Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng HCM để thực hiện tốt điều này, HCM và đảng đã giải quyết trong suốt tiến trình cách mạng việt nam như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.25 KB, 31 trang )

Đề bài: Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Để thực hiện tốt điều này,
Hồ chủ tịch và Đảng đã giải quyết trong suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam như thế nào?

TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI VIẾT
I.Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong tư tưởng của Người.
1. Tiểu sử Hồ Chí Minh và quá trình hoạt động cách mạng.
2.Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1.Tình hình thế giới.
2.2. Hoàn cảnh Việt Nam.
3.Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.1.Truyền thống,lịch sử,văn hóa của dân tộc Việt Nam.
3.2.Tinh hoa văn hóa nhân loại.
4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
II.Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
1.Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
1.1.Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
1.2.Cuộc vận động dân chủ 1936-193
1.3. cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền vào tháng 8-1945 của nước ta.
2.Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.

1


3. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ
của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời


không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
3.1 Giữ vững độc lập tự chủ.
3.2 Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
3.3 Không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
4.Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ.
III.Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

2


I.Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong tư tưởng của Người.
1. Tiểu sử Hồ Chí Minh và quá trình hoạt động cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890 tại quê ngoại làng
Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình
nhà nho. Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm
1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông
sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học.
Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng
ông vẫn sống rất thanhbạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các
quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và
sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân
dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền
đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu
nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến
những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm
1929, thọ 67 tuổi.
Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868

trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó,
thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải
bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi
nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có

3


ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời
tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi.
Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị
đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều
đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm
1954, thọ 70 tuổi.
Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888.
Từ tuổi thanh niên,Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức,
mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và
phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn
Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Nguyễn
Tất Thành đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để
cứu dân, cứu nước.
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu
Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và
những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu
các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng
tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức
nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất
đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập
hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và
4


hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến
Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêusách của nhân dân ViệtNam", đòi Chính
phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc
Việt Nam.
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách
mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và
năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ
Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục
nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng
sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân.
Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm
Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây
dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam
châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông.
Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp
huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương
Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác

của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong
5


nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về nước triệu tâp hội
nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối
đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút xây dựng lực lượng, đẩy mạnh
phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây
dựng căn cứ địa cách mạng.
Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi
nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại
hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân
chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân
cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và
bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn
hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và
bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược
nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng
Tám.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn
dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó
với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng
6


hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân
đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng
bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi
toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến
thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Namđược
giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành
thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo
nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam.
Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về
hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban
chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp
hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu
nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc
tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc,
vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân
tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
7


liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà
văn hóa lớn"
2.Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1.Tình hình thế giới
Giữa thế kỷ 19, Chủ nghĩa Tư bản từ tự do cạnh tranh đã phát triển sang
giai đoạn Đế quốc Chủ Nghĩa, xâm lược nhiều thuộc địa (10 Đế quốc lớn
Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan... dân số:
320.000.000 người, diện tích: 11.407.000 km2).
Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, làm nảy
sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nuớc thuộc địa và các nước Chủ
nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng
chưa ở đâu giành được thắng lợi.
Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước Tư bản gây chiến
tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 2 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc
suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10 nổ ra và thành
công, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ
Nghĩa Xã Hội, làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Xã hội.
Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên Xô, của quốc tế 3 tạo điều kiện
tiền đề cho đẩy mạnh Cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa phát
triển theo xu hướng và tính chất mới.

8



2.2. Hoàn cảnh Việt Nam:
Trước khi Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, chính quyền phong kiến suy tàn, bạc nhược khiến nước ta
không phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, trí tuệ, không
tạo đủ sức mạnh chiến thắng sự xâm lược của thực dân Pháp.
Từ giữa 1958 từ một nước phong kiến độc lập, Việt Nam bị xâm lược trở
thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa
của dân ta nổ ra liên tiếp, rầm rộ nhưng đều thất bại.
Các phong trào chống Pháp diễn ra qua 2 giai đoạn:
Từ 1858 đến cuối Thế kỷ 19, các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra
dưới dự dẫn dắt của ý thức hệ Phong kiến nhưng đều không thành công: như
Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân. Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ);
Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn
Xuân Ôn (Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa
Thám (Bắc Bộ).
Sang đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp CN,
Tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung
Quốc của Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh)
tác động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển
dần sang xu hướng dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam
9


Quang Phục Hội của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương
Văn Can, Nguyễn Quyền, Duy Tân của Phan Chu Trinh,... do các sĩ phu
phong kiến lãnh đạo. Nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên đều thất bại
(12/1907 Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, 4/1908 cuộc biểu tình chống
thuế ở miền Trung bị đàn áp mạnh mẽ, 1/1909 căn cứ Yên Thế bị đánh phá;
phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước 2/1909,

Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi lãnh tụ phong trào Duy Tân ở miền Tây bị
chém đầu... Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng
Nguyên Cần bị đày ra Côn Đảo,... Tình hình đen tối như không có đường
ra.
Trước bế tắc của Cách Mạng Việt Nam và bối cảnh thế giới đó, Nguyễn Tất
Thành tìm đường cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình, đáp
ứng những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại.
3.Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.1.Truyền thống,lịch sử,văn hóa của dân tộc Việt Nam
Là người con ưu tú nhất của dân tộc, Tư tưởng HCM bắt nguồn trước hết
từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; quê hương gia đình.
Chủ Nghĩa yêu nước Việt Nam: Tinh thần anh hùng bất khuất trong công
cuộc dựng nước và giữ nước là dòng chảy xuyên suốt lịch sử, là nhân tố
đứng đầu, là giá trị tinh thần con người Việt Nam, là đạo lý làm người, là
niềm tự hào dân tộc, là bản sắc văn hóa tạo thành động lực, thành sức mạnh
tồn tại và phát triển của dân tộc suốt 4000 năm. HCM khẳng định: "Dân tộc
ta có một lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết

10


thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước".
Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái: Nhân nghĩa, thủy chung, cưu
mang đùm bọc, lá lành đùm lá rách,... truyền thống này bắt nguồn từ yêu cầu
chống thiên tai thường xuyên của dân tộc. Kế thừa nâng cao truyền thống
này trong quá trình Cách mạng, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, Đảng
viên, Nhân dân ta phải thực hiện bốn chữ: Đồng lòng, Đồng sức, Đồng tình,
Đồng minh.

Truyền thống thông minh, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại:
Trong lao động sản xuất và chống xâm lược
Truyền thống hiếu học, cầu tiến, hòa hợp, lạc quan yêu đời:
Luôn sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tư
tưởng bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi, cực đoan đều xa lạ với truyền thống con
người Việt Nam, Bác Hồ là biểu hiện sống động của truyền thống tốt đẹp
này.
Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc bắt đầu từ truyền
thống quê hương, gia đình.
Nghệ Tĩnh, quê hương người là mãnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống
ngoại xâm, là vùng địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh nuôi dưỡng nhiều anh
hùng dân tộc như Mai Thúc Loan (chống nhà Đường, xây thành Vạn An
722), Nguyễn Biễu, tướng nhà Trần, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan
Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Trần Phú; nơi có thành quách, đại vạc, đại huệ
11


do Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương xây dựng, có di tích thành Lục Niên do Lê
Lợi xây dựng.
Là nơi con người hiếu học: sự học như một nghề luôn được quan tâm, lo
lắng, hãnh diện, tự hào, luôn hướng tới sự thành đạt bằng nghề đèn sách,
khoa bảng.
Nơi sinh đại thi hào, danh nhân Nguyễn Du, từ 1635 - 1901 có 193 người
đậu tú tài, cử nhân, có một Nguyễn Sinh Sắc đậu đại khoa phó bảng.
Truyền thống gia đình: Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn trước hết từ truyền
thống gia đình bên nội, ngoại, nhất là Tư tưởng, phong cách của Nguyễn
Sinh Sắc_ Thân sinh Hồ Chí Minh. Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người bị
mồ côi cha, mẹ từ nhỏ, nhà nghèo, thông minh, có ý chí kiên cường, nghị lực
quả cảm phi thường, khắc phục mọi khó khăn quyết thực hiện bằng được chí
hướng của mình, chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ, là người sống gần gũi với

dân, có lòng thương dân sâu sắc, ông chủ trương dựa vào dân để thực hiện
mọi cải cách Chính trị, xã hội, thường xuyên trăn trở con đường cứu nước,
cứu dân, luôn liên hệ với Phan Bội Châu, Nguyễn Thiệu Quý, Trần Thâu, ...
những người có tư tưởng yêu nước mưu đại sự.
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc lòng vị tha, nhân hậu, thủy chung cần
mẫn của người mẹ, tình yêu thương nhân hậu sâu nặng của ông bà ngoại,...
Tất cả những nhân cách gần gủi, thân thương đó là tác động mạnh mẽ tới
việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh từ tấm bé.
3.2.Tinh hoa văn hóa nhân loại
12


Tinh hoa văn hóa phương Đông: Trước hết là Nho giáo: Hồ Chí Minh coi
trọng kế thừa và phát triển những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là thứ triết
học hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, triết lý nhân sinh: tu
thân, dưỡng tính, đề cao văn hóa, đạo đức, lễ giáo, nhân nghĩa, Trí, Tín, Cần,
Kiệm, Liêm, Chính. Người phê phán những hạn chế, tiêu cực của Nho giáo
như tư tưởng đẳng cấp, quân tử, tiểu nhân, chính danh định phận, coi khinh
phụ nữ, lao động chân tay, thuế nghiệp doanh lợi,...
Với Phật giáo, người tiếp thu tư tưởng vị tha, chân, thiện, từ bi, cứu nạn, cứu
khổ, thương người như thể thương thân, lối sống đạo đức, trong sạch giản dị,
chăm làm điều thiện (không nói dối, không tà dâm, không sát sinh, không
trộm cắp, không uống rượu,...)
Phật giáo Thiền tông vào Việt Nam đề ra luật chấp tác: Nhất nhật bất tác,
nhất nhật bất thực, thiền phái Trúc Lâm Việt Nam chủ trương nhập thế gắn
với dân chống kẻ thù xâm lược.
Người tiếp thu lòng nhân ái, hi sinh cao cả của Thiên chúa giáo.
Người tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)
Người viết:

Đức Phật là đấng từ bi cứu nạn cứu khổ.
Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là tu dưỡng đạo đức cá nhân.
13


Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phép biện chứng.
Chủ Nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách Tam dân thích hợp với ta.
Khổng Tử, Giê Su, Mác, Đức Phật, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm
đó sao? Các vị ấy đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu
các vị ấy còn sống trên cõi đời này, nếu các vị ấy hợp lại một chỗ, tôi tin
rằng các vị ấy nhất định sẽ sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn
thân nhất.
Tôi nguyện là học trò nhỏ của các vị ấy.
Tinh hoa văn hóa Phương Tây: Xuất thân từ gia đình khoa bảng, tư chất
thông minh, trình độ quốc học, hán học vững vàng, người học hỏi không
ngừng khi bôn ba năm châu bốn biển, đã thông thái những ngôn ngữ tiêu
biểu cho nền văn minh của nhân loại, người am tường văn hóa Đông, Tây,
kim cổ, người tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây.
4.Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại.
4.1. Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế
giới.
4.2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.
4.3. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời
không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.

14



4.4. Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả
mọi nước dân chủ.
II.Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
1.Đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
1.1Đầu tiên đó là việc ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam,điều đó có ý
nghĩa hết sức quan trọng:
Trong năm 1929, ở nước ta có ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động
riêng lẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây trở ngại
cho phong trào cách mạng. Do đó, yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt
Nam là phải có một đảng thống nhất trong cả nước.
- Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương thực
hiện yêu cầu đó, nên Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị thống nhất Đảng
tại Cửu Long ( Hương Cảng )
Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị, họp từ 3-2 đến 7-2-1930, đã thảo luận và
đi đến quyết định :
- Thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( chính cương và sách
lược vắn tắt ) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử như
là Đại hội thành lập Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 ( tháng 10-1930 lấy tên là
Đảng Cộng sản Đông Dương ) là kết quả tất yếu của nhu cầu lịch sử của
cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới. Đảng là sản
15



phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm thập niên đầu củ thế kỉ XX.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là tất yếu của lịch sử.
+ Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt
Nam trong thời đại mới.
+ Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, khoa học của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức.
+ Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng là lúc Việt Nam Quốc
dân Đảng tan rã, cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp tư sản kết thúc. Ngọn cờ phản đế, phản phong được
chuyển sang tay giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử
giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt
Nam.
- Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại của Cách mạng Việt Nam
+ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách
mạng Việt Nam, mở đầu thời kì cách mạng nước ta có Đảng của giai cấp vô
sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối. Từ đây cách mạng Việt Nam thật sự trở
thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới..
+ Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo
cách mạng".
+ Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định
cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt
Nam.
16


- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển cao do tác động

của chủ nghĩa Mác- Lênin, đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp vô sản
lãnh đạo.
1.2 Thứ hai là cuộc vận động dân chủ 1936-1939:
Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế
giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủ nghĩa
xã hội, mà là chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và
hòa bình. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước
trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng
rãi chống phátxít và chiến tranh phátxít.
Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935)
dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông
Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu. chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng
đặc biệt.
Chủ trương mới do Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vạch ra
phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phátxít và chiến tranh, nguy cơ lớn
nhất đối với vận mệnh của các dân tộc lúc bấy giờ. Nghị quyết của Đại hội
giúp cho Đảng ta trong việc phân tích đúng đắn tình hình mới, từ đó đề ra
chủ trương chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.

Tình hinh thế giới:
-Chủ nghĩa phát xít hình thành (ở một số nước như Đức, Ý, Nhật, Tây
Ban Nha ...), lực lượng phát xít lên cầm quyền, ráo riết chạy đua vũ trang
17


chuẩn bị chiến tranh thế giới
- 7-1935, đại hội VII của quốc tế cộng sản tại Matxcơva thông qua đường
lối đấu tranh mới
- 4-1936, mặt trận nhân dân cầm quyền ở Pháp ban bố những chính sách

tiến bộ.
Tình hình Việt Nam:-Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam có một số
thay đổi (nới rộng một số quyền tự do dân chủ, thả nhiều tù chính trị, lập uỷ
ban điều tra tình hình thuộc địa, thi hành một số cải cách)Thuận lợi cho cách
mạng.
Các hoạt động chính:
*Phong trào Đông Dương đại hội:
- Đảng phát động tổ chức quần chúng họp thảo “dân nguyện” gửi đến phái
đoàn Quốc hội Pháp đòi dân sinh, dân chủ
- Phong trào khởi đầu Nam Kì: với sự thành lập của các “Uỷ ban hành
động” Sau đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam ... Trung kì (Quảng Trị,
Quảng Nam...). Pháp phải nhượng bộ, cho công nhân làm 8 giờ 1 ngày, cho
nghỉ ngày chủ nhật và nghỉ phép, ân xá tù chính trị. Phong trào phát triển
mạnh. Pháp đã đàn áp, cấm hoạt động.
*Phong trào đấu tranh đòi tự do dân sinh dân chủ.
- Đây là phong trào diễn ra đồng thời với phong trào “ĐDĐH” và xuyên suốt
trong suốt thời kì 1936-1939 đan xen với các phong trào khác
- Phong trào tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia (Nông dân,
công nhân, tiểu thương, học sinh-sinh viên ...)
*Đấu tranh nghị trường.
- Đây là hình thức đấu tranh mới mẻ của Đảng: + Nhằm vận động những
người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức phong kiến, tư sản dân tộc, địa chủ ra
ứng cử vào các viện dân biểu (các cơ quan lập pháp)
18


+ Dùng báo chí để tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những người
này
- Mục đích:Mở rộng lực lượng mặt trận dân chủ, vạch trần chính sách phản
động của thực dân và tay sai và bênh vực quyền lợi cho nhân dân. Ở mặt

trận đấu tranh này, Đảng đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên
cũng có những thất bại
*Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
- Đây cũng là hình thức đấu tranh mới của Đảng:. Mặt khác tập hợp hướng
dẫn phong trào đấu tranh của quần chúng.
- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ nhằm nâng
cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng cho nhân dân
1.3 Thứ ba đó là cuộc tổng khởi nghĩa dành chính quyền vào tháng 8-1945
của nước ta.
Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói
lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bằng thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ ách
thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng
nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ
đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ðảng ta
từ khi ra đời bị khủng bố dã man, đã trở thành đảng lãnh đạo chính quyền,
lãnh đạo xã hội.Thông qua cuộc tổng khởi nghĩa 8-1945, chúng ta đã góp
phần làm cho chủ nghĩa phát xít mà cụ thể ở đây là phát xít Nhật sụp đổ
nhanh hơn.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, đem lại niềm tin tự giải phóng, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các
19


dân tộc bị áp bức chống ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời kỳ
tan rã của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Ðánh giá ý nghĩa lịch sử của
Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Chẳng những giai
cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và
những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần

đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa,
một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính
quyền toàn quốc"
2.Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.
“Bốn phương vô sản đều là anh em”, đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết
của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các
nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ
xã hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng
các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách
mạng của cả dân tộc.
Theo Bác Hồ, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước.
Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong
sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sôvanh, biệt
lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất cả những
khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc
hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong
cuộc đấu tranh chung...

20


Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh
thể hiện trong các điểm sau:
- Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu
tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
- Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục
tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”.
- Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã

hội.
- Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu
nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu
hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc...
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm
vào mối quan hệ rộng lớn. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào
cũng thấy được tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong
sáng. Nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi
người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ.

3. Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ
của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời
không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
3.1 Giữ vững độc lập tự chủ
Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, người Việt ở đây bị các triều đại phong
kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa
không thành của Triệu Thị Trinh, Mai Thúc Loan,...hoặc chỉ giành độc lập

21


ngắn của Hai Bà Trưng, Lý Bí... đến năm 905 Khúc Thừa Dụ đã dành quyền
tự chủ cho người Việt, và Việt Nam chính thức giành được độc lập lâu dài
sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng doNgô Quyền chỉ huy trước đoàn
quân Nam Hán năm 938.
Sau khi giành được độc lập, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14 dân tộc Việt đã xây
dựng đất nước trên cơ sở Phật giáo, tổ chức chính quyền tương tự thể chế
chính trị của các triều đại Trung Quốc, ảnh hưởng của Nho giáo dần tăng lên
từ thế kỷ 15. Trong suốt thời kỳ phong kiến, những lần chống lại sự xâm
lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh và

với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam của người
Chăm, người Khmer, Việt Nam có ranh giới địa lý gần như hiện nay vào
năm 1757
Đến giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc
địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và
toàn thể Đông Dương, ngay sau khi hay tin quân Đồng Minh chiến
thắng, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2 tháng
9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại thuộc địa Đông Dương
nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam. Sau chiến
thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng
5 năm 1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương.Hiệp định Genève được
ký kết đã chấm dứt ách đô hộ gần một trăm năm của Pháp tại Việt Nam,
đồng thời chia đôi nước Việt Nam và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, định sau
2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.

22


Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài nên trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hiệp
định Genève đã bị phá vỡ. Nước Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền
Nam, được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh của Hoa Kỳ hậu thuẫn và các
nước trong thế giới tự do công nhận, với chính quyền nằm trong tay những
người không tham gia chống xâm lược hoặc thậm chí đã từng cộng tác
với Pháp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, được thành lập tại miền
Bắc, là nước đượcLiên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước
trong khối xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Chính quyền miền
Bắc có nòng cốt là Việt Minh.

Xung đột giữa hai miền dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần 2
thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ chính thức can thiệp, đưa quân Mỹ vào chiến
đấu trực tiếp tại chiến trường Việt Nam và thực hiện các đợt ném bom miền
Bắc, đặc biệt có sử dụng máy bay B-52 vào năm1972. Đến tháng 1
năm 1973, sau những tổn thất vuợt ngưỡng chịu đựng trên chiến trường Việt
Nam, cùng với những khó khăn trên chính trường Mỹ cộng với tác động của
phong trào phản chiến trong nước và trên thế giới, Hoa Kỳ ký Hiệp định
Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào
ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền của Việt Nam Cộng hòa đầu
hàng.
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi tên hiệu là nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thànhThành phố Hồ Chí
Minh.

23


3.2 Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ:
Năm 1959, Hồ Chí Minh tới thăm Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 10 năm
cách mạng Trung Quốc. Trong những cuộc đàm phán riêng, Người nhận
được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moskva để viện trợ thêm vũ khí và
dân sự, nhưng đã khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay
cố vấn quân sự đến Việt Nam

Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước của nhân dân ta là sự nghiệp chính nghĩa nên được các nước xã hội
chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, đồng tình ủng hộ.
Sự kiện đoàn đại biểu Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu

thăm ba nước Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ trong vòng một tháng (226 đến 22-7-1955), đã mở đầu thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân
yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Đánh giá về ý nghĩa quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài đối
với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "10
năm trước đây (1945 - tác giả), chúng ta hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh
đoàn kết mà cách mạng thắng lợi. Ngày nay, nhân dân ta lại có đại gia đình
gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế
giới ủng hộ. Cho nên cuộc đấu tranh chính trị để thực hiện hòa bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước tuy nhiều khó khăn, nhưng chúng ta
nhất định sẽ thắng lợi".
Ðảng, Nhà nước, nhân dân Cuba và đồng chí Fidel Castro đã dành cho
nhân dân ta sự ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu, có hiệu quả cả tinh thần
lẫn vật chất.
Với tinh thần "Vì Việt Nam, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình",
một phong trào quần chúng rộng rãi ủng hộ Việt Nam đã được triển khai
24


khắp cả nước với các hình thức rất phong phú; mít-tinh, xuống đường chống
đế quốc Mỹ, hội thảo, nói chuyện, thi tìm hiểu về Việt Nam, lập các tổ
nghiên cứu chuyên đề về Việt Nam tại các trường đại học, cơ quan, xí
nghiệp, đơn vị quân đội... Ðài phát thanh La Ha-ba-na đã dành riêng một
kênh phát bằng tiếng Anh sang Mỹ, ngày phát 6 buổi (kênh) để giới thiệu
với nhân dân Mỹ về tình hình Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta, góp phần cùng Việt Nam tranh thủ dư luận tiến bộ
Mỹ, ủng hộ Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh. Ngay từ buổi đầu cách
mạng, khó khăn có nhiều,Cuba đã nhận lớp học sinh Việt Nam đầu tiên và
sau đó hàng nghìn sinh viên sang đào tạo ở nhiều ngành khác nhau.
Giữa lúc đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở miền bắc, nhiều

kỹ sư, công nhân Cuba đã sang xây dựng một số công trình quan trọng phục
vụ quốc kế dân sinh: khách sạn Thắng Lợi, Bệnh viện Ðồng Hới, xa lộ Xuân
Mai - Sơn Tây, đường Hồ Chí Minh, hai trung tâm nuôi bò, gà theo công
nghệ hiện đại...
Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế Cuba đã sang giúp chữa trị cho các nạn nhân
chiến tranh.
Bất chấp sự phong tỏa bằng bom, mìn của đế quốc Mỹ, các tàu Cuba vẫn
cập cảng Hải Phòng vận chuyển hàng cứu trợ của nhân dân Cuba giúp nhân
dân ta.
3.3 Không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình:
Không chỉ trong chiến tranh mà hiện nay chúng ta vẫn không ngừng giúp
đỡ Lào và Capuchia là hai nước láng diềng anh em cũng như một số quốc
gia khác trên thế giới. Khi cách mạng Lào phải đối phó những âm mưu, thủ
đoạn xâm lược mới của đế quốc Mỹ, Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa
các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự sang giúp cách mạng Lào
25


×