Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài mẫu cuộc thi : vì an toàn giao thông thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.55 KB, 5 trang )

Cuộc thi “Vì an toàn giao thông thủ đô 2016”
Họ và tên: Bùi Quang Trung
Lớp 7D
Trường THCS Đông Hội
Bài làm
1. Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo nhiều hậu quả, dủi do đáng thương tiếc,
nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng khiến cho ùn tắc giao thông và tai nạn
giao thông xảy ra mỗi ngày. Vậy, việc ngăn chặn ùn tắc giao thông và tai nạn không
phải dễ, không phải ngày một ngày hai mà là cả một vấn đề cấp thiết, cần sự chung
tay chung sức ngăn chặn của cá nhân mỗi con người
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệp và dịch vụ đã là nguồn động lực cuốn
hút người dân vào sống trong các đô thị hay các thành phố lớn làm bùng nổ dân số,
tắc nghẽn và tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm

Hình 1.0 Lượng dân cư dồn về khiến hạ tầng đô thị quá tải gây ùn tắc giao thông


Việc hoạch định chính sách đầu tư cho giao thông từ đường sá, điểm đỗ, quy
hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu nguồn vốn và chưa có tầm nhìn xa, khiến ùn tắc
giao thông và tai nạn giao thông trở thành vấn nạn. Mặc dù Chính phủ và lãnh đạo
các địa phương đều đề ra rất nhiều giải pháp, nhưng xem ra vẫn còn ở mức "cấp
cứu" hay "chữa cháy". Vấn đề chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông hiện
nay rất cần một đề án tổng thể dài hạn, trong đó, phải có tầm nhìn xa và giải pháp
đồng bộ và ưu tiên từng giải pháp trong quá trình triển khai mới mong kéo giảm ùn
tắc giao thông và tai nạn giao thông mỗi ngày.
Ùn tắc giao thôngvà tai nạn giao thông liên tục xảy ra bởi hạ tầng giao thông
luôn quá tải phương tiện cá nhân. Rất nhiều người đặt câu hỏi vì sao Hà Nội không
phát triển vận tải công cộng, nhất là tàu điện ngầm, nổi từ trước, để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân, giảm phương tiện, giảm ùn tắc. Trước đây, Hà Nội đã có
những tuyến tàu điện chạy xuyên tâm thành phố, từ hồ Hoàn Kiếm đi Hà Đông, Cầu
Giấy, Chợ Mơ. Tuy nhiên, cách đây hơn 20 năm, hệ thống này đã dừng hoạt động.


Mãi đến những năm 2000, khi ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trở nên
nghiêm trọng, Chính phủ, rồi TP Hà Nội mới xây dựng quy hoạch, lập dự án phát
triển vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện ngầm. Tuy nhiên, nhanh nhất phải
đến năm 2016, Hà Nội mới có tuyến đường sắt nội đô đầu tiên. Do đó, xe buýt hiện
nay vẫn đóng vai trò chủ lực để giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông
Để giảm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông bền vững, Chính phủ và
TP Hà Nội đã định ra chiến lược ưu tiên đặc biệt phát triển giao thông công cộng
theo hướng hiện đại, đi trước một bước với các chính sách hấp dẫn, đáp ứng nhu
cầu đi lại của dân, từ đó giúp giảm phương tiện giao thông cá nhân. Thực tế, trong
thời gian qua, hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt dù đã được quan tâm,
nhưng chưa đúng tầm, chưa phủ kín, nên hầu hết người dân chọn xe máy, ô tô cá
nhân để di chuyển dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông vẫn diễn ra. Do
đó, bên cạnh việc xây dựng bằng xe vận tải hành khách bằng tàu điện ngầm, các cơ
quan chức năng phải có chiến lược, quy hoạch kết nối với các loại phương tiện vận
tải hành khách khác, tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ, thuận tiện mới mong giảm
phương tiện cá nhân, tiến tới giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Đặc biệt,
phải có quyết tâm cao, dù khó khăn đến đâu, dù phải thắt lưng buộc bụng, phải huy
động sức dân, vẫn phải sớm từng bước phát triển tàu điện ngầm như nhiều nước
trên thế giới đã triển khai thành công. Mặt khác, trước mắt tìm cách nâng cao chất
lượng dịch vụ xe buýt và tăng tốc, đặc biệt phát triển xe buýt đa dạng, hấp dẫn ngày
càng nhiều người từ bỏ xe máy đi lại bằng giao thông công cộng. Đây cũng là một
định hướng đặc biệt trước mắt cũng như lâu dài.
2. Ý thức của người dân chưa cao:


Hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT đã được triển khai,
tuy nhiên vẫn làm chưa quyết liệt và chưa có chiến lược dài hạn. Do đó, trong mọi
trường học, cấp học tuyên truyền pháp luật về ATGT phải kết hợp với thực hành,
giúp học sinh nâng cao ý thức và có kinh nghiệm tốt để tham gia giao thông sau
này; tạo ra thế hệ mới sau 10 đến 20 năm tự giác chấp hành Luật Giao thông như

nước Nhật đã làm..
.
Có thể thấy, 2 giải pháp chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên nên
được ưu tiên thực hiện liên tục, mạnh với tầm nhìn xa lâu dài. Trên cơ sở 2 định
hướng ưu tiên phát triển trên, cần kết hợp thực hiện các quy hoạch khác như: Thêm
giao thông tĩnh, thêm đường, thêm cầu vượt, đường sắt trên cao, di chuyển nhiều cơ
quan trường học ra xa trung tâm, phát triển đô thị vệ tinh hiện đại, phát triển mạnh
và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, làm việc qua mạng;
phân làn giao thông ở mọi tuyến, hiện đại hóa quản lý giao thông, nghiêm chỉnh
đảm bảo chất lượng cấp bằng lái xe, kiểm định nghiêm túc chất lượng xe định kỳ;
kiểm định chất lượng xăng dầu; nâng cao phẩm chất CSGT

H2.Không đội
hiểm

mũ bảo

H3. Chở quá tải


nhiều

H4. Chở quá
người

Để giao thông Thủ đô an toàn, giảm ùn tắc, bên cạnh các giải pháp xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông, phát triển vận tải công cộng vẫn cần một giải pháp rất quan
trọng khác, là nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho người dân. Trong đó,
cách làm hiệu quả nhất, là việc giáo dục, tuyên truyền luật ngay từ trong trường
học.

Từ thực tế giao thông tại Hà Nội hiện nay, có thể thấy, bên cạnh việc hạ tầng chưa
theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện, dẫn đến các tuyến đường quá tải gây ùn tắc.
Tuy nhiên, ùn tác giao thông trầm trọng hơn do ý thức của người tham gia giao
thông quá kém, bởi tất cả đều chen lấn, không nhường nhịn nhau. Do đó, giải pháp
cơ bản đồng bộ cần phải triển khai trước mắt cũng như lâu dài là phải đưa giao dục
giao thông vào trường học. Hãy có một kế hoạch, chương trình dài hạn, đồng bộ,
với tầm nhìn xa sau 10 năm đến 20 năm tạo ra một thế hệ mới thấu hiểu và tự giác
nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định về Luật Giao thông như nước Nhật đã làm.
Hay như nước Pháp cũng đang thực hiện với chương trình "Phòng ngừa tai nạn giao
thông" đảm bảo mỗi học sinh được học một giờ về ATGT mỗi tháng trong suốt quá
trình đi học. Câu hỏi đặt ra, vì sao Hà Nội và cả nước chưa đi theo cách này? Hàng
ngày, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục thông tin về các vụ tai nạn,
ùn tắc giao thông để tuyên truyền, nhưng trong các trường học dường như vẫn chưa
được quan tâm đúng mức. Do đó, cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền trong
trường học, hàng tháng có thêm một buổi "thực hành" trên đường cho các em học
sinh về ATGT, thậm chí tham gia hướng dẫn điều khiển giao thông cùng lực lượng
CSGT. Tuyên truyền mạnh trong nhà trường, sẽ gián tiếp tác dụng đến phụ huynh
học sinh để người lớn nêu gương. Thực tế chúng ta chưa làm đúng mức, chưa đúng
tầm trong các nhà trường ở mọi cấp học để "tạo ra một thế hệ mới thực sự hiểu biết
và tự giác chấp hành các quy định và luật lệ giao thông của người tham gia giao
thông". Hãy nghiêm túc làm lại việc này kiên trì, quyết liệt, liên tục đầy sáng tạo


với tầm nhìn xa cho 10 - 20 năm sau. Thực tế ý thức giao thông có được ban đầu là
do nhận thức, sau đó được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển. Nhận thức tốt, nuôi
dưỡng và rèn luyện tốt sẽ tạo được ý thức tốt. Ý thức giao thông tốt hay xấu là do
tác động trực tiếp bởi nhiều yếu tố cụ thể, chẳng hạn như: Giáo dục Luật Giao
thông đường bộ; Kiểm tra việc thi hành luật và chế tài; Tính khoa học và việc triển
khai áp dụng; Hạ tầng giao thông; Việc làm gương của người lớn...
Như vậy, Nhà nước phải có "chương trình kế hoạch đồng bộ liên tục sáng tạo nâng

cao hiệu quả giáo dục" để tác động mạnh vào ý thức người tham gia giao thông
"buộc phải chấp hành cho thành thói quen" cùng với thế hệ trẻ đã được giáo dục,
tạo ra "một xã hội có ý thức, hành động tự giác, nghiêm chỉnh" mọi quy định về
ATGT thành mệnh lệnh cho chính mình (ví dụ như trong mọi trường hợp đều tuần
tự xếp hàng, thà chậm nhưng an toàn, luôn nhường người khác, không vượt, lách
lên trên là cách tháo gỡ ùn tắc nhanh nhất, an toàn nhất).
Muốn nâng cao ý thức người tham gia giao thông phải bắt đầu từ trong nhà trường
để sẽ có một thế hệ mới, chủ nhân tương lai của đất nước thấu hiểu và tự giác cao,
nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định về ATGT. Mặt khác, nhất thiết phải nhận
thức sâu sắc "ý thức tham gia giao thông kém" bắt nguồn từ tổ chức quản lý giáo
dục về giao thông chưa đáp ứng của những người đứng đầu vì ý thức có quan hệ
hữu cơ với vật chất, nó tác động trở lại mang tính chất quyết định. "Ý thức tham gia
giao thông kém" đồng nghĩa với "ý thức tổ chức quản lý giao thông kém" là hai mặt
của một vấn đề phải đặc biệt quan tâm.

H5. Giáo dục về
an toàn giao thông tại trường học

Bùi Quang Trung



×