Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đáp án tìm hiểu luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.45 KB, 12 trang )

CÂU HỎI CUỘC THI
“TÌM HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015”
Câu 1: Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Hãy trình bày cơ cấu (phần, chương,
mục, điểm) của Bộ luật dân sự 2015?
Câu 2: Hiệu lực thi hành của Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?
Câu 3: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015 gồm những đối tượng nào?
Câu 4: Hãy phân tích 03 điều khoản hoàn toàn mới được quy định trong Bộ luật
dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005?
Câu 5: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên, người mất,
hạn chế năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Câu 6: Hãy trình bày nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015? Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định nguyên tắc: “Tòa án không được từ chối giải quyết với lý do
không có luật” như thế nào? Liên hệ với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về
nguyên tắc này?
Câu 7: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
như thế nào?
Câu 8: Hãy trình bày việc áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015?
Câu 9: Hãy trình bày các hình thức thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự năm
2015? Hãy chia di sản thừa kế theo tình huống sau đây:
Tháng 4 năm 2016, ông Nam đến phòng công chứng làm di chúc để định
đoạt số tiền gửi tiết kiệm là 200 triệu đồng mà ông được hưởng thừa kế từ cha, mẹ
ruột của ông. Theo di chúc, ông Nam để lại toàn bộ số tiền này cho Hoàng – 20
tuổi, là con của ông với vợ là bà Nguyệt. Phần căn nhà của vợ chồng ông Nam
không được làm di chúc. Ngoài ra, ông Nam và bà Nguyệt còn có 1 người con là
Hải (12 tuổi, vào thời điểm ông Nam chêt), nhưng do nghi ngờ Hải không phải là
con của mình nên trong di chúc ông Nam không nhắc đến Hải.
Anh/ chị hãy phân chia tài sản của ông Nam, giả sử tháng 2 năm 2017, ông
Nam chết.


Câu 10: Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như
thế nào để thi hành hiệu quả Bộ luật dân sự năm 2015?


Trả lời
Câu 1:
Bộ luật dân sự năm 2015 được quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015. Trong đó gồm 6 phần, 27
chương và 689 Điều.
Câu 2:
Hiệu lực thi hành của Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định tại Điều 689.
Hiệu lực thi hành:
“Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu
lực.
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.”
Câu 3:
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân được
quy định tại Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý,
chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về
nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây
gọi chung là quan hệ dân sự).”
Câu 4:
- Điều 37. Chuyển đổi giới tính
“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân
đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định
của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển
đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Trước đó, quy định pháp luật nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những
người đã định hình, hoàn thiện về giới tính. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự sửa đổi đã
ghi nhận về quyền này. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy
định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi


hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với
giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Do Bộ luật Dân sự quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo
quy định của Luật nên phải tới khi có luật về chuyển đổi giới tính thì các cá nhân
mới được thực hiện quyền này.
Ngoài ra, tới ngày 1/1/2017 Bộ luật dân sự sửa đổi mới có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó, Quốc hội vẫn chưa ban hành luật chuyển đổi giới
tính thì quyền này của nhiều người vẫn bị “treo”.
- Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
“Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
Bộ luật dân sự năm 2015 lần đầu tiên quy định pháp nhân là người giám hộ
(khoản 1, Điều 46) và điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ (Điều 50).
Trong khi đó, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định người giám hộ là cá nhân, tổ
chức (khoản 1 Điều 58) nhưng không quy định rõ tổ chức có tư cách pháp nhân
hay không có tư cách pháp nhân; không quy định rõ điều kiện của tổ chức được
giám hộ. Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể và rõ ràng hơn nên sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thi hành trong thực tế.
- Điều 468. Lãi suất
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định
tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”


Nếu như trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các bên trong hợp
đồng cho vay có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 150%
của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương
ứng và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác
định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ thì trong
Bộ luật Dân sự 2015 hạn mức lãi suất tối đa mà các bên được thỏa thuận đã được
hạ xuống, đồng thời pháp luật đã mở rộng quyền thỏa thuận cho các bên trong
trường hợp hợp đồng cho vay có tính lãi nhưng không không xác định lãi cụ thể.
Theo đó, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định
tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Câu 5:
- Người chưa thành niên được quy định tại Điều 21:
“1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân
sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động


sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý.”
- Người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này
là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người
đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Điều 24:
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc
luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Câu 6:


Để tạo cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, phát huy được vị trí, vai trò của Bộ luật
dân sự, bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân sự, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn và hội nhập quốc tế trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật
hiện hành, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc áp dụng
pháp luật dân sự từ Điều 4 đến Điều 6 như sau:
“Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ
thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định
nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 5. Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa
vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi
lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong
một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì
có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập
quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự
tương tự.


2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản
1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”
- Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật
này được áp dụng.
Câu 7:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 687:
“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường
hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện
gây thiệt hại được áp dụng.
2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá
nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của
nước đó được áp dụng.”

Câu 8:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu
thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người yêu cầu
biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp của mình pháp bị xâm phạm (Điều 429);
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kể từ ngày người yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình hợp pháp bị xâm phạm (Điều
588) (BLDS 2005 qui định thời hiệu khởi kiện cho hai loại tranh chấp trên là 02
năm); Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với
động sản, 30 năm đối với bất động sản (Khoản 1, Điều 623); Thời hiệu đối với yêu
cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là
10 năm (Khoản 2, Điều 623); Thời hiệu đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế
(Khoản 3, Điều 623); Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được
xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó (Điều 671).


Câu 9:
- Các hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật.
+ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.
+ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định.
- Bài tập thừa kế (do đề bài không xác định giá trị ngôi nhà nên rất khó tính
toán giá trị của một suất thừa kế. Vì vậy nên ta giả sử ngôi nhà có giá trị là 200
triệu)
Tài sản riêng của ông Nam là 200 triệu đồng
Tài sản chung của ông Nam với vợ là 1 ngôi nhà trị giá 200 triệu
Vì vậy di sản của ông Nam là: 200 triệu + ½ ngôi nhà = 300 triệu

Chia thừa kế:
Ông Nam chết để lại di chúc nên ta chia theo di chúc, nên Hoàng được
hưởng thừa kế là 200 triệu.
½ ngôi nhà (100 triệu) ông làm không làm di chúc nên chia theo pháp luật
Theo điểm a, khoảng 1, Điều 651 thì những người được hưởng thừa kế gồm:
Nguyệt (Vợ), Hoàng (con), Hải (con).
Nguyệt = Hoàng = Hải = (1/2 ngôi nhà)/3= 1/6 ngôi nhà = 16.6 triệu
Một suất thừa kế theo pháp luật ở đây là: (200 triệu + ½ ngôi nhà)/3 = 100
triệu
2/3 của một suất sẽ là: 2/3*100 = 66.6 triệu
Hải chưa thành niên và Nguyệt là vợ nên được điều 644 bảo vệ. Hải, Nguyệt
sẽ được nhận cho đủ 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Như vậy cần cho Nam, Nguyệt hưởng thêm: 66.6 – 16.6 = 50 triệu
50 triệu này sẽ được trích từ tiên của Hoàng được hưởng
Như vậy di sản mỗi người được hưởng cụ thể là:
Hải = Nguyệt = 66.6 triệu (Nguyệt có thêm nửa ngôi nhà nữa)
Hoàng: (200 + 16.6) – 50*2= 116.6 triệu đồng



Câu 10:
Trong thực tế cuộc sống hiện đại, việc thi hành pháp luật là hoạt động không
thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá
các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự
thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể.
Thông qua hoạt động thi hành pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp
luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có
thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định. Hiện nay, vấn
đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành pháp pháp luật nói
chung và luật dân sự năm 2015 nói riêng đang thực sự là một vấn đề cần được

quan tâm, chú trọng.
Thi hành (chấp hành) pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Ví
dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm
pháp luật bắt buộc trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp luật bằng hành
động.
Qua thực tiễn tình hình thực hiện pháp luật ở nước ta cho thấy hiệu quả của
hoạt động thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố,
trong đó, chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp
luật; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật (đối với đại bộ phận nhân
dân, vai trò quan trọng nhất thuộc về các phương tiện truyền thông); vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Do vậy, để
nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật nói chung và luật dân sự 2015 nói
riêng, Nhà nước và nhân ta cần phải làm tốt những công việc sau đây:
Đối với Nhà nước:
- Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác
phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng, chủ thể khác nhau, trước
hết cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ
bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là sự
tác động chủ động, tích cực của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm mục


đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực
đối với pháp luật, tạo lập thói quen tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật cho
các đối tượng xã hội.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt
động thi hành pháp luật.
Thi hành pháp luật là hoạt động của các cá nhân, các tổ chức và của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền. Do đó,

để nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành pháp luật, ngoài các biện pháp áp
dụng đối với các tầng lớp nhân dân, còn rất cần thiết phải tăng cường vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thi hành pháp luật. Vì vậy, các
cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình:
+ Quốc hội phải thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đời sống xã hội, nhất là các văn
bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo
cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
+ Các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra và các cơ quan khác
có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy phạm pháp luật, giữ đúng vị trí,
vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đồng thời tạo
các điều kiện cần thiết để người dân có thể tham gia giám sát hoạt động của các cơ
quan nhà nước và thực hiện pháp luật một cách thuận lợi.
+ Các cơ quan chức năng cần phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các
hiện tượng tiêu cực, các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, vì “tình trạng suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ
nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra
nghiêm trọng”, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật.
- Quan tâm và chú trọng tới yếu tố kinh tế, nhất là vấn đề phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.


- Chú ý tới yếu tố chính trị, tạo ra môi trường chính trị- xã hội ổn định, phát
triển bền vững. xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng phù
hợp với thực tiễn, tăng cường tính chất và mức độ của nền dân chủ xã hội.
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật một cách toàn diện và đồng bộ, đảm
bảo thống nhất và mang tính khả thi trước yêu cầu mở rộng nền dân chủ xã hội và
phát triển bền vững.

Đối vối mỗi người dân:
- Cần nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc
theo pháp luật” trong các chủ thể của pháp luật dân sự.
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước, tự giác tìm hiểu, tiếp cận các văn bản luật và luật dân sự 2015 để có đủ điều
kiện về mặt nhận thức, có đủ thông tin đối với Pháp luật.
- Không ngừng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, gìn giữ và phát huy các giá
trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần xây dựng nước Việt Nam dân chủ,
xã hội công bằng và văn minh.
- Tăng cường hơn nữa việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào việc
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự.
- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, pháp luật;
nâng cao trình độ học vấn của bản thân



×