Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE CUONG HOC KY II LOP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.52 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN VẬT LÝ 7
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC

Bộ câu hỏi định hướng:
1. Em hãy cho biết cách làm cho một vật bị nhiễm điện? Mô tả một vài ví dụ cho biết
một vật nhiễm điện bằng cách mà em đã nêu? Tính chất của một vật bị nhiễm điện?
2. Em hãy cho biết có mấy loại điện tích, chúng có tên gọi là gì? Kí hiệu của từng loại?
Chúng tương tác với nhau như thế nào?
3. Em hãy nêu sơ lược cấu tạo của nguyên tử (Các loại hạt mang điện tích gì? Electron
có khả năng gì?) Em hãy cho biết trạng thái bình thường nguyên tử có mang điện hay
không? Khi nào thì nguyên tử tích điện âm? Khi nào nguyên tử tích điện dương?
4. Em hãy cho biết khi nào một vật được gọi là vật nhiễm điện âm? Khi nào vật được gọi
là vật nhiễm điện âm?


5. Em hãy cho biết dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Qui ước chiều của
dòng điện?
6. Em hãy cho biết nguồn điện là gì? Trên nguồn điện (xét nguồn điện một chiều) có 2
cực gì? Kể tên những nguồn điện trong thực tế cuộc sống mà em biết? Chúng được sử
dụng trong thiết bị sử dụng điện nào?
7. Em hãy cho biết thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? Kể tên những vật
liệu thường dung làm chất dẫn điện, vật liệu thường dùng làm chất cách điện?
8. Em hãy cho biết các kí hiệu trên sơ đồ mạch điện? Đặc điểm của cách mắc song song
và nối tiếp?
9. Em hãy nêu biểu hiện của các tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa, sinh lý của dòng
điện? Cho ví dụ cụ thể các tác dụng trên của dòng điện?
10. Em hãy cho biết ý nghĩa của cường độ dòng điện? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại
lượng này? Thiết bị dùng để đo, kí hiệu? Cách mắc?
11. Em hãy cho biết ý nghĩa của hiệu điện thế? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?
Thiết bị dùng để đo, kí hiệu? Cách mắc?


12. Em hãy nêu ý nghĩa của giá trị hiệu điện thế ghi trên các thiết bị sử dụng điện?
13. Em hãy cho biết giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với
cơ thể con người?
14. Em hãy cho biết khi nào xảy ra hiện tượng đoản mạch trong một mạch điện và tác
dụng của cầu chì sử dụng trong mạch điện?
15. Em hãy nêu một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
B. BÀI TẬP:
Dạng 1: Bài tập định tính
Câu 1: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi ta lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn
hình tivi bằng khăn bông khô, ta thấy có bụi vải từ khăn bám vào các vật đó. Em hãy giải
thích vì sao?
Câu 2: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở
trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích?
Câu 3: Biết rằng khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc
nhiễm điện gì? Khi đó các electron đã dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại? Vì
sao khi chải tóc đôi khi thấy một số sợi tóc dựng đứng thẳng lên?
Câu 4: Để tránh chập điện gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện trong gia đình,
người ta thường mắc thêm cầu chì vào mạng điện. Em hãy quan sát và cho biết nguyên tắc
hoạt động của cầu chì?
Câu 5: Khi cầu chì trong gia đình bị đứt, một số người đã dùng dây đồng để thay cho cầu
chì. Theo em, làm như vậy đúng hay không ? Tại sao?
Câu 6: Theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTG, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành ngày
12/9/2011 có nêu rõ: Từ ngày 1/1/2013, cấm nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn tròn
(đèn sợi đốt) có công suất lớn hơn 60W.


a. Khi đèn sợi đốt hoạt động, em hãy cho biết dòng điện đã gây ra những tác dụng
nào?
b. Tại sao ngày nay người ta hạn chế và không sử dụng bóng đèn sợi đốt nữa?
c. Em hãy cho biết ngày nay, những loại bóng đèn nào được sử dụng rộng rãi trong

đời sống?
Câu 7: Hình bên là cấu tạo của bóng đèn dây tóc. Hỏi
tóc, dây trục và trụ thủy tinh thì bộ phận nào được làm
chất dẫn điện, bộ phận nào làm bằng chất cách điện?

Dây tóc

với dây
bằng

Dây trục
Trụ thủy tinh

Câu 8: Nhiều người dùng điện để đánh bắt cá ở ao, hồ.
em điều này có nên hay không? Vì sao?

Theo

Câu 9: Các thiết bị sau đây hoạt động dựa vào tác dụng gì của dòng điện: bàn ủi điện,
chuông điện, bóng đèn bút thử điện, bình ăc quy, đèn huỳnh quang, máygiặt, phương pháp
mạ điện, cầu chì, bếp điện.
Câu 10:
a. Trên vỏ của một pin còn mới có ghi 1,5V. Số vôn này cho biết điều gì?
b.Trên một bóng đèn có số ghi 2,5 V. Số vôn này cho biết điều gì?
Câu 11: Cho các chất sau đây: đồng, thủy tinh, ruột viết chì, gỗ khô, nước nguyên chất,
nước thường dùng, nước muối, cao su. Em hãy cho biết chất nào là chất dẫn điện, chất nào là
chất cách điện.
Câu 12: Để mạ vàng cho 1 chiếc vỏ đồng hồ người ta phải nhúng vỏ đồng hồ vào dung dịch
gì? Thanh nối với cực dương của nguồn điện dược làm bằng chất gì? Thanh nối với cực âm
của nguồn điện là vật gì?

Câu 13: Dòng điện rất nguy hiểm đối với con người khi tiếp xúc với nó. Em hãy nêu một số
biện pháp để bảo đảm an toàn khi sử dụng điện?
Câu 14: Khi sử dụng ấm điện để đun nước, em hãy cho biết:
a. Khi nước còn trong ấm, nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?
Dạng 2: Bài tập định lượng
Câu 15: Em hãy đổi đơn vị:
1,25A = …. mA

0,015kV = …. mV

300mA = …. A

75mV = …. V


0,04V = …. mV

250V = …. kV

Câu 16: Quan sát mạch điện ở hình bên và thực hiện các
yêu cầu sau:
a. Nêu nhận xét về cách mắc hai bóng đèn.
b. Nêu đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế
đoạn mạch này.

của

c. Vẽ sơ đồ mạch điện và mắc thêm ampe kế vào mạch để đo cường độ dòng điện qua
mạch, mắc thêm Vôn kế vào mạch để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1.

Khi công tắc đóng, Ampe kế chỉ 0,4 A, Vôn kế chỉ 3 V, hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là
9 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ 2 và cường độ dòng điện chạy qua bóng
đèn Đ2.
Câu 17: Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, bóng đèn, 1 công tắc.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín với công tắc đóng.
b. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như trên và mắc thêm 1 ampe kế đo cường
độ dòng điện chạy trong mạch điện
c. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như câu b và mắc thêm 1 vôn kế đo hiệu
điện thế giữa hai đầu bóng đèn.
Câu 18: Cho một mạch điện gồm 1 bộ nguồn điện có 2 pin mắc nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2
bóng đèn mắc nối tiếp nhau và các dây dẫn. Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn 1.
a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện và xác định chiều dòng điện chạy trong mạch.
b. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu của đèn 1 là 4V, hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện là
6V. Em hãy tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2?
c. Nếu một trong hai đèn bị đứt dây tóc thì theo em, đèn còn lại có sáng không? Vì sao?
Câu 19: Cho các dụng cụ: nguồn điện (gồm bộ pin), 1 bóng đèn, 1 khóa K, 1 vôn kế, 1 ampe
kế và dây dẫn. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm tất cả các dụng cụ trên để sao cho khi khóa
K mở (đóng) thì đèn sẽ tắt (sáng). Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua đèn và vôn
kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Trên sơ đồ có ghi chốt (-), chốt (+) của ampe
kế và vôn kế.

Câu 20:
a. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện là 2 pin mắc nối tiếp, 2 bóng đèn mắc nối tiếp
Đ1,Đ2, các dây nối,1 công tắc đóng.
b. Em hãy vẽ chiều dòng điện trong mạch.
c. Vẽ lại sơ đồ mạch điện như trên nhưng có gắn thêm 1 ampe kế để đo cường độ dòng điện
qua mỗi đèn và 2 vôn kế: 1 vôn kế V1 để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn Đ1, 1 vôn kế V để


đo hiệu điện thế giữa 2 cực nguồn điện. (Điền dấu + vào 1 trong 2 chốt của ampe kế và vôn

kế)
d. Biết 2 pin của nguồn điện còn mới , trên mỗi pin có ghi 1.5V. Hỏi khi công tắc mở ,số chỉ
của ampe kế , và các vôn kế V1,vôn kế V2 bằng bao nhiêu?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×