Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đề cương ôn thi môn nhi (tốt nghiệp y hà nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.61 KB, 45 trang )

ĐÁP ÁN THI TN MÔN NHI
(10 NỘI DUNG- ĐỌC KĨ CÂU HỎI TRƯỚC KHI LÀM BÀI)

ND 1: Đặc điểm sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng và
cách chăm sóc?
2
ND 2 : Chăm sóc bệnh nhi chảy máu trong sọ

6

ND 3 : CS bệnh nhi Viêm phế quản phổi

10

ND 4 : CSBN SDD Protein – năng lượng

14

ND 5 : Phát triển thể chất của trẻ em

18

ND 6: Dinh dưỡng trẻ < 1 tuổi và > 1 tuổi

22

ND 7 : Chăm sóc bệnh nhi thiếu máu

26

ND 8 : Chăm sóc bệnh nhi Suy tim



30

ND 9 : Chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy cấp

34

ND 10 : CSBN viêm cầu thận cấp

42


ND 1: ĐẶC ĐIỂM SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ
CÁCH CHĂM SÓC
I. Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và chăm sóc:
1.ĐN : trẻ ss đủ tháng là những trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử
cung từ 37 đến 41 tuần tuổi
2. Đặc điểm hình thể ngoài
- Cân nặng =2500g
- Chiều dài =45cm
- Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ. Lớp mỡ dưới da đã phát triển trên
toàn thân có cục mỡ Bichard. Không thấy mạch máu dưới da.
- Vòng sắc tố vú khoảng 10mm, núm vú nổi lên khoảng 2mm
- Tóc dài >2cm, móng chi chum kín đầu ngón
- Sinh dục ngoài: + Trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ nang
+ Trẻ gái môi lớn chùm kín môi nhỏ
-Trẻ nằm trong tư thế gấp
-Khi thức trẻ khóc to, vận động các chi tốt. Các phản xạ sơ sinh:
Moro, Robinson ( cầm nắm), bước đi tự động … đầy đủ.
- Vòng đầu khoảng 32-34 cm, lớn hơn vòng ngực 1-2 cm

- Thóp trước 2,5- 3cm, đường khớp 0,5cm
- Tai: sụn vành tai phát triển
3.Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng
1. Chăm sóc và nuôi duỡng trẻ sơ sinh đủ tháng
Trẻ sơ sinh đủ tháng,khoẻ mạnh cần cả 2 nguyên tắc cơ bản trong nuôi
dưỡng là sữa mẹ và vệ sinh
a. Đảm bảo đủ din h duỡng cho trẻ bằng sữa mẹ:
- Bú mẹ càng sớm càng tốt, ngay trong những giờ đầu sau đẻ.
- Theo dõi hiệu quả của việc bú mẹ bằng cách cân trẻ.
- Nếu trẻ ăn sữa bò, cho trẻ uống thêm nuớc lọc để tránh bị tưa
miệng.
- Theo dõi cân nặng của trẻ vì trong 10 ngày đầu có hiện tượng sụt
cân sinh lý.
b. Đảm bảo vệ sinh cho trẻ :
- Tắm cho trẻ hàng ngày, nên dùng loại xà phòng dùng cho trẻ em,
tránh kỳ mạnh, nên xoa nhẹ da trẻ bằng khăn mặt bông, khăn xô mềm.

2


- Chăm sóc rốn hàng ngày, nên mở băng rốn sớm. Vệ sinh rốn tốt
nhất bằng Iode 0,5 %, betadin … Chú ý phát hiện những dấu hiệu
nhiễm khuẩn rốn để điều trị kịp thời.
- Nhỏ mắt hàng ngày cho trẻ bằng NaCl 0,9%, chloramphenicol 4‰
trong vòng 1 tuần
- Mặc quần áo bằng vải mềm, đủ ấm, tránh hạ thân nhiệt, tránh nóng
quá.
- Theo dõi và phát hiện vàng da sau đẻ
c. Bổ sung cho trẻ:
- Vitamin K: 1-2mg cho trẻ mới sinh, đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn

phải bổ sung vitamin K 2mg/tuần trong vòng 6-8 tuần
- Vitamin D: 1000 đến 1200 đơn vị/1 ngày đối với trẻ bú sữa mẹ; 800
đến 900 đơn vị/ngày trong trường hợp trẻ bú sữa bò.
-Tiêm phòng lao(BCG),viêm gan B cho trẻ trong tháng đầu sơ sinh
II. Đặc điểm trẻ SS thiếu tháng và cách chăm sóc trẻ :
2.1. ĐN: Trẻ sơ sinh thiếu tháng là trẻ có thể sống được dưới 37 tuần
tuổi .Trẻ ss rất non là trẻ ss dưới 33 tuần tuổi. trẻ ss đặc biệt non là
trẻ ss dưới 28 tuần tuổi, trẻ có thể sống được là trẻ sinh ra sống trên
22 tuần or cân nặng ít nhất là 500g
2.2.Đặc điểm hình thể ngoài:
- Cân nặng < 2500g
- Chiều dài <45cm
-Da: đỏ mọng, nhiều mạch máu dưới da rõ. Tổ chức mỡ dưới da kém
phát triển, trên da có nhiều lông tơ.
-Tổ chức vú và đầu vú chưa phát triển hoặc phát triển ít.
-Tóc ngắn
- Móng tay mềm chưa chùm kín đầu ngón
- Tai mềm, sụn vành tai chưa phát triển
- Sinh dục ngoài:+ trẻ trai tinh hoàn chưa xuống hạ nang
+ trẻ gái môi lớn chưa chùm kín môi nhỏ và âm vật
-Nằm ở tư thế duỗi
- Trẻ li bì, ít phản ứng, các phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có.
2.3. Những biến chứng của trẻ đẻ non:
- Hô hấp: bệnh màng trong, viêm phổi, cơn ngừng thở…
- Não: xuất huyết não- màng não..
- Chuyển hóa: hạ nhiệt độ, hạ đường máu, vàng da…
3


- Tiêu hóa: viêm ruột, bú kém..

- Tim mạch: còn ống động mạch…
- Các biến chứng khác: bệnh võng mạc, nhiễm trùng…
2.3. Chẩn đoán điều dưỡng và KHCS trẻ sơ sinh thiếu tháng:
a. Suy hô hấp: thuờng do thiếu chất Surfactant gây nên bệnh màng
trong.Trẻ có thể bị ngừng thở do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh
- Biểu hiện: thở nhanh với nhịp thở trên 60 lần/phút, thở rên, cánh mũi
phập phồng, rút lõm lồng ngực, tím tái quanh môi và đầu chi. Nặng trẻ
con có cơn ngừng thở,tím tái toàn thân
- Chăm sóc:
+ Trẻ đẻ non có suy hô hấp phải đánh giá được mức độ suy hô hấp để
can thiệp đúng mức
+ Làm thông thoáng đường thở: kê gối duới vai , hút đờm dãi
+ Cho trẻ thở ôxy, thở CPAP, thở máy….
+ Theo dõi tiến triển của tình trạng suy hô hấp: nhịp thở, dấu hiệu tím
tái, sự co kéo các cơ hô hấp, SpO2…..
b. Hạ nhiệt độ:
- Do trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, cần đảm bảo nhiệt độ
của trẻ từ 36,5 – 37oC
- Nhiệt độ phòng phải đảm bảo ở 28oC,thoáng, không bị gió lùa.
- Không để trẻ tiếp xúc với các vật có nhiệt độ thấp, lau khô trẻ ngay
sau khi ra đời, đội mũ cho trẻ.
- Trẻ dưới 1800g nên cho trẻ nằm lồng ấp, dùng phuơng pháp “chuột
túi” …..
c. Mất nước :
- Do mất nước hoặc cung cấp không đủ dịch hàng ngày 1ml/ kg/h.
- Biểu hiện: da khô, nếp véo da dương tính, thóp trũng,niêm mạc
miệng khô.
- Phải đảm bảo đủ lượng dịch hàng ngày, theo dõi lượng dịch vào ra
trong 24h để đảm bảo trẻ không bị mất nước và rối loạn điện
giải…

- Quá tải dịch nước là yếu tố thuận lợi của bệnh còn ống động mạch
và loạn sản phổi phế quản,mất nước là nguy cơ của xuất huyết
não- màng não.
d. Giảm cân:
- Xảy ra khi cung cấp năng lượng ít hơn nhu cầu của trẻ.
- Cung cấp đủ năng lượng bằng cách: cho trẻ bú mẹ, ăn qua sonde,
qua đường tĩnh mạch
4


- Cho trẻ ăn từ ít đến nhều, theo dõi khả năng tiêu hóa của trẻ ( theo dõi
lượng sữa còn lại trong dạ dày trước bữa ăn, màu sắc dịch dạ dày, nôn,
chướng bụng…)
- Hướng dẫn bố mẹ tham gia cho ăn
- Theo dõi cân nặng và phân của trẻ, nếu có bất thường báo BS
- Nếu trẻ đẻ non có kèm suy dinh dưỡng nên cho trẻ ăn thêm sữa dành cho
trẻ đẻ non để cung cấp đủ protein, canxi, photpho, ăn từ từ, phụ thuộc vào sự
trưởng thành của bộ máy tiêu hóa.
e. Viêm da, viêm rốn, viêm kết mạc mắt:
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng trẻ em.
- Mặc quần áo cotton cho trẻ.Thay rửa ngay cho trẻ sau khi đi tiểu tiện và
đại tiện.
- Vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ sau khi tắm,cũng như khi rốn bị dính phân
hoặc nước tiểu bằng dung dịch chlorhexidine, iode 0,5% bethadine .
- Nhỏ thuốc mắt cho trẻ trong tuần đầu bằng chloroxit 4%o, nước muối sinh
lí.
f. Nhiễm khuẩn :
- Trẻ đẻ non dễ bị nhiễm khuẩn vì hệ thống miễn dịch chưa trưởng
thành,hoạt động chưa tốt
- Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh như da

tái,nổi vân tím,hạ nhiệt độ hoặc sốt ...
- Đảm bảo vô trùng khi làm các thủ thuật , cs trẻ
- Người mắc bệnh nhiễm khuẩn không được chăm sóc trẻ
g. Vàng da:
- Phát hiện vàng da: mức độ,tiến triển của vàng da, các triệu chứng kèm
theo, cần phân biệt giữa vàng da sinh lí và vàng da bệnh lý.
- Khi trẻ được chiếu đèn để điều trị vàng da: cần bịt mắt bằng băng đen, cởi
bỏ quần áo, thay đổi tư thể 2 giờ / lần , đảm bảo nhiệt độ của trẻ từ 36o5- 37oc
- Theo dõi mức độ vàng da trên lâm sàng bằng máy đo bilirubin qua da
h. Sự đau khổ và thiếu hiểu biết của bố mẹ về cách chăm sóc khi con bị
đẻ non:
- Động viên bố mẹ chăm sóc trẻ .
- Khuyến khích , yêu cầu sự giúp đỡ của cơ sở y tế , tổ chức xã hội , ông bà
để bố mẹ yên tâm và tin tưởng và tin tưởng khi chăm sóc con mình .
- Đánh giá sự hiểu biết về cách chăm sóc trẻ của bố mẹ trẻ. sau đó cung cấp
bổ sung đầy đủ các kiến thức cần thiết về chăm sóc trẻ cũng như thông tin về
tình trạng trẻ .
- Đảm bảo bố mẹ trẻ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc con.
5


ND 2. CHĂM SÓC BỆNH NHI CHẢY MÁU TRONG SỌ : GỒM
TRẺ SS, BÚ MẸ, TRẺ LỚN
I.ĐN: Chảy máu nội sọ (XHN - MN) ở trẻ em do vỡ bất kì một mạch máu
trong nội sọ
1. NHẬN ĐỊNH :
Trẻ SS
Toàn trạng : ý
-Ngừng thở,tím
thức? nhịp thở?

tái(ngạt trắng, ngạt
Kiểu thở? SHH? tím)
DHST? màu sắc, -Hôn mê
da, niêm mạc?
-Rối loạn trương lực

-Sốt or hạ thân nhiệt
-Thóp phồng
Co giật
Co giật
Tăng AL nội sọ
Có tổn thương cư -Liệt TK khu trú
trú
-thiếu máu cấp
-Xuất huyết dưới da
or phổi, tiêu hóa

Trẻ nhỏ bú mẹ
- Quấy khóc,khóc
thét,Bỏ bú, thóp
phồng
- Rối loạn tim mạch,
nhịp thở,da nổi vân
tím, chi lạnh-> shock
- Hôn mê
Co giật
-Nôn
-Liệt TK sọ
-Liệt vận động: liệt
chi or ½ người,lác

mắt or sụp mí
-XH dưới da, tiêu hóa

Trẻ lớn
- Đột quỵ,hôn mê

-Nôn, nhức đầu
-Dấu hiệu màng
não
-Liệt TK khu trú
-Hội chứng tiểu
não

- Dinh dưỡng ?
- Tâm lý GĐ, bệnh nhân và sự hiểu biết về bệnh của GĐ
2.CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG :
Hội chứng chảy máu và thiếu máu cấp tính
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ
- Hội chứng co giật
- Hội chứng hôn mê
- Rối loạn dinh dưỡng do trẻ bỏ bú
- Rối loạn các chức năng hệ trọng: tuần hoàn, hô hấp, thân nhiệt
- Gia đình lo lắng về bệnh tật của trẻ và chưa hiểu biết về bệnh
3.LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
- Chống thiếu máu và làm ngừng chảy máu
- Giảm áp lực nội sọ
- Giám sát và phòng ngừa co giật
- Chăm sóc trẻ bị rối loạn ý thức ( hôn mê)
- Kiểm soát các dấu hiệu hệ trọng
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng

- Phòng ngừa tổn thương và chấn thương
- Hỗ trợ gia đình và tình trạng tâm lý, phương pháp chăm sóc
6


4. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
a. Làm ngừng chảy máu và thiếu máu :
Mụcđích : Kiểm soát được sự chảy máu và bù đủ máu cho trẻ
- Tiêm vitamin K
- Truyền máu theo y lệnh đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Hạn chế thay đổi tư thế đầu : vì làm cho ổ chảy máu nhiều hơn
- Giúp trẻ nằm im, hạn chế kích thích, gắng sức
b. Làm giảm áp lực nội sọ :
Mục đích : hạn chế sự tăng áp lực nội sọ cho trẻ
- Cho trẻ nằm đầu cao 300
- Truyền Manitol 0,5- 1g/kg (cách nhau 8h), or tiêm
Dexamethasol 0,2- 0,4mg/kg ( cách nhau 8h ) theo y lệnh
- Lượng dịch cung cấp hàng ngày cần giảm = 1/3 nhu cầu cơ bản
c. Giám sát và phòng ngừa co giật :
Mục đích : Kiểm soát và phòng ngừa cơn co giật ở trẻ
- Để trẻ nằm đầu cao 300, nghiêng tránh đờm dãi vào đường thở,
giường phải có thành cao
- Nới rộng quần áo
- Đặt miếng gặc giữa 2 hàm răng ( trẻ lớn ), canuyl
- Thở oxy sonde mũi
- Tiêm Seduxen TM ( 0,25mg/kg/lần ) or đặt hậu môn
( 0,5mg/kg/lần )
- Theo dõi : cơn giật, các dấu hiệu suy hô hấp, sinh tồn
- Cho trẻ uống thuốc chống động kinh theo y lệnh ( ngoài cơn giật
)

d. CS trẻ bị rối loạn ý thức (hôn mê):
Mục đích : Giảm được các biến chứng có thể xảy ra do trẻ nằm
lâu
- Tránh loét bằng xoa bóp cơ thể, thay đổi tư thế…
- Cần chú ý luyện tập cơ bắp các khớp xg tránh cứng khớp,teo cơ
- Cho ăn qua sonde or nuôi dưỡng đường TM
- Theo dõi DHST : 2h/l
- Theo dõi ý thức bằng thang điểm Glasgow
- ĐẢm bảo vệ sinh cơ thể, răng miệng
e. Kiểm soát các dấu hiệu hệ trọng:
Mục đích : Kiểm soát và xử trí kịp thời các dấu hiệu bất thường
- Theo dõi hô hấp nhịp thở, sự tím tái , sự tắc nghẽn hô hấp
- Đảm bảo cho thở ô xy, thở máy theo y lệnh
7


- Theo dõi tuần hoàn , tần số tim, huyết áp động mạch, dấu hiệu
nổi vân tím, thời gian lấp đầy mao mạch, theo dõi nước tiểu
- Theo dõi thân nhiệt, nếu sốt phải hạ nhiệt bằng paracetamol.
f. Đảm bảo đủ dinh dưỡng:
Mụcđích : trẻ được ăn ít nhất 80% chế độ ăn theo nhu cầu
- Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày, theo đường tĩnh mạch trong
trường hợp trẻ hôn mê
- Trẻ nhỏ vẫn cho bú mẹ, ăn sữa đổ thìa
- Trẻ lớn cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, nhừ, dễ tiêu, tránh táo
bón
- Giải thích cho gia đình tình trạng bệnh, hướng dẫn cách chăm
sóc và nuôi dưỡng
- Động viên trẻ và gia đình cùng phối hợp điều trị
g. Phòng ngừa tổn thương và chấn thương

Mục đích: Phòng ngừa các tổn thương có thể gây ra cho trẻ
- Tiêm VTM K cho trẻ ngay sau sinh
- Tránh các chấn thương sản khoa, đẻ ngạt, đẻ non, đẻ già tháng
- Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh tiêu hóa làm giảm hấp thu
VTM K, các bệnh máu..
- Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh dị dạng mạch máu não
h. Hỗ trợ gia đình và tình trạng tâm lý, phương pháp CS
- CS về tinh thần, giảm bớt lo âu, cảm thông với người bệnh, tuân thủ
điều trị, hg dẫn vệ sinh cho trẻ
- Giải thích tình trạng bệnh : nguyên nhân, hướng điều trị, các di
chứng
- Hướng dẫn cách CS tại nhà
- Kiểm tra và khám định kì cho trẻ

8


9


ND 3. CHĂM SÓC BỆNH NHI VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI
A.Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và
các tổ chức xung quanh phế nang rải rác 2 phổi, làm rối loạn trao đổi
khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong
B. Chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản phổi:
1.Nhận định:
a.Cơ năng:
- Trẻ sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn
kém.
- Các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước

mũi, ho
- Các rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy
- Các dấu hiệu thực thể ở phổi chưa có biểu hiện rõ
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: sốt cao dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ
nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn
- Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm nhiều
- Nhịp thở nhanh:
+ Trẻ < 2 tháng: >=60 lần/ phút
+ Trẻ 2-12 tháng :>= 50 lần/phút
+ Trẻ 1-5 tuổi >= 40 lần/phút
- Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng
ngực
- Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi
- Nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngừng thở…trong các
trường hợp nặng
b.Thực thể
- Gõ đục từng vùng
- Nếu có ứ phổi thì gõ trong hơn bình thường
-Nghe phổi có ral ẩm nhỏ hạt 1 hoặc 2 bên phổi, ngoài ra có thể có ral
ẩm to hạt, ral rít, ral ngáy.
c. Cận lâm sàng:
- Chụp Xquang tim phổi
- Công thức máu
- Nếu có suy hô hấp nặng: đo các chất khí trong máu
- Xét nghiệm vi khuẩn hoặc vi rút trong dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản,
máu để xác định nguyên nhân.
2.Chẩn đoán điều dưỡng:
- Suy hô hấp
10



- Sốt do nhiễm khuẩn
- Mất nước
- Ăn kém
- Gia đình lo lắng vì thiếu hiểu biết về bệnh và thiếu những kiến thức
liên quan tới việc chăm sóc trẻ.
3.Lập kế hoạch chăm sóc
- Phòng chống suy hô hấp
- Sốt do nhiễm trùng
-Phòng chống mất nước do sốt cao và thở nhanh
- Đảm bảo dinh dưỡng
- Theo dõi các dấu hiệu toàn thân
- Chăm sóc tâm lý, gdsk
4.Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
a. Phòng chống suy hô hấp
- Mục đích: làm trẻ thở dễ hơn, bớt tím tái, giảm kích thích, mệt
mỏi, nhịp thở và nhịp tim trở về bình thường
- Chăm sóc: làm thông thoáng đường thở:
+ Đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới rộng quần áo. Đặt trẻ
nằm ngửa, kê gối dưới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đưa về phía
trước, hơi nghiêng sang 1 bên.
+ Hút đờm dãi khi cần thiết. Tránh các kích thích đường thở khi
không cần thiết và tránh bội nhiễm
+ Khuyến khích trẻ ho để giải phóng chất xuất tiết
+ Vật lý trị liệu theo y lệnh: vỗ rung, thay đổi tư thế 1-2h/ l
+ Thở Oxy theo y lệnh, thở Oxy khi có tím tái. Oxy cần sục qua
nước để làm ẩm.
+ Đánh giá tình trạng hô hấp của trẻ thường xuyên: thở nhanh, co
kéo cơ hô hấp, tím tái, khò khè,,,
+ Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ, bóng mask cạnh giường bệnh nhân.

Khi trẻ tím nặng, ngừng thở : đặt NKQ, bóp bóng hỗ trợ.
b. Sốt do nhiễm trùng:
- Mục đích: duy trì thân nhiệt của trẻ 36,4 – 37,20C, phòng chống
nhiễm trùng
- Chăm sóc:
+ Duy trì nhiệt độ phòng mát, chườm hoặc tắm nước ấm cho trẻ
+ Cho uống thuốc hạ sốt theo y lệnh
+ Theo dõi thân nhiệt 1-2h/l
11


c.
-

d.
-

e.
-

f.
-

+ Phòng chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh theo y lệnh, tránh
lây chéo khi thực hiện thủ thuật
Phòng chống mất nước do sốt cao và thở nhanh:
Mục đích: duy trì cân bằng nhiệt, đảm bảo lượng nước tiểu 12ml/kg/h, độ đàn hồi da tốt, dấu hiệu phục hồi mao mạch nhanh
Chăm sóc:
+ Theo dõi lượng dịch vào ra
+ Đánh giá dấu hiệu thở nhanh và sốt 1-2 h/l

+ Đánh giá dấu hiệu mất nước: đái ít, độ đàn hồi da kém, khô
niêm mạc, mắt trũng
+ Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ, nếu không ăn,
bú được phải đổ sữa bằng thìa, cho ăn qua sonde
+ Khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ để bổ xung lượng nước mất
+ Truyền dịch theo y lệnh của bác sỹ nếu trẻ ăn kém, mất nước
nặng, sốt cao, thở nhanh
Dinh dưỡng:
Mục đích: trẻ được ăn ít nhất 80% chế độ ăn theo nhu cầu
Chăm sóc:
+ Cho trẻ ăn giàu đạm, năng lượng cao
+ Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, cho trẻ ăn khẩu vị thích hợp, ăn
lỏng dễ tiêu
+ Bảo đảm cho trẻ được ăn hoặc bú mẹ đầy đủ, nếu không ăn
được phải đổ thìa hoặc ăn quan sonde
Theo dõi các dấu hiệu toàn thân:
Mục đích: đánh giá các dấu hiệu sống, tiên lượng bệnh
Chăm sóc:
+ Theo dõi tình trạng tinh thần: tỉnh táo, kích thích, li bì hay hôn

+ Theo dõi trẻ thường xuyên tim mạch: mạch, huyết áp…
+ Theo dõi nước tiểu: số lượng, màu sắc
Chăm sóc tâm lý, giáo dục sức khỏe:
Làm trẻ bớt sợ hãi và cô lập. theo dõi trẻ thường xuyên mỗi 1-2h
Giáo dục sức khỏe:
+ Động viên cha mẹ trẻ. Đánh giá hiểu biết của cha mẹ về bệnh
của trẻ
+ Giải thích cho gia đình về các thuốc và các thủ thuật cần làm
cho trẻ
12



g.
-

+ Hướng dẫn theo dõi các dấu hiệu suy hô hấp và nhiễm trùng:
thở nhanh, sốt, thở bất thường..
+ Làm dịu đau họng, ho bằng các thuốc ho thảo dược an toàn
như: lá chanh, quất, mật ong… Không lạm dung thuốc ho, đặc
biệt là thuốc ho tây y
+ Hướng dẫn chế độ ăn uống của trẻ
+ Hướng dẫn cha mẹ cách cho trẻ thở qua dụng cụ phun sương,
khí dung khi cần thiết
Phòng bệnh:
Bảo đảm sức khỏe bà mẹ khi mang thai, nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh
ra thiếu tháng, thiếu cân, dị tật bẩm sinh…
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng, tránh bụi bậm, khói
thuốc…
Cho trẻ bú sữa non sớm ngay sau đẻ, bú mẹ đầy đủ, ăn sam đúng
theo ô vuông thức ăn
Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ theo lịch
Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và
mạn tính

13


ND4 : CHĂM SÓC BỆNH NHI SUY DINH DƯỠNG PROTEINNĂNG LƯỢNG
ĐN: Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm hay ngừng phát triển do thiếu
prtein- năng lượng và các vi chất dinh dưỡng.Bệnh hay gặp ở trẻ < 5T,

đặc biệt là ở trẻ từ 13-24 th,biểu hiện ở các mức độ khác nhau nhưng
cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động,
gây cho cơ thể trẻ suy yếu, dễ mắc các bệnh NK
1.Nhận định (triệu chứng)
a. SDD nhẹ:
-Cân nặng còn 70-80%
- Lớp mỡ dưới da bụng mỏng
- Trẻ vẫn thèm ăn chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
b. SDD vừa:
- Cân nặng còn 60-70%
-Lớp mỡ dưới da bụng, mông , chi mất
- Rối loạn tiêu hóa từng đợt
- Trẻ có thể biếng ăn
c. SDD nặng:
- Thể phù: (Kwahiokor)
+ Cân nặng/tuổi còn từ 60-80 %
+ Phù toàn thân (phù mềm, ấn lõm)
+Lớp mỡ dưới da ít, cơ nhẽo, tóc khô và thưa
+ Rối loạn sắc tố da: da khô có thể có mảng sắc tố ở đùi, bẹn,…
dễ bị nhiễm trùng.
+ Rối loạn tiêu hóa thường xuyên; hay tiêu chảy, chán ăn
+ Mệt mỏi, khuấy khóc
-Thể teo đét (Maramus)
+ Cân nặng/ tuổi còn < 60%
+ Lớp mỡ dưới da mất toàn bộ, gầy đét, da bọc xương, tóc khô
và thưa
+ Không phù, thường thiếu máu, thiếu sắt, da xanh, cơ nhẽo
+ Hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ít vận động
+ Tinh thần mệt mỏi, ít đáp ứng với ngoại cảnh, hay quấy khóc
-Thể phối hợp

+ Cân nặng/ tuổi còn <60%
+ Có phù nhưng gầy đét, ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa
+ Gồm triệu chứng của hai thể trên
2.Chẩn đoán điều dưỡng:
14


-Trẻ có cân nặng thấp
-Ăn kém
-Rối loạn nước điện giải
-Hạ nhiệt độ
-Hạ đường huyết
- Biến chứng nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm da. Viêm phổi
- Thiếu máu
-Thiếu vitamin và vi chất
- Trẻ chậm phát triển tâm thần và hành vi
- Thiếu kiến thức chăm sóc con liên quan đến thông tin không đầy đủ
3. KHCS và thực hiện :
1. Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ và vừa: hướng dẫn người mẹ chăm sóc
tại nhà:
- Theo dõi phát triển về thể chất của trẻ thông qua biểu đồ tăng
trưởng
- Chế độ ăn dặm theo lứa tuổi hợp lý, hợp vệ sinh, điều chỉnh chế
độ ăn theo ô vuông thức ăn, ăn từ lỏng đến đặc, tăng dần calo và
protein theo độ tuổi của trẻ, tích cực cho bú mẹ, cai sữa khi trẻ
24 tháng
- Phát hiện sớm các nhiễm trùng để điều trị sớm
- Bổ xung Vitamin và muối khoáng, cung cấp đủ nước cho trẻ
- Vệ sinh da, răng miệng hàng ngày
- Tiêm phòng đầy đủ

- Cung cấp các thông tin, phương pháp nuôi dạy con cho các bà
mẹ
2. Suy dinh dưỡng nặng:
a. Theo dõi cân nặng:
- Cân trẻ hàng ngày, đo vòng cánh tay, lớp mỡ dưới da
1.Đánh giá tình trạng rối loạn nước- điện giải:
- Dựa vào các dấu hiệu:
+ Tinh thần: trẻ tỉnh, kích thích , vật vã hay li bì
+ Uống nước: bình thường, háo hức, khát hay không uống được.
+ Mắt trũng : có hay không
+ Nếp véo da : mất nhanh hay mất chậm hay mất rất chậm
- Theo dõi cẩn thận : . Số lần ỉa, lượng phân mỗi lần để đánh giá
lượng dịch mất,
+ Số lần nôn và chất nôn
15


+ Số lượng nước tiểu. Khi trẻ tiểu ít có thể là do thiếu dịch do đó cần
đảm bảo trẻ đái được 1-2ml/kg/h
+Số lượng ORS hoặc các dụng dịch thay thế khác trẻ uống được.
-Nếu mất nước nhẹ và vừa: cho uống theo phát đồ A, B nhưng uống
chậm và lượng nước uống mỗi lần ít hơn; đo mạch, nhiệt độ, số lần đi
tiểu, đại tiện và nôn 30’/ lần trong 1h và 2h/ lần trong 6 giờ tiếp theo
-Nếu mất nước nặng: truyền theo y lệnh, theo dõi nôn, lượng nước
trong phân, mạch…
-Theo dõi dấu hiệu thừa nước: mạch, phù, nhịp thở
-Nếu trẻ còn bú khuyến khích cho trẻ bú
2.2. Trẻ ăn kém:
- Hỏi để biết hàng ngày trẻ ăn uống ntn? trẻ có ăn hết suất không? Có
nôn không.

-Nuôi dưỡng trẻ theo phác đồ với nguyến tắc ăn từ lỏng đến đặc, tăng
dần calo-protein va chia làm nhiều bữa. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục
cho trẻ bú mẹ.
-Hướng dẫn bà mẹ cách đổ thìa. Nếu bn không tự ăn được hoặc ăn
không hết suât thì phải cho trẻ ăn bằng sonde hoặc nhỏ giọt dạ dày.
-Cân trẻ hàng ngày để đánh giá sự tăng cân.
2.3 Thiếu máu: Trẻ SDD thường bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu
axitolic
-Kiểm tra các dấu hiệu thiếu máu như da xanh lòng bàn tay nhợt….t ừ
đó đánh giá mức độ thiếu máu .
-HD bà mẹ cho trẻ uống viên sắt.
-Nếu tr ẻ thiếu máu nặng : tru ền máu theo y lệnh
2.4 Thiếu VTM và muối khoáng:
-Tìm các biểu hiện thiếu vitamin như: gây quáng gà, khô kết mạc, khô
giác mạc, loét giác mạc ..
-Cho trẻ uông VTM, nếu trẻ nôn nhiều không uống được thì cần báo
bác sĩ để chuyển sang tiêm.
-Nhỏ mắt cho trẻ bằng cloramphenicol 0,4% ngày 2-3 lần.
-Cho trẻ uống KCL 1g/ngày trong 2 tuần vì trẻ thường mất kali qua
tiêu chảy hoặc do tổ chức cơ thể bị phá hủy
-Bổ sung thêm canxi và vitamin D.
2.5.Nhiếm trùng.: trẻ SDD nặng thường bị nhiễm khuẩn do đáp ứng
miễn dịch bị suy giảm
16


-Viêm da: Ở trẻ SDD thể phù trên da thường có các mảng sắc tố đặc
biệt ở vùng bẹn.các mảng sắc tố có thể bị chợt loét, chảy nước bội
nhiễm là đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết.
-Hằng ngày cần tắm nước ấm vệ sinh da cho bé.

-Viêm miệng: tìm các vết trằng trên mặt lưỡi do trẻ suy giảm miễn
dịch nên hay bị tưa miệng .
-HD bà mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn uống. Khi có tưa
miệng cần đánh tưa bằng nystatin ngày 3 lần.
-Các nhiễm trùng khác trẻ SDD hay gặp là viêm đường hô hấp , viêm
đường tiết niệu, ỉa chảy cấp. Do đó cần theo dõi nhiệt độ,trẻ có ho
cókhó thở không, trẻ có ỉa chảy không,nếu có thì tính chất phân ntn?
2.6.Hạ thân nhiệt : Trẻ SDD nặng thường hạ thân nhiệt vào ban đêm,
cần duy trì nhiệt độ cho trẻ từ 36,4-37,20
-Cặp nhiệt độ theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời xem trẻ có
hạ nhiệt độ không?
-Đảm bảo nhiệt độ phòng từ 26-28độ
-Cho mẹ ngủ gần con
-Khi bị hạ nhiệt độ cần phải ủ ấm ngay.
2.7.Hạ đường huyết.
-Mức độ nhẹ trẻ thường lả đi,chân tay lạnh, rịn mồ hôi. Nếu nặng trẻ
có thể hôn mê, co giật
-Cho trẻ ăn làm nhiều bữa để tránh hạ đường huyết.
-Khi bị hạ đường huyết cho trẻ uống nước đường, sữa nóng. Trường
hợp nặng cần phải tiêm tĩnh mạch glucosse 20-30%.
2.8.Sự thiếu hiểu biết của cha mẹ về bệnh tật của trẻ cũng như kiến thức
nuôi trẻ
-Đánh giá sự hiểu biết của cha mẹ trẻ về bệnh tật cũng như kiến thức nuôi trẻ.
-Tìm hiểu nguyên nhân gây SDDcua trẻ, từ đo st] vấn cho bà mẹ cách cho con
bú đúng, cách nấu bột , khuyến khích và kiên trì cho trẻ ăn kh trẻ bị ốm.
-Theo dõi cân nặng thường xuyên.
3.Giáo dục sức khỏe;
-Tuyên truyền nuôi con khoa học, ăn bổ xung hợp lý
-Đảm bào dinh dưỡng, cai sữa đúng thời gian`
-Ăn uống đầy đủ khi có thai

-Lao động nhẹ nhàng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn
-Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ
-Tiêm chủng đầy đủ
-Theo dõi cân nặng 1 tháng/ lần qua biểu đồ tăng trưởng
-Sinh đẻ có kế hoạch
17


ND 5. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM
ĐN. 1. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng
là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em
-Tăng trưởng gồm hai quá trình lớn và phát triển
-Quá trình lớn chỉ sự tăng trưởng khối lượng do sự tăng sinh và phì
đại của tế bào
-Quá trình phát triển chỉ sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành về
chức năng của các bộ phận và hệ thông trong cơ thể
-Để đánh giá phát triển thể chất của trẻ có thể dựa vào việc theo dõi
cân nặng, chiều cao, vòng ngưc, vòng cánh tay,vòng đầu và tỷ lệ giữa
các phần trong cơ thể, Quan trọng nhất là cân nặng, đường biểu diễn
sự phát triển và cân nặng được coi như biểu đồ sức khỏe của trẻ
1. Sự phát triển cân nặng:
a. Trẻ sơ sinh: Trẻ <2500g là trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào
thai
- Cân nặng khi sinh: trẻ trai 3100g ( ± 350g), gái 3060 ( ± 340g )
- Cân nặng con dạ lớn hơn con so,trẻ trai lớn hơn trẻ gái
- Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý.
- Trẻ sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ
- Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn
b. Cân nặng của trẻ trong năm đầu:
- Cân nặng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng đầu sau đó tăng

chậm dần
- Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và 5,gấp 3
vào cuối năm
-Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 750g , 6 tháng sau tăng 250g /
tháng,1T trung bình 9,6 kg
c. Trên 1 tuổi :
-Từ 2- 10 tuổi: Cân nặng tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng 1,52 kg. Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1 kg
Công thức: X (kg) = 9+ 1.5(N- 1)
N: số tuổi của trẻ
- Từ 11- 15 tuổi: cân nặng của trẻ gái > trẻ trai
+ Trẻ gái tăng từ 3 - 3,5kg/ năm
+ Trẻ trai tăng 4- 4,5 kg/ năm
Công thức : X(kg)= 21+ 4( N-10)
X là cân nặng tính theo kg. N là tuổi tính theo năm
18


* Diễn biến của cân nặng có thể dùng làm cơ sở để :
- Phát hiện các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trước khi xuất hiện các
dấu hiệu lâm sàng .
- Theo dõi tình trạng mất nước và đánh giá mức độ nặng nhẹ.
- Có biện pháp phòng tránh và giáo dục y tế cho các bà mẹ như
điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi thức ăn bổ sung.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một quần thể
2. Sự phát triển chiều cao:
a. Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là :
- Trẻ trai: 50± 1,5 cm
- Trẻ gái: 50 ± 1,3 cm
- Trẻ đẻ non < 45cm
- Chiều cao của con dạ thường > con so và trẻ trai > trẻ gái

b. Trong năm đầu : chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là
trong 3 tháng đầu
- Tháng đầu tăng từ 3- 3,5 cm.
- 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm.
- Sáu tháng cuối chỉ tăng từ 1-1,5 cm
- Cuối năm: cao trẻ gái là 73,25±2,8cm, trẻ trai đạt được
74,54±2,3cm
- Trung bình 1 tuổi trẻ cao 75 cm
c. Trẻ trên 1 tuổi:
- Từ năm thứ hai trở đi tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi
chậm hơn năm đầu (tăng 7,5 sau đó là 6,5 cm, các năm sau tăng
4 cm đối với trẻ gái , 4,5 đối với trẻ trai).
- Giai đoạn dậy thì : có sự tăng vọt có thể tăng 8 - 9 cm/năm. Sau
đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh. Con gái đạt được chiều
cao cuối cùng vào khỏang 19-21 tuổi, con trai khoảng 20-25
tuổi.
Công thức tính chiều cao: X(cm)= 75+ 5N
X: chiều cao, N là số tuổi tính theo năm
- Để đáng giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân
nặng, chiều cao liên tục từ lúc đẻ đến khi trưởng thành là rất
quan trọng. tuy nhiên cân nặng là chỉ tiêu thay đổi nhanh phản
ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cho nên người ta
sử dụng biểu đồ cân nặng đẻ so sánh tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em .Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước sử dụng biểu
đồ cân nặng chuẩn dựa theo số liệu của trung tâm quốc gia
19


thống kê sức khoẻ của hoa kỳ . cân nặng của trẻ em nước ta nằm
trong khoảng X dến X- 2SD.

3. Vòng đầu, vòng ngực,vòng cánh tay.
a. Vòng đầu:
- Trẻ sơ sinh đủ tháng có vòng đầu trung bình 30 ± 1,83 cm.
- 3 tháng đầu tăng gần 3cm/tháng sau đó chậm dần
- 1 tuổi: được 43 ± 1.5cm, năm đầu vòng đầu của trẻ tăng được
gần 15cm
- 2-3 tuổi mỗi năm tăng 2cm sau đó mỗi năm tăng được 0,5-1cm:
- Đến 5tuổi vòng đầu : 45-50cm
- 10 tuổi vòng đầu : 51cm
- 15 tuổi vòng đầu ; 53- 54cm
b. Vòng ngực:
- Lúc mới đẻ vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu khoảng 30cm.
- Vòng ngực tăng nhanh trong năm đầu.
- Đến 3 tuổi: vòng ngực lớn hơn vòng đầu .
c. Vòng cánh tay:
- Phát triển nhanh trong năm đầu
- 1 tháng tuổi chu vi giữa cánh tay của trẻ xấp xỉ 11cm
- 1 tuổi đạt 13,5cm.
- 5 tuổi đạt 15±1 cm
- Như vậy trẻ từ 1 -> 5 tuổi nếu:
+ Vòng cánh tay < 12,5 cm là suy dinh dưỡng
+ 12 -> 14: suy dinh dưỡng nhẹ
+ > 14: phát triển bình thường
4. Một số chỉ số khác:
a. Thóp:
Thóp trước: hình thoi, rộng 2 cm, kín khi 12- 18 tháng
+ Trẻ đẻ non kích thước lớn hơn
+ Nếu kín sớm trước 6 -8 tháng đưa trẻ đi kiểm tra
+ Nếu kín sớm trước 3 tháng -> khám loại trừ bệnh đầu nhỏ
+Thóp sau: hình tam giác, kín ngay sau đẻ, số ít thường kín trong quý

đầu
b. Răng:
- 6 tháng bắt đầu mọc răng, tổng số răng sữa là 20 cái
- Công thức tính số răng: Số răng = số tháng – 4
- 6 tuổi: bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
- 10 tuổi có 28 răng và 4 răng cuối cùng thường mọc ở tuổi từ 18- 25
20


5. Tỷ lệ các phần trong cơ thể:
- Nhìn chung TE có phần đầu tương đối to, chân tay ngắn so với
kích thước chiều dài cơ thể, lớn lên chiều dài của chân và tay
tăng rõ rệt

21


ND 6. DINH DƯỠNG TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ TRÊN 1 TUỔI
1. Dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi:
1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi:
a. Thức ăn của trẻ:
- Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ( sữa mẹ là thức
ăn tốt nhất, phù hợp nhất đối với sự phát triển của trẻ, sữa mẹ
được tiết khoảng 600 – 1000 ml/ 24h )
- Sữa mẹ được chia làm 3 loại:
+ Sữa non là dòng sữa đầu tiên được tiết ra trong vài ngày đầu
tiên loại sữa này rất giầu đạm, chứa đủ vitamin chất khoáng và
các yếu tố miễn dịch.
+ Sữa chuyển tiếp : là sữa có từ ngày thứ 5 -> 14 sau khi sinh
+ Sữa vĩnh viễn: là sữa từ ngày 14 sau khi sinh.

b. Tính ưu việt của sữa mẹ:
- Thành phần của sữa mẹ là hoàn hảo nhât:
+ Dễ tiêu hoá , dễ hấp thu , có đầy đủ chất đạm, mỡ, đường, VTM
+ Protein: có đủ các acid amin cần thiết trong đó 80% là
lactambumin 20% là casein.
+ Lipit : có đủ loại acid béo không no cần thiết trong đó limolenic
và linone, ngoài ra trong sữa mẹ còn có lipaza giúp lipid hấp thu
ngay trong dạ dày.
+ Gluxit : chủ yếu là đường betalactose tạo nên môi trường tốt
cho vi khuẩn bitidus phát triển.
Ngoài ra trong sữa mẹ còn có acid lactic giúp hấp thu canxi, sắt
và muối khoáng, có DHA giúp trí não phát triển
- Trong sữa mẹ có các yếu tố miễn dịch
+ Lactopherin có tác dụng cản trở sự phát triển của vi khuẩn
+ IgA: Giúp miễn dịch đường tiêu hoá của trẻ
+ Interpheron ức chế sự phát triển của virus
- Tăng tình cảm mẹ con
- Có khả năng miễn dịch, chống dị ứng và nhiễm khuẩn
- Giúp mẹ chống bệnh tật và kế hoạch hóa gia đình
- Tiện lợi và rẻ tiền
c. Phương pháp nuôi trẻ :
- Thời gian cho bú :
+ Bú mẹ càng sớm càng tốt, bú ngay sau sinh
+ Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không ăn bất cứ thức ăn
nào khác
22


+ Bú theo nhu cầu của trẻ ít nhất 8 lần trong 24 giờ
+ Trẻ bú cả ngày và đêm

+ Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối
+ Cai sữa khi trẻ được 24 tháng
- Cách cho con bú :
+ Cách ngậm vú đúng : miệng trẻ mở rộng, ngậm hết cả quầng
vú, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ tì vào vú mẹ
+ Tư thế bú đúng : đầu và thân trẻ lằm trên đường thẳng, trẻ
dược bế áp sát vào lòng mẹ, đầu trẻ đối diện với vú mẹ, mẹ đỡ
toàn thân trẻ
+ Các dấu hiệu đánh giá trẻ bú đủ : trẻ đi tiểu nhiều, tăng cân tốt,
tự nhả vú, giấc ngủ dài, trẻ mút chậm sau và nhìn thấy trẻ nuốt
* Đối với trẻ được nuôi nhân tạo ( mẹ không có sữa hoặc mẹ bị
bệnh…)
- Trẻ < 7 ngày :Nuỗi trẻ bằng các loại sữa phù hợp theo công thức:
X ml = n × 70/ 80
X; số lượng sữa/ 24h; n: số ngày tuổi; 70 với trẻ có P ≤ 3200g, 80 với
trẻ có P ≥ 3200g
- Trẻ > 1 tuần tuổi:
Xml = 800 ± ( 50 × n )
n: số tuần tuổi
- Trẻ < 8 tuần tuổi:
Xml = 800 – 50 ( 8 – n )
n: số tuần tuổi
- Trẻ > 2 tháng:
Xml = 800 + 50 ( n – 2 )
n: số tháng
- Tính theo Calo:
+ Trẻ 1 – 3 tháng: 120 – 130 Kcalo/kg/24h
+ Trẻ 2 – 6 tháng: 110 – 120 Kcalo/kg/24h
+ Trẻ 6 – 12 tháng: 100 – 110 Kcalo/kg/24h
- Trẻ > 12 tháng: cần ăn ít nhất 1 lít thức ăn

- Giờ ăn: Trẻ SS: 8 bữa; < 3 tháng : 7 bữa; 3-5 tháng: 6 bữa; 5-6
tháng: 5 bữa
1.2. Trẻ trên 6 tháng tuổi đến 1 tuổi:
- Khi trẻ được 6 tháng cần ăn bổ xung
- Nếu trẻ ăn quá sớm sẽ nguy hiểm: do thức ăn dặm ít dinh dưỡng
hơn sữa mẹ, trẻ bú ít đi -> giảm bài tiết sữa, trẻ nhận được ít các
23


yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ -> trẻ hay bị nhiễm khuẩn, chậm
lớn, nguy cơ các bà mẹ dễ mang thai sớm hơn.
- Số bữa:
+ 6 tháng: bú mẹ + 1 bát bột loãng 5%. Trẻ ăn đặc dần và số lượng
tăng dần 200ml/ bữa + hoa quả nghiền 20ml
+ 7-8 tháng: bú mẹ + 2 bữa bột đặc 10% mỗi bữa 200 ml + 40 ml
nước hoa quả
+ 8- 12 tháng: bú mẹ + 3 bữa bột đặc, 200 ml/ bữa + nước hoa quả
60 ml
- Cách cho trẻ ăn:
+ Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cần cho trẻ ăn từ từ tăng dần
về số lượng và chất lượng
+ Ăn từ lỏng đến đặc và thức ăn được nấu chín nhừ or nghiền nát,
ngoài bữa ăn bổ xung trẻ vẫn được bú mẹ
+ Thành phần thức ăn bổ xung phải đầy đủ theo ô vuông thức ăn
+ Khuyến khích trẻ ăn
+ Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến
+ Dụng cụ và thực phẩm dùng cho trẻ phải đảm bảo an toàn và hợp
vệ sinh
2. Dinh dưỡng trẻ > 1 tuổi:
a. Trẻ tiếp tục được bú mẹ và ăn bổ xung:

- Bú mẹ
- Với trẻ không đủ sữa or mẹ bị bệnh cần bổ xung thêm sữa công
thức
- Trẻ tiếp tục được bú mẹ, bú theo nhu cầu, bú cả ngày lẫn đêm
- Cai sữa khi trẻ được 18- 24 tháng or lâu hơn có thể
- Trẻ được bú hết cả sữa đầu và sữa cuối
- Ăn bổ xung: là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác trong thời gian
còn bú mẹ. Trong giai đoạn ăn bổ xung trẻ được làm quen dần với
thức ăn của gia đình , ở cuối giai đoạn này thường khi trẻ được 2
tuổi sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình
b. Thành phần thức ăn bổ xung phải đủ theo ô vuông thức ăn:
- Các thực phẩm giàu năng lượng, protein và vi chất: kẽm, Ca,
VTM A…
- Sử dụng các chất có hàm lượng đạm cao, các loại thịt gia súc, gia cầm
như: trứng, sữa, gà, bò…
- Các loại thực phẩm giàu sắt: gan, tạng có màu thẫm, thịt bò
- Thực phẩm giàu kẽm: lòng đỏ trứng, tôm cua, cá
24


- Thực phẩm giàu VTM A: gan, sữa mẹ, lòng đỏ trứng, các loại củ, quả
có màu đỏ; rau có màu xanh thẫm
- Thực phẩm giàu VTM C: bưởi, cam, quýt, rau xanh..
- TP giàu Canxi: sữa, phomat, sữa chua, cá hộp..
- Trong bữa ăn có thêm chất béo: dầu ăn, mỡ..
- Thức ăn bổ xung phải đảm bảo sạch, an toàn, không có tác nhân gây
bệnh, không có chất độc hại. khi ăn cá phải chú ý xương or thức ăn
cứng có thể gây tổn thương cho trẻ
- Thức ăn cho trẻ không quá nóng, cay, mặn; có sẵn ở địa phương, dễ
kiếm, giá cả phù hợp, trẻ thích ăn

- Ô vuông thức ăn

-

-

-

Tinh bột

Giàu đạm

Giàu Vitamin

Giàu năng lượng

c. Số bữa ăn bổ xung:
Trẻ từ 1 – 2 tuổi(12-24th):
+ Bú mẹ theo nhu cầu
+ Trẻ ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa khoảng 250 ml
+ Hoa quả nghiền 60 ml
+ Nếu mẹ không sữa, trẻ cần ăn thêm 2 bữa phụ/ ngày: thức ăn của bữa
phụ có thể là sữa chua, sữa công thức, súp, bánh quy, bánh mỳ…
+ Cho trẻ ăn theo giờ để tạo phản xạ có điều kiện kích thích tiết dịch vị
giúp trẻ có cảm giác đói, tạo sự thèm ăn
Trẻ > 2 tuổi: ở tuổi này trẻ có thể ăn thức ăn cùng với gia đình 3 bữa
chính là cơm or cháo và 1 – 2 bữa phụ xen kẽ bữa chính, thức ăn của
bữa phụ có thể là sữa, nước hoa quả
d. Cách cho trẻ ăn:
Vệ sinh sạch sẽ bàn tay và dụng cụ nấu cho trẻ

Thức ăn được nấu chín, nhừ, nghiền nhỏ
Khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, đủ số bữa trong ngày
Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến xong
Khi cho trẻ ăn không cho xem tivi, nghe nhạc làm phân tán tư tưởng

25


×