Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Sổ Tay Chất Lượng (STCL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.55 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

SỔ TAY CHẤT LƯỢNG (STCL)

Người soạn thảo

Người xem xét

Người phê duyệt

Họ tên

Ngô Xuân Bình

Trần Kim Quyên

Trần Đắc Lạc

Chữ ký

Đã ký

Đã ký

Đã ký

Chức vụ

Phó Trưởng phòng


TCHC

Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

2/27

1. Người có liên quan phải nghiên cứu và thực hiện đúng các nội dung của sổ tay
chất lượng này.
2. Nội dung trong sổ tay chất lượng này có hiệu lực thi hành như sự chỉ đạo của
Hiệu trưởng.

3. Mỗi đơn vị được phát 01bản (có đóng dấu kiểm soát). Các đơn vị khi có nhu
cầu bổ sung thêm tài liệu, đề nghị liên hệ với thư ký ISO để có bản đóng dấu
kiểm soát. Cán bộ công chức, viên chức, người lao động được cung cấp file
mềm trên mạng nội bộ để chia sẻ thông tin khi cần.
THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI
Trang

Hạng mục sửađổi

Tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

3/27


1. GIỚI THIỆU CHUNG SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
1.1. Mục đích
Sổ tay chất lượng là tài liệu mô tả hệ thống chất lượng của Trường Cao đẳng Công
nghiệp Tuy Hòa (sau đây gọi tắt là Nhà trường) theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 trong việc quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và
hợp tác quốc tế thỏa mãn các yêu cầu của người học, của khách hàng, yêu cầu của quản lý và
các bên có liên quan.
1.2. Tài liệu viện dẫn
- TCVN ISO 9001: 2008 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
- Quyết định số 3339/QĐ-BCN, ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công Thương) qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường
Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa.
- Quyết định số 236/QĐ-CĐCN-TCHC ngày 31/3/2015 của Hiệu trưởng trường Cao
đẳng Công nghiệp Tuy Hòa về việc thành lập Ban xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008 trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa.
1.3. Định nghĩa và từ viết tắt
1.3.1. Từ viết tắt
- STCL

: Sổ tay chất lượng

- HTQLCL

: Hệ thống quản lý chất lượng

- QĐ

: Quy định


- HD

:Hướng dẫn

- BM

: Biểu mẫu

- QMR

: Đại diện lãnh đạo về chất lượng

1.3.2. Định nghĩa
- Lãnh đạo cao nhất: Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện chức năng quản lý cao nhất về
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:


01/10/2015

Trang:

4/27

- Ban xây dựng ISO: Ban chức năng kiêm nhiệm, bao gồm các Phó Hiệu trưởng,
Trưởng, phó các đơn vị và một số nhân viên giúp việc khác tham gia xây dựng thực hiện Hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
- Đại diện lãnh đạo: Người được chỉ định để bảo đảm hệ thống chất lượng được thiết
lập, thực hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008, và báo cáo về việc thực hiện
và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng cho Hiệu trưởng xem xét làm cơ sở cho việc cải tiến
hệ thống quản lý chất lượng.
- Tài liệu đã kiểm soát: Tài liệu được phê duyệt hiện đang được sử dụng.
- Tài liệu lỗi thời: Tài liệu không còn tiếp tục sử dụng hay đã bỏ khi duyệt lại.
- Hồ sơ: Bằng chứng chứng tỏ một hoạt động, một công việc đã được thực hiện.
- Khách hàng: Người học; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sản phẩm nghiên cứu; các
đối tác hợp tác quốc tế.
1.4. Phạm vi phân phối
STCL được phân phối tới Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và trưởng các đơn vị
trong Nhà trường. Ngoài ra, STCL còn có thể được cung cấp cho khách hàng, cơ quan, đơn
vị bên ngoài khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
1.5. Duy trì và kiểm soát
- STCL do Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành.
- STCL được Thư ký ISO của Nhà trường lưu giữ, phân phối, cập nhật khi có những
thay đổi.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL


Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

5/27

2. GIỚI THIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
2.1. Lịch sử phát triển Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đầu tiên là Trường Trung học Địa chất 2,
thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập ngày 1/8/1978 với các ngành nghề đào tạo công
nhân Kỹ thuật khoan địa chất và kỹ thuật viên trung cấp các ngành Địa chất, Địa chất Thủy
văn Công trình, Trắc địa, Bản đồ. Năm 1991, trường đổi tên thành Trường Trung học Kỹ
thuật Công nghiệp Tuy Hoà, theo quyết định số 575 QĐ/CNNg-TC ngày 21-12-1991 của
Bộ Công Nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương); Tháng 9/2005 Trường nâng cấp lên
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà trên Cơ sở Trường THKT CN Tuy Hoà theo QĐ số
5037 /QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/9/2005 của Bộ Giáo dục và đào tạo; Trường được giao nhiệm
vụ đào tạo đa ngành nghề và tuyển sinh trong cả nước.
2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
2.2.1. Sứ mệnh

Trường CĐCN Tuy Hòa thông qua giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, phát triển bền vững xã hội, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh
vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đồng thời Trường còn là Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng các kết quả
nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống, phục vụ có hiệu quả đối
với cộng đồng xã hội và xây dựng nền kinh tế tri thức.
2.2.2. Tầm nhìn
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành,
chất lượng cao của Bộ Công Thương trong những năm tới, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa
học công nghệ đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Trường vận hành theo phương châm tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho người học, luôn giúp người học thực hiện ước mơ hoài bão của mình.
Trở thành trường có vị trí cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; có khả năng
cạnh tranh về các mặt sau:
- Chất lượng và hiệu quả cao trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ;


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:


01/10/2015

Trang:

6/27

- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, theo các ngành công nghệ mũi nhọn đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động cao cấp, chất lượng cao;
- Trở thành Trung tâm văn hoá, đạo đức và phát triển văn hóa nhà trường;
- Phát triển các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, nhu cầu
của các đối tác, khách hàng;
- Phát triển chính sách và các cơ chế quản lý nhà trường hiện đại;
- Có nhiều quỹ học bổng và các chính sách hỗ trợ học tập, phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên…
2.2.3. Giá trị cốt lõi
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa lấy những giá trị cơ bản của con người và
chuẩn mực công nghiệp là nền tảng cho sự phát triển dài hạn của nhà trường, kiên định khát
vọng vươn tới và góp phần phát triển những giá trị sau:
- Vì sự phát triển toàn diện của con người, người học là trung tâm;
- Phụng sự cộng đồng với các mục tiêu và các chuẩn mực cao;
- Chất lượng, nhu cầu và lợi ích chính đáng của người học;
- Tôn trọng tài năng, sự khác biệt và sự phát triển cá nhân sáng tạo;
- Hội nhập, hợp tác và cạnh tranh bằng sức mạnh và tín nhiệm của mình trong quan hệ
tôn trọng lẫn nhau;
- Chịu trách nhiệm cao trước người học, Nhà nước và cộng đồng về mọi hoạt động và
ảnh hưởng của trường;
- Làm việc chủ động, sáng tạo và hiệu quả.
2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Cơ cấu tổ chức của trường hiện nay bao gồm: Ban giám hiệu, 8 Phòng, 9 Khoa, 2 Tổ
bộ môn trực thuộc, 02 Ban (Ban quản lý xây dựng và Ban quản trị mạng & Wedsite) và các

Trung tâm. Cụ thể theo sơ đồ sau:


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

7/27

ĐẢNG ỦY

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG ĐÀO TẠO


CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN TN

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

ĐOÀN THỂ

PHÒNG TC - HC
PHÒNG THANH TRA & KĐCLGD

HỘI SINH VIÊN

PHÒNG KH - TC
CƠ KHÍ

PHÒNG,BAN

PHÒNG TS & GTVL

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

PHÒNG QUẢN TRỊ

ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

PHÒNG CÔNG TÁC HSSV
PHÒNG QLKH & HTQT

CÔNG NGHỆ HÓA
CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

CÁC KHOA VÀ
TỔ BỘ MÔN
TRỰC THUỘC

BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
BAN QT MẠNG & WEDSITE

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KINH TẾ

THÔNG TIN THƯ VIÊN

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRUNG TÂM KH&CN TIC

TỔ THỜI TRANG
TỔ DU LỊCH

TRUNG TÂM

TRUNG TÂM TIN HỌC
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

2.4. Chức năng, nhiệm vụ
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương), có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và các trình
độ thấp hơn trong lĩnh vực công nghệ: Kỹ thuật địa chất, hóa chất, thông tin, kỹ thuật điện,

kỹ thuật điện tử, cơ khí, kinh tế, môi trường theo quy định của pháp luật; là cơ sở nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp
và sự phát triển kinh tế xã hội.
Trường có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh
vực công nghệ: Kỹ thuật địa chất, hóa chất, thông tin, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, cơ khí,
kinh tế, môi trường.
2. Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật chuyên ngành và công nhân
kỹ thuật bậc cao.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

8/27


3.Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề
Trường được phép đào tạo theo chương trình khung do nhà nước quy định.
4.Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học, quản lý quá trình đào tạo, công
nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.
5. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn quy định của
Nhà nước.
6.Tổ chức nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ chuyên ngành; thực hiện gắn
đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.
7. Dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản
xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.
8. Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa
học theo quy định hiện hành.
9. Hợp tác quốc tế, liên kết liên thông về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu
khoa học, triển khai công nghệ với các cơ quan, tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.
10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được nhà nước giao.
11. Quản lý tổ chức, biên chế theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
12. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn trong trường; bảo vệ tài sản và thực hiện
các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.
13.Báo cáo định kỳ và đột xuất theo chế độ quy định.
Thực hiện các quy định khác theo quy định của pháp luật.
2.5. Đội ngũ công chức, viên chức và cơ sở vật chất
Trường hiện có 281 cán bộ, viên chức và người lao động. Trong đó, có 17 tiến sĩ, 18
nghiên cứu sinh tiến sĩ, 139 người đã tốt nghiệp và đang học thạc sỹ, trình độ sau đại học
chiếm 68% cán bộ, viên chức và người lao động.
Về cơ sở vật chất, hiện nay Trường có 2 cơ sở 15,6 hecta với gần 50.000 m2 xây
dựng hiện đại phục vụ cho giảng dạy học tập, với cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng
được điều kiện phục vụ đào tạo tương ứng với qui mô phát triển của Nhà truờng.
Hệ thống giảng đường của trường hiện có 120 phòng học lý thuyết với tổng diện tích
là 14.900 m2 , đảm bảo tiêu chuẩn, hầu hết các phòng được trang bị đèn chiếu Projector và



SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

9/27

âm thanh; có 47 phòng thí nghiệm, thực hành với tổng diện tích là 2.650 m2 ; có 05 xưởng
thực hành diện tích 11.500 m2 với trang thiết bị hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế sản
xuất hiện nay, đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao.
Nhà ăn của Trường có diện tích 400 m2 . Khu giáo dục thể chất: với tổng diện tích
10.475m2, đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng-an ninh và các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của HSSV.
Trung tâm Thông Tin-Thư viện với diện tích: 2.765 m2; 16 phòng đọc, kho sách,
phòng nghiệp vụ, photo, café sách. Tổ chức thư viện mở, phần mềm thư viện Libol, đang trong
quá trình xây dựng thư viện điện tử hơn 15.000 giáo trình và tài liệu số.
- Vốn tài liệu: 32.493 đầu sách với 57.660 bản sách,trong đó:

+ Tài liệu điện tử: 25.000 đầu sách, giáo trình và các tư liệu điện tử
+ Trung tâm đang xây dựng Cổng Thông tin Thư viện điện tử tích hợp; sẽ liên kết và
chia sẻ dữ liệu với thư viện các trường đại học khác. Bước đầu liên kết với các thư viện Đại
học Duy Tân, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và một số
trường đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Tổng giá trị tài sản hiện tại của nhà trường hơn 879,264 tỷ đồng
2.6. Đào tạo
Quy mô đào tạo của Nhà trường tăng lên gấp nhiều lần trong những năm gần đây, phát
triển cơ cấu ngành, nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học:
Đến năm học 2014-2015, bậc Cao đẳng có 20 mã ngành đào tạo (mở thêm 4 ngành); Cao
đẳng liên thông có 09 ngành (mở thêm 02 ngành); Trung cấp chuyên nghiệp có 18 mã ngành
đào tạo (mở thêm 07 ngành); ngoài ra còn mở đào tạo thêm nhiều nghề ngắn hạn mới như:
Hàn MAG – TIG, CNC; Trắc địa công trình; Phần mềm biên tập bản đồ địa chính; Thành lập
bản đồ kỹ thuật số; Nghiệp vụ buồng, lễ tân; chứng chỉ Anh văn, tin học, tiếng Nga và kỹ
năng mềm…
Ngoài việc đào tạo trong trường, nhà trường còn liên kết với Trung tâm Giáo dục
thường xuyên thành phố Buôn Mê thuột đào tạo hơn 1500 học sinh ngành Trắc địa và Kế
toán cho tỉnh Đắc Lắc. Liên kết với Trường Trung cấp Quân sự số 22 (Quân đoàn 4 Bộ Quốc
Phòng) đã đào tạo nghề cho hơn 500 thanh niên xuất ngũ trong tỉnh Phú Yên và khu vực.
Đào tạo hơn 5000 thợ khoan nổ mìn, khai thác cho các doanh nghiệp trên cả nước.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành


01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

10/27

Để tạo điều kiện cho các em HSSV của Trường có điều kiện tiếp tục học tập ở bậc cao
hơn, nhà trường liên kết đào tạo với nhiều Trường Đại học lớn trong nước như: ĐH Nha
Trang, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Giao thông vận tải HCM… để đào tạo Liên thông, đào
tạo hệ vừa làm vừa học bậc ĐH.
- Từ năm học 2010 -2011, Nhà trường thực hiện đúng qui định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về Qui chế công khai đối với các cơ sở giáo dục Đại học, xây dựng và công bố chuẩn
đầu ra cho tất cả các ngành, nghề Trường đào tạo.Triển khai thực hiện, hoàn thành công tác
tự đánh giá giai đoạn 2006-2009 và giai đoạn 2010-2013, xây dựng chương trình hành động
sau đánh giá đến năm 2017.
- Đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình nội bộ, đến nay có 48 giáo trình (môn học)
được nghiệm thu đưa vào sử dụng, trong đó có 36 giáo trình của bậc cao đẳng; chỉnh lý, bổ
sung và điều chỉnh chương trình đào tạo, chương trình môn học (học phần) của các bậc học
theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, phát huy tính sáng tạo, tự học của HSSV trong quá trình
học tập.
- Công tác đào tạo tín chỉ của bậc Cao đẳng được triển khai năm 2009 và từng bước
được điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh; chuyển đổi chương trình từ đào tạo niên chế sang đào
tạo theo tín chỉ của bậc Cao đẳng liên thông.
- Công tác tổ chức thi trắc nghiệm, thi trên máy tính (đối với các học phần lý thuyết)
có nhiều cải tiến, đến nay tỷ lệ các môn học thi bằng hình thức trắc nghiệm đạt 58,5 %, thi

trên máy tính đạt 26,0%, biên soạn được 125 ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo
toàn diện, trước hết là nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ giảng dạy, xây dựng giáo trình
(nội bộ); quản lý chặt chẽ đề cương chi tiết và đề cương tự học của HSSV qua từng học phần,
đổi mới hình đánh giá kết quả học tập; tích cực đổi mới phương pháp dạy học; hàng năm tổ
chức, tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp; trong 5 năm qua đã có 129 lượt giáo viên đạt
danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Trường, 03 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 02 giáo
viên dạy giỏi cấp quốc gia. Tổ chức thi, và bồi dưỡng HSSV tham thi tay nghề, có 97 học
sinh được cấp giấy chứng nhận nghề giỏi cấp Trường; đạt 01 giải nhì, 08 giải khuyến khích
của hội thi tay nghề toàn quốc; 02 giải ba, 10 giải khuyến khích cấp bộ; 01 giải nhất, 01 giải
khuyến khích cấp tỉnh.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:


11/27

Tổ chức, duy trì thường xuyên nhiều hoạt động chuyên môn như: dự giờ, kiểm tra việc
thực hiện nội qui, qui chế; tổ chức hội thảo chuyên đề, qua đó cán bộ giảng dạy đã tích lũy
thêm kinh nghiệm, nâng cao chất lượng trong việc chuẩn bị hồ sơ giảng dạy, đổi mới phương
pháp giảng dạy.
- Xây dựng triển khai Chương trình hành động của Trường về thực hiện Nghị quyết hội
nghịTrung ương 8 (khóa XI); Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Giáo dục Đào
tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2.7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
2.7.1. Nghiên cứu khoa học
Công tác nghiên cứu khoa học có bước phát triển đáng kể, số lượng đề tài được đánh
giá, nghiệm thu cấp bộ 03; cấp tỉnh 02; cấp trường 25 và 99 giải pháp, mô hình học cụ (trong
đó có 30 giải pháp, mô hình học cụ tự làm của giáo viên kết hợp với HSSV); một số đề tài
tiêu biểu được đánh giá cao như: Xây dựng tiêu chuẩn nghề khảo sát địa hình; Nghiên cứu,
chế tạo môi chất dùng cho quá trình kết đông siêu tốc thủy sản sử dụng trên mô hình máy
lạnh cấp 1; Nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất môi trường xã An Lĩnh, huyện Tuy An và
các giải pháp khắc phục hiện tượng trượt lở đất, đá... tổ chức được 10 cuộc Hội thảo khoa
học – Công nghệ cấp trường; Ra đời từ tháng 8/2013 đến nay Tập san khoa học và công nghệ
TIC đã xuất bản được 10 số; có 15 bài báo khoa học của giáo viên được đăng trên các Tạp
chí khoa học nước ngoài và 39 bài được đăng Tạp chí khoa học trong nước.
2.7.2. Hợp tác quốc tế
Từ năm 2010 tăng cường mối quan hệ hợp tác với tổ chức mạng lưới tình nguyện viên
toàn cầu IOI, GVN, VSA và Công ty Nhân Việt trong công tác hỗ trợ tình nguyện viên hỗ trợ
giảng dạy tiếng Anh, xây dựng mô hình 5S, xây dựng chương trình cho một số chuyên ngành
đào tạo của Trường. Ký kết hợp tác với Đại học Bách khoa Côn Minh (KUST) Trung Quốc
để đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ; 5 năm qua có 14 giáo viên của Trường đã và đang được đào tạo
trình độ tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Côn Minh Trung Quốc. Ngoài ra, Trường còn liên kết
một số trường nước ngoài như viện IOI (Australia) để đào tạo Tiếng Anh Toeic, liên kết với

Trung tâm Anh ngữ Quốc tế AMA (American Academy) một trong những trung tâm anh ngữ


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

12/27

lớn ở Việt Nam nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh và giáo viên của Trường.
Đồng thời để tạo điều kiện nhà trường tiếp cận một số mô hình giáo dục đào tạo hiện đạị.
2.8. Một số thành tích đạt được
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và
cống hiến phục vụ xã hội, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đã được Đảng và Nhà
nước tặng nhiều phần thưởng cao quí. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến 2014.
Đối với các đơn vị trực thuộc và cá nhân:
TT Nội dung


2010

2011 2012 2013 2014 Tổng

1

Lao động tiên tiến (Người)

176

211

243

250

265

1145

2

Chiến sĩ thi đua cơ sở (Người)

30

26

42


33

44

175

3

CSTĐ Bộ Công Thương (Người)

02

04

06

03

08

23

4

Nhà giáo Ưu tú (Người)

01

0


0

0

0

01

5

Huân chương Lao động hạng Nhì (Cá 0
nhân)

0

0

01

0

01

6

Huân chương Lao động hạng Ba (Cá 0
nhân)

0


0

0

01

01

7

Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (Tập 0
thể)

01

01

03

02

07

8

Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (Cá 0
nhân)

01


01

01

02

05

9

Bằng khen Bộ (Công Thương, 7
GD&ĐT, Quốc phòng, Y tế) cho tập
thể

5

5

7

10

34

10

Bằng khen Bộ (Công Thương, 12
GD&ĐT, Quốc phòng, Y tế, tỉnh PY)
cho cá nhân


15

11

27

11

76


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

13/27


Đối với tập thể Trường:
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2013);
- Biểu tượng vàng "Nguồn nhân lực Việt Nam – Lần thứ I, năm 2011" do Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng;
- Nhiều Cờ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y Tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Công đoàn Công Thương Việt Nam, …
3. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ CÁC NGOẠI LỆ CỦA HỆ THỐNG QLCL THEO
ISO 9001:2008
3.1 Phạm vi áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2008
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được xây dựng và áp
dụng tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. Qua mỗi giai đoạn áp dụng, Ban giám hiệu
sẽ xem xét, rút kinh nghiệm sửa đổi và mở rộng phạm vi áp dụng của hệ thống QLCL trên
các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường trong những năm tiếp theo với phạm vi
áp dụng là “ Cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo”
3.2 Ngoại lệ của hệ thống chất lượng ISO 9001:2008
Các điều khoản của tiêu chuẩn yêu cầu trên thực tế không được áp dụng tại Trường
Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa thì được coi là các ngoại lệ của hệ thống cụ thể các điều
khoản của tiêu chuẩn như sau:
-

Điều khoản 7.3 Thiết kế và phát triển
Điều khoản 7.6 Quản lý thiết bị theo dõi và đo lường

4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
4.1. Yêu cầu chung
HTQLCL được Nhà trường xây dựng, duy trì áp dụng và thường xuyên cải tiến để
nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học
và hợp tác quốc tế phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

HTQLCL này qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, các mối quan hệ chỉ
đạo trực tiếp và phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tiến hành các hoạt động liên quan.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

14/27

Các hoạt động điều hành và quản lý của Nhà trường nhằm kiểm soát hoạt động Đào tạo,
Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế được mô tả cụ thể trong các tài liệu liên quan thuộc
HTQLCL do Nhà trường xây dựng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
Nhà trường đảm bảo mọi cán bộ, viên chức và người lao động đều thấu hiểu và tuân
thủ tiến hành theo đúng các quy định của hệ thống tài liệu được ban hành.
4.2. Hệ thống tài liệu

4.2.1. Cấu trúc Hệ thống tài liệu
Tài liệu HTQLCL của Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa được phân chia
thành các tầng tài liệu sau:
Tầng 1: Sổ tay chất lượng, Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng;
Tầng 2: Các Quy trình nhằm qui định cách thức tiến hành các quá trình;
Tầng 3: Các tài liệu tác nghiệp như: Quy định, Hướng dẫn, Tài liệu nghiệp vụ, ...
nhằm thực hiện và kiểm soát có hiệu quả các quá trình.
Tầng 4: Các hồ sơ chất lượng nhằm cung cấp các bằng chứng khách quan về kết quả
hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
4.2.2. Sổ tay chất lượng
Sổ tay chất lượng này là tài liệu mô tả hệ thống chất lượng của Trường Cao đẳng
Công nghiệp Tuy Hòa (sau đây gọi tắt là Nhà trường) theo các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2008 trong việc quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo nhằm, nghiên cứu
khoa học và hợp tác quốc tế thoả mãn các yêu cầu của người học, của khách hàng, yêu cầu
của quản lý và các bên có liên quan.
Chi tiết xem: Sổ tay chất lượng – STCL
4.2.3. Quản lý, sử dụng tài liệu và hồ sơ của hệ thống QLCL
Nhà trường cam kết thiết lập và duy trì thủ tục dạng văn bản để kiểm soát các tài liệu
trong HTQLCL của Nhà trường theo yêu cầu mục 4.2.3 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:
2008 và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.
Chi tiết xem:
Quy trình xử lý văn bản (đi - đến) – QT-HC-01


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL


Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

15/27

Quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ – QT-HC-02
Các qui trình quản lý của trung tâm thông tin – thư viện có mã số QT-TV-01 đến QTTV-08.
4.2.4. Kiểm soát hồ sơ
Nhà trường cam kết thiết lập và duy trì thủ tục để kiểm soát hồ sơ chất lượng nhằm
mục đích nhận biết, xử lý, bảo quản, lưu trữ, hủy bỏ các hồ sơ liên quan đến HTQLCL theo
yêu cầu mục 4.2.4 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
Chi tiết xem:
Quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ – QT-HC-02
5. TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO
5.1. Cam kết của lãnh đạo
Hiệu trưởng cam kết xây dựng, áp dụng và cải tiến thường xuyên HTQLCL của Nhà
trường thông qua các biện pháp cụ thể sau đây:
- Thường xuyên truyền đạt cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
của Trường về tầm quan trọng của việc áp dụng HTQLC theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008, tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, tuân thủ quy định
của Nhà nước và pháp luật;
- Thiết lập Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng;

- Định kỳ hoặc đột xuất xem xét về việc thực hiện HTQLCL nhằm đảm bảo tính hiệu
lực và hiệu quả, tạo cơ hội cải tiến HTQLCL;
- Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLCL đã xây dựng.
5.2. Hướng vào khách hàng
Nhà trường cam kết đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng luôn được xác định và
được đáp ứng thông qua:
- Quá trình xem xét các yêu cầu của khách hàng;
- Đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng;


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

16/27


- Thiết lập các quá trình trao đổi thông tin trước khi ký, trong quá trình thực hiện và
kết thúc hợp đồng.
5.3. Chính sách chất lượng
Hiệu trưởng phê duyệt và công bố rộng rãi Chính sách chất lượng của Nhà trường.
Chính sách chất lượng được xây dựng phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của
Nhà trường, thể hiện rõ cam kết đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cải tiến liên tục của
HTQLCL.
Hiệu trưởng cam kết truyền đạt Chính sách chất lượng đến mọi cán bộ, nhân viên,
người lao động trong Nhà trường thấu hiểu và được xem xét hàng năm để đảm bảo tính phù
hợp.
Chi tiết xem:
Chính sách chất lượng: CSCL
5.4. Hoạch định chất lượng
5.4.1. Xây dựng các Mục tiêu chất lượng
Hiệu trưởng cam kết thiết lập mục tiêu chất lượng hằng năm ở từng cấp, vị trí liên
quan trong Nhà trường. Mục tiêu chất lượng được cụ thể, lượng hoá và nhất quán với Chính sách
chất lượng.
Chi tiết xem:
Mục tiêu chất lượng: MTCL
5.4.2. Hoạch định HTQLCL
Hiệu trưởng cam kết hoạch định HTQLCL thông qua việc xây dựng, lập văn bản, thực
hiện, duy trì và thường xuyên nâng cao hiệu lực và hiệu quả của HTQLCL theo các yêu cầu
của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
Nhà trường đảm bảo tính nhất quán của HTQLCL khi hoạch định và thực hiện theo
các thay đổi cần thiết để phù hợp.
5.5. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin nội bộ
5.5.1. Trách nhiệm và quyền hạn


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG

STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

17/27

Hiệu trưởng đảm bảo xác định rõ ràng trách nhiệm và mối quan hệ tương tác trong các
quá trình. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Trường được nhận thức rõ vị trí,
vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc và được đánh giá qua kết quả thực hiện nhiệm
vụ được giao.
Chi tiết xem: Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các các Phòng, Ban, Trung tâm,
Khoa và Bộ môn thuộc Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa.(ban hành kèm theo quyết
định số 242/QĐ-CĐCN-TCHC ngày 01 tháng 4 năm 2015) và văn bản mô tả vị trí công việc
của các đơn vị trực thuộc trường.
5.5.2. Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)
Hiệu trưởng bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR). QMR có trách nhiệm và
quyền hạn sau:
- Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của HTQLCL được thiết lập, thực hiện, duy trì và

cải tiến liên tục;
- Báo cáo Hiệu trưởng về kết quả hoạt động của HTQLCL và mọi nhu cầu cải tiến;
- Đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhận thức được các yêu
cầu nhằm thoả mãn khách hàng;
- Là đại diện của Trường trong các hoạt động liên quan đến HTQLCL, phụ trách hoạt
động đánh giá nội bộ, phản ánh của khách hàng, tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo
nhằm duy trì việc áp dụng và cải tiến liên tục HTQLCL của Nhà trường.
5.5.3. Trao đổi thông tin nội bộ
Nhà trường thiết lập và duy trì các kênh trao đổi thông tin nội bộ nhiều chiều trong nội
bộ nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng về phương hướng và tình
hình hoạt động, kết quả đạt được, việc thực hiện và cải tiến HTQLCL.
Các hình thức truyền đạt thông tin được thực hiện dưới nhiều dạng:
- Bằng văn bản theo các qui định của sổ tay chất lượng, các thủ tục, các hướng dẫn
công việc.
- Bằng thông báo gửi đến các đơn vị chuyên môn.
- Bằng việc họp giữa Ban Giám Hiệu Trường và các Trưởng đơn vị khi cần thiết để
xem xét các hoạt động của Trường, ghi nhận vào Sổ Biên bản họp.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01


Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

18/27

- Bằng việc lưu chuyển, phân phối các công văn đi, công văn đến.
- Bằng hệ thống thông tin được cung cấp thông qua các cuộc họp giao ban hàng tuần,
các quyết định, các thông báo và trên Website của trường.
- Hàng ngày, Nhà trường duy trì bảng thông báo về lịch giảng dạy, học tập, lịch thi và
các công tác khác.
- Hàng năm, Nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để tổng kết, đánh giá hoạt
động chung, trong đó có vấn đề quản lý chất lượng.
- Kết quả các cuộc họp được lưu hồ sơ tại đơn vị liên quan.
5.6. Xem xét của lãnh đạo
Hiệu trưởng Nhà trường cam kết thực hiện xem xét HTQLCL hàng năm, định kỳ hoặc
đột xuất đáp ứng yêu cầu của mục 5.6.2 và 5.6.3 TCVN ISO 9001:2008. Các cuộc họp xem
xét đảm bảo việc duy trì liên tục, đầy đủ và hiệu quả HTQLCL.
Chi tiết xem:
Quy trình họp xem xét của lãnh đạo : QT-HT-04
6. QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
6.1. Cung cấp nguồn lực
Nhà trường đảm bảo các nguồn lực và bố trí hợp lý các nguồn lực để áp dụng và duy
trì hệ thống quản lý chất lượng, thường xuyên nâng cao hiệu lực và hiệu quả của HTQLCL,
đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao và tăng mức độ thoả mãn của khách
hàng.
6.2. Nguồn nhân lực
Tuyển dụng nhân lực:Nhà trường đảm bảo tuyển dụng nguồn nhân lực có chuyên

môn, nghiệp vụ, đủ điền kiện về sức khoẻ, được đào tạo đúng ngành nghề và đáp ứng được
yêu cầu công việc của Nhà trường .
Phân công công việc:Nhà trường đảm bảo người được phân công trách nhiệm trong
HTQLCL có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.
Đào tạo, nhận thức và năng lực:Nhà trường đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên
chức trong Nhà trường đều được đào tạo thích hợp, được cung cấp các tài liệu liên quan đến


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

19/27

công việc được giao, được đáp ứng một cách thoả đáng nguyên vọng được đào tạo, nâng cao
trình độ, kiến thức để phục vụ cho công việc tốt hơn.
Việc tuyển dụng và đào tạo được Nhà trường thực hiện tuân thủ theo các quy định

hiện hành của nhà nước cũng như nhu cầu cung cấp dịch vụ đào tạo.
Chi tiết xem:
- Quy trình tuyển dụng viên chức: QT-HC-03
- Quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức: QT-HC-04
- Quy trình bổ nhiệm cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền hiệu trưởng: QT-HC-05
- Quy trình xét nâng bậc lương: QT-HC-06
6.3. Cơ sở hạ tầng
Nhà trường cam kết cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết bao gồm các không
gian và tiện nghi làm việc, trang thiết bị, phần cứng, phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ cần
thiết để phù hợp với yêu cầu và quy định cho việc cung cấp dịch vụ đào tạo.
Ban Giám hiệu Nhà trường xác định, cung cấp và bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng cần thiết
để đạt được sự phù hợp các yêu cầu của dịch vụ đào tạo. Cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Phòng làm việc, phòng đào tạo, giảng đường,
- Bàn ghế, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.
- Các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống điện, nước.v.v.
Chi tiết xem:
- Quy trình quản lý trang thiết bị trường học: QT-QT-02
- Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa và sử lý sự cố trang thiết bị trường học: QT-QT-03
- Quy trình xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách: QT-KHTC-01
- Quy trình thanh toán, Tạm ứng và thanh toán tạm ứng: QT-KHTC-03
- Quy trình quản lý, khai thác phòng thực hành thí nghiệm: -QT-KH-03
6.4. Môi trường làm việc
Nhà trường cam kết cung cấp và duy trì môi trường làm việc cần thiết phù hợp với
việc cung cấp dịch vụ đào tạo bao gồm môi trường văn hóa sư phạm và các yếu tố ảnh hưởng
khác như ánh sáng, tiếng ồn, ... đảm bảo Nhà trường có thể cung cấp dịch vụ đào tạo tốt nhất.


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL


Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

20/27

Chi tiết xem:
- Quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ QĐ-QT-01
7. CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
7.1. Hoạch định quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp
tác quốc tế.
Trong việc hoạch định quá trình tạo sản phẩm và dịch vụ, Nhà trường đảm bảo xác
định các vấn đề sau:
- Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với dịch vụ được thể hiện rõ trong kế
hoạch thực hiện và các yêu cầu cụ thể;
- Các tài liệu cần thiết cho các quá trình thực hiện;
- Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các quá trình;
- Các hoạt động kiểm tra, xác nhận, theo dõi cần thiết đối, các chuẩn mực chấp nhận
đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
- Lưu trữ các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng về việc thực hiện và kết quả của

các quá trình.
Chi tiết xem:
-

Quy trình biên soạn giáo trình: QT-KH-01
Quy trình xuất bản tập san KHCN TIC: QT-KH-02
Quy trình quản lý NCKH các cấp: QT-KH-03
Quy trình tổ chức Hội nghị, Hội thảo khoa học: QT-KH-04
Quy trình tổ chức quản lý hợp tác quốc tế: QT-KH-05

7.2. Các quá trình liên quan tới học sinh, sinh viên, khách hàng
7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và
hợp tác quốc tế.
Nhà trường xác định và lập thành văn bản các yêu cầu của khách hàng, bao gồm:
- Các yêu cầu đối với dịch vụ của khách hàng;
- Những yêu cầu khác không được khách hàng nêu ra nhưng cần thiết cho việc đáp
ứng các yêu cầu này;


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01


Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

21/27

- Các yêu cầu ràng buộc bởi pháp luật (nếu có).
Chi tiết xem:
- Quy trình tuyển sinh: QT-TS-01
- Quy trình giới thiệu việc làm: QT-TS-02
- Quy trình khảo sát, thăm dò người học đối với hoạt động giảng dạy: QT-TT-03
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến học sinh, sinh viên, khách hàng
Nhà trường tổ chức việc xem xét các yêu cầu của khách hàng cụ thể cùng với các yêu
cầu liên quan khác. Việc xem xét được tiến hành trước khi thực hiện cung cấp dịch vụ đào tạo.
7.2.3 Trao đổi thông tin với học sinh, sinh viên, khách hàng
Nhà trường cam kết xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng về:
- Thông tin về các dịch vụ;
- Các thắc mắc, hợp đồng, các thay đổi liên quan...;
- Phản hồi của khách hàng, kể cả khiếu nại.
Chi tiết xem:
- Quy trình tuyển sinh: QT-TS-01
- Quy trình giới thiệu việc làm: QT-TS-02
- Quy trình khảo sát, thăm dò người học đối với hoạt động giảng dạy: QT-TT-03
7.3. Quản lý nhà cung ứng.
Nhà trường bảo đảm các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ cần mua được xác định rõ
ràng, được trao đổi và thông hiểu bởi nhà cung ứng. Các tài liệu liên quan đến các yêu cầu về
sản phẩm, dịch vụ cần mua và cách thức kiểm tra chấp nhận sản phẩm dịch vụ mua vào được
Lãnh đạo xem xét và thông qua.

Chi tiết xem:
Quy trình mua sắm thiết bị trường học: QT-QT-01
7.4. Cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
7.4.1. Kiểm soát quá trình


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

22/27

Nhà trường đảm bảo các quá trình hoạt động trong phạm vi áp dụng được thực hiện
trong điều kiện được kiểm soát. Các đơn vị liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
của Nhà trường thấu hiểu và thực hiện. Các đơn vị tiến hành các hoạt động
Chi tiết xem:
-


Quy trình xây dựng và lập kế hoạch đào tạo: QT-ĐT-01

-

Quy trình đăng ký, bổ sung, rút bớt khối lượng học tập: QT-ĐT-02

-

Quy trình tổ chức thi, kiểm tra: QT-ĐT-03
Quy trình tổ chức và chấm thi trắc nghiệm trên máy tính: QT-ĐT-04
Quy trình nghiệm thu khối lượng Giảng dạy: QT-ĐT-05
Quy trình tư vấn, hỗ trợ HSSV : QT-SV-02
Quy trình xét thi đua, học bổng HSSV : QT-SV-03
Quy trình giải quyết chế độ chính sách HSSV : QT-SV-04
Quy trình xét kỷ luật HSSV : QT-SV-05

7.4.2. Xác định giá trị sử dụng của các quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo
Các quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo không thể kiểm tra xác nhận được kết quả đầu
ra ngay mà phải tiến hành theo dõi hoặc đo lường ở các kết quả cuối cùng của các quá trình
tiếp theo như tổ chức kiểm tra, thi cuối kỳ, thi tốt nghiệp. Nhà trường bảo đảm người có đủ
năng lực, phẩm chất thực hiện những dịch vụ này. Khi thích hợp, những dịch vụ này tiếp tục
được giám sát nhằm bảo đảm các yêu cầu này được đáp ứng. Phê chuẩn các quá trình cho
thấy khả năng của Nhà trường đạt kết quả đã được hoạch định.
Các hoạt động để đảm bảo sự phù hợp của quá trình này được Nhà trường xác nhận
thông qua các hình thức sau:
- Các quy trình tiếp đón, giải quyết thủ tục hành chính, đào tạo,...
- Các thiết bị giảng dạy, giáo trình, giáo án,..
- Theo dõi, kiểm tra bảo đảm việc cung cấp dịch vụ đào tạo đạt yêu cầu.
Chi tiết xem:

-

Quy trình kiểm định Chương trình đào tạo: QT-TT-04
Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá, đánh giá ngoài: QT-TT-05


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

23/27

7.4.3. Nhận dạng và truy tìm nguồn gốc
Nhà trường quy định thống nhất phương pháp, cách nhận biết và truy tìm nguồn gốc dịch
vụ để đảm bảo xác định rõ nguồn gốc của chúng khi có yêu cầu từ phía khách hàng hoặc từ các
cơ quan quản lý.
Học sinh, sinh viên được nhận biết và theo dõi trong suốt quá trình đào tạo. Việc theo dõi

nhận biết việc cung cấp dịch vụ đào tạo được thể hiện trên hồ sơ học bạ của học sinh sinh viên.
Chi tiết xem:
- Quy trình tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh sinh viên: QT-SV-01
7.4.4. Kiểm soát tài sản do khách hàng
Tất cả tài sản của học sinh sinh viên dưới sự kiểm soát của Nhà trường phải được
kiểm nhận, bảo quản và cất giữ phù hợp với các quy định của Nhà trường.
Mọi tài sản bị hư hỏng, mất mát hoặc không phù hợp với với yêu cầu sử dụng đều
được để riêng, ghi hồ sơ và thông báo cho học sinh sinh viên. Các hồ sơ phải được bảo quản.
Chi tiết xem:
- Quy trình tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh sinh viên: QT-SV-01
7.4.5. Bảo toàn sản phẩm
Nhà trường đảm bảo các sản phẩm do Nhà trường cung cấp cho học sinh như văn
bằng chứng chỉ không bị hư hỏng, rách rời khi bàn giao cho học sinh sinh viên.
Chi tiết xem:
- Quy trình in và cấp văn bằng, chứng chỉ: QT-ĐT-06
8. ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN
8.1. Khái quát
Nhà trường cam kết tiến hành theo dõi, đo lường, phân tích và cải tiến các quá trình
nhằm bảo đảm sự phù hợp và cải tiến liên tục của HTQLCL, và sự phù hợp của dịch vụ với
các yêu cầu của khách hàng.
Nhà trường hoạch định và triển khai đo lường, giám sát và thẩm tra xác nhận sự phù
hợp của dịch vụ thông qua hoạt động dự giờ, ...
8.2. Theo dõi và đo lường


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:


STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:

24/27

8.2.1. Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
Nhà trường cam kết tiếp nhận, thu thập và xem xét các thông tin phản hồi, ý kiến, góp ý
...từ học sinh sinh viên và các bên quan tâm khác. Việc phân tích, xác định các nguyên nhân, đề
ra các biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa và cải tiến để đảm bảo ngày một đáp ứng tốt
hơn, nâng cao chất lượng công tác điều hành, quản lý các hoạt động. Coi đó như thước đo mức
độ thực hiện của HTQLCL.
Sự thoả mãn của học sinh, sinh viên, khách hàng là mục tiêu chủ yếu của hệ thống
quản lý chất lượng, mức độ thoả mãn của học sinh, sinh viên, khách hàng là chỉ số quan
trọng nhất về tính hiệu lực của hệ thống.
Sự thỏa mãn của học sinh, sinh viên, khách hàng được đo lường bằng cách thu thập và
phân tích một trong các thông tin sau:
- Các phàn nàn khiếu nại của học sinh sinh viên, khách hàng.
- Các biểu lộ tự phát về sự thoả mãn và các dạng thông tin phản hồi khác của học sinh
sinh viên, khách hàng.
- Các giải thưởng và công nhận từ các cơ quan chủ quản.
- Khảo sát sự thoả mãn của học sinh sinh viên, khách hàng (qua các bảng câu hỏi).

Ban Giám hiệu Nhà trường sử dụng các dữ liệu thoả mãn người bệnh/khách hàng để
xác định các cơ hội cải tiến.
Chi tiết xem:
- Quy trình khảo sát, thăm dò người học đối với hoạt động giảng dạy: QT-TT-03
- Quy trình thu thập thông tin và đánh giá hài lòng khách hàng: QT-HT-03
8.2.2. Đánh giá chất lượng nội bộ
Nhà trường cam kết xác lập và duy trì các thủ tục để hoạch định và thực hiện việc định
kỳ đánh giá chất lượng nội bộ, xác nhận sự phù hợp của:
- Các hoạt động chất lượng và các kết quả có liên quan đến mọi vấn đề đã được hoạch định;
- Các yêu cầu của HTQLCL đã thiết lập;
- Xác định hiệu quả và hiệu lực của HTQLCL.
Chi tiết xem:


SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
STCL

Mã số tài liệu:

STCL

Lần ban hành

01

Ngày hiệu lực:

01/10/2015

Trang:


25/27

- Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ: QT-HT-01
8.2.3. Theo dõi và đo lường các quá trình
Nhà trường cam kết xác định các phương pháp thích hợp để theo dõi và khi có thể thì
đo lường năng lực của các quá trình của HTQLCL. Việc theo dõi được xác định rõ đối với
từng quá trình nhằm thu thập các thông tin đầy đủ và chính xác để thực hiện kịp thời các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến.
Giám sát và đo lường quá trình: Các quá trình Hệ thống quản lý chất lượng được giám sát
và đo lường bằng các phương pháp và kỹ thuật khác nhau, có thể bao gồm:
- Thực hiện các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ hệ thống quản lý chất lượng.
- Giám sát các xu hướng trong báo cáo dịch vụ/sản phẩm không phù hợp và trong các
yêu cầu hành động khắc phục/phòng ngừa.
- Phân tích các dữ liệu tỷ lệ sai hỏng, chậm trễ ở các giai đoạn cung cấp dịch vụ và các
xu hướng của chúng.
- Đo lường và giám sát sự thoả mãn của học sinh sinh viên, khách hàng.
Hành động điều chỉnh: Khi một quá trình Hệ thống quản lý chất lượng không phù hợp
với yêu cầu, Hiệu trưởng/đại diện lãnh đạo sẽ yêu cầu trưởng bộ phận chịu trách nhiệm về
quá trình đó hoặc nhân viên được chỉ định thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa theo
quy định.
Chi tiết xem:
- Quy trình kiểm soát sự không phù hợp, khắc phục và phòng ngừa: QT-HT-02
8.2.4. Theo dõi và đo lường dịch vụ
Nhà trường xác lập và duy trì các tài liệu và hồ sơ về hoạt động kiểm tra, đánh giá dịch
vụ cung cấp để xác nhận rằng mọi yêu cầu của khách hàng đều được đáp ứng, thông qua hoạt
động đánh giá và kết quả đưa ra bởi bên thứ nhất, bên thứ hai, bên thứ ba.
Thẩm tra xác nhận sản phẩm/dịch vụ
- Việc kiểm tra thực hiện dịch vụ được xác định trong nhiều loại tài liệu như: Quy
trình, tài liệu mua hàng.v.v.

- Thẩm tra xác nhận dịch vụ/sản phẩm mua vào: tất cả các sản phẩm/dịch vụ mua vào
đều được nhân viên có liên quan kiểm tra theo các văn bản quy định tương ứng.


×