Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

phân tích cung cầu của cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.88 KB, 16 trang )

1

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU
Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1885, do người Pháp đưa vào canh tác, cà
phê giờ đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Xuất khẩu cà phê đóng một vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu
máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng
trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Lượng đất bazan dồi dào cùng khí hậu
cận xích đạo nóng ẩm, 2 mùa mưa, khô rõ rệt của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho cây
cà phê phát triển. Mặt hàng cà phê Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng với những
tên tuổi như: cà phê Trung Nguyên, Nescafe, Vinacafe … Để làm rõ hơn về mặt hàng
này, nhóm sẽ đề tài nghiên cứu: “phân tích cung-cầu của cà phê Việt Nam”

PHẦN NỘI DUNG
I. Lí thuyết cung cầu:
1.Cầu:
- Cầu của một hàng hóa nào đó là những số lượng hàng hóa mà người mua sẵn
lòng mua ứng với những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, với giả
định các yếu tố khác ảnh hưởng tới cầu là không thay đổi.

Cung-cầu mặt hàng cà phê


2

+ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu như: giá cả (Px), giá hàng hóa khác (Py), thu
nhập (I), sở thích (T), dân số (N), kỳ vọng (E).
+ Sự di chuyển dọc theo đường cầu phụ thuộc vào giá hàng hóa
+ Sự dịch chuyển toàn bộ đường cầu phụ thuộc biến ngoại sinh: I, Py, N, T, E.


- Lượng cầu là khối lượng các hàng hóa và dịch vụ người mua có khả năng mua và
sẵn sàng mua tại một mức giá trong một thời điểm nhất định với giả định các yếu tố khác
không thay đổi.
2.Cung:
- Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng
cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định rằng các
yếu tố khác không thay đổi.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: giá cả (Px), giá yếu tố sản xuất (Pinput), thuế
(Tax), công nghệ (T), số lượng người sản xuất (Ns), kỳ vọng (E).
+ Sự di chuyển dọc theo đường cung phụ thuộc vào giá hàng hóa
+ Sự dịch chuyển toàn bộ đường cung phụ thuộc: thuế, trợ cấp chính phủ, giá yếu
tố sản xuất, công nghệ...
+ Lượng cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ người sản xuất muốn bán đồng
thời có khả năng bán tại một mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định.
3. Cân bằng thị trường:
- Cân bằng thị trường là trạng thái xảy ra ở một mức giá mà tại đó lượng cung
bằng lượng cầu.
4. Ảnh hưởng của chính sách Chính phủ đến cân bằng cung-cầu:
- Kiểm soát giá cả là hình thức can thiệp của chính phủ vào thị trường giá cả bằng
cách áp đặt mức giá trần hay giá sàn đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
+ Giá trần là mức giá tối đa do Chính phủ quy định đối với một loại hàng hóa hay
một dịch vụ nào đó.
+ Giá sàn là mức giá thấp nhất do Chính phủ quy định đối với một loại hàng hóa
hay một dịch vụ nào đó.

Cung-cầu mặt hàng cà phê


3


II. Cầu cà phê:
1. Nhu cầu người tiêu dùng:
Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng nhiều và tăng lên nhanh chóng.
Cà phê là loại đồ uống phổ biến cho mọi tầng lớp, và nhu cầu sử dung nó càng ngày càng
lấn át hai loại đồ uống truyền thống là chè và ca cao. Người Phần Lan uống nhiều cà phê
nhất thế giới. Năm 1998 mỗi người Phần Lan tiêu thụ khoảng 11,3 kg cà phê, tương
đương với 1737 tách mỗi năm hay 5 tách mỗi ngày. Nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới
là Hoa Kỳ. Năm 1998 dân nước này sử dụng 1.148.000 tấn cà phê (so với 58.000 tấn của
Phần Lan). Trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 4,8 kg hay 646 tách một năm (1,8 tách một
ngày).Mỗi người Đức uống trung bình 4 tách cà phê một ngày, tương đương với 160 lít
hay 6,7 kg một năm.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa rất hạn hẹp do người Việt Nam có truyền thống thưởng
thức trà. Mỗi người Việt Nam một năm chỉ dùng hết khoảng nửa kg cà phê, bằng một
phần mười các nước châu Âu.Do vậy, trên thị trường Việt nam sẽ xảy ra tình trạng cung
vượt quá cầu. Đó chính là lí do xuất khẩu được đặc biệt đẩy mạnh.
2. Mức tiêu dùng:
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và
tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu
USD vào năm 2016.
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay
(cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan.
Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê,
65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về
nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ
3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
3. Thị trường xuất khẩu:
Hiện nay ,theo thống kê,trên 90% lượng cà phê sản xuất ra dùng để xuất khẩu,vì
vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển
của ngành cà phê ở Việt Nam.
- Về thị trường truyền thống:

+ Trước thập kỉ 90, Singapo, Đông Âu, Hồng Kông, Pháp… là thị trường chủ yếu
của chúng ta. Những năm cuối thập kỉ 80, do những biến động không nhỏ của cuộc khủng
hoảng kinh tế và chính trị đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê ở Việt nam, làm
cho sản lượng xuất khẩu cà phê vào thị trường này giảm sút nhanh chóng. Tuy nhiên thời
Cung-cầu mặt hàng cà phê


4

điểm vào thời điểm hiện tại, khi những khủng hoảng cũng như biến động đã được ổn
định, xuất khẩu cà phê ở Việt nam lại phục hồi và chiếm được vị trí xứng đáng trong thị
trường này.
- Thị trường chính hiện tại:

Nguồn: Bộ NN&PTNT và Global Trade Atlas (GTA)

- Các thị trường nhập khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam bao gồm: EU đạt 685
nghìn tấn, giá trị hơn 1,39 tỷ USD, tăng 38% về lượng và 38,3% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2013, chiếm 42,5% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước; thị trường Hoa Kỳ đạt gần
154 nghìn tấn, giá trị 335 nghìn USD, tăng 22% về lượng và 23,6% về giá trị so với cùng
kỳ năm 2013, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cà phê của cả nước.
=> Như vậy có thể đưa ra một vài kết luận:
+ Thị trường EU và Hoa Kỳ là những thị trường được chúng ta chú trọng và tiếp
tục phát triển, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam chủ yếu sang thị trường này.
+ Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam, chủ yếu là Nhật
Bản và Trung Quốc. Đây cũng chính là thị trường chung của những nước xuất khẩu cà
phê trên thế giới và cũng chính là thương trường chính của ngành cà phê nước ta.
4. Tình hình xuất khẩu:
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cà phê
tháng đầu năm 2015 ước đạt 100 nghìn tấn, với giá trị khoảng 202 triệu USD, giảm 28,9%

về lượng và giảm 23,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Cung-cầu mặt hàng cà phê


5

Việt Nam là nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới. Khối lượng xuất
khẩu cà phê năm 2014 của Việt Nam đạt khoảng 1,73 triệu tấn, trị giá 3,62 tỷ USD, tăng
33,4% về khối lượng và tăng 32,2% về giá trị so năm 2013.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam, mùa vụ 2011/12 đến 2013/14
% thay đổi mùa vụ 2013/14
Tháng

2011/12

2012/13

2013/14

so với mùa vụ 2012/13

Lượng

Nghìn tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn


%

Tháng 10

58

118

75

-36%

Tháng 11

79

112

73

-35%

Tháng 12

124

125

118


-6%

Tháng 1

121

163

116

-29%

Tháng 2

168

131

135

3%

Tháng 3

161

141

185


31%

Tháng 4

132

132

168

27%

Cộng (T10-T4)

843

922

870

-5,60%

Tháng 5

160

118

Cung-cầu mặt hàng cà phê



6

Tháng 6

121

101

Tháng 7

115

110

Tháng 8

106

92

Tháng 9

91

71

Tổng cộng

1.436


1.414

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Global Trade Atlas (GTA), thương nhân trong nước

III. Cung cà phê:
1. Diện tích, sản lượng cà phê:
Cây cà phê lần đầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm
1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20
mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi, cây cà phê mới
có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, qui mô các đồn
điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha.
Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà
phê chè (Arabica) 10%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng cà phê của nước ta
vào năm 2013 đạt mức 653.000 ha, tăng khoảng 2% so với cùng kì năm ngoái.
Sản lượng Cà phê nước ta tăng đều qua các năm, bằng khoảng 0,6 lần Brazil nước có sản lượng cao nhất thế giới (2013/2014: VN - 29.2 triệu bao, Brazil - 49,9 triệu
bao).
Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành

Cung-cầu mặt hàng cà phê


7

Tỉnh

Năm 2013

Năm 2014


Mục tiêu tới năm 2020

Dak Lak

207.152

210.000

170.000

Lâm Đồng

151.565

153.432

135.000

Dak Nông

122.278

122.278

69.000

Gia Lai

77.627


78.030

73.000

Đồng Nai

20.000

20.800

13.000

Bình Phước

14.938

15.646

8.000

Kontum

12.158

13.381

12.500

Bà Rịa Vũng Tàu


7.071

15.000

5.000

Sơn La

9.000

10.650

5.000

Quảng Trị

5.050

5.050

5.000

Điện Biên

3.385

3.385

4.500


Các khu vực khác

5.700

5.700

-

Tổng

635.924

653.352

500.000

Cung-cầu mặt hàng cà phê


8

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam (theo niên lịch)

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS/USDA

Cung-cầu mặt hàng cà phê



9

Sản lượng cà phê Việt Nam

Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước

Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với
công suất khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm
khoảng 5% sản lượng cà phê nhân hằng năm).
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác
nhau như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê
Trang… theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên
Hòa có 22 sản phẩm.Tuy nhiên thị phần chủ yếu là: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên
Hòa. Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor
năm 2012 thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là
18.2%, các nhãn khác là 16%. Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động
của các công ty chế biến cà phê rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên
Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động
là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93 triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là
13%).

IV. Diễn biến giá cà phê những năm gần đây:
Giá cà phê nước ta phụ thuộc vào:
- Yếu tố thời tiết, cán cân cung cầu
Cung-cầu mặt hàng cà phê


10


- Yếu tố tài chính và thị trường toàn cầu
- Chính sách của Chính phủ
- Chất lượng cà phê
Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2013/14
Đơn vị:
VNĐ/kg

T10/
2013

T11/
2013

Đăk Lắk

34.636

30.933

Lâm Đồng 34.220
Gia Lai

T12/
2013

T1/
2014

T2/
2014


T3/
2014

T4/
2014

Giá trung bình 7
tháng đầu mùa
vụ (T10-T4)

34.594

33.994

36.495

40.210

40.835 35.957

30.695

34.239

33.683

36.190

39.767


40.020 35.545

34.812

31.067

34.617

34.089

36.665

40.176

40.850 36.039

Đắk Nông 34.664

29.800

34.656

34.111

36.690

40.186

40.840 35.850


Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong nước
Tỷ giá hối đoái: 1 USD = VND 21.080; Tỷ giá ngày 29 tháng 4 năm 2014 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng

Cung-cầu mặt hàng cà phê


11

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong nước

Giá xuất khẩu trung bình cà phê xanh của Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến 2013/14
Giá FOB Hồ Chí Minh Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Giá XK trung bình 7 tháng
10
11
12
1
2
3
4
(US$/tấn)
đầu mùa vụ (T10-T4)
Mùa vụ 2011/12

$1.993 $1.818 $1.853 $1.790 $1.923 $1.992 $1.988


$1.908

Mùa vụ 2012/13

$2.022 $1.849 $1.827 $1.887 $2.003 $2.088 $1.985

$1.952

Mùa vụ 2013/14

$1.663 $1.533 $1.728 $1.718 $1.874 $2.017 $2.040

$1.796

% thay đổi mùa
vụ 2013/14 so với mùa
vụ 2012/13

-18%

-17%

-5%

-9%

-6%

-3%


2.80%

-8%

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột và doanh nghiệp XK trong nước

V. Chính sách của Chính phủ đối với sản xuất cà phê:
1. Chính sách đất đai:
Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính
sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ
chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững, như:
- Khuyến khích các hộ nông dân trồng cà phê liên kết sản xuất dưới các hình thức
tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất, sơ chế và kinh doanh.
- Người trồng cà phê trong vùng quy hoạch được dùng quyền sử dụng đất và tài
sản trên đất để góp cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông
nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh
và hưởng lợi.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng sân phơi cà phê.
- Phối hợp với các địa phương giám sát việc trồng mới cà phê; những diện tích cà
phê không theo quy hoạch sẽ không được hưởng các quyền lợi, chính sách từ phía Nhà
nước và doanh nghiệp.
2. Chính sách về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo:
- Tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống cà phê có năng suất, chất lượng ổn định,
kháng được bệnh gỉ sắt, chin muộn và đồng đều (tránh thời điểm thu hoạch vào cuối mùa
Cung-cầu mặt hàng cà phê


12


mưa và khắc phục tình trạng hái “tuốt cành”); hỗ trợ các nghiên cứu để đẩy mạnh cơ giới
hóa các khâu chăm sóc và thu hái cà phê; nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
- Hỗ trợ thích đáng từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê có đặc tính kỹ thuật tương đương với các thiết
bị tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ chế biến cà phê theo tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Triển khai và sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông và khuyến công đối với lĩnh vực trồng và chế
biến cà phê, nhất là khâu sơ chế trong dân.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý thích ứng với cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế; cán bộ kỹ thuật và công nhân để tiếp thu và làm chủ
các công nghệ, thiết bị hiện đại. Thông qua Chương trình khuyến nông tiến hành đào tạo
nông dân về quy trình canh tác bền vững và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế,
bảo quản cà phê thóc.
3. Chính sách tài chính, tín dụng:
Chính phủ đã thông qua việc gia hạn nợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê.
Theo đề nghị của Bộ NN&PTNT, ngày 17 tháng 10 năm 2013, chính phủ đã ban
hành nghị định số 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08
năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo
đó, Chính phủ quyết định gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng đối với khoản
vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê đã qua
chế biến đối với các doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 và không cân đối
được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển
Việt Nam từ ngày 18 tháng 10 năm 2013.
4. Chính sách thuế:
Công văn số 7527/BTC-TCT liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng

nông sản xuất khẩu.
Tháng 6 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7527/BTC-TCT về
chính sách thuế để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có cà phê. Ví dụ

Cung-cầu mặt hàng cà phê


13

ưu đãi thuế xuất khẩu đối với cà phê là 0%. Nghị định 209/2013/NĐ-CP được thông qua,
chính phủ Việt Nam chính thức bãi bỏ thuế 5%VAT.
5. VICOFA đề xuất xin tạm trữ cà phê nhằm bình ổn giá:
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Bộ NN&PTNT cùng các tỉnh trồng cà phê ở Tây
Nguyên và VICOFA đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ kế hoạch tạm trữ 200.000300.000 tấn cà phê trong niên vụ 2013/14.
=> Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ phát triển
sản xuất và bình ổn giá mặt hàng cà phê.

VI. Tình hình chung của mặt hàng cà phê Việt Nam trên thế giới:
Sản lượng cà phê thế giới (Arabica + Robusta)
2011/12

2012/13

2013/14

(…………….Ngàn bao 60 kg………….)
Tổng sản lượng

144.040


153.268

150.465

Braxin

49.200

56.100

53.100

Việt Nam

26.000

26.500

28.500

Inđônêxia

8.300

10.500

9.500

Côlômbia


7.655

9.925

10.000

Êtiôpia

6.320

6.325

6.350

Ấn Độ

5.230

5.303

5.125

Hônđurat

5.600

4.600

5.000


Mêhicô

4.300

4.500

3.800

Pêru

5.200

4.300

3.850

Goatêmala

4.410

4.210

3.885

Các nước khác

21.825

21.005


21.355

Sản lượng cà phê của các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới mùa vụ 2013/14
Đơn vị: ngàn bao 60kg

Braxin

Việt Nam

Indonexia

Cung-cầu mặt hàng cà phê


14

Tổng sản lượng

53.100

28.500

9.500

Cà phê nhân

27.500

24.500


6.000

Cà phê hòa tan

3.500

500

1.800

Nguồn: Tổng cục hải quan

Tuy đạt được sản lượng xuất khẩu lớn, vị thế cao trên thị trường quốc tế nhưng cà phê
Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế:


Mặt hàng còn chưa phong phú, thị trường xuất khẩu chỉ biết đến Việt Nam với mặt
hàng cà phê nhân dẫn đến những hạn chế trong việc quảng bá rộng rãi cà phê Việt
Nam trên Thế giới



Chất lượng cà phê vẫn còn tương đối thấp do trang thiết bị chế biến, sấy khô nghèo
nàn, công nghệ thu hoạch lạc hậu



Là một trong những quốc gia đứng “top” đầu về sản xuất , xuất khẩu cà phê nhưng
có tới 95% sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là cà phê nhân, tỉ lệ rất nhỏ còn lại là
cà bột và cà phê hòa tan. Do khâu rang xay chế biến sản phẩm còn yếu kém làm

giảm độ thơm ngon của cà phê nguyên chất.



Hiện nay lượng cây cà phê già tức là có tuổi đời trên 25 năm chiếm đến 30% trong
tổng diện tích 520.000 ha cây cà phê đang khai thác của cả nước .Theo tính toán,
đến năm 2020, có khoảng gần 25 nghìn ha cà phê sẽ không cho thu hoạch, hoặc
thu hoạch với năng suất, chất lượng thấp.



Giống cà phê vối được trông nhiều hiện nay cho năng suất không cao, dễ bị sâu
bệnh



Chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ bị nấm mốc và
nhiễm Ochratoxyn A.



Hiện nay, cà phê Việt Nam đang tham gia vào 2 sàn giao dịch hàng hóa là London
và New York. Cà phê Việt Nam luôn bị ép giá khi xuất khẩu qua sàn giao dịch này
gây thiệt hại cho người nông dân và các doanh nghiệp



Chưa có thương hiệu và các nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng
marketing.


Ước lượng hệ số co giãn:

Cung-cầu mặt hàng cà phê


15



Thị trường trong nước:
Mùa vụ (tháng 10- tháng 9)
Lượng tiêu thụ (nghìn bao)
Giá (VNĐ/kg)

2012/13
1.825
39.927

2013/14
2.008
35.848

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột

EPD =-0,981


Thị trường xuất khẩu:
Mùa vụ (tháng 10- tháng 9)

Lượng xuất khẩu (nghìn bao)
Giá (USD/tấn)

2011/12
24.492
1.908

2012/13
24.177
1.952

2013/14
25.645
1.796

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Đăk Lăk, VICOFA, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột

EPD =
Giai đoạn 2011/12 - 2012/13: E1~ -0,558
Giai đoạn 2012/13 - 2013/14: E2~ -0,76

PHẦN KẾT LUẬN
Ngay từ khi chưa gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cà phê là một
mặt hàng chủ lực xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh cao. Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu
và nhu cầu về cà phê còn lớn. Do đó Việt Nam luôn cố gắng đẩy mạnh sản xuất mặt hàng
này và duy trì lợi thế so sánh cao. Kết quả là sau 30 năm từ chỗ chỉ chiếm 0,1% thị phần,
đến nay cà phê Việt Nam đã chiếm tới 20% thị phần cà phê thế giới và giữ vững vị trí nhà
sản xuất lớn thứ hai toàn cầu. Nếu tiếp tục nghiên cứu kĩ cung-cầu thị trường trong nước
cũng như thế giới, cà phê Việt Nam sẽ còn tiếp tục đạt được những thành tựu lớn hơn.


Danh mục tài liệu tham khảo:
- Báo điện tử cafef
- Báo Kinh tế nông thôn
- Diễn đàn “Đối thoại và triển vọng ngành cà phê 2014”
- Giáo trình Kinh tế vi mô – Chủ biên Tạ Thị Lệ Yên

Cung-cầu mặt hàng cà phê


16

- Website:
- Website:

Cung-cầu mặt hàng cà phê



×