Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

vận dụng trò chơi học tập vào giảng dạy phân môn luyện từ và câu của bộ môn tiếng việt cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang

2
3

PHẦN NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lí luận của đề tài

5

Chương II : Cơ sở thực tiễn của đề tài

6

Chương III: Vận dụng một số trò chơi cụ thể

9

Chương VI: Dạy thực nghiệm

14

PHẦN KẾT LUẬN
I/ Kết quả

20



II/ Bài học kinh nghiệm

20

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I/.Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình dạy học có lẽ không ai cảm thấy thỏa mãn với việc mình đã
làm, để đạt được kết quả thì lúc nào cũng phải học tập, phải đổi mới để vươn tới và
theo kịp với sự phát triển của xã hội. Việc dạy học, nhất là dạy học môn Tiếng Việt
cho học sinh phải luôn đổi mới, sáng tạo về phương pháp, về hình thức dạy học. Ở
tiểu học, yêu cầu kiến thức còn thấp nhưng đó là cơ sở, là nền tảng để học sinh học
tiếp lên lớp trên. Yêu cầu về kiến thức càng thấp thì vai trò của phương pháp và hình
thức trong dạy học càng quan trọng.
Qua nhiều năm được phân công giảng dạy khối lớp 3, tôi nhận thấy:
Môn Tiếng Việt lớp 3 đa dạng và phong phú cả về hình thức lẫn nội dung. Vì vậy,
muốn học tốt môn Tiếng Việt đòi hỏi người học phải tích cực, sáng tạo trong học tập
Phần lớn học sinh ít học tốt môn Tiếng Việt vì các em xem thường nó hơn môn
Toán. Đồng thời, môn Tiếng Việt thật sự khó đối với học sinh. Mặc khác, giáo viên
dạy môn này chưa phát huy hết khả năng, khai thác chưa triệt để kiến thức bài học,
phương pháp và hình thức dạy học chưa sáng tạo, chưa phát huy tính tích cực ở học
sinh.
Vì vậy để nâng cao chất lượng của môn học, để giáo dục học sinh hiểu được tầm
quan trọng của môn học và yêu thích môn học, trong quá trình dạy học tôi thử nghiệm
áp dụng một số trò chơi vào việc dạy học môn Tiếng Việt nhằm giảm bớt những căng
thẳng trong giờ học, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, thoải mái, tự tin
chiếm lĩnh kiến thức mới.

Trò chơi cuốn hút đối với mọi người, bất kể giới tính, lứa tuổi. Trong cuộc
sống không thể thiếu các hoạt động vui chơi, cuộc sống càng phát triển, đời sống
càng được cải thiện thì nhu cầu vui chơi giải trí càng lớn. Áp dụng trò chơi vào dạy
học tức là biến việc học trên lớp thành một cuộc vui chơi mà thông qua cuộc vui chơi
đó học sinh tiếp nhận được kiến thức bài học một cách thoải mái, hào hứng. Đưa trò
2


chơi vào dạy học đáp ứng một lúc hai nhu cầu của học sinh: nhu cầu vui chơi và nhu
cầu học tập, đó chính là hình thức “chơi mà học, học mà chơi”.
II/. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1/ Đối tượng nghiên cứu:
Bước đầu vận dụng trò chơi học tập vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu
của bộ môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3
2/Phạm vi nghiên cứu:
Việc dạy và học của giáo viên, học sinh về các bài tập về từ loại của
phân môn Luyện từ và câu bằng hình thức trò chơi, trong chương trình sách giáo
khoaTiếng Việt lớp 3.
3/ Phương pháp nghiên cứu :
3.1/Đọc, phân tích các tài liệu dạy học:
Qua nghiên cứu chương trình của phân môn luyện từ và câu ở sách giáo khoa và
sách giáo viên lớp 3, sách tham khảo, báo chí,… tôi thấy, ngoài các từ ngữ được dạy
qua các bài học, học sinh được cung cấp vốn từ một cách có hệ thống qua các bài học
theo chủ điểm. Các bài học Luyện từ và câu được cấu thành một tổ hợp bài tập. Vì
vậy, việc tổ chức dạy học kiểu bài này chính là việc tổ chức thực hiện các bài tập.
Thời lượng dành cho phân môn này ở lớp 3 là 1 tiết/ tuần.
Qua phân môn Luyện từ và câu trang bị cho học sinh lớp 3 mạch các lớp từ chỉ
sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm tính chất; các kiểu câu: Ai làm gì?
Ai thế nào? Cấu tạo câu: Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì
sao? Để làm gì?...; Dấu câu: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm thang, dấu chấm hỏi;

Mạch ngữ âm chính tả: Tên riêng và cách viết tên riêng; Mạch kiến thức về các phép
tu từ so sánh và nhân hóa. Nhằm giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu
Tổ quốc,yêu lao động…Chúng làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh,
giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết
yêu và ghét…
3


3.2/Khảo sát thực tế dạy học:
Tiến hành quan sát và điều tra chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh;
Thống kê chất lượng của môn học qua từng giai đoạn (đầu năm, cuối học kì I, cuối
học kì II) và qua quá trình giảng dạy, cho thấy: lực học của học sinh không đồng đều.
Nguyên nhân:
- Đa số học sinh ý thức tự học, tự rèn kém; học tập một cách thụ động, ít sáng tạo;
học bài, làm bài một cách vội vàng, cẩu thả …
- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em ham chơi hơn ham học. Sự chú ý chủ định
chiếm ưu thế nên học sinh dễ phân tán trong giờ học.
3.3/ Dạy thực nghiệm:
Với tình hình thực tế đó, để nâng cao chất lượng, kích thích tinh thần học tập ở
học sinh, giáo dục học sinh yêu thích môn học tôi đã tiến hành vận dụng trò chơi học
tập vào dạy thực nghiệm một số bài học của phân môn Luyện từ và câu lớp 3, với
mục đích kiểm chứng.
3.4/ Kiểm tra đánh giá:
Tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì bằng nhiều hình thức như
kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra qua quá trình học sinh làm bài tập ở bảng,…

4


PHẦN NỘI DUNG

Chương1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nội dung cần truyền thụ cho học sinh:
Vấn đề mục tiêu dạy - học tiếng mẹ đẻ là vấn đề đã được bàn cãi nhiều, kể cả ở
những nước mà tiếng mẹ đẻ đã có vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông từ rất
lâu như: Đức, Liên Xô cũ. Có xác định được dạy để làm gì mới xác định được dạy cái
gì. Xác định mục tiêu sai thì dạy sẽ không có kết quả.
Mục tiêu môn Tiếng Việt chương trình tiểu học (ban hành theo Quyết định ngày
09.11.2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) được xác định:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những thao tác sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước
ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Ở lớp 3, mục tiêu trên được cụ thể hoá qua phân môn Luyện từ và câu thành
những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm; Củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua mô
hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2; Cung cấp cho học
sinh một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa.
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng về dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Cụ
thể:
+ Đặt câu: các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Và những bộ phận chính
của các kiểu câu ấy. Những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu?
5


Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?

+Dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức
sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
1.2. Các kĩ năng học sinh cần đạt:
Sau khi học xong chương trình học lớp 3, về phân môn Luyện từ và câu yêu cầu
học sinh cần cần đạt những kiến thức và kĩ năng sau:
- Học sinh có những hiểu biết về từ loại: từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối; từ
chỉ trạng thái, hoạt động; từ chỉ đặc điểm, tinh chất.
- Học sinh có kĩ năng về dùng từ, đặt câu và sử dụng các dấu câu.
- Học sinh hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa.
- Học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và thích học Tiếng
Việt.
1.3. Kiểu bài được lựa chọn khảo sát trong đề tài:
Vận dụng trò chơi vào hướng dẫn học sinh làm các bài tập về mạch kiến thức từ
loại của phân môn Luyện từ và câu.
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày của các em học sinh
tiểu học. Đối với các em, trò chơi tác động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực
của mỗi em, góp phần tạo bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Bản chất của
trò chơi theo ý nghĩa sinh hoạt là sự điều hoà, cân bằng nguồn năng lượng dư thừa
được sản sinh trong cơ thể.
Mỗi trò chơi có tác dụng khác nhau, song nhìn chung trò chơi giúp các em rèn
luyện những đức tính quý báu: thật thà, lễ phép, dũng cảm, cần cù, rèn luyện khả năng
quan sát, óc phán đoán, tăng cường thể lực: sức mạnh, sức nhanh, sức bền bỉ, khéo
léo, tính phản xạ. Trò chơi còn giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập
thể. Đồng thời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện kĩ năng ứng dụng học vấn vào
cuộc sống hằng ngày.
6



“Học mà chơi, chơi mà học” là một quan điểm rất đúng đắn trong quá trình hướng
dẫn và tổ chức trò chơi cho các em. Trò chơi thực sự là một phương tiện giáo dục có
hiệu quả, dễ tiếp thu nhất, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
của nhà trường.
Từ những quan điểm về trò chơi trên và qua những kinh nghiệm giảng dạy nhiều
năm ở lớp 3, tôi đã bước đầu vận dụng trò chơi vào giảng dạy phân môn Luyện từ và
câu. Khi áp dụng trò chơi vào một tiết học bao giờ cũng cần có một yêu cầu cần đạt
về kiến thức cơ bản cũng như kĩ năng thực hành. Trò chơi một khi đã thâm nhập vào
lớp học nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một thành phần
cấu tạo nên tiết học. Cho nên sẽ là lí tưởng nếu biến các bài tập trong chương trình
học thành những trò chơi.
2.1.Thời điểm tổ chức trò chơi:
Một khi trò chơi là nội dung bài học thì việc sử dụng trò chơi tuỳ vào cách tổ
chức giờ dạy của giáo viên đứng lớp.
2.1.1. Có thể tổ chức trò chơi vào lúc kiểm tra đầu giờ:
Nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến
thức của bài học trước, làm cơ sở nền tảng cho việc hình thành kiến thức mới.
Ví dụ: Bài: So sánh. Dấu chấm. (Tuần 3)
Ta có thể kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. Ôn tập câu: Ai là gì? (Tuần 2) :
bằng cách tổ chức chơi trò chơi : “Thi tìm từ theo nhóm nội dung”
2.1.2. Có thể tổ chức trò chơi để hình thành kiến thức mới của bài học:
Ví dụ: bài: Mở rộng vốn từ: Trường học. Dấu phẩy (Tuần 6)
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi: “Điền ô chữ” giúp các em mở rộng vốn từ về
chủ đề: Trường học
2.1.3. Hoặc tổ chức trò chơi để củng cố bài học: Nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến
thức bài học và vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ: Bài: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. (Tuần 2)
7



Có thể tổ chức trò chơi: “Tạo câu văn mới” nhằm giúp học sinh củng cố kĩ năng chọn
các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu mới có ý so sánh.
Tóm lại, trò chơi được sử dụng trên lớp lúc nào là do người dạy quyết định. Nó có
thể xuất hiện bất kì thời điểm nào trong suốt bài dạy.
2.2. Hình thức tổ chức:
Áp dụng trò chơi vào lớp học chủ yếu là muốn tổ chức vui chơi ngay trong lớp học
hằng ngày. Có nghĩa là trò chơi được tổ chức trong phạm vi không gian chật hẹp, thời
gian ngắn ngủi, chơi với số người tham dự đông. Vì vậy mà hình thức vui chơi có bị
hạn chế.
Dưới đây là một số hình thức tổ chức trò chơi học tập mà tôi đã thử nghiệm qua
một số bài dạy mạch kiến thức từ loại của phân môn luyện từ và câu.
2.2.1. Chia lớp thành các nhóm học tập, mỗi nhóm lần lượt cử từng bạn nối tiếp
nhau lên thực hiện thao tác trên bảng.
Ví dụ: Bài: Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. Ôn tập câu: Ai là gì? (Tuần 2)
Trò chơi: “Thi tìm từ theo nhóm nội dung”
Hình thức tổ chức: chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm thảo luận trong thời
gian 2 phút. Các nhóm cử lần lượt từng em nối tiếp nhau lên bảng ghi từ tìm được vào
phần bảng của nhóm mình. Trong 3 phút, nhóm nào tìm và ghi được nhiều từ, nhóm
đó thắng cuộc.
Ta có thể gọi tắt hình thức này là “ tiếp sức”
2.2.2. Cá nhân thực hiện trên phiếu rời có ghi đề bài. Sau đó trưng bày bài làm của
mình lên bảng cho giáo viên và các bạn trong lớp đánh giá. Hình thức này phải giới
hạn số bài trưng bày lên bảng. Có nghĩa là không chỉ đòi hỏi người chơi làm đúng mà
còn phải làm nhanh. Hình thức này có thể gọi là “tăng tốc”.
2.2.3. Chia lớp thành các nhóm học tập, cá nhân mỗi học sinh trong mỗi nhóm
đều thực hiện trên phiếu rời có ghi đề bài, các nhóm chọn một phiếu xuất sắc nhất
trưng bày lên bảng, còn các phiếu khác nộp cho cô giáo. Cô giáo kiểm tra để biết cả
nhóm đã hoàn thành công việc. Giáo viên và học sinh lớp lần lượt đánh giá bài đại
8



diện các nhóm trên bảng về kiến thức và thời gian thực hiện. Như vậy, hình thức này
các nhóm được tính điểm theo 3 mặt:
- Điểm theo số lượng bài hoàn thành.
-Điểm về nội dung và hình thức.
- Điểm về thời gian.
Hình thức này gọi tắt là “cùng đồng đội”
Chọn hình thức tổ chức nào là phụ thuộc vào nội dung trò chơi và điều kiện (khả
năng in phiếu học tập, khả năng tổ chức, năng lực vui chơi).
2.3.Nguyên tắc tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi được xác định rõ
2.3.1. Mục đích:
- Tổ chức trò chơi giúp học sinh làm quen, củng cố,… kiến thức gì?, rèn luyện
kĩ năng gì?
- Rút ra bài học để các em nhận thức rõ nội dung bài học từ trò chơi.
2.3.2. Chuẩn bị : đồ dùng, phương tiện cần thiết để sử dụng
2.3.3 Cách chơi: cách tiến hành trò chơi.
Chương 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI CỤ THỂ
3.1Trò chơi 1: Thi tìm từ theo nhóm nội dung
BÀI : Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. Ôn tập câu: Ai là gì?
3.1.1.Mục đích: giúp học sinh tìm và phân loại các từ theo nội dung về chủ đề thiếu
nhi.
3.1.2.Chuẩn bị : Bảng phụ ghi sẵn nội dung trò chơi:
Tìm và ghi và chỗ trống các từ:
…………………………………………………………………
Chỉ trẻ em

…………………………………………………………………

Chỉ tính nết


…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

của trẻ em

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
9


Chỉ tình cảm

…………………………………………………………………

hoặc sự chăm

…………………………………………………………………

sóc của người

…………………………………………………………………

lớn đối với trẻ

…………………………………………………………………

em
3.1.3.Cách chơi:
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu bài tập trong 3 phút và
nối tiếp thi lên bảng sắp xếp từ theo yêu cầu trong 2 phút. Nhóm nào có kết quả đúng

và nhanh nhất nhóm đó thắng cuộc.
3.1.4.Đáp án:
Chỉ trẻ em

Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ

Chỉ tính nết của trẻ em

con, trẻ em,…
Ngoan ngoãn, lễ phép, ngây thơ, hiễn lành, thật
thà,..

Chỉ tình cảm hoặc sự chăm

Thương yêu, yêu quý, quý mến, quan tâm,

sóc của người lớn đối với trẻ

nâng niu, chăm sóc, lo lăng, chăn bẵm,…

em
3.3.Trò chơi 3: Điền ô chữ
TUẦN 11:

Bài: Mở rộng vốn từ: Trường học. Dấu phẩy.

3.3.1.Mục đích:
Giúp học sinh nhận biết các từ ngữ về chủ đề trường học.
3.3.2. Chuẩn bị:
Bảng phụ và 3 phiếu học tập khổ to ghi sẵn nội dung trò chơi.


PHIẾU HỌC TẬP – Nhóm:…………….
Điền từ vào ô trống theo hàng ngang có nghĩa như sau:
- Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng L)
10


- Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu hành qua lễ đaìhoặc đường phố để biểu
dương sức mạnh( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng D)
- Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường( gồm 3 tiếng, bắt đầu
bằng S)
- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường( gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng T)
- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh
(gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng C)
- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học ( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng R)
- Dòng 7: Học trên mức khá ( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng H)
- Dòng 8: có thói xấu này thì không thể học giỏi ( gồm 2 tiếng, bắt đầu
bằng L)
- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài ( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng
G)
- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh ( gồm 2 tiếng, bắt đầu
bằng T)
- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học ( gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng C)
* Đọc từ cột dọc :…………………………..

11


3.3.3: Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm lớn; phát cho mỗi nhóm 1 phiếu bài tập; các
nhóm thảo luận, đọc gợi ý và tìm ra từ điền vào ô chữ. Thời gian thảo luận làm bài

tập trong 5 phút. Nhóm nào làm nhanh chính xác nhất, nhóm đó thắng cuộc
3.3.4. Đáp án:
-

Dòng 1: LÊN LỚP

-

Dòng 7: HỌC GIỎI

-

Dòng 2:DIỄU HÀNH

-

Dòng 8: LƯỜI HỌC

-

Dòng 3: SÁCH GIÁO KHOA

-

Dòng 9: GIẢNG BÀI

-

Dòng 4: THỜI KHÓA BIỂU


-

Dòng 10: THÔNG MINH

-

Dòng 5: CHA MẸ

-

Dòng 11: CÔ GIÁO

-

Dòng 6: RA CHƠI
 Từ cột dọc: Lễ khai giảng

3.4.Trò chơi 4: Tìm từ chỉ đặc điểm của người
Tuần 17

Bài: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.

3.4.1. Mục đích:
Giúp học sinh nắm vững một số từ chỉ đặc điểm về hình dáng và tính cách của con
người, vật.
3.4.2. Chuẩn bị: Phiếu bài tập cá nhân

PHIẾU BÀI TẬP NHÓM
Họ và tên:…………………………………………

Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nối về đặc điểm của nhân vật trong các bài
tập đọc dưới đây:
Nhân vật
Đặc điểm nhân vật
a/ Chú bé Mến trong ………………………………………………………
truyện Đôi bạn.

………………………………………………………
12


b/ Anh Đom Đóm trong ………………………………………………………
bài thơ cùng tên

………………………………………………………

c/ Anh Mồ Côi trong ……………………………………………………….
truyện Mồ Côi xử kiện.

……………………………………………………….

d/ Người chủ quán trong ……………………………………………………….
truyện Mồ Côi xử kiện.

……………………………………………………….

3.4.3.Cách chơi:
Chia lớp thành 6 nhóm. Cho các nhóm thảo luận và mỗi học sinh ở mỗi nhóm
đều phải làm bài tập vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút. Hết thời gian, mỗi
nhóm chọn 1 bài làm xuất sắc nhất trưng bày lên bảng, các bài của các bạn còn lại

trong nhóm nộp cho cô giáo.
Nhóm thắng cuộc là nhóm: - Hoàn thành bài với thời gian nhanh nhất.
- Có số lượng từ đúng nhiều nhất.
- Bài làm trình bày đẹp, rõ ràng nhất.
- Số lượng bài làm đúng nhiều nhất.
3.4.4. Đáp án:
Nhân vật
a/ Chú bé Mến trong

Đặc điểm nhân vật
Dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người,

truyện Đôi bạn.
biết sống vì người khác,…
b/ Anh Đom Đóm trong Chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng.
bài thơ cùng tên
c/ Anh Mồ Côi trong

Thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải,

truyện Mồ Côi xử kiện.

d/ Người chủ quán trong Tham lam, dối trá, xấu xa, vu oan cho người,…
13


truyện Mồ Côi xử kiện.
Chương4: DẠY THỰC NGHIỆM
Luyện từ và câu : ( Tuần 6)


TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC – DẤU PHẨY
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Ôn tập về dấu phẩy (đặt giữa các thành phần đồng chức)
- Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
- GV : Bài 1:

PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:…………….
Điền từ vào ô trống theo hàng ngang có nghĩa như sau:
-Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng L)
-Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu hành qua lễ đaìhoặc đường phố để biểu dương sức
mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng D)
-Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng S)
-Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng T)
-Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu
bằng C)
-Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng R)
-Dòng 7: Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng H)
-Dòng 8: có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng L)
-Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng G)
-Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng T)
14


-Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng C)
* Đọc từ cột dọc:…………………………..

Bài 2: Bảng phụ ghi bài tập 2

- HS : vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
1. Bài cũ : So sánh
3 em lên bảng trả lời câu hỏi:
-

Trong hình ảnh em vừa nêu, sự vật

nào được so sánh với sự vật nào?
-

3 HS lên bảng suy nghĩ trả lời:

Nêu lại 1 hình ảnh so sánh mà em Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia

đã được học ?
-

Hoạt động của HS

Từ so sánh là gì?

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Những ngôi sao thức được so sánh mẹ thức
vì con
Từ so sánh: chẳng bằng

GV nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới :


a.Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên Nhắc lại tên bài học
bảng
15


b.Hướng dẫn HS làm bài tập :

Bài tập 1

Bài tập 1

- Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được tô

GV gọi HS nêu yêu cầu.

đậm có nghĩa là Buổi lễ mở đầu năm học

GV giới thiệu: ô chữ theo chủ đề mới.
Trường học, mỗi hàng ngang là một
từ liên quan đến trường học. Từ ở cột Hs đọc gợi ý
được tô đậm có nghĩa là Buổi lễ mở
đầu năm học

Trò chơi: Điền ô chữ

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:
Điền ô chữ

Mỗi tổ 1 nhóm


GV hướng dẫn cách chơi: Chia lớp

Các nhóm nhận phiếu bài tập, thảo luận và

thành 3 nhóm lớn; phát cho mỗi

giải ô chữ trong 5 phút

nhóm 1 phiếu bài tập; các nhóm thảo
luận, đọc gợi ý và tìm ra từ điền vào
ô chữ. Thời gian thảo luận làm bài
tập trong 5 phút. Nhóm nào làm

- Các nhóm trưng bày bài lên bảng

nhanh chính xác nhất, nhóm đó thắng
cuộc
Chốt lại kết quả đúng, phân đội vô
địch.

Đáp án:
-

Dòng 1: LÊN LỚP

-

Dòng 2:DIỄU HÀNH


-

Dòng 3: SÁCH GIÁO KHOA

-

Dòng 4: THỜI KHÓA BIỂU

-

Dòng 5: CHA MẸ

-

Dòng 6: RA CHƠI

-

Dòng 7: HỌC GIỎI

-

Dòng 8: LƯỜI HỌC

-

Dòng 9: GIẢNG BÀI

-


Dòng10: THÔNG MINH
16


-

Dòng 11: CÔ GIÁO

Từ cột dọc: Lễ khai giảng
Đọc cá nhân – đồng thanh
Cho HS đọc lại các từ thuộc chủ
điểm trường học.

Bài tập 2: Chép các câu sau vào vở, thêm dấu

Bài tập 2:GV nêu yêu cầu

phẩy vào chỗ thích hợp.

GV cho học sinh làm bài

-

Học sinh làm bài.

-

GV mời 3 HS lên bảng.

a) Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.


-

GV cho cả lớp nhận xét – sửa sai

b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là

-

Cho HS đọc lại các câu văn trên

con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều
Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội và giữ gìn
danh dự Đội.

4.Củng cố - Em hãy nêu một số từ
ngữ thuộc chủ đề trường học .
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài mới.
Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm

Đề bài:
Bài 1: Em hãy nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề Trường học mà em biết?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
17



…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
Bài 2: Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
a/ Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
b/ Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
Đáp án và biểu điểm
Bài 1: (5 điểm) Từ ngữ thuộc chủ đề trường học
Học giỏi, đến trường, cô giáo, học sinh, sách giáo khoa, cặp sách, lớp học, bàn ghế,
bảng, sân trường,…
Bài 2: (5 điểm) Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
a/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
b/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

Kết quả khảo sát:
Tổng số học sinh: 43 em
Điểm 9- 10:

26 em

= 60,47%

Điểm 7-8 : 15 em

= 34,88%

Điểm 5- 6 :

=


2 em

4,65%.

18


PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết quả:
Sau khi vận dụng một số trò chơi vào giảng dạy phân môn: Luyện từ và câu, tôi nhận
thấy:
- Học sinh hào hứng, thích thú khi được tham gia trò chơi và tạo không khí lớp
học vui vẻ thoải mái.
- Đa số học sinh nắm chắc kiến thức bài học thông qua trò chơi.
- Học sinh tự giác cao, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo. Giúp học sinh mạnh
dạn, tự tin thông qua việc nêu ý kiến đánh giá và tự đánh giá.
- Tạo cơ hội cho học sinh nêu cao tinh thần đồng đội, năng lực hợp tác, đoàn kết.
- Học sinh tự xác định được trách nhiệm của mình với công việc chung của tổ
nhóm.
Vì thế qua thời gian vận dụng trò chơi vào giảng dạy phân môn luyện từ và câu,
chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi được nâng lên rõ rệt, học sinh ngày một yêu
thích môn học hơn, giờ học diễn ra thoải mái và mang lại hiệu quả cao.
Với phương pháp và hình thức dạy học phân môn Luyện từ và câu như trên, tôi đã
đưa ra thảo luận trong tổ khối và được sự đồng tình cao của giáo viên trong khối.
19


Hiện nay, cũng có một vài giáo viên trong khối đã áp dụng phương pháp và hình thức
day học này. Qua thăm dò, tôi thấy kết quả đạt được cũng rất khả quan.
II. Bài học kinh nghiệm:

Vận dụng trò chơi vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu của môn Tiếng Việt là
một trong những cách đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Xong quá trình tổ
chức đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, năng lực sư phạm nhất định. Năng lực tổ chức
của người chỉ huy giỏi thì mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức cho
học sinh. Như vậy, khi tổ chức trò chơi trong dạy học giáo viên cần chú ý những điểm
sau:
1. Phải nghiên cứu, lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức yêu cầu và
đối tượng học sinh.
2. Phải nắm vững các bước khi thực hiện trò chơi.
3. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho việc tổ chức trò chơi.
4. Giới thiệu và hướng dẫn cách chơi thật ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
5. Khi tổ chức chơi, yêu cầu học sinh chấp hành đúng quy định; hiệu lệnh của
giáo viên phải dứt khoát, rõ ràng.
6. Đánh giá, tuyên dương, khen thưởng công bằng, chính xác. Đặc biệt chú ý thời
gian tổ chức trò chơi, nên dừng trò chơi lúc học sinh hưng phấn nhất để tránh
nhàm chán khi tham gia chơi quá lâu.

20



×