dẫn của người điều
khiển giao thông. Tình trạng vi phạm các quy định về quy tắc giao thông, Luật giao
thông diễn ra khá phổ biến ở người đi bộ, người điều khiển phương tiện mô tô, ô
tô… ở bất cứ đâu và bất kỳ đối tượng nào: trẻ em, người lớn, học sinh, sinh viên,
công chức nhà nước… khu vực thành thị cũng như nông thôn. Trên đường thủy còn
tồn tại tình trạng “5 không”: phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm, không
đảm bảo an toàn kỹ thuật, người điều khiển không bằng, không chứng chỉ chuyên
môn… Với tình trạng đó, có thể nói, hiện nay, sự hiểu biết pháp luật giao thông còn
nhiều hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn có hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia
giao thông, bất chấp cả tính mạng, sức khỏe của bản thân mình và những người xung
quanh.
Để giải quyết tận gốc của vấn đề, cần nhiều giải pháp đồng bộ, song trước hết,
về mặt chủ quan, việc làm cần thiết phải thay đổi nhận thức, tâm lý, hành vi của
người tham gia giao thông. Đó là chức năng tích cực của công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật TTATGT.
Tuyên truyền, giáo dục An toàn giao qua các cuộc thi dành cho học sinh,
sinh viên
Trong nhiều năm nay, các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã
hội, đoàn thể đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, trong đó
có các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Có thể nói, chưa bao giờ các
cuộc thi về an toàn giao thông lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, từ cuộc
thi mang tính chất đơn lẻ cho đến các cuộc thi mang tầm quốc gia như: giao
thông thông minh trên mạng Internet; “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ
thơ” dành cho học sinh tiểu học; “An toàn giao thông cho nụ cười ngày
mai” cho học sinh trung học phổ thông; cuộc thi “Sinh viên thi tìm hiểu luật
giao thông đường bộ và lái xe an toàn” cho sinh viên của các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc; các cuộc giao lưu,
tìm hiểu kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy an toàn giao thông
dành cho giáo viên các cấp …
Ở mỗi cuộc thi đều thu hút đông đảo số lượng người tham gia, tạo
được hiệu ứng tích cực đến mọi đối tượng trong xã hội. Đặc biệt với phần thi
các tiết học mẫu dành cho học sinh về các chủ đề: biển báo hiệu giao thông,
nguyên nhân tai nạn giao thông, ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy, chọn
đường đi an toàn, tránh tai nạn giao thông… các thầy, cô giáo đã đem đến
những phương pháp, cách thức đa dạng trong truyền tải nội dung về an
toàn giao thông và những quy định của pháp luật về TTATGT thông qua việc
chuyển thể nội dung bài giảng thành các vở kịch cho học sinh đóng vai hay
việc học sinh làm chủ trong tìm hiểu kiến thức, được thực hành với các trang
thiết bị thực tế, thi vẽ tranh an toàn giao thông, hoạt cảnh, tiểu phẩm, hát,
múa về chủ đề an toàn giao thông cho dễ nhớ, dễ hiểu…
Mỗi cuộc thi như một sân chơi lành mạnh và bổ ích, đó cũng là cơ hội
cho học sinh và các thầy, cô giáo giao lưu, cùng nhau chia sẻ những phương
pháp giáo dục hiệu quả, những kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao
thông và các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông. Đánh giá về các
cuộc thi, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của các cuộc thi đã và đang góp
phần tạo nên sự thay đổi nhận thức, ý thức tham gia giao thông trong học
sinh, sinh viên, góp phần đẩy mạnh hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo
dục an toàn giao thông trong trường học.
Tuy nhiên, đánh giá mỗi cuộc thi đều có mặt hạn chế, nhất là khi chuyên đề an
toàn giao thông mới được đưa vào các cấp học, việc bồi dưỡng kiến thức cho giáo
viên về chuyên đề này còn chưa tích cực, tài liệu hướng dẫn chưa thống nhất và có
những điểm chưa phù hợp với đối tượng do vậy chưa khắc phục được sự khô cứng
trong tuyên truyền luật đồng thời không mang đến sức hút trong việc học về an toàn
giao thông. Trên thực tế, nếu mỗi giờ học, các em học sinh đều được học như những
tiết học mẫu thì việc tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học sẽ mang đến
những hiệu quả nhất định.
Ngày nay, để có nền văn hóa giao thông có ý thức cao và được xây dựng ổn
định, bền vững, cùng với việc làm cương quyết, mạnh mẽ trong tuyên truyền, xử lý
những hành vi vi phạm, hơn bao giờ hết cần sự tập trung quyết liệt vào việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT đối với thế hệ trẻ.
Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật TTATGT
trong trường học, việc làm cần thiết phải quan tâm bồi dưỡng kiến thức về các quy
định của pháp luật trong việc bảo đảm TTATGT cho đội ngũ giáo viên để giúp cho
việc truyền tải thông tin đến học sinh chính xác, đầy đủ. Nghiên cứu đổi mới phương
pháp dạy và học an toàn giao thông; nội dung giảng dạy phải phù hợp với đối tượng;
nên trang bị mô hình mô phỏng các tình huống giao thông cùng thiết bị trợ giúp cho
việc học tập thực tế, giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Bộ giáo dục
và đào tạo cần đưa chuyên đề an toàn giao thông vào chương trình đào tạo như một
môn học bắt buộc và khuyến khích vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong tìm
hiểu kiến thức. Hiện nay một số trường đã đầu tư giáo án điện tử thông minh, điều
đó hỗ trợ rất nhiều cho các tiết học về an toàn giao thông, giáo viên có thể đưa các
tình huống thực tế, các hình ảnh trực quan sinh động để giúp học sinh nhận thức tốt
hơn về các quy định của pháp luật TTATGT và bảo đảm an toàn cho bản thân khi
tham gia giao thông. Sau những chương trình, dự án thử nghiệm, ngành giáo dục cần
nghiên cứu, thống nhất về tài liệu hướng dẫn học và giảng dạy an toàn giao thông.
Đối với học sinh, ngoài việc giúp cho các em nhận thức các quy định của luật giao
thông, cần hướng dẫn cho các em những tình huống giao thông an toàn và các kỹ
năng phòng, tránh tai nạn. Thực tế cho thấy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong ngành giáo dục và đào tạo, lực
lượng Cảnh sát giao thông và các đơn vị truyền thông sẽ mang đến hiệu quả tích cực
cho việc tuyên truyền giáo dục TTATGT đối với học sinh, sinh viên, tạo sức lan tỏa
rộng rãi trong toàn xã hội, hướng đến một nền giao thông an toàn và văn minh./.