Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Thuyết Minh Đề Tài Nghiên Cứu Ứng Dụng Và Phát Triển Công Nghệ Cấp Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.78 KB, 54 trang )

Biểu B1-2a-TMĐTCN
10/2014/TT-BKHCN

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1

Tên đề tài: Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm

1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng
tuyển)

và đề xuất giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng
nước hồ Sông Quao đảm bảo an toàn cấp nước cho
thành phố Phan Thiết và vùng phụ cận.
2

4

Thời gian thực hiện: 18 tháng
(Từ tháng 12 /2014 đến tháng 05/2016)

3

Cấp quản lý

Quốc gia

Bộ



Tỉnh

Cơ sở

Tổng kinh phí thực hiện: 1.638.337.736 đồng, trong đó:
Nguồn

Kinh phí (đồng)

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa

1.638.337.736

học
- Từ nguồn tự có của tổ chức
- Từ nguồn khác
5

Phương thức khoán chi:
Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: ………………….....triệu
đồng
- Kinh phí không khoán: ………….….triệu
đồng

6


Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:
Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
Khác

7

Lĩnh vực khoa học

Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực
khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4
1

3


8

Tự nhiên;

Nông, lâm, ngư nghiệp;

Kỹ thuật và công nghệ;

Y dược.

Chủ nhiệm đề tài

Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Lê Việt Thắng

Ngày, tháng, năm sinh: 30 tháng 04 năm 1977 Nam/ Nữ: nam
Học hàm, học vị: Tiến sĩ khoa học môi trường
Chức danh khoa học: Giảng viên

Chức vụ:

Điện thoại:
Tổ chức: 0650.3834931; Nhà riêng: 08.62948251;
Fax: 0650.3837150;

Mobile: 0908552201

E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Khoa Môi trường, ĐH Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Địa chỉ tổ chức: 06 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình
Dương
Địa chỉ nhà riêng: 143/4D/19 Ung Văn Khiêm, P 25, Q Bình Thạnh, TPHCM
Đồng chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Hồng Quân
Học hàm, học vị: Tiến sĩ kỹ thuật
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên
Chức vụ: Trưởng phòng, phòng Tin học môi trường – Viện Môi trường và Tài nguyên
Điện thoại: CQ: (08) 38651132

Fax: (08) 38655670

Di động: 0908275996

E-mail:

Địa chỉ cơ quan: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp.HCM
Địa chỉ nhà riêng: số 307, Lô B, Chung cư Gò Dầu 1, phường Tân Quý, Quận Tân Phú,
Tp.HCM
9

Thư ký đề tài

Họ và tên:

Nguyễn Duy Hiếu

Ngày, tháng, năm sinh: 09 tháng 03 năm 1987
Học hàm, học vị:

Nam/ Nữ: nam

Kỹ sư môi trường

Chức danh khoa học:

Nghiên cứu viên

Chức vụ: Nhân Viên

Điện thoại:
Tổ chức: (08) 38651132 ; Nhà riêng: (08) 39892363 ; Mobile: 0912033143

4



Fax: (08) 38655670

;

E-mail:

Tên tổ chức đang công tác: Viện Môi trường và Tài nguyên
Địa chỉ tổ chức: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp.HCM
Địa chỉ nhà riêng: 291 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, Tp.HCM
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên cơ quan chủ trì đề tài: Viện Môi trường và Tài nguyên
Điện thoại: 08.38651132
Fax: 08.38655670
Website: www.hcmier.edu.vn
Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Số tài khoản: 3713.0.1056919.00000 tại Kho bạc nhà nước quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Mã quan hệ ngân sách: 1056919
Mã số thuế: 0304056999
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)
1.

Tổ chức 1 : Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Thuận

Tên cơ quan chủ quản Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận
Điện thoại: 0623.750172

Fax: 0623.750172

Địa chỉ: A41 Hùng Vương, phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Văn Tiến

Số tài khoản: .812321021639 tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận
12

Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức
chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những
thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)

TT
1

Họ và tên,

Tổ chức

Nội dung,

học hàm học vị

công tác

công việc chính tham gia

TS. Lê Việt
Thắng

ĐHTDM

Điều tra khảo sát hiện trạng và
diễn biến chất lượng nước hồ

Sông Quao và kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt
Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
Đánh giá tiền năng xói mòn
LV hồ Sông Quao

2

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

5

Thời gian làm việc
cho đề tài
2

(Số tháng quy đổi )
18


2

TS. Nguyễn Hồng
Quân

Viện Môi
trường và Tài
nguyên (IER)


Đề xuất các giải pháp quản lý
tổng hợp
Điều tra khảo sát các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội lưu
vực hồ Sông Quao

18

Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
Đề xuất các giải pháp quản lý
tổng hợp
3

GS.TS. Đặng
Trung Thuận

Hội địa hóa
Việt Nam

Đề xuất các giải pháp quản lý
tổng hợp

8

Báo cáo tổng hợp
4


TS. Phan Thu
Nga

TT KT
TNMT& Biển

Điều tra khảo sát hiện trạng và
diễn biến chất lượng nước hồ
Sông Quao và kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt

12

Đề xuất các giải pháp quản lý
tổng hợp
5

ThS. Nguyễn Hải
Âu

IER

Thu thập, tổng hợp, phân tích
các thông tin, số liệu về điều
kiện tự nhiên, hiện trạng và
quy hoạch kinh tế - xã hội và
môi trường lưu vực hồ Sông
Quao

12


Điều tra khảo sát các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội lưu
vực hồ Sông Quao
Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
6

KS. Nguyễn Duy
Hiếu

IER

Điều tra khảo sát hiện trạng và
diễn biến chất lượng nước hồ
Sông Quao và kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt

10

Điều tra khảo sát các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội lưu
vực hồ Sông Quao
Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
7

KS. Nguyễn

Đăng Hiệp

Đài KTTV
Khu vực Nam
Trung Bộ

Đo đạc thủy văn

6

8


8

ThS. Dương
Minh Âu

Công ty
TNHH Thiết
bị Xây dựng
Bách Khoa

9

ThS. Ngô Quang
Hiếu

IER


Lập bản đồ địa hình đáy hồ

6

Thu thập, tổng hợp, phân tích
các thông tin, số liệu về điều
kiện tự nhiên, hiện trạng và
quy hoạch kinh tế - xã hội và
môi trường lưu vực hồ Sông
Quao

12

Điều tra khảo sát các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội lưu
vực hồ Sông Quao
Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
10

CN. Mai Toàn
Thắng

IER

Điều tra khảo sát hiện trạng và
diễn biến chất lượng nước hồ
Sông Quao và kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt


12

Đánh giá các yếu tố tác động
đến chất lượng hồ Sông Quao
và dự báo diễn biến chất lượng
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)

− Điều tra, xác định các yếu tố tác động đến chất lượng nước hồ sông Quao và kênh dẫn
cấp nước sinh hoạt cho toàn vùng hưởng lợi từ nguồn nước hồ sông Quao;
− Đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước hồ sông Quao và kênh dẫn
cấp nước sinh hoạt cho toàn vùng hưởng lợi từ nguồn nước hồ sông Quao;


Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước hồ sông Quao và kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt cho toàn vùng hưởng lợi từ nguồn nước hồ sông Quao khả thi về mặt
kinh tế, kỹ thuật phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

14 Tình trạng đề tài
Mới

Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác

15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu

của đề tài

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả
nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ
KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)
7


Thế kỷ 21 theo dự báo của các nhà khoa học, loài người ngoài việc phải đối phó với
nhiều mối đe dọa khác, còn phải đối phó với hiểm họa thiếu nước và ô nhiễm nước. Nước,
nguồn tài nguyên tưởng như vô tận trong thế kỷ tới sẽ trở thành một thứ nhu yếu phẩm quí
giá không kém gì dầu lửa và có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhiều nước.
Tháng 3/1977 Hội nghị môi trường của LHQ đã cảnh báo: “ sau nguy cơ về dầu mỏ thì con
người phải đương đầu với nguy cơ về nước”. Cựu tổng thư ký LHQ Boutros Ghali đã từng
nói: “ các cuộc chiến tranh tới đây sẽ không phải là cuộc chiến tranh giành dầu mỏ mà là
cuộc chiến tranh giành nguồn nước”. Theo LHQ thì hiện nay có hơn 1 tỷ người trên thế
giới không có nước sạch để dùng. Theo ông Klaus Toepfer, chủ tịch chương trình môi
trường LHQ thì trong 10 năm tới, trừ Canada và các nước vùng Bắc Âu, tất cả các nước
trên hành tinh này đều bị thiếu nguồn nước sạch. Đó là do gia tăng dân số, đô thị hóa, việc
sử dụng nước lãng phí, sự biến đổi của khí hậu… Do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, các
vùng khô hạn sẽ càng khô hạn hơn, các vùng vốn nhiều mưa nay lượng mưa lại càng lớn
hơn.
Đô thị hóa và công nghiệp hóa là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên thế giới.Tuy nhiên, đô thị hóa - công nghiệp hóa và ảnh hưởng của nó đang là
vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các nước phát triển và đang phát triển [Ashley L.S
Perera, Wang shi-jun, Wang Dan, and Yang Xiang-hua (2002)]. Môi trường, chất lượng
cuộc sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa và đang bên bờ vực thẳm của
phát triển không bền vững nếu không có các giải pháp “đáp ứng” kịp thời và tương xứng.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về ô nhiễm hồ nước và các giải pháp khắc
phục, một số nghiên cứu điển hình được trình bày dưới đây:

− Hồ Paijanne là hồ lớn thứ hai ở Phần Lan, bị ô nhiễm kéo dài trong khoảng 40 năm
(1944 – 1983) bởi nước thải của một số nhà máy chế biến gỗ, bột giấy và nước thải đô thị.
Để cải thiện chất lượng nước hồ, các trạm xử lý nước thải đô thị và công nghiệp được xây
dựng để giảm tải lượng chất dinh dưỡng và hữu cơ thải vào hồ. Mất 20 năm để chất lượng
nước hồ được cải thiện. Hiện tượng phú dưỡng hóa được khống chế, hàm lượng tảo trong
hồ rất thấp [13, 15, 19].
− Hồ Malaren – Thụy Điển có mật độ dân cư lớn và là vùng phát triển công nghiệp
mỏ đồng và sắt. Hồ bị phú dưỡng hóa nghiêm trọng. Việc xây dựng các trạm xử lý nước
thải đô thị đã giảm 95% tải lượng phốtpho từ nguồn điểm vào hồ và cải thiện được chất
8


lượng nước hồ. Hiện tại 3 phần tư lượng phốtpho và hai phần ba lượng nitơ đến từ hoạt
động nông nghiệp [10, 17].
− Hồ Onega – vùng Tây bắc Nga, một hồ nước thực sự lớn. Hệ sinh thái hồ nước và
sự phát triển của nó được nghiên cứu khá kỹ lưỡng qua nhiều thập kỷ. Hiện tượng thiếu
ôxy ở vùng phía Tây hồ gây ra bởi nước thải đô thị. Một điều tra nhanh cho thấy lượng
trầm tích rất lớn tương tự như các hồ ở Phần Lan do bị ô nhiễm bởi ngành công nghiệp
giấy và bột giấy. Sự phát triển của Onega phụ thuộc vào sự thành công kế hoạch bảo vệ
nước mà đã bị cản trợ bởi sự suy thoái kinh tế những năm qua [15, 17].
− Hồ Baikal nằm ở phía đông Siberia, là hồ sâu nhất thế giới và đứng thứ 8 trong tổng
số 22 hồ lớn nhất thế giới. Nước ở hồ Baikal mềm, hơi có tính kiềm, với hàm lượng khoáng
chất thấp, quá trình oxy hóa xảy ra ở bề mặt. Bicarbonate và canxi là các ion phong phú
nhất. Dạng khí và các thành phần ion, phốtphos hữu cơ, nitơ theo mùa khá ổn định, SO42là 5mg/L, Cl- là 0,4mg/L. Khoáng chất giảm dần theo chiều sâu, hàm lượng ôxy hóa ở tất
cả các độ sâu. Các nguồn ô nhiễm như: nhà máy Giấy và bột giấy Baikal, phát thải vào hồ
240.000m3 chất thải công nghiệp và 150.000m3 nước thải đã xử lý; Chất thải công nghiệp
và đô thị đã xử lý của thành phố Ulan – Ude hơn 120.000m3 mỗi ngày; Nhà máy Giấy các
tông Selenga hơn 60.000m3 nước thải xử lý không đạt; Các chất ô nhiễm nông nghiệp
được rửa trôi từ 907.000ha (9070 km2); Sử dụng đất nông nghiệp bất hợp lý và khai thác
gỗ vượt giới hạn cho phép gấp sáu lần; khí thải ra từ công nghiệp tới 100 tấn/ngày; Suy

giảm đất và thảm thực vật trong khu vực đường sắt Baikal-Amur và trong khu vực bảo hộ
động vật hoang dã nằm trong lưu vực của hồ làm mất 2230g/m 2; Hoạt động hàng hải gây ô
nhiễm nguồn nước từ các sản phẩm dầu, một số vùng vượt quá giới hạn cho phép cao nhất
từ 20 – 40 lần; Không kiểm soát du lịch, dẫn đến việc xả rác ở một số khu vực, phá rừng và
cháy.
Từ những năm 1960 có sự thay đổi đáng kể trong hệ sinh vật phù du của hồ Baikal,
loài đặc hữu biến mất. Hệ thống miễn dịch các sinh vật trong hồ cũng bị suy yếu như là
kết quả của ngộ độc. Điều này dẫn đến sự gia tăng bệnh tật và tử vong. Một triệu chứng
thể hiện ô nhiễm trong hồ Baikal: tích tụ các hợp chất độc hại trong chuỗi thực phẩm
(1988 Galaziy năm 1996, Votintsey 1992). Nồng độ hóa chất trong hồ vượt quá nồng độ
hóa chất hồ tương đường từ 2-6 lần.
Các biện pháp khác nhau đã được áp dụng để ngăn chặn sự ô nhiễm hơn nữa (Izrael &

9


Zenin 1973; Anohin et al 1984; Galaziy 1990; Shutov 1995): Một trung tâm nghiên cứu
chất lượng nước được thành lập liền kề với khu vực xả thải tại BPPM; Nồng độ tiêu chuẩn
cho phép các hóa chất trong nước thải được áp dụng đối với Baikal; Các tổ chức khoa học
thực hiện điều tra toàn bộ vùng nước từ 2-3 lần/năm; Nâng cấp trạm xử lý nước thải nhà
máy giấy đạt tiêu chuẩn quy định; Các nhà máy sử dụng chu trình khép kín của việc sử
dụng nước và xả chất thải sâu dưới lòng đất; Di dời nhà máy Chì và chế biến Kẽm ra khỏi
khu vực lưu vực Baikal; Kiểm soát chặt ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước; Nghiêm
cấm xả nước thải từ các tàu thuyền tư nhân vào hồ; thay đổi hệ thống canh tác đất nông
nghiệp để giảm phát thải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;… [5, 11, 23, 26].
− Hồ Laguna de Bay là hồ nông rộng 900km2 ở ngoại ô Manila của Phillipines. Hơn 3
triệu người sống xung quanh hồ. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt, thủy lợi, kiểm
soát lũ, cung cấp cá và như là một kho chứa chất thải trong nước, chất thải công nghiệp,
nông nghiệp. Hồ ô nhiễm nặng bởi nước thải và nước thải công nghiệp. Việc tăng dân số
trong lưu vực sông Laguna de Bay được ước tính ở mức 5,2% (Pacardo 1994), tiếp nhận

chất thải và khai thác quá mức đã tạo áp lực môi trường lên hồ nước và làm suy giảm đáng
kể chất lượng nước. Hồ được đánh giá phú dưỡng cao trong ít nhất 50 năm và tảo nở hoa
xảy ra thường xuyên suốt mùa hè. Cơ quan phát triển hồ Laguna đã thực hiện hệ thống phí
môi trường đối với người sử dụng từ năm 1997. Chương trình này cung cấp các ưu đãi kinh
tế để khuyến khích người sử dụng hồ giảm thiểu ô nhiễm nước, đồng thời cũng cung cấp
kinh phí cho việc quan trắc chất lượng nước hồ [21, 22].
− Hồ Okeechobee rộng 1.732km2, là hồ cận nhiệt đới ở Floria, Mỹ. Hồ cung cấp nước,
phòng chống lũ và là nhu cầu giải trí của một số dân khoảng 3,5 triệu người. Hồ giàu dinh
dưỡng như là kết quả đầu vào nitơ và phốtpho từ các vùng đất thâm canh bao quanh nó.
Hoạt động chăn nuôi gia súc và chăn nuôi bò sữa ở phía bắc, trồng rau và canh tác mía ở
phía nam của hồ. Sự phát triển nông nghiệp đã tác động đến chất lượng nước của hồ, suy
giảm chất lượng nước và hoa nở tảo phát triển trong những năm 1980, hàm lượng P trong
hồ cao 0,3 - 0,4 g/m2/năm. Giảm thiểu lượng nitơ và phốtpho vào hồ bằng việc triển khai
chương trình kiểm soát ô nhiễm thực tế gồm Những biện pháp quản lý bao gồm sử dụng
chất thải động vật trong canh tác, xây dựng hàng rào để giữ gia súc, sử dụng các vùng đất
ngập nước để loại bỏ chất dinh dưỡng để giảm lượng phốtpho phát thải 0,3 –
3,2kgP/ha/nam xuống 0,3 – 1,6kgP/ha/năm và nitơ từ 2,7 – 26 kgN/ha/năm xuống 2,1 –

10


3kgN/ha/năm. Triển khai chương trình tổng tải lượng tối đa ngày (TDMLs) để giảm nồng
độ phopho xuống 40 µg/l.Ban bảo vệ môi trường ở Floria đã đề xuất thiết lập tổng tải trọng
tối đa P hằng ngày (TMDL) để hạn chế nồng độ P tổng dưới 40mg/L và đề nghị và chiến
lược quản lý hồ Okeechobee: xem xét các vùng sinh thái là nền tảng cho việc nghiên cứu
trong tương lai, duy trì kiểm soát P trong hồ, tập trung các chương trình giám sát phía tây
và phía nam của hồ, thực hiện chế độ quản lý nước cấp linh hoạt với chế độ thủy văn tự
nhiên [1,2].
− Ở Nam Phi để bảo vệ nguồn nước Đập nước Witbanbk khỏi sự ô nhiễm do hoạt
động khai thác mỏ, Chính quyền đã phát triển và thực thi kế hoạch quản lý chất lượng

nước và Ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa ô nhiễm từ hoạt động khai thác mỏ nhằm giảm độ
mặn do sulphate, kiểm soát hiện tượng phú dưỡng hóa do phốtpho, giảm hàm lượng kim
loại nặng và ammonia [27].
− Hồ Kasumigaura tại Nhật Bản bị ô nhiễm do hiện tượng phú dưỡng hóa, để cải thiện
chất lượng nước hồ Chính phủ đã áp dụng các biện pháp: tiêu chuẩn xả thải công nghiệp,
xây dựng hệ thống thoát nước, vớt tảo, nạo vét, áp dụng chương trình TMDLs [12].
Tóm lại, đã có nhiều biện pháp đã được áp dụng để cải thiện và quản lý chất lượng
nước các hồ trên thế giới đạt các mục đích sử dụng khác nhau. Các biện pháp chủ yếu tập
trung vào việc: quản lý việc sử dụng đất hợp lý bằng giải pháp canh tác nông nghiệp bền
vững, bảo vệ rừng đầu nguồn, …; xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử
lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào hồ; xây dựng quy chuẩn chất lượng nước
riêng cho hồ; khai thác và vận hành hồ hợp lý; nghiêm cấm và di dời các nhà máy gây ô
nhiễm cao ra khỏi lưu vực hồ; quan trắc chất lượng nước hồ; áp dụng công cụ kinh tế
trong quản lý các nguồn thải; …. Nhìn chung để quản lý và bảo vệ được chất lượng nước
các hồ chứa, cần phải áp dụng tổ hợp nhiều biện pháp khác nhau, gồm cả giải pháp công
trình và phi công trình.
Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ
tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp
khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện
có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài,
Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó)

Ở nước ta, trong những năm gần đây, sư gia tăng khai thác tài nguyên nước đang
gây ra 2 thách thức lớn đối với phát triển bền vững:
− Nạn ô nhiễm và lượng phế thải đã vượt quá khả năng hấp thụ và phân hủy/khả năng
11


tự làm sạch của nguồn nước.

− Sự suy giảm khối lượng và chất lượng của tài nguyên nước
Tại Việt Nam do tác động của hoạt động kinh tế - xã hội trong lưu vực, nhiều hồ chứa
cũng bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau và cần phải triển khai các giải pháp quản lý phù hợp.
Vấn đề ô nhiễm các hồ chứa nước cùng với các giải pháp giảm thiểu đã được nghiên cứu
và đề cập đối với một số hồ như:
− Nghiên cứu phú dưỡng hóa Hồ Dầu Tiếng do tác động bởi hoạt động nông nghiệp,
nuôi thủy sản lòng hồ, vấn đề xói mòn. Phú dưỡng hóa hồ Dầu tiếng có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến vấn đề cấp nước sinh hoạt cho TPHCM. Để cải thiện chất lượng nước cơ
quản quản lý đã nghiêm cấm hoạt động nuôi cá bè trong lòng hồ, triển khai phương thức
canh tác nông nghiệp bền vững, bảo vệ rừng đầu nguồn, quản lý tổng hợp LV, … [39].
− Hồ Trị An là một trong những hồ nhân tạo đa mục tiêu lớn nhất Việt Nam, nguồn
nước hồ bị tác động bởi chất thải hoạt động nuôi các bè, nước thải công nghiệp (mía
đường, …) đô thị và hoạt động nông nghiệp. Để cải thiện thiện chất lượng nước hồ, dự án
“Ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai” được triển khai từ
tháng 9/2007-6/2010 do WWF tài trợ. Mục tiêu của dự án là xác định và ngăn ngừa các
vấn đề ô nhiễm nước đang ngày một gia tăng trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai. Cụ
thể là xác định mối liên hệ giữa các phương thức sử dụng đất của cộng đồng địa phương;
giới thiệu phương pháp sản xuất tốt hơn cho các cộng đồng sinh sống gần hồ và hạ lưu
sông Đồng Nai; hỗ trợ xây dựng chiến lược nước sạch và vệ sinh môi trường cho các bên
liên quan sử dụng nguồn nước trong vùng dự án; nâng cao năng lực cho cá nhân và cộng
đồng về kiến thức kỹ năng quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để tiến hành các hoạt
động sinh kế bền vững; xây dựng hệ thống thông tin về các lợi ích kinh tế-xã hội, sinh thái
từ sự giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước…. Dự án đã xác định được các khu vực và những
hoạt động chính gây ô nhiễm nước hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai; giới thiệu các
phương pháp quản lý, thực hành tốt hơn trong sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn
nước.
− Hồ Xuân Hương là danh thắng du lịch nổi tiếng của TP Đà Lạt nói riêng và Việt
Nam nói chung. Hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là hiện
tượng phú dưỡng hóa làm tảo phát triển mạnh gây hiện tượng nở hoa hàng năm, ảnh hưởng
đến mỹ quan và hoạt động du lịch. Giải quyết ô nhiễm chính quyền địa phương đã áp dụng

nhiều giải pháp như nạo vét lòng hồ, xây dựng các hồ lắng phía thượng lưu, xử lý nước
12


thải công nghiệp, thu gom nước thải đô thị ngăn không cho chảy vào hồ, …. Tuy nhiên,
vẫn không xử lý hết được hiện tượng phú dưỡng hồ do các nguồn thải chăn nuôi, sinh hoạt,
nông nghiệp khu vực thượng nguồn vẫn chưa được kiểm soát tốt [45].
− Hồ Đá Đen là hồ cấp nước quan trọng nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hồ cũng
đang chịu nhiều tác động tiêu cực của hoạt động phát triển KT-XH trên lưu vực, gây ảnh
hưởng đến khả năng cấp nước an toàn cho tỉnh. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động
đến chất lượng nước hồ Đá Đen và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp” do nhóm tác giả
TS. Lê Việt Thắng, TS. Nguyễn Hồng Quân thực hiện đã xác định được các nguyên nhân
chính tác động đến chất lượng nước hồ Sông Quao (nước thải sinh hoạt của các đô thị,
hoạt động chăn nuôi và nông nghiệp, …). Mô hình SWAT, Mike 21 đã được sử dụng để
mô phỏng và dự báo chất lượng nước hồ theo các kịch bản khác nhau dựa vào quy hoạch
phát triển KT-XH trên lưu vực. Trên cơ sở kết quả điều tra thực tế, ứng dụng mô hình chất
lượng nước, … nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp (quy hoạch, công nghệ xử lý,
quan trắc bồi lắng và chất lượng nước hồ, kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp,
nâng cao nhận thức, ….) có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế bảo vệ chất
lượng nước hồ Sông Quao đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt [35].
− Hồ Lắk được mệnh danh là “hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Hàng năm khu du
lịch này đón hàng trăm ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế đem lại doanh thu lớn
cho ngành du lịch Đắk Lắk. Thế nhưng, hồ Lắk đang bị xâm hại nghiêm trọng do hoạt
động kinh tế - xã hội của người dân xung quanh. Điều này đã khiến cho điểm du lịch này
ngày càng kém hấp dẫn du khách. Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng chặt phá rừng tràn
lan khiến cho cảnh quan ven hồ không còn xanh tươi như thuở trước. Theo số liệu thống kê
của Hạt Kiểm lâm huyện Lắk, trước đây, quanh hồ Lắk có gần 14.000ha rừng, nay chỉ còn
khoảng 10.000ha, chất lượng rừng rất kém. Bao quanh hồ Lắk giờ đây là những đồi núi
trọc, những cây lớn đã bị chặt phá gần hết. Do mất rừng nên khi mùa mưa đến, đất đai bị
xói mòn cuốn trôi xuống làm bồi lấp lòng hồ. Trước đây, vào mùa khô, diện tích mặt hồ

Lắk rộng hơn 500ha, nay còn khoảng 300ha. Bên cạnh đó, nhiều người lấn chiếm hồ đổ đất
làm nhà, mặt nước thì đầy rác thải không được dọn dẹp, lại thêm nhiều người dân từ nơi
khác đến giăng lưới đánh bắt cá tôm. Mặt hồ chằng chịt các loại đăng bắt cá, nước hồ có
màu đục chứ không còn xanh như trước, ven bờ, nhiều rác thải bốc mùi hôi thối, .… [46].


Ở khu vực phía Bắc vấn đề ô nhiễm các hồ chứa cũng diễn ra khá nghiêm trọng, các

hồ thắng cảnh nổi tiếng như hồ Gươm, hồ Tây, hồ suối Hai, hồ Đồng Mô đều ít nhiều bị ô
13


nhiễm do bị tù đọng, lấn chiếm, tiếp nhận nước thải đo thị, … đa số các hồ đều bị phú
dưỡng hóa.


Hồ Núi Cốc là hồ chứa đa mục tiêu rất quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, với nhiệm

vụ chính là cấp nước, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản và phòng chống lũ cho hạ lưu.
Trong khi đó việc khai thác bừa bãi khoáng sản, nạn chặt phá rừng đã làm cho lượng bùn
cát đổ vào hồ tăng lên đáng kể; cùng với hoạt động du lịch trong khu vực lòng hồ đã làm
tăng nguy cơ xói lở bờ hồ. Việc nghiên cứu bồi lắng hồ chứa chủ yếu tập trung vào các vấn
đề chính: xác định lượng bùn cát ra vào hồ chứa; xác định tốc độ bồi lắng trung bình và
tuổi thọ của hồ chứa; xác định phân bố lượng bùn cát theo không gian và thời gian. Đối với
2 vấn đề đầu việc nghiên cứu tính toán thường được xác định dựa trên cơ sở các tài liệu
thực đo về bùn cát, địa hình, các tài liệu thực nghiệm nghiên cứu xói mòn đất. Sự phân bố
lượng bùn cát trong hồ chứa có thể xác định bằng phương pháp kinh nghiệm và phương
pháp mô hình toán. Có thể kể ra một số mô hình như: mô hình HEC-6, mô hình RUS-1, mô
hình GSTART, mô hình WENDY, MIKE-11, MIKE21… Các biện pháp được đề xuất
nhằm giảm thiểu quá trình bồi lắng làm giảm chất lượng nước hồ như: trồng rừng phòng

hộ, phủ xanh đất trống; bảo vệ bờ hồ chối xói trượt, sạt lở; nạo vét lòng sông vùng vào cửa
hồ; xây dựng các bể lắng cát vùng thượng lưu hồ và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
hồ [37].


Về mặt khoa học, hồ Tây có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp nước và chứa nước

cho tầng nước dưới đất; nhưng hiện nay hồ Tây cũng đang phải chịu sức ép khá lớn từ vấn
đề đô thị hóa gây tác động đáng kể đến chất lượng nước hồ. Nhằm đánh giá chất lượng
nước, đề tài [34] đã sử dụng phần mềm EFDC để xây dựng một số mô hình mô phỏng chất
lượng nước. Mô hình số EFDC mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong nước
nhằm dự báo chất lượng nước hồ trong tương lai, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm nước hồ, bảo vệ môi trường tự nhiên hồ. Các giải pháp quản lý và kỹ thuật
đã được đề xuất trong đề tài như: quy hoạch không gian vùng, quy hoạch xây dựng hồ,
hoàn thiện hệ thống thoát nước, nạo vét lòng hồ, duy trì hệ thủy sinh trong hồ…


Việc ứng dụng mô hình toán trong nghiên cứu chất lượng nước các hồ chứa cũng

được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm. Trong [38] nhóm tác giả đã ứng dụng mô hình
đánh giá và dự báo chất lượng nước hồ Trị An. Kết quả mô phỏng được hiện trạng chất
lượng nước hồ năm 2008, dự báo 2010 và 2020, xác định được các nguồn thải ảnh hưởng
đến chất lượng nước hồ là nguồn thải nuôi cá bè trong lòng hồ, nguồn thải chăn nuôi và
14


sinh hoạt ở khu vực Định Quán và Vĩnh Cữu. Chỉ tiêu mô phỏng COD, BOD, nitơ và
photpho . Ở khu vực phía Bắc, tác giả đã ứng dụng mô hình 2 chiều CE – QUAL – W2 để
mô phỏng và dự báo chất lượng nước hồ Hòa Bình đối với chỉ tiêu DO trong trường hợp có
và không có Sơn La. Kết quả chứng tỏ công trình thủy điện Sơn La có ảnh hưởng rất lớn

đến chất lượng nước hồ Hòa Bình [29].
Tổng quan vùng nghiên cứu

Do nằm trong vùng có lượng mưa thấp (lượng mưa trung bình năm khoảng 850 mm
ở khu vực phía Bắc của tỉnh, 1250 mm ở khu vực trung tâm tỉnh và 1450 mm ở khu vực
phía Nam), nên Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt thấp
nhất nước ta, nguồn nước dưới đất lại bị nhiễm mặn ở nhiều nơi, nên nước mặt đóng vai trò
chính trong việc cung cấp nước các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hàng
năm, tình trạng khan hiếm và thiếu nước diễn ra tại nhiều vùng của tỉnh, đặc biệt vào mùa
khô. Tỉnh đã xây dựng 283 công trình thủy lợi (hồ chứa, đập dâng, ao bàu, kênh, cống,
bưng, …) [41] để tích trữ nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và cấp nước như sông
Quao, hồ Cà Giây, hồ sông Lòng Sông, hồ Ka Bét, sông Móng, sông Dinh, …. Chính vì thế
nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt đảm bảo đạt chất lượng cho các mục đích
sử dụng khác nhau (nông nghiệp, giao thông thuỷ, du lịch, bảo tồn hệ sinh thái, cấp nước,
…) là rất quan trọng, đặc biệt là đảm bảo chất lượng các nguồn nước cấp cho hoạt động
dân sinh và sản xuất của tỉnh. Bảo vệ và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước mặt của
tỉnh càng trở lên cấp thiết do ảnh hưởng ngày càng tăng của biến đổi khí hậu – nước biển
dâng.
Hồ sông Quao là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Bình Thuận có diện tích lưu
vực 296 km2, diện tích mặt hồ khoảng 6,8 km2, dung tích 80 triệu m3, hồ được cấp nước từ
sông Quao và sông Đan Sách. Nhiệm vụ công trình theo thiết kế được duyệt tưới cho 8.120
ha đất canh tác thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, hiện nay năng lực tưới thiết kế
công trình tăng lên 12.000 ha do mở rộng khu tưới và nhờ nguồn nước bổ sung từ đập Đan
Sách và nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh. Hồ sông Quao là hồ chứa đa mục tiêu, cấp
nước cho sinh hoạt, công nghiệp sản xuất, du lịch và nông nghiệp. Hiện tại có ba nhà máy
nước sử dụng nguồn nước từ hồ sông Quao cấp nước cho thành phố Phan Thiết và một
phần của huyện Hàm Thuận Bắc với tổng công suất khoảng 53.360 m 3/ngày.đêm. Nhà máy
nước Cà Giang công suất 24.000 m 3/ngày.đêm và Ma Lâm công suất 4360 m 3/ngày.đêm
chỉ sử dụng nguồn nước từ hồ sông Quao. Riêng nhà máy nước Phan Thiết công suất
15



25.000 m3/ngày.đêm vừa sử dụng nguồn nước từ hồ sông Quao và sông Cà Ty tại đập Phú
Hội. Vào mùa mưa nhà máy sử dụng nguồn nước chính từ sông Cà Ty, nhưng mùa khô,
sông Cà Ty không đủ nước, nước thiếu sẽ theo hệ thống kênh dẫn từ hồ sông Quao về đập
Phú Hội để cấp cho nhà máy.

Hình 1: Ranh giới lưu vực sông Quao xây dựng từ mô hình số độ cao (Nguồn: nhóm
nghiên cứu xây dựng) và công trình sông Quao (Nguồn: Internet)
Như vậy, hồ sông Quao là nguồn cấp nước chính cho các hoạt động dân sinh và kinh
tế của thành phố Phan Thiết, thị trấn Ma Lâm và vùng phụ cận, đây là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá của tỉnh, ngoài ra hồ cũng cấp nước cho các khu du lịch ven biển. Tuy
nhiên, chất lượng nước hồ sông Quao và hệ thống kênh dẫn cấp nước sinh hoạt đã, đang và
sẽ chịu các tác động tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội (hoạt động nông nghiệp,
chăn nuôi, sản xuất, …) trên lưu vực. Kết quả quan trắc năm 2013, 2014 do Chi cục
BVMT tỉnh Bình Thuận thực hiện tại đập Phú Hội và đập sông Quao cho thấy nguồn nước
đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng. Tại đập Phú Hội các chỉ tiêu COD, BOD 5 không
đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt cột A2 tại mọi thời điểm quan trắc; SS, ammonia
16


và nitrate không đạt quy chuẩn tại một số thời điểm. Tại đập sông Quao chỉ tiêu BOD 5
không đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt cột A2 tại mọi thời điểm quan trắc. Như
vậy, việc bảo vệ chất lượng nước mặt hồ Sông Quao và hệ thống kênh dẫn cấp nước sinh
hoạt đảm bảo đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt là nhiệm vụ hết sức quan trọng và
cấp bách ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Từ những lý do nêu trên việc triển khai
thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp tổng
hợp quản lý chất lượng nước hồ sông Quao đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố Phan
Thiết và vùng phụ cận” là hết sức cần thiết. Kết quả của đề tài là cơ sở quan trọng để cơ
quan quản lý nhà nước triển khai các giải pháp quản lý để bảo vệ chất lượng nước hồ cùng

tuyến kênh dẫn cấp nước sinh hoạt cho toàn vùng hưởng lợi từ nguồn nước hồ sông Quao
đạt chất lượng nguồn cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, đề tài càng cấp bách trong điều
kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tác động nghiêm trọng đến nguồn nước
hồ nói riêng và của tỉnh nói chung.
15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên
cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác
biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ
những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận
giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong đề tài để đạt
được mục tiêu)

Tài nguyên nước được quyết định bởi 2 yếu tố [42]:
− Khối lượng nước thỏa mãn nhu cầu sử dụng ngày càng tăng do việc tăng dân số, sản
xuất công, nông nghiệp và dịch vụ;
− Chất lượng nước thỏa mãn yêu cầu của từng mục tiêu sử dụng: nước sinh hoạt, nước
thủy lợi, thủy sản, du lịch,…
Trong quá trình tiến hóa, con người là trung tâm trong mối quan hệ của tài nguyên,
môi trường và phát triển. Quản lý và phát triển bền vững nguồn nước là một vấn đề quan
trọng và phức tạp đối với cả nước giàu và nước nghèo. Đó là một thách thức về kỹ thuật và
thường đòi hỏi sự cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất trong việc
xem xét các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị. Tiêu biểu như môi trường
được xem là một vấn đề nền tảng vì nó thực sự là chìa khóa để quản lý nguồn nước bền
vững. Chính vì thế hai trong ba mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố và đánh giá các
nguy cơ tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước hồ sông Quao và hệ thống kênh dẫn cấp
nước sinh hoạt làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tổng hợp, phù hợp nhất cho việc quản lý
17


chất lượng nước hồ về hệ thống kênh dẫn đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt, góp

phần khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước hồ sông Quao phục vụ phát triển bền
vững tỉnh Phan Thiết.
Môi trường có đặc tính cơ bản là tự điều chỉnh tức là khả năng phục hồi các tính chất
vốn có và cấu trúc dưới ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Đặc tính tự điều chỉnh này
quyết định tính bền vững của môi trường. Tính bền vững này được hiểu là khả năng bảo
tồn thành phần, cấu trúc và trạng thái của nó dưới ảnh hưởng của các tác động bên ngoài
hoặc thay đổi trong giới hạn không gây tổn hại đến chức năng hệ thống. Tính bền vững của
môi trường được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng
và các loại hình tác động. Mức độ bền vững của môi trường được các nhà khoa học Nga
đánh giá qua hệ số K, là tổng của các tác nhân có xu hướng giữ tính bền vững của môi
trường chia cho tổng các tác nhân có xu hướng làm giảm tính bền vững của môi trường. K
> 1 Môi trường được coi là bền vững và K < 1 Môi trường được coi là kém bền vững.
Trạng thái bề vững của môi trường khi đối diện với các tác nhân ô nhiễm hay nói đúng hơn
là khi tiếp nhận nguồn ô nhiễm ( tác nhân bên ngoài), sẽ trải qua 04 giai đoạn: (1) Tác nhân
ô nhiễm không gây ra một sự thay đổi nào đáng kể. Hệ số K trong giai đoạn này lớn hơn 1
và môi trường tồn tại trong trạng thái bền vững cân bằng, chất lượng nước đảm bảo các
mục tiêu sử dụng; (2) Tác nhân ô nhiễm tiếp tục tăng làm tăng tính phá hoại trong môi
trường và quá trình tự điều chỉnh cũng tăng lên và đạt đến giá trị tới hạn. Ở giai đoạn này
môi trường vẫn tồn tại trong trạng thái bền vững. Hệ số K vẫn lớn hơn 1 và khi quá trình tự
điều chỉnh đạt giá trị tới hạn thì hệ số K có giá trị là 1. Nếu như ở giai đoạn này chấm dứt
việc đưa các tác nhân ô nhiễm vào thì môi trường có thể dần dần sẽ trở lại trạng thái ban
đầu; (3) Giai đoạn tiếp theo, tác nhân ô nhiễm tiếp tục tăng nhưng ngược lại các quá trình
tự điều chỉnh đã suy giảm, môi trường đã rơi vào tình trạng không bền vững và hệ số K <1.
Lúc này nếu chấm dứt việc đưa các tác nhân ô nhiễm vào môi trường thì môi trường cũng
không có khả năng trở lại trạng thái ban đầu; và (4) Giai đoạn phá hoại hoàn toàn.
Môi trường nước hồ sông Quao đã có dấu hiệu ô nhiễm, nghĩa là hệ số bền vững K đã
suy giảm, tức đang nằm trong giai đoạn 2. Đặc điểm của giai đoạn này là tính biến động
mạnh mẽ và rõ nét hơn. Tuy nhiên các biến dạng đang còn mang tính đàn hồi, nghĩa là nếu
dừng được các tác động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường thì môi trường có khả năng tự
phục hồi trở về trạng thái ban đầu hoặc gần như ban đầu.

Các con sông đều có khả năng tự nhiên để tự làm sạch các chất ô nhiễm và đã được
18


minh chứng qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đối với hồ chứa thì khả năng tự
làm sạch thấp hơn sông. Với những nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì quá trình tự làm sạch
rất lâu qua sự kết hợp nhiều tiến trình lí hóa sinh nếu như đã kiểm soát được nguồn ô
nhiễm. Vì vậy tạo tác động của dòng chảy và hỗ trợ của thực vật để gia tăng quá trình tự
làm sạch là một giải pháp hợp lí và bền vững. Dưới tác động của dòng chảy đối với các cơ
chế tự làm sạch của hồ chứa bao gồm các quá trình pha loãng, bồi lắng, thông thoáng khí,
hấp phụ, hoạt động của thực vật, sự tạo bọt, phân hủy vi sinh,….
Tuy nhiên, hệ sinh thái sông, hồ là một chuỗi phức tạp hỗ trợ cho mọi cuộc sống xung
quanh nó. Mặc dù bản thân các nguồn nước đều có thể tự làm sạch nhưng điều đó không
phải cứ làm ô nhiễm để nó tự làm sạch mà cần phải kiểm soát nguồn xả thải vào hồ để sự
phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường trong sạch bền vững.
Hiện nay hồ sông Quao đã có dấu hiệu bị ô nhiễm trong khi đó khả năng tự làm sạch
không cao. Chính vì vậy việc nghiên cứu thủy văn, dòng chảy, điều tra và tính toán tải
lượng ô nhiễm từ các nguồn thải, ứng dụng mô hình toán đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải của hồ, … kết hợp với các giải pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước hồ và hệ thống
kênh dẫn cấp nước sinh hoạt đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt phục vụ phát triển
bền vững tỉnh Bình Thuận là mục tiêu thứ ba mà đề tài phải đạt được.
Việc bảo vệ môi trường hồ sông Quao và hệ thống kênh dẫn cấp nước vừa phức tạp,
vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng cao. Vì vậy cần có sự quản lý thống nhất, phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp từ tỉnh đến tận các xã thị trấn. Kết hợp việc thực hiện
3 mục tiêu cơ bản nêu trên, các giải pháp khả thi công trình và phi công trình sẽ được kiến
nghị thực hiện nhằm giảm thiểu tối đa tải lượng ô nhiễm vào lưu vực hồ để chất lượng
nước hồ luôn đạt được quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt, đưa đến mục tiêu cuối cùng là
hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà ra quyết định trong việc quản lý, phát triển bền vững, kết
hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cho hồ sông
Quao có thể xem là một mô hình nghiên cứu mẫu để nhân rộng ra cho những hồ cấp nước

thuộc tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn
khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận
giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
Tiếng anh:

1. Aldridge, F.J., Phlips, E.J. & Schelske, C.L. (1995) The use of nutrient

19


enrichment bioassays to test for spatial and temporal distribution
limiting

factors

affecting phytoplankton

dynamics

in

of
Lake

Okeechobee, Florida. Ergebnisse der Limnologie.
2. Aumen, N.G. (1995), The history of human impacts, lake

management,


and limnological research on Lake Okeechobee, Florida (USA).
3. Asit K.Biswas, Cecilia Tortajada, Benedito Braga, Diego J. Rodriguez. (2006), Water
Quality Management in the Americas, Springer Berlin Heidelberg, New York.
4. Ashley L.S perera, Cities as magnets of hope – taday is word habitat day,
/>5. Agafonov, B.P. (1993) On the contemporary sediment accumulation in
Baikal. Vodnye Resursy.
6. Bryan Bruns, D.J. bandaragoda and M. Samad. (2001), Integrated Water Resources
Management in a River Basin Context, Proceedings of the Regional Workshop Malang,
Indonesia, Jan.
7. EPA (1995), Watershed Protection: A Statewide Approach – EAP 841-R-95-004, Office
of Water, USA.
8. EPA. (1995), Watershed Protection: A Project Focus – EAP 841-R-95-004, Office of
Water, USA.
9. EPA. (2008), Handbook for Developing Watershed TMDLs, U.S. Environmental
Protection Agency (USEPA), Office of Wetlands, Oceans & Watersheds, Washington,
D.C. USA.
10. Josefsson, M. & Andersson, B. (2001) The environmental consequences of
alien species in

the

Swedish lakes Mälaren, Hjälmaren, Vänern and

Vättern. Ambio.
11. Kozhov, M.M. (1963) Lake Baikal and its Life. W. Junk Publishers, Den Haag.
12. Mitsumasa Okada, Spencer A Perterson, (2000), Water Pollution Control Policy and
Management: the Japanese Experience, Gyosei, Japan.
13. Meriläinen, J.J. & Hamina, V. (1993) Recent environmen- tal histrory of a
large, originally oligotrophic lake in Finland: a paleolimnological study of

chironomid remains. Journal of Paleolimnology.
14. Nelson Olalekan magbaggeola (2002), management of water pollution within the

20


industrial sector in Nigeria: A case study of Lagos Lagoon, The 12th Stockolm water
Symposium – august 12-15.
15. PE.O’Sullivan, C.S.Reynolds (2005), The Lakes Handbook volume 2 Lake restoration
and rehabilitation, USA.
16. Richard davis and rafik hifji (2003), water resources and environment, technical note
C.1: Environmental flow – concepts and methods, The world bank, Washinton, D.C
17. Henriksen, A., Skjelkvåle, B.L., Traaen, T.S., et al. (1997) Results of National
Lake Surveys (1995) in Finland, Norway, Sweden, Denmark, Russian Kola,
Russian Karelia, Scotland

and

Wales. Report No.

3645–97, Norsk

Institutt for Vannforskning, Oslo.
18. Richard Helmer and Ivanildo hespanhol, (1997), Water Pollution Control – A Guide to
the Use of Water Quality Management Principles, United Nations Environment
Programme, the Water Supply & Sanitation Collaborative Council and the World
Health Organization, USA.
19. Ruoho-Airola, T. (1995) Bulk deposition. In: Bergström, I., Mäkelä, K. & Starr,
M. (eds). Integrated Monitơring Programme in


Finland, First

National

Report. Envi- ronmental Policy Department, Ministry of Environ- ment,
Helsinki.
20. Shrestha, R.R., Shrestha, J. & Manandhar, A. (2004), Monitơring of transboundary
rivers – Bagmati and Narayani, Environment and public Health Organization (ENPHO)
21. Santiago, A.E. (1993) Limnological behavior of Laguna de Bay: Review and
evaluation of ecological status. In: Sly, P.G.

(ed.), Laguna Lake Basin,

Philippines: Problems and Opportunities. Environment and Resource Management Project, Halifax, Nova Scotia, Canada and University of the
Philippines at Los Baños, Laguna, Philippines, 100–5.
22. Sly, P.G. (1993) Major environmental problems in Laguna Lake, Philippines: A
summary and synthesis. In: Sly, P.G. (ed.), Laguna Lake Basin, Philippines:
Problems and

Opportunities. Environment and

Resource Man- agement

Project, Halifax, Nova Scotia, Canada and University of the Philippines at
Los Baños, Laguna, Philippines.
23. Solomatina, E.K. (1995) Baikal at a closer look. Nauka vRossii. (In Russian.)

21



24. The National Academies, (2000), Watershed Management for Potable Water Supply:
Assessing the New York City Strategy, USA
25. Wang shi-jun, Wang Dan, and Yang Xiang-hua (2002), Urbanization and its impacts on
water environment in tumen river basin, CHINESE GEOGRAPHICAL SCIENCE,
volume 12, number 3, Sciene Press, Bejing, China.
26. Votintsev, K. K. (1992) On the

characteristics of the self-purification

potential of Lake Baikal. Sibirskiy Biologicheskiy Zhurnal.
27. />Tiếng Việt:
28. Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi trường (2001), Tài nguyên & Môi Trường – tuyển
tập hội nghị khoa học – chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước về sử dụng hợp
lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường – KHCN.07, nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật.
29. Cao Phong Nhã (2005), Nghiên cứu ứng dụng mô hình hai chiều đứng CE-QUAL-2W
mô phỏng và dự báo chất lượng nước hồ Hòa Bình, Hội thảo khoa học thanh niên lần II.
30. Lâm Minh Triết, Lê Việt Thắng và NNK (2004), Nghiên cứu xây dựng quy định khai
thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai, Viện Môi trường Tài
nguyên, TP.HCM.
31. Lâm Minh Triết, Lê Việt Thắng và NNK (2006), Nghiên cứu đề xuất mô hình khả thi và
thích hợp tổ chức điều phối thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai, Viện Nước và Công nghê Môi trường, TP.HCM.
32. Lâm Minh Triết, Lê Việt Thắng và NNK (2008), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng
thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành
phố-giai đoạn 1, Viện Nước và Công nghê Môi trường, TP.HCM.
33. Lâm Minh Triết, Lê Việt Thắng và NNK (2011), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng
thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành
phố - giai đoạn 2, Viện Nước và Công nghê Môi trường, TP.HCM.
34. Lê Quang Đạo (2008), Chất lượng nước hồ Tây, sử dụng mô hình EFDC đánh giá


chất lượng nước và đề xuất một số giải pháp quản lý. Luận văn Thạc sỹ, Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.
35. Lê Việt Thắng, Nguyễn Hồng Quân (2014), Nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất

22


lượng nước hồ Đá Đen và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp, ĐH Thủ Dầu Một,
Bình Dương.
36. Nguyễn Đức Quí (2001), Về khai thác và sử dụng hợp lý một số tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam, tuyển tập hội nghị khoa học – Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà
nước về sử dụng hợp lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường – KHCN.07, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật
37. Ngô Lê Long (2009), Đánh giá sự bồi lắng lòng hồ Núi Cốc, đề xuất giải pháp bảo vệ
và sử dụng bền vững. Đại học Thủy Lợi.
38. Nguyễn Kỳ Phùng, Trương Công Trường (2009), Mô hình hóa diễn biến chất lượng
nước hồ Trị An, tạp chí khí tượng thủy văn.
39. Nguyễn Thị Vân Hà (2008), Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý chất
lượng nước và phú dưỡng hồ Dầu Tiếng, Đề tài trọng điểm ĐH Quốc gia TPHCM.
40. Chi cục BVMT tỉnh Bình Thuận (2014), Số liệu quan trắc chất lượng nước đập sông
Quao, Tỉnh BT.
41. Sở NN&PTNT tỉnh BT (2011), Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh BT giai đoạn 2011 2020, Tỉnh BR.
42. Trịnh Thị Long (2005), Đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng nước trên
lưu vực Sông Mê Công ở Campuchia, Báo cáo đề tài của ủy ban Sông Mê Công Việt
Nam – Thuộc đề án tổng hợp của chính phủ “ nghiên cứu tổng quan tác động môi
trường do phát triển kinh tế - xã hội của Cam phuchia đối với đồng bằng sông cửu long”
(2005-2010)
43. Trịnh Thị Long và nnk (2010), Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội tới môi trường sông Thị Vải và vùng phụ cận đề xuất các giải pháp bảo

vệ môi trường, đề tài độc lập cấp nhà nước.
44. />45. />%87u/tabid/99/MaterialItemID/1027/MaterialCategoryID/0/currentpage/1/Default.aspx
/>
23


17

Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện
(Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu và triển khai thực nghiệm phù hợp cần
thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên
vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của
các đề tài trước đó; dự kiến những nội dung có tính rủi ro và gải pháp khắc phục – nếu có).

Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên,
hiện trạng và quy hoạch kinh tế - xã hội và môi trường lưu vực hồ Sông Quao, bao
gồm:
1.1. Thu thập thông tin tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên trên toàn lưu vực, cụ thể về:
− Địa hình ( kèm theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000)
− Đất đai thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất
− Mạng lưới sông kênh
− Khí hậu, khí tượng: số liệu mưa, nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi tại các trạm quan trắc
trên lưu vực sông
− Thủy văn: số liệu đo đạc thủy văn tại các trạm quan trắc thủy văn trên toàn lưu vực
− Các tài liệu liên quan khác
1.2. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến tài nguyên nước mặt trên toàn lưu
vực
− Các tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ thống sông/suối/kênh
− Các tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên nước mặt từ các đề tài, dự
án, nhiệm vụ KHCN đã thực hiện trước đây

− Thông tin về tình hình lũ lụt hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nước và những tác động
của chúng đến phát triển kinh tế - xã hội
1.3. Thu thập các tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến việc khai thác, sử
dụng nước hoặc gây tác động đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước trên toàn lưu
vực:
− Niên giám thống kê của tỉnh, huyện năm 2012, 2013, 2014
− Dân số và phân bố dân cư
− Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất của tỉnh, TP Phan Thiết
và huyện Hàm Thuận Bắc, … đến năm 2020, 2030

24


− Các tài liệu về dân sinh và kinh tế khác có liên quan


Hiện trạng, định hướng, qui hoạch, kế hoạch phát triển các ngành/ lĩnh vực sử dụng
tài nguyên nước chính: Nông nghiệp, Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nuôi trồng thủy
sản và giao thông thủy

1.4. Thu thập các tài liệu về hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trên
lưu vực
− Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ dân sinh và các hoạt
động kinh tế trong lưu vực
+ Khai thác sử dụng nước mặt phục vụ nuôi trồng đánh bắt thủy sản
+ Khai thác sử dụng nước mặt phục vụ nông nghiệp
+ Sử dụng nước mặt để phát triển du lịch
− Tình hình cung cấp nước cho cộng đồng
− Tình hình cấp phép sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước đối với các
công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước.

1.5. Thu thập tài liệu về hiện trạng qui hoạch, phát triển tài nguyên nước mặt và môi
trường trong lưu vực
− Thông tin, dữ liệu về các công trình phát triển tài nguyên nước và bảo vệ môi
trường
− Thông tin, dữ liệu về các công trình vệ sinh môi trường.
− Chính sách/qui hoạch về sử dụng nước và bảo vệ môi trường
− Tình hình trữ nước, hiện trạng vận hành các công trình
1.6. Thu thập tài liệu, số liệu về các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, về tình hình xả
thải và diễn biến môi trường trên lưu vực trong nhiều năm qua
− Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin về các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí
nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn lưu vực
− Thông tin, dữ liệu về các nguồn xả thải trên toàn lưu vực
− Thông tin, dữ liệu về hiện trạng công nghệ xử lý nước thải
− Thông tin, dữ liệu về chất lượng các nguồn xả thải và nguồn nước mặt trên lưu vực
trong thời gian qua
1.7. Thu thập các thông tin về tình hình bảo vệ môi trường tại các cơ sở trên lưu vực hồ
Sông Quao
1.8. Sàng lọc và đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được
25


− Đánh giá nhận xét về tình trạng thông tin và số liệu thu thập được
− Xác định các lỗ hổng về mặt thông tin hồ sơ
− Lập kế hoạch điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và số liệu bổ sung
Nội dung 2: Điều tra khảo sát hiện trạng và diễn biến chất lượng nước và bùn đáy hồ
Sông Quao và hệ thống kênh dẫn cấp nước sinh hoạt
2.1. Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước chất lượng nước hồ Sông Quao và
kênh dẫn nước
− Lựa chọn các vị trí lấy mẫu, xây dựng bản đồ lấy mẫu chất lượng nước hồ sông
Quao và các kênh dẫn nước

− Mẫu hồ Sông Quao 08 vị trí x 3 mẫu (tại 3 độ sâu khác nhau) x 3 đợt/mùa x 2 mùa =
144 mẫu
− Mẫu hồ Cà Giang 2 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 12 mẫu
− Mẫu hồ Cẩm Hang 1 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 6 mẫu
− Mẫu nước kênh dẫn nước cấp sinh hoạt: 8 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 48 mẫu
− Tổng số mẫu hồ và kênh dẫn: 144 + 12 + 6 + 48 = 210 mẫu. Trong đó mẫu loại 1: 30
mẫu; mẫu loại 2: 180 mẫu
− Thông số phân tích chất lượng nước: (1) Mẫu loại 1: Nhiệt độ, pH, Oxy hoà tan
(DO), TSS, COD, BOD5 (20oC), Amoni NH4+ (tính theo N), Ni-trát, Nitrite, Tổng N,
Tổng P, Phosphat (PO4), Coliform, Sắt, Mangan, Chì, Crôm, Niken, Kẽm, Arsen,
Thủy ngân, Cadimi, Thuốc BVTV Clo hữu cơ, Thuốc BVTV phospho hữu cơ; (2)
Mẫu loại 2: Nhiệt độ, pH, Oxy hoà tan (DO), TSS, COD, BOD 5 (20oC), Amoni NH4+
(tính theo N), Ni-trát, Nitrite, Tổng N, Tổng P, Phosphat (PO4), Coliform.
− Đánh giá chất lượng nước hồ Sông Quao theo vị trí.
− Đánh giá chất lượng nước hồ Sông Quao theo thời gian
− Phân tầng nhiệt hồ chứa
− Đánh giá chất lượng nước theo độ sâu
− Phân vùng chất lượng nước hồ Sông Quao
− Bản đồ hiện trạng chất lượng nước dựa trên kết quả lấy mẫu phân tích tỷ lệ
1/25.000
2.2. Đánh giá chất lượng nước hồ Sông Quao phục vụ chạy mô hình toán đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải của hồ Sông Quao
− Mẫu sông, suối chảy vào hồ sông Quao và nước từ hồ thủy điện Đại Ninh: 06 vị trí
26


x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 36 mẫu. Trong đó mẫu loại 1: 6 mẫu; mẫu loại 2: 30 mẫu.
− Mẫu hồ Sông Quao 08 vị trí x 3 mẫu (tại 3 độ sâu khác nhau) x 3 đợt/mùa x 2 mùa =
144 mẫu (sử dụng kết quả của nội dung 2.1)
− Mẫu hồ Cà Giang 2 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 12 mẫu (sử dụng kết quả của nội

dung 2.1)
− Mẫu hồ Cẩm Hang 1 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 06 mẫu (sử dụng kết quả của nội
dung 2.1)
− Mẫu nước kênh dẫn nước cấp sinh hoạt: 8 vị trí x 3 đợt/mùa x 2 mùa = 48 mẫu (sử
dụng kết quả của nội dung 2.1)
− Thông số phân tích: (1) Mẫu loại 1: Nhiệt độ, pH, Oxy hoà tan (DO), TSS, COD,
BOD5 (20oC), Amoni NH4+ (tính theo N), Ni-trát, Nitrite, Tổng N, Tổng P, Phosphat
(PO4), Coliform, Sắt, Mangan, Chì, Crôm, Niken, Kẽm, Arsen, Thủy ngân, Cadimi,
Thuốc BVTV Clo hữu cơ, Thuốc BVTV phospho hữu cơ; (2) Mẫu loại 2: Nhiệt độ,
pH, Oxy hoà tan (DO), TSS, COD, BOD5 (20oC), Amoni NH4+ (tính theo N), Ni-trát,
Nitrite, Tổng N, Tổng P, Phosphat (PO4), Coliform.
− Phân tích Chrolophy anpha phục vụ chạy mô hình chất lượng nước: 40 mẫu

27


×