Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 212 trang )

KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
Phần I
 Giáo trình: Kiểm toán tài chính
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân - Năm 2014
 Bài tập:

Bài tập Kiểm toán tài chính
Trường ĐH. Kinh tế quốc dân

1


NỘI DUNG MÔN HỌC:
Phần I: Tổng quan về kiểm toán tài chính

Chương 1: Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán
Chương 2: Mục tiêu kiểm toán tài chính

Chương 3: Bằng chứng kiểm toán
Chương 4: Đánh giá Kiểm soát nội bộ
Chương 5: Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Chương 6: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Chương 7: Kết thúc kiểm toán
2


CHƯƠNG 1:
KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG
HỆ THỐNG KIỂM TOÁN
I. Đối tượng kiểm toán và mối quan hệ chủ thể khách thể trong kiểm toán tài chính
II. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính



III. Đặc điểm chung về trình tự kiểm toán tài chính
IV. Khái quát đặc điểm của kiểm toán tài chính

3


I. ĐỐI TƢỢNG CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

 Khái niệm Kiểm toán tài chính:
Kiểm toán tài chính (K’TTC) là hoạt
động xác minh và bày tỏ ý kiến về các
bảng khai tài chính của các thực thể kinh
tế do các KTV có trình độ nghiệp vụ

tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ
thống pháp lý có hiệu lực.

4


 Đối tượng của K’TTC: Các bảng khai tài chính

 Báo cáo tài chính: là hệ thống được lập theo chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu
của đơn vị.
 Các bảng khai tài chính khác

5



 Cách thức phân đoạn đối tượng kiểm toán:

Có 2 cách
phân chia:

Phân theo khoản mục

Phân theo chu trình

6


 Phân theo khoản mục: Là cách phân chia máy móc từng khoản
mục hoặc nhóm các khoản mục theo
thứ tự trong bảng khai tài chính vào một

phần hành.

7


 Phân theo chu trình:
- Là cách phân chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các
khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố cấu thành của BCTC.
- Các chu trình cơ bản của K’TTC:
Vốn bằng tiền
Bán hàng
và thu
tiền


Huy động và
hoàn trả vốn

Mua hàng
và thanh
toán

Tiền lương
và nhân
viên

Hàng tồn kho

8


Đối tượng kiểm toán trong mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán

Kiểm toán độc lập

Tiến hành kiểm
toán bảng khai tài
chính đối với hai
nhóm khách thể
(tự nguyện và bắt
buộc).

Kiểm toán nhà nƣớc


Tiến hành kiểm
toán BKTC đối
với khách thể sử
dụng nguồn vốn
từ ngân sách nhà
nước.

Kiểm toán nội bộ

Tiến hành kiểm
toán báo cáo tài
chính theo yêu cầu
của người lãnh đạo
cao nhất trong đơn
vị đối với các đơn
vị thành viên.

??? Từ các nội dung trên có thể nhận thấy mối quan hệ giữa chủ thể và
khách thể của kiểm toán tài chính là mối quan hệ nội kiểm hay ngoại kiểm?
9


II. PHƢƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp kiểm toán trong K’TTC
- K’TTC sử dụng hệ thống phương pháp kiểm toán chung

bao gồm kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác
nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể
kiểm toán khác nhau nên trong K’TTC, cách thức kết hợp các

phương pháp cơ bản trên cũng có những đặc thù.
Cụ thể, K’TTC triển khai các phương pháp cơ bản trên 2
hướng: tổng hợp hoặc chi tiết.
10


- Trong quan hệ với trình tự kế toán: ngược so với trình tự
chung của chu trình kế toán.
- Xét về đối tượng cụ thể: các bảng khai tài chính, những bảng
tổng hợp này vừa chứa đựng những mối quan hệ kinh tế tổng quát
vừa phản ánh từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn với những biểu

hiện về kinh tế, pháp lý và được lập ra theo những trình tự pháp lý
phù hợp với những chuẩn mực cụ thể.
Do vậy, kiểm toán tài chính phải hình thành những thử nghiệm
kiểm toán, trắc nghiệm kiểm toán kết hợp với các phương pháp kiểm
toán cơ bản

11


2. Các thử nghiệm trong kiểm toán tài chính

Thử nghiệm tuân thủ

Thử nghiệm cơ bản

12



 Thử nghiệm tuân thủ:
Là dựa vào kết quả của KSNB khi hệ thống này tồn tại và hoạt động
có hiệu lực và để khẳng định sự tồn tại có hiệu lực này thì KTV cần
khảo sát, thẩm tra và đánh giá KSNB.
Khi thực hiện các thử nghiệm tuân thủ thì KTV chú ý các phương diện
sau của KSNB:
-

Về mặt thiết kế

-

Tính hiện hữu

-

Tính liên tục

13


 Thử nghiệm cơ bản:
Là việc thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên
Bảng tổng hợp bằng cách kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ
và kiểm toán ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định.

 Theo nguyên lý chung, thử nghiệm tuân thủ chỉ được thực hiện khi
KSNB tồn tại và được đánh giá là có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay trong
trường hợp này, thử nghiệm cơ bản (với số lượng ít) vẫn cần được thực
hiện. Trong trường hợp ngược lại, thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện

với số lượng tăng cường.

14


3. Trắc nghiệm kiểm toán:
- Khái niệm: Trắc nghiệm kiểm toán là cách thức hay trình tự xác định
trong việc vận dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán
ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc
các khoản mục cấu thành bảng khai tài chính.
Có 3 loại trắc nghiệm:
- Trắc nghiệm công việc

- Trắc nghiệm trực tiếp số dư
- Trắc nghiệm phân tích
Tuỳ theo yêu cầu và đối tượng cụ thể cần xác minh, các phép kết hợp
giữa các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau cả về số lượng và
trình tự kết hợp các loại trắc nghiệm.
15


a. Trắc nghiệm công việc (transaction test)
- Khái niệm: Trắc nghiệm công việc là cách thức và trình tự rà soát các
nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của
HTKSNB mà trước hết là hệ thống kế toán.
Trắc nghiệm công việc hướng tới hai mặt:
+ Thủ tục kế toán
+ Độ tin cậy của các thông tin kế toán.

16



Trắc nghiệm công việc chia làm 2 loại:

Trắc nghiệm đạt yêu cầu
của công việc
- Là trình tự rà soát các thủ tục kế
toán hay thủ tục kiểm soát có liên
quan đến đối tượng kiểm toán.

Trắc nghiệm độ vững chãi
của công việc
- Là trình tự rà soát các thông
tin về giá trị trong hành tự kế
toán.

17


b. Trắc nghiệm trực tiếp số dư:
Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp
cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để
xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ.

18


c. Trắc nghiệm phân tích:
- Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế
và xu hướng biến động các chỉ tiêu kinh tế qua việc kết hợp giữa kiểm toán

cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgíc giữa các trị số bằng tiền của các
chỉ tiêu hay các bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
- Trắc nghiệm phân tích được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của quá
trình kiểm toán:
+ Chuẩn bị kiểm toán
+ Thực hiện kiểm toán
+ Kết thúc kiểm toán

19


III. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN
Theo nguyên lý chung, trình tự K’TTC gồm 3 giai đoạn:

1

2

3

Chuẩn bị

Thực hành

Kết thúc

kiểm toán

kiểm toán


kiểm toán

20


 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

- Gửi thư chào hàng
- Lập hợp đồng hoặc thư hẹn kiểm toán
- Tìm hiểu về khách hàng (thu thập thông tin cơ sở)
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát)
- Lập kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn bị về nhân sự cho cuộc kiểm toán và các điều kiện vật chất khác

phục vụ cho cuộc kiểm toán.

21


 Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Đây chính là quá trình sử dụng các trắc nghiệm nhằm thu thập bằng
chứng kiểm toán, trình tự kết hợp các trắc nghiệm này phụ thuộc vào chất
lượng của KSNB.
Nếu KSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu lực thì KTV hướng tới
thử nghiệm tuân thủ và nếu KSNB hoạt động không có hiệu lực hoặc kém
hiệu lực thì kiểm toán sử dụng chủ yếu là thử nghiệm cơ bản.

22



 Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Tổng hợp bằng chứng và đánh giá bằng chứng, xem xét các sự
kiện phát sinh sau ngày lập bảng khai tài chính. Trên cơ sở đó, đưa ra

kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.

23


IV. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

So sánh giữa Kiểm toán tài chính và Kiểm toán hoạt động
 Khái niệm:

- Kiểm toán tài chính: là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng
khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ
nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có
hiệu lực.
- Kiểm toán hoạt động: là quá trình đánh giá có hệ thống về tính kinh tế,
tính hiệu năng, tính hiệu quả của các hoạt động trong một tổ chức và báo
cáo kết quả đánh giá và kèm theo các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu năng,
hiệu quả và tính kinh tế của các hoạt động (nghiệp vụ) của đơn vị.

24


 Giống nhau
- Về chức năng: đều thực hiện chức năng chung của kiểm toán đó là chức
năng xác minh và bày tỏ ý kiến.


- Về phương pháp: đều sử dụng phương pháp chung của kiểm toán đó là
phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng
từ.

- Quy trình thực hiện: đều được thực hiện thông qua ba giai đoạn: Chuẩn
bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán.
- Chủ thể kiểm toán: đều có thể được thực hiện bởi các kiểm toán viên
chuyên nghiệp và các kiểm toán viên không chuyên nghiệp.

25


×