Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đề cương ôn thi môn sản ( tốt nghiệp y hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.98 KB, 52 trang )

ĐÁP ÁN SẢN TỐT NGHIỆP
(10 NỘI DUNG- ĐỌC KĨ CÂU HỎI TRƯỚC KHI LÀM BÀI)

ND 1: Chẩn đoán thai nghén trong 3 tháng đầu và công
tác điều dưỡng trong giai đoạn này?
2
ND 2: Các nguyên nhân chảy máu sau đẻ và công tác
điều dưỡng?
6
ND 3: CTĐD thai chết lưu 14 tuần đầu?

10

ND 4: Công tác điều dưỡng xảy thai

14

ND 5- Công tác ĐD thai phụ sau đẻ thường

20

ND 6: Công tác điều dưỡng thai phụ sau mổ đẻ

26

ND 7. Công tác Điều dưỡng trẻ sơ sinh ngay sau đẻ:32
ND 8: CTĐD thai phụ dọa vỡ tử cung và vỡ tử cung 36
ND 9: Công tác điều dưỡng thai phụ rau tiền đạo

40


ND 10: Khám thai và Qlý thai nghén, công tác ĐD 44


ND 1: CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN TRONG 3 THÁNG ĐẦU VÀ
CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG TRONG GIAI ĐOẠN NÀY
TRẢ LỜI:
ĐN: - Thai nghén là hiện tượng sinh lý bt của người phụ nữ.
- Khi có thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi q/trọng về
giải phẫu, nội tiết, tuần hoàn, hô hấp…
1. Chẩn đoán thai nghén trong 3 tháng đầu:
1.1. Dấu hiệu cơ năng:
- Tắt kinh: rõ ở những người phụ nữ có kinh nguyệt đều, đôi khi rối
loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt đang đều hàng tháng bỗng nhiên tắt
kinh.
- Có tr/c nghén:
+ Buồn nôn và nôn thực sự, nôn ra nước bọt.
+ Thay đổi về vị giác, khứu giác: sợ hoặc thích mùi nào đó.
+ Vị giác thay đổi: sợ hoặc thèm loại thức ăn nào đó, thấy nhạt miệng,
hay ăn vặt.
+ Tâm thần kinh thay đổi: dễ bị kích thích, cáu gắt, vui buồn lẫn lộn,
buồn ngủ, ngủ nhiều hoặc mất ngủ.
+ Thay đổi về nội tiết.
1.2. Dấu hiệu thực thể:
- Thay đổi ở da và niêm mạc: Trán, má xuất hiện có vết nâu sạm hay
tàn nhang.
+ Hai vú cương to lên, núm vú to lên, quầng vú thâm lại, các hạt
Montgomery nổi rõ trên quầng vú. Tĩnh mạch vú dưới da nổi rõ.
+ Xuất hiện rõ đường vân màu nâu ở giữa, dưới da bụng từ trên xuống
dưới rốn.Bụng to lên
+ Xuất hiện vết dạn da màu nâu hồng hoặc trắng vùng bụng, đùi.

- Thăm âm đạo thấy tử cung to lên và cổ tử cung mềm hơn,tím.
+ Dấu hiệu Hegar (+): Đưa 2 ngón tay vào âm đạo, đặt vào vùng eo tử
cung có thể gập 2 ngón tay nắn qua thành bụng.
+ Dấu hiệu Noble (+): Nắn túi cùng bên âm đạo ta cảm giác thân tử
cung phình ra.
- Phát triển về cân nặng của mẹ, của thai nhi.
1.3. Chẩn đoán CLS: Phát hiện HCG trong nước tiểu phụ nữ có thai
bằng phản ứng sinh vật hay phản ứng miễn dịch.
- Phản ứng sinh vật: phản ứng Friedman – Brouha, phản ứng Galli –
Mainini.
2


- Phản ứng miễn dịch HCG hay Quicktick test: lấy nước tiểu vào buổi
sáng, đặt que thử Qicktick theo hướng dẫn, sau 5-10 phút đọc kết quả.
Nếu có 2 vạch trên que thử  có thai.
- Siêu âm chẩn đoán có thai: hình ảnh túi ối, sự hoạt động của tim thai.
Âm vang phôi. Đo chiều dài đầu mông với thai >8 tuần.
*** Chẩn đoán phân biệt:
- Tắt kinh do bệnh lý, do dùng thuốc…
- Một số bệnh lý: U xơ tử cung, u nang buồng trứng…
- Nghén giả: tưởng tượng có thai hay gặp ở những người tha thiết
muốn có con.
2: Công tác điều dưỡng chăm sóc thai phụ 3 tháng đầu.
ĐN: - Khám thai và chăm sóc thai kỳ là việc rất quan trọng.
- Một thai phụ từ khi có thai đến khi sinh phải khám tối thiểu 3 lần,
mỗi quí 1 l
2.1 Nhận định:
- Hỏi và thăm khám xem thai phụ thực sự có thai ko? Xác định tuổi
thai. Khai thác tiền sử bệnh tật – sản khoa của thai phụ.

- Tình trạng nghén? Các thay đổi về khứu giác, tâm thần kinh,…
- Thể trạng của thai phụ? Chế độ ăn uống có bình thường ko?, hấp thu
thế nào?
Có nôn nhiều, mệt mỏi quá ko?
- Có mắc các bệnh về răng miệng, về vú ko?
- Vấn đề vệ sinh, giao hợp của thai phụ trong thời kỳ mang thai?
- Tình hình sinh hoạt, lao động, nghỉ nghơi của thai phụ?
- Toàn trạng: màu sắc da, n.mạc, DHST?
- Sự phát triển của thai nhi
- Các bệnh nội khoa đã mắc phải?
2.2 Chẩn đoán Đ.D: 1 số chẩn đoán có thể gặp như sau:
- Thai p.triển bình thường, thai to, thai nhỏ….
- Nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, các bệnh về vú do ko biết
cách chăm sóc
- Nguy cơ xảy thai do chế độ lao động, sinh hoạt nghỉ nghơi ko hợp lý
- Nguy cơ thai kém phát triển hoặc thai chết lưu
2.3 Lập KHCS
- Phụ giúp BS khám và quản lý thai phụ theo định kỳ: khám ít nhất 1
lần trong 3 tháng đầu.
- Tư vấn VS thai nghén :răng, miệng, vú,bộ phận sinh dục ngoài.
3


- Chăm sóc về cách mặc, chế độ làm việc, nghỉ nghơi, lao động, đảm
bảo thời gian ngủ, tránh tác động mạnh về tâm thần.
- CS về chế độ dinh dưỡng.
- CS về thuốc, các xét nghiêm cận lâm sàng theo y lệnh.
- Khám đánh giá sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của
thai phụ.
2.4 Thực hiện KHCS

1 Phụ giúp BS khám và quản lý thai phụ theo định kỳ
- Chuẩn bị: phòng khám đầy đủ ánh sáng, kín đáo,mát về mùa hè,ấm
về mùa đông
- Chuẩn bị phương tiện dụng cụ thăm khám như máy đo HA, găng
vô trùng, thước đo, ống nghe, cân..dụng cụ, thuốc làm vệ sinh vùng
sinh dục ngoài
- Các phương tiện thực hiện thủ thuật và XN cận ls
- Chuẩn bị và lập HSBA theo dõi thai kỳ rồi lưu các kq thăm khám và
HSBA.
+ Hỏi tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, dùng thuốc ghi vào HSBA
+ Đo các chỉ số sinh tồn của mẹ: Mạch, HA, NT, cận nặng, chiều cao,
nghe tim phổi..
+ Đánh giá sự ptr của thai nhi: hỏi xem bụng có to dần ko?...
- Thực hiện các y lệnh về XN: máu, NT, SÂ…kết quả được dán vào
hồ sơ bệnh án
.2 Tư vấn và chăm sóc
- Hướng dẫn thai phụ hiểu và biết cách giữ gìn vệ sinh thai nghén để
bảo vệ sức khỏe mình và thai
- Chế độ vệ sinh chung – vú - bộ phận sinh dục ngoài.
- Giữ vệ sinh và lau rửa hàng ngày.
- Theo dõi khí hư.
- Chế độ ăn mặc thoáng mát đủ ấm.
- Dinh dưỡng đầy đủ chất, dễ tiêu.
- Chế độ lao động vừa phải - nghỉ ngơi đầy đủ.
- Chăm sóc tinh thần: gần gũi, tư vấn, động viên kịp thời…
3. Chăm sóc về thuốc và các XN, CLS theo y lệnh.
- Khuyên thai phụ bổ xung các loại sắt và acidfolic theo chỉ định của
BS.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu trước khi cho thai phụ uống thuốc, phát
hiện kịp thời các tác dụng phụ của thuốc, báo BS.

- Tiêm vacxin uốn ván, làm các XN khác theo y lệnh.
4


4.Đánh giá sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ:
- Hỏi quan sát xem bụng có to lên ko.
- Hỏi thời gian thai máy, thai đạp.
- Đo chiều cao TC, vòng bụng, nghe tim thai.
- Theo dõi cân nặng của thai phụ.
2.5 Đánh giá:
- Kết quả tốt: Thai nhi phát triển bt, thai phụ lên cân đều, ko mắc các
bệnh răng miệng, vú, đường sinh dục….
- Kết quả ko tốt: Thai phụ ko tăng cân,or tăng quá it, có dấu hiệu dọa
xảy hoặc xảy, thai kém phát triển. mắc các bệnh răng miệng, vú,
đường sinh dục….
- Đặt hẹn lần khám tiếp theo

5


ND 2: CÁC NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU SAU ĐẺ VÀ CÔNG
TÁC ĐIỀU DƯỠNG?
TRẢ LỜI:
1: Định nghĩa:
Chảy máu sau đẻ là tai biến xảy ra sau khi sổ thai và sổ rau. Chỉ gọi
chảy máu trong thời kỳ sổ rau khi số lượng máu chảy ra quá mực bt,
ảnh hưởng đến tình trạngj thai phụ. Số lượng máu mất là >=500ml nếu
đẻ thường, >=1000ml nếu đẻ mổ hoặc chỉ số Hematocrite giảm 10%,
tùy từng trường hợp cụ thể mà ảnh hưởng đến thai phụ.
2: Nguyên nhân:

2.1. Nguyên nhân (theo bài giảng phát):
-Đờ tử cung:80%.
- Sót rau, sót màng ối.
- Chấn thương đường sinh dục.
- Rối loạn đông máu.
2.2. Nguyên nhân (theo giảng bài):
a. Chảy máu nguyên phát:
- Rau bong non, rau bong sớm
+ Màng rau dày dính
+ Rau tiền đạo
+ Dây rau ngắn
+ Đẩy đáy TC khi rặn đẻ
+ Các thủ thuật lấy thai
- Đờ TC
+ Chuyển dạ kéo dài
+ TC căng dãn quá mức : trong tr.hợp đa ối, đa thai…
+ Con dạ đẻ nhiều lần
+ U xơ TC
- Rau bám chặt, rau cài răng lược, rau cầm tù
- Lộn tử cung cấp
- Rối loạn yếu tố đông máu
- Chấn thương đường sinh dục
b. Chảy máu thứ phát:
- Đờ tử cung thứ phát, ngoài nguyên nhân như trên còn do:
+ Dùng nhiều thuốc tăng co
+ Nhiễm khuẩn tử cung
- Sót rau
- Chấn thương đường sinh dục bị bỏ sót
6



- Các tổn thương đã khâu phục hồi bị hoại tử
3. Kế hoạch chăm sóc
3.1 Nhận định
- Tiền sử sản phụ khoa và các bệnh khác, quá trình thai nghén lần này.
Đặc biệt những diễn biến, biến cố xảy ra trong chuyển dạ.
- Những thay đổi toàn thân do tình trạng chảy máu.
+ Tinh thần, sắc mặt, màu sắc da niêm mạc.
+ Các chỉ số sống, DHST: M, HA, NT, nhiệt độ……
- Các dấu hiệu tại chỗ:
+ Sự co hồi tử cung.
+ Số lượng máu ra âm đạo trước và sau khi xoa nắn, ấn đáy tử cung.
+ Tốc độ chảy máu, đặc điểm và tính chất chảy máu.
+ Các tổn thương đường sinh dục.
+ Số lượng, màu sắc nước ối: đa ối hay thiểu ối, nhiễm trùng ối…
+ Kiểm tra bánh rau: xem còn sót rau ko.
- Sự đáp ứng toàn thân và tình trạng chảy máu với quá trình điều trị.
- Những thay đổi khác…
- Kết quả các XN CLS.
- Xem HSBA: các y lệnh, chỉ định của thầy thuốc.
3.2 Chẩn đoán điều dưỡng:
- Những tình trạng hiện tại: đẻ an toàn, mẹ khỏe, chảy máu……
- Nguy cơ rối loạn huyết động do chảy máu nhiều và kéo dài.
- Nguy cơ tăng nặng tình trạng của bệnh khác kèm theo.
- Chuẩn bị làm thủ thuật khi biến chứng xảy ra cùng thầy thuốc.
3.3 Lập KHCS:
- Chấn an tinh thần BN, hồi sức chống choáng.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tốt nhất dùng moniter.
- Thực hiện các biện pháp cầm máu.
- Thực hiện y lệnh thuốc.

- Theo dõi lượng máu chảy, sự co hồi tử cung.
- Chuẩn bị phương tiện, d.cụ làm thủ thuật, phẫu thuật theo chỉ định
của thầy thuốc.
3.4 Thực hiện KHCS:
- Chấn an BN, hồi sức chống choáng:
+ Động viên BN khỏi lo lắng, hướng dẫn BN phối hợp tốt.
+ Đặt BN nằm đầu thấp, ủ ấm.
+ Thở oxi, đặt đường truyền TM.
+ Xoa đáy tử cung.
7


+ Thực hiện y lệnh nhanh, đúng, đủ.
+ Theo dõi sát toàn trạng, DHST, khối cầu an toàn, ra máu âm đạo,
báo BS kịp thời.
- Thực hiện biện pháp cầm máu:
+ Ấn động mạch chủ bụng
+ Xoa tử cung qua thành bụng
+ Lấy máu đọng, rau sót
+ Khâu vết rách đường sinh dục
- Thực hiện y lệnh thuốc: Tiêm thuốc cầm máu, truyền máu….
- Theo dõi chảy máu và co hồi tử cung:
+ Kiểm tra sự co hồi tử cung
+ Kiểm tra máu chảy qua âm đạo và sau mỗi lần tử cung co bóp: số
lượng, màu sắc
- Chuẩn bị BN, phương tiện phẫu thuật khi các biện pháp khác thất
bại:
+ Thông báo, giải thích cho BN và người nhà việc cần làm và những
tai biến có thể xảy ra.
+ Hồi sức tốt và nhanh chóng chuyển BN đến phòng mổ.

3.5 Đánh giá:
- Toàn trạng: BN qua được tình trạng shock ko, M, HA, NT có ổn
định ko?
- Tử cung co hồi tốt ko? Máu chảy nhiều hay đã cầm?
- Các thủ thuật (khâu vết rách, lấy máu cục, rau sót…) có an toàn ko?
Kết quả ra sao?
- BN được xử trí kịp thời, đúng, tích cực khi toàn trạng ổn định, M,
HA trở về bình thường, BN hết chảy máu, tử cung co hồi tốt, các thủ
thuật thực hiện an toàn, BN an tâm, ko lo lắng.

8


9


NỘI DUNG 3: CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG THAI CHẾT LƯU 14
TUẦN ĐẦU?
TRẢ LỜI:
I.Định nghĩa: Thai chết lưu là những trường hợp thai chết và nằm lại
trong tử cung ít nhất là 48h trước khi chuyển dạ, Thai chết lưu có thể
xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào, từ lúc còn là phôi thai cho đến khi đủ
tháng hay già tháng(trường hợp từ tuần 22 trở lên gọi là thai chết trong
tử cung).
.II. T/c lâm sàng
- Đang nghén tự nhiên hết nghén, hết buồn nôn, ăn uống bình thường
trở lại
- Vú căng và tiết sữa
- Bụng và vú nhỏ dần đi, không cương lên
- Ra huyết số lượg ít, màu nâu đen không đông ở âm đạo

- Đo chiều cao TC nhỏ hơn tuổi thai
- Thử nước tiểu tìm HCG(-)
- Siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, buồng ối thu nhỏ và méo

III: Nguyên nhân:
- Về phía mẹ:các bệnh mắc trước hoặc trong khi mang thai đều có thể
ảnh hưởng đến sự sống của thai, đặc biệt là NK toàn thân hay NK
đường SD, như một số bệnh:
+ Cao HA
+ Bệnh thận
+ Bệnh tiểu đường
+ Các bệnh NK nặng : NK huyết, thương hàn, sốt rét, giang mai
+ Do nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật,sản giật, rau bong non
+ Do Tử cung dị dạng
- Về phía thai:
+ Do dị dạng hay quái thai (vô sọ, não úng thủy…)
+ Do bất đồng nhóm máu mẹ-con: mẹ Rh(-), con Rh(+)
+ Thai SDD
- Về phía phần phụ của thai:
+ Bệnh lý của bánh rau, phù rau thai, rau bong non, xơ hóa rau
+ Do bất thường về dây rau: như xoắn hoặc u dây rau, rau ngắn…
+ Do bất thường về nước ối: đa ối hoặc thiểu ối
- Do thầy thuốc: khi kê đơn cho thai phụ ko để ý các tác dụng của
thuốc ảnh hưởng đến thai
10


3: Các thể thai lưu:
- Thể tan: thường là thai <3th, thai và phần phụ tan ra thành nước
- Thể teo đét: thai và rau thai khô đét lại

- Thể mục: nước ối ngấm vào thai chết làm mô thai mục dần
- Thể thối rữa: thường thai chết do nhiễm trùng ối, vi trùng hủy hoại
mô thai
VI .Kế hoạch TD và chăm sóc thai phụ bị thai chết lưu
1.
Nhận định:
- Tiền sử: bệnh tật
+ Mẹ mắc bệnh nội khoa mãn tính, bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai
nghén, nhiễm độc hóa chất…
+ Thai chết trong tử cung, thai dị dạng,thai bất đồng nhóm máu với
mẹ …
+ Toàn trạng: Da, niêm mạc , sắc mặt , dấu hiệu sinh tồn
- Tình trạng bệnh lý
+ CÓ lúc biểu hiện thai phát triển : bụng to lên, thai máy, nghén…
+ Biểu hiện thai chết: hết nghén, bụng to dần, ra huyết âm đạo, thai
không máy, vú cương tiết sữa
- Cận lâm sàng
+ Siêu âm hình ảnh thai chết
+ Xét nghiệm máu : Fibrinogen giảm.
2.
Chẩn đoán điều dưỡng
- Mệt mỏi do lo lắng mất ngủ vì tình trạng thai nghén bất thường
- Thiếu máu hoặc suy tuần hoàn do chảy máu trong hoặc sau sảy
( hoặc sau nạo)
- Nguy cơ nhiễm khuẩn sau sảy (hoặc sau nạo)
3. Lập KHCS.
- Giảm mệt mỏi do lo lắng mất ngủ cho người bệnh
+ Động viên an tâm cho người bệnh, ăn uống tăng đạm , nghỉ ngơi
tuyệt đối.
+ Thực hiện thuốc an thần theo y lệnh

- Giảm thiếu máu hoặc suy tuần hoàn
+ Chuẩn bị người bệnh, dụng cụ để tiến hành thủ thuật kịp thời
+ Thực hiện thuốc tăng co, thuốc chống rối loạn đông máu, máu và
các dịch thay thế theo y lệnh
+ Theo dõi mạch, HA, sự co hồi tử cung, sự ra huyết âm đạo
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
+ Theo dõi thân nhiệt
11


+ Theo dõi sản dịch về số lượng , mùi, màu sắc
+ Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh
+ Hướng dẫn hoặc làm vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.
4. Thực hiện KHCS.
- Hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, giải thích về tình trạng thai, động
viên để người bệnh an tâm tin tưởng.
- Cho người bệnh ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn tăng đạm,nằm
nghỉ tuyệt đối tại giường
- Người bệnh được nạo thai chết trong tử cung sớm, phát hiện kịp thời
biến chứng chảy máu.
- Đo DHST(M,NT,HA,t) màu sắc da, niêm mạc.
- Khám sự co hồi tử cung, đánh giá số lượng màu sắc của máu và sản
dịch
- HD hoặc vệ sinh thân thể, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, đóng khố
sạch
- Tiêm hoặc cho người bệnh uống thuốc an thần: Diazepam,rotunda...
theo y lệnh
-Tiêm thuốc tăng co, thuốc chống rối loạn đông máu : oxytocin,
transamin theo y lệnh
- Truyền máu hoặc các dịch thay thế theo y lệnh.

- Tiêm kháng sinh theo y lệnh .
5. Đánh giá chăm sóc.
- Hiệu quả chăm sóc tốt.
+ Người bệnh đỡ lo lắng, ngủ được.
+ Người bệnh đỡ thiếu máu, không xảy ra biến chứng ( nhiễm khuẩn
hoặc chảy máu)
- Hiệu quả chăm sóc chưa tốt.
+ Người bệnh còn lo lắng mất ngủ
+ Người bệnh còn thiếu máu hoặc có biến chứng( chảy máu hoặc
nhiễm khuẩn)

12


13


Nội dung 4: CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG SẢY THAI?
I.
ĐN: sảy thai là tình trạng thai ra khỏi buồng TC người mẹ khi
thai chưacó khả năng tự sống được. Thời gian thai nghén của thai đến
lúc thai bị xảy là dưới 21 tuần ( từ tuần 22 trở lên là đẻ non).
- Đa số sảy thai là loại sảy sớm (80%)khi tuổi thai từ 12 tuần trở
xuống. Thai sảy trên 12 tuần đến 21 tuần gọi là sảy thai muộn . Tuổi
thai càng lớn thì tỷ lệ sảy thai càng ít.
- Thai sảy trong những tháng đầu thường đã chết tử cung.
II. Nguyên nhân:
* Do rối loạn thể nhiễm sác thể tế bào và gen .
- Lên tới 60% số sảy thai có nguyên nhân về rối loạn thể nhiễm sắc
hoặc rối loạn về gen của tế bào trứng đã thụ tinh, mà nguồn gốc có thể

từ các tế bào sinh dục của bố, mẹ
- Có thể do những đột biến của tế bào phôi, trước tác động của các yếu
tố bên ngoài hay bên trong.
* Về phía mẹ:
- Tử cung bất thường: tử cung quá bé, tử cung dị dạng, tử cung bị u
xơ,cổ tử cung bị hở.
- Bệnh của mẹ: các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân hay nhiễm khuẩn
đường sinh dục, bệnh sốt rét, các bệnh chuyển hóa, nội tiết.
- Do hoàng thể thai nghén hoạtđộng kém hoặc teo sớm.
- Mẹ bị thiếu dinh dương: không đủ ăn, kiêng không dám ăn, do rối
loạn hấp thu ( tiêu chảy , nôn nặng) hay do bị ăn chặn ( gian sán)
- Tình trạng bị nhiễm độc: thuốc trừ sâu, thuốc lá, rượu, thuốc lào,
thuốc chữa bệnh, thuốc mê, các hóa chất độc , tia phóng xạ
- Các chấn thương khi đang mang thai: ngã, bị đánh (bạo lực gia
đình), tai nạn, giao hợp quá thô bạo.
* Về phía thai:
- thai dị dạng,
- Thai suy dinh dưỡng
- Thai bị mắc bệnh ngay khi còn trong tử cung.
III. Triệu chứng
A Triệu chứng doạ sảy thai
- Là giai đoạn đầu của sảy thai khi thai còn trong tử cung và bánh rau
còn ở vị trí bám trên tử cung của nó
- Nếu không phải do nguyên nhân quá trầm trọng thì dọa sảy thai có
thể điều trị qua khỏi, nhưng nguy cơ bị sảy rất cao, nhất là khi nguyên
nhân là do rối loạn thể nhiễm sắc hoặc gen.
14


- Khi dọa sảy:

+ Thai phụ ra máu ít(hoặc nhẹ) từ tử cung đang mang thai( gọi là ra
máu ít khi băng vệ sinhhoặc quần lót phải lâu hơn 5’ mới bị ướt). Máu
màu đỏ, thường chưa có cục máu đông.
+ Có cảm giác tức nhẹ bụng dưới, mỏi lưng.
+ Thăm khám trong: âm đạo có máu, nhưng cổ tử cung còn dài và còn
đóng kín.
B. Đang sảy: Là tình trạng bánh rau đã và đang bong khỏi tử cung, rời
chỗ bám di chuyển về phía cổ tử cung. Đang sảy có triệu chứng sau,
- Đau bụng từng cơn, các cơn đau mỗi ngày một tăng thêm về cường
độ và độ dài.
- Lượng máu ra nhiều hơn, thường có cục máu đông lượng máu được
đánh giá là nhiều khi băng vệ sinh hay quần lót bị ướt trong vòng 5’
- Thăm khám bên trong: âm đạo nhiều máu đôngvà máu loãng, cổ tử
cung hé mở, có hình con quay. ( do rau đè vào làm dãn nở rộng lỗ
trong cổ tử cung), có thể sờ thấy rau hoặc một phần thai nhi thập thò
ngay tại cổ tử cung.
- Về toàn thân: tùy theo lượng máu ra ít hay nhiều và tình trạng đau
đớn. Nếu đau nhiều kèm theo mất máu nặng thì thai phụ có thể bị sốc
( choáng).
C. Đã sẩy:Là tình trạng rau và thai đã ra khỏi tử cung, có các triệu
chứng sau:
- Thai phụ thấy bớt ra máu
- giảm và hết đau bụng
- Thăm khám: tử cung nhỏ hơn, co chắc hơn, lỗ cổ tử cung thu hẹp lại
hay đã đóng.
Có hai tình huống đối với giai đoạn đã sẩy:
- Sẩy hoàn toàn ( sẩy hết hay sẩy trọn), khi toàn bộ thai và ra đã ra
khỏi tử cung, lòng tử cung sạch. Trường hợp này, thường ngừng chảy
máu và cổ tử cung đóng kín lại sớm. Thăm dò siêu âm: buồng tử cung
sạch.

- Sẩy không hoàn toàn, khi còn sót lại một phần rau thai trong tử cung
( sót rau). Trường hợp này, máu vẫn chảy ri rỉ liên tục hay từng đợt,
cổ tử cung không khép kín, rất dễ bị nhiễm khuẩn. Thăm dò bằng siêu
âm, có thể phát hiện sót rau hoặc thai bên trong tử cung.
VI. Phân loại: Cónhiều loại LS khác nhau
- Sảy thai tự nhiên
- Sảy thai chủ động (phá thai)
15


- Sảy thai liên tiếp
- Sảy thai nhiễm trùng
- Sảy thai chết lưu
- Sảy thai băng huyết
- Giả sảy
V. Chăm sóc thai phụ sẩy thai
1. Nhận định
- Nhận định chung:
+ Các yếu tố về tiền sử bệnh tật; tiền sử sản, phụ khoa nhiều khi có
liên quan chặt chẽ đến lẫn sẩy thai này.
+ Tiền sử bệnh tật: người bệnh bị mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận,
bệnh nhiễm khuẩn (đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn đặc hiệu: giang
mai, toxoplasma...)
+ Tiền sử sản phụ khoa: người bện có thể bị sẩy thai, thai chết trong tử
cung...trong các lần có thai trước. Đôi khi được phát hiện khối u và dị
dạng ở bộ phận sinh dục.
+ Các yếu tố về điều kiện sống sinh hoạt hàng ngày của thai phụ.
-Tình trạng hiện tại của người bênh:
+ Đau tức nặng vùng hạ vị, đau mỏi lưng hoặc đau bụng từng cơn.
+ Ra huyết từ tử cung: huyết ra ít hoặc nhiều, đỏ sẫm hoặc đỏ tươi lần

máu cục, có khi băng huyết.
+ Toàn thân: mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ, thiếu máu, mạch nhanh, huyết
áp hạ nếu máu chảy nhiều.
+ Có hoặc không có cơn co tử cung.
+ Cổ tử cung còn dài, đóng kín hoặc đã xóa mở.
+ Tử cung to tương đương với tuổi thai.
2. Chẩn đoán chăm sóc
- Người bệnh mệt mỏi, mất ngủ do lo lắng về tình trạng thai nghén bất
thường.
- Nguy cơ sẩy thai do ra huyết âm đạo
- người bệnh thiếu máu hoặc suy tuần hoàn do chảy máu ( khi thai
đang sẩy hoặc đã sẩy thai).
- Nguy cơ nhiễm khuẩn buồng tử cung do sót rau hoặc can thiệp thủ
thuật không đảm bảo vô khuẩn...
3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ:
+ Quan tâm động viên người bệnh
16


+ Giúp đỡ người bệnh trong các sinh hoạt thường ngày, cho người
bệnh ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu.
+ Theo dõi mạch, huyết áp, da – niêm mạc, sắc mặt.
+ Thực hiện thuốc an thân theo y lệnh.
-Giảm nguy cơ sẩy thai:
+ Hướng dẫn người bệnh nghỉ tuyệt dối tại giường khi còn đau bụng
và ra huyết.
+ Hướng dẫn người bện ăn uống đủ chất, thức ăn dễ tiêu và phòng
chống táo bón.
+ Theo dõi dấu hiệu đau bụng, ra huyết và các rối loạn kèm theo.

+ Tránh kích thích tình dục, đặc biệt là giao hợp.
+ Thực hiện thuốc giảm co, thuốc nội tiết theo y lệnh.
-Giảm mức độ chảy máu khi thai đang sẩy hoặc đã sẩy:
+ Chuẩn bị người bệnh và dụng cụ kịp thời, phụ giúp thầy thuốc làm
thủ thuật.
+ Thực hiện thuốc giảm đau, thuốc tăng co, thuốc chống rối loạn đông
máu, chống thiếu máu và suy tuần hoàn... theo y lệnh.
+ Theo dõi số lượng – màu sắc máu trong và sau nạo.
-Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau nạo:
+ The dõi nhiệt độ, số lượng – màu sắc – mùi của sản dịch.
+ Hướng dẫn, trợ giúp bệnh nhân vệ sinh bộ phân sinh dục ngoài hàng
ngày.
+ Thực hiện kháng sinh theo y lệnh
4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Hỏi thăm về gia đình, sức khỏe và bệnh tật của người bệnh. Nói về
khả năng chuyên môn để bệnh nhân yên tâm tin tưởng, quyết định giữ
thai hay không.
- Cho người bệnh uống thuốc an thần: diazepam, gardenal( nếu có chỉ
định).
- Đặt người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, hướng dẫn hoặc trợ
giúp người bệnh vận động nhẹ nhàng khi cần thiết.
- Hướng dẫn hoặc cho người bệnh ăn thức ăn giàu đạm, dễ tiêu, ăn
thêm rau quả tươi.
- Theo dõi biểu hiện đau bụn và ra huyết âm đạo
- Tiêm ( hoặc uống) thuốc nội tiết hoặc giảm co: progesteron,
papaverin, spasmagil...(theo y lệnh).
* Nếu người bệnh không định giữ thai hoặc không giữ được thai, cần
phải chuẩn bị và tiến hàng nạo thai:
17



- Đặt người bệnh nằm trên bàn theo tư thế sản khoa, vệ sinh bộ phận
sinh dục ngoài, thống đái, trải săng, tiêm thuốc giảm đau, chuẩn bị bộ
dụng cụ nạo thai. Phụ giúp thầy thuốc làm thủ thuật.
- Đặt người bệnh nằm đầu bằng sau khi nạo.
- Đếm mạch, đo huyết áp trong và sau nạo.
- Theo hiện y lệnh tiêm ( hoặc uống): oxytocin, transamin, truyền dịch
hoặc máu nếu có chỉ định.
- Đo nhiệt độ hàng ngày
- Quan sát, đánh gián về số lượng – màu sắc – mùi của huyết ra từ âm
đạo.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.
- Tiêm hoặc cho người bệnh uống kháng sinh theo y lệnh.
5. Đánh giá chăm sóc
- Chăm sóc có hiệu quả khi:
+ Người bệnh thoải mái , ăn ngủ được, đỡ mệt mỏi, đỡ thiếu máu, đỡ
đau bụng , và chảy máu giảm dần, thai được bảo tồn.
+ Người bệnh được can thiệp thủ thuât kịp thời, không sảy ra biến
chứng trong và sau nạo.
- Chăm sóc chưa có hiệu quả khi:
+ Người bệnh còn lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi, thiếu máu, thai bị sảy.
+ Xảy ra biến chứng trong và sau nạo.

18


19


ND 5: CÔNG TÁC ĐD SẢN PHỤ SAU ĐẺ THƯỜNG?

TRẢ LỜI: (THEO BÀI GIẢNG)
A. Thay đổi về sinh lý của sản phụ thời kì sau đẻ và chăm sóc
1.1. Sinh lý thời kỳ sau đẻ
Ngày đầu sau đẻ:
– Khối cầu an toàn: xuất hiện trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ
– Sự co bóp của tử cung.
– Tắc mạch sinh lý ở diện rau bám
– Huyết âm đạo ra nhiều
– Tiết sữa non
– Rét run sau đẻ
Tuần đầu sau đẻ:
– Sự co hồi tử cung
– Sự co bóp tử cung.
– Sản dịch.
– Xuống sữa và tiết sữa thực sự.
– Vết khâu TSM (nếu có) đau và có thể sưng nề gây khó khăn cho
sản phụ trong việc đi lại, vệ sinh, chăm sóc con,...
– Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
– Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
Sáu tuần sau đẻ:
– Sự co hồi tử cung và sự co bóp tử cung trong những ngày đầu.
– Sản dịch và dịch âm đạo trong những ngày sau.
– Tiết sữa nhiều và đều đặn.
– Vết sẹo tầng sinh môn (nếu có).
– Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể.
– Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
1.2. Bản thân sản phụ
Ngày đầu sau đẻ:
– Mệt mỏi, rét run sau đẻ.
– Đau (bụng, tầng sinh môn).

– Máu ra âm đạo nhiều: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,...
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Tiết sữa non.
– Bí đại, tiểu tiện.
– Vui sướng, phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, trẻ khoẻ mạnh. Lo
lắng, hoảng sợ, buồn rầu nếu cuộc đẻ khó khăn hoặc trẻ yếu, không
phù hợp với ý muốn.
20


Tuần đầu sau đẻ:
– Mệt mỏi có thể kéo dài.
– Đau (bụng, tầng sinh môn ).
– Sản dịch ra nhiều, kéo dài: lo lắng, hoảng sợ, lúng túng,...
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
– Bí đại, tiểu tiện
Sáu tuần sau đẻ:
– Mệt mỏi có thể kéo dài.
– Đau bụng
– Lo lắng vì có kinh non
– Khó khăn trong việc tự chăm sóc và chăm sóc con.
– Khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú.
– Bí đại, tiểu tiện.
– Các nhu cầu về KHHGĐ.
1.3. CHĂM SÓC :Chăm sóc bà mẹ thời kỳ sau đẻ
1.3.1. Các hoạt động
Ngày đầu sau đẻ:
– Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng đẻ trong 6 giờ đầu sau đẻ. Sau
đó đưa sản phụ về phòng sau đẻ.

– Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, máu ra
âm đạo 15 – 30p/lần trong 2 giờ đầu, 1h/lần trong những giờ
sau.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
– Hướng dẫn cách tự theo dõi khối cầu an toàn và sự co hồi tử cung
sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích
thích tử cung co lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn
và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái,
không bú,...
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng,
chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót
rặn, bí đái,...
Tuần đầu sau đẻ:
– Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng sau đẻ.
21


– Theo dõi toàn trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2
lần/ngày.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú: rửa
đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa,...
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống: ăn đủ chất, no, uống nước
đầy đủ, tránh kiêng khem vô lý.
– Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đầy đủ.
– Hướng dẫn cách mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông,

thoáng mát về mùa hè.
– Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hàng
ngày bằng nước ấm, tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh. Vệ sinh bộ phận
sinh dục hàng ngày: 3lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
(nếu có): sau mỗi lần đại tiểu tiện phải rửa sạch âm hộ, thấm khô, cắt
chỉ ngày thứ năm sau đẻ, nếu có nhiễm khuẩn thì phải cắt chỉ sớm.
– Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy
tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co
lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi chảy máu rốn
và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái,
không bú,...
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường: đau bụng,
chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, khó thở, mệt lả, mót
rặn, bí đái,...
Sáu tuần sau đẻ:
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi toàn trạng mạch,
huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch hàng ngày.
– Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú (như
trên).
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống (như trên).
– Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động và giao hợp:
ngủ đủ, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục nhẹ nhàng, có thể giao hợp
sau 6 tuần sau đẻ, nên áp dụng các biện pháp tránh thai thích hợp
– Hướng dẫn và tư vấn về các biện pháp KHHGĐ.
– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
22



– Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
(như trên).
– Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy
tử cung mềm, cần tự xoa nhẹ trên thành bụng để kích thích tử cung co
lại.
– Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ, theo dõi các dấu hiệu
bất thường ở trẻ: không khóc, không thở, tím tái, không bú,...
– Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường (như trên).
1.3.2. Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ
– Giúp phục hồi sức khoẻ cho bà mẹ nhanh chóng.
– Làm tử cung co chắc hơn, giảm mất máu.
– Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái,...).
– Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh,
làm tử cung co tốt hơn, tăng tình cảm mẹ con.
– Giảm nguy cơ bị các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu,
nhiễm khuẩn,...).
– Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho
bản thân và đứa trẻ sau này.
– Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho
bản thân và đứa trẻ. Xem xét tất cả những lo lắng hoặc sợ hãi của bà
mẹ,...
– Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm
sóc, theo dõi và tư vấn, hướng dẫn.
– Cho bà mẹ nằm đầu thấp trong 2 giờ đầu sau đẻ nếu không có chỉ
định khác của bác sĩ. Đảm bảo giấc ngủ, hướng dẫn vận động nhẹ sau
6 giờ.
Xin phép trước khi làm bất cứ động tác nào và phải thông báo kết
quả thăm khám cho bà mẹ.

– Nếu phát hiện các bất thường ở bà mẹ và trẻ, thông báo ngay cho
bác sĩ.
2. CÁC BIẾN CỐ DỄ GẶP TRONG THỜI KỲ SAU ĐẺ
2.1. Ngay sau đẻ
– Shock (choáng): do đau, mất máu, gắng sức trong quá trình đẻ,
do các bệnh lý có sẵn,...
– Chảy máu: do đờ tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục
khi đẻ,...
– Chấn thương đường sinh dục khi đẻ: rách tầng sinh môn, âm đạo,
cổ tử cung, máu tụ đường sinh dục,...
23


– Cách can thiệp: theo dõi sát, phát hiện sớm những bất thường,
thông báo cho bác sỹ.
2.1. Những ngày sau đẻ
– Thiếu máu: do mất máu, ăn uống kém, nhiễm khuẩn,...
– Nhiễm khuẩn: ở tầng sinh môn, âm đạo, chỗ khâu các vết cắt
hoặc rách của bộ phận sinh dục, nhiễm khuẩn ở tử cung, phần phụ,...
– Sót rau: gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
– Các bệnh lý tại vú.
– Cách can thiệp: theo dõi sát, phát hiện sớm những bất thường,
thông báo cho bác sĩ.

24


25



×