Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Trắc nghiệm sinh học phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.92 KB, 7 trang )

Chương 3: Sinh học phát triển
1. Về các phương thức sinh sản:
A. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở phân bào giảm nhiễm
B. Nảy chồi, cắt đốt là hình thức sinh sản hữu tính
C. Sự tái tổ hợp di truyền do sự kết hợp của 2 nguồn gen khác nhau của 2 giao tử là
đặc trưng của sinh sản hữu tính
D. Tiếp hợp là một hình thức sinh sản vô tính
2. Cho các giai đoạn:
1. Già lão
2. Sinh trưởng
3. Tử vong
4. Tạo hợp tử
5. Phôi thai
6. Trưởng thành
7. Tạo giao tử
Quá trình phát triển của cá thể:
A. 7, 4, 5, 6, 2, 1, 3
B. 4, 7, 5, 6, 2, 1, 3
C. 7, 5, 4, 2, 6, 1, 3
D. 7, 4, 5, 2, 6, 1, 3
3. Khi nói về tinh trùng:
A. Phần đuôi có các protein có tác dụng dung giải màng trứng
B. Đoạn trung gian chứa bao lò xo quanh sợi trục ty thể, cung cấp năng lượng cho
sự vận động của tinh trùng
C. Các ống vi thể thuộc phần cổ đóng vai trò quan trọng trong chức năng vận động
của tinh trùng
D. Phần đầu không chứa nhân, không có tế bào chất và bất cứ bào quan nào
4. Quá trình thụ tinh:
A. Có nhiều tinh trùng đến gặp trứng nhưng đại đa số là giải phóng enzym dung
giải màng trứng cho tinh trùng độc nhất chui vào qua nón hút
B. Trước khi gặp tinh trùng, trứng đã trải qua lần phân bào cuối cùng để tống cực


cầu ra ngoài
C. Hợp tử không có khả năng phân chia nếu như không có ít nhất hai tinh trùng
được vào trong trứng và tiếp xúc với nhân trứng


D. Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một tế bào duy nhất có tính biệt hóa cao, sẵn
sàng cho sự phát triển của một cá thể mới sau này
5. Về phôi vị:
A. Không thông với môi trường ngoài
B. Lớp tế bào phía ngoài là lá phôi ngoài, lớp tế bào phía trong là lá phôi trong, có
thể hình thành lá phôi giữa xen kẽ 2 lá phôi
C. Phôi khẩu dịch chuyển từ bên xuống phía đáy
D. Môi lưng là bờ dưới của phôi khẩu, môi bụng là bờ trên phôi khẩu
6. Hình thành nên cơ quan hô hấp (phổi) là do:
A. Lá phôi ngoài
B. Lá phôi trong
C. Lá phôi giữa
D. Lá nuôi
7. Nhận định sai về giai đoạn già lão:
A. Sự già lão từ từ là các cơ quan già hóa trước hết vẫn đáp ứng được nhu cầu của
các cơ quan khác, quá trình hoạt động suy giảm so với giai đoạn trưởng thành
nhưng vẫn sống tiếp
B. Nếu già hóa 1 cơ quan nào đó quá nhanh thì có thể gây cái chết (tử vong)
C. Các cơ quan khác nhau cùng đồng thời bắt đầu thời điểm già hóa, song tốc độ
già hóa của các cơ quan này không giống nhau
D. Có những loài động vật không trải qua giai đoạn này mà có thể chết ngay sau
giai đoạn trưởng thành
8. Về các gen và mã di truyền trong giai đoạn phôi thai:
A. Để hình thành nên một cơ thể hoàn chỉnh thì cần một bộ gen lưỡng bội chứa
đầy đủ thông tin di truyền, do đó bộ gen đơn bội không có đủ thông tin di truyền để

tạo nên một cá thể hoàn chỉnh
B. Chiều hướng trong quá trình phát triển phôi là thông tin di truyền ở nhân tế bào
dần chuyển từ trạng thái tiềm năng bị hạn chế sang trạng thái đa tiềm năng
C. Tại giai đoạn phân cắt, do chưa có sự biệt hóa các cơ quan nên các gen liên
quan đến các chức năng bị biệt hóa ở trạng thái bị kìm hãm, song các gen từ nguồn
mẹ (tế bào chất) vẫn hoạt động bình thường trong giai đoạn này
D. Trứng điều hòa là trứng mà tế bào chất của nó chia thành các vùng khác nhau
cần cho sự biệt hóa các mầm cơ quan khác nhau, do đó nếu tách ra từng phôi bào
riêng rẽ trong giai đoạn phân cắt phôi thì các phôi bào sẽ phát triển một cách bình
thường


9. Không phải giai đoạn trong phôi thai:
A. Giai đoạn phôi vị hóa phát sinh mầm cơ quan
B. Giai đoạn hậu phôi
C. Giai đoạn tạo hình các cơ quan
D. Giai đoạn phân cắt
10. Nhận định đúng về các hình thức sinh sản:
A. Trứng sau khi được thụ tinh vẫn có trường hợp nhân tinh trùng hay nhân trứng
bị mất hoạt tính và bị loại bỏ, chỉ còn nhân của chất còn lại tham gia vào quá trình
tạo hợp tử
B. Nội hợp khác tiếp hợp ở chỗ là nội hợp diễn ra sự thanh xuân hóa của cả 2 cá
thể do có sự trao đổi vật chất di truyền. Như vậy, nội hợp không thể xếp vào
phương thức sinh sản vô tính
C. Thực chất của đơn tính sinh (hay trinh sản) là phương thức sinh sản vô tính do
không xảy ra sự phân bào giảm nhiễm
D. Đa số các loài động vật mà lưỡng tính thì không giao hợp chéo mà thường xảy
ra sự tự thụ tinh
11. Không diễn ra tại giai đoạn phôi vị hóa:
A. Xoang phôi nang thu hẹp dần thành phôi vị với xoang vị thông với môi trường

bằng phôi khẩu
B. Hình thành phôi dâu
C. Sản xuất các chất cảm ứng sơ cấp
D. Hình thành các lá phôi, mầm hệ thần kinh, mầm dây sống…
12.Về giai đoạn phân cắt của trứng vô hoàng:
A. Cũng hình thành xoang phôi nang, xoang vị và sự xuất hiện của phôi khẩu như
ở các trứng đoạn hoàng và đẳng hoàng
B. Các đại phân bào phân cắt nhanh hơn các tiểu phôi bào nên hình thành một lớp
bao quanh các tiểu phôi bào
C. Túi noãn hoàng là túi được tạo thành từ lá nuôi và lá phôi ngoài ở phía trên
D. Các tiểu phân bào hình thành lá nuôi, giữa lá nuôi và lá phôi ngoài hình thành
nên xoang ối
13. Hình thành nên rau thai là do:
A. Lá phôi ngoài
B. Lá phôi trong
C. Lá phôi giữa
D. Lá nuôi


14. Đặc điểm cơ bản của hệ gen hay nhân tế bào (vật chất di truyền) trong giai
đoạn phôi vị hóa:
A. Hình thành sự biệt hóa về chức năng hoạt động của các mầm cơ quan
B. Hình thành các chất ức chế kìm hãm quá trình mở ra của các gen khác nhau
C. Hình thành nên một trung tâm tổ chức, điều khiển sự hoạt động, sự biệt hóa độc
lập của chính phôi đó
D. Hình thành các phôi bào nhưng với sự biệt hóa không rõ ràng, nhân tế bào ở
trạng thái đa tiềm năng
15. Cảm ứng phôi:
A. Xảy ra tại đầu giai đoạn phân cắt
B. Là khả năng tự biệt hóa một cách độc lập của mô vai trò tổ chức tố đối với các

mô xung quanh
C. Các mô mang tính cảm ứng phôi tiết ra các chất cảm ứng thứ cấp nhằm bất hoạt
sự biệt hóa các mô xung quanh
D. Là khả năng kiểm soát hoạt động của các enzym sinh ra từ các gen trong tế bào
chất để bất hoạt sự biệt hóa nhằm tránh những mô sinh ra có hại
16. Đại cương về trứng:
A. Di động mạnh như tinh trùng
B. Trứng người không có noãn hoàng
C. Trứng đoạn hoàng chứa noãn hoàng được phân bố đồng đều trong tế bào chất và
nhân nằm ở trung tâm
D. Dựa vào số lượng noãn hoàng và cách phân bố, chia thành các loại trứng khác
nhau
17. Không phải là sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính:
A. Phân hóa chức năng rõ ràng thành tế bào sinh sản và tế bào sinh dưỡng
B. Thai nhi được bảo vệ chu đáo, phát triển trong tử cung mẹ
C. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu suất thụ tinh của trứng
D. Các sinh vật đơn tính chỉ mang trên mình một cơ quan sinh dục được biệt hóa
riêng
18. Không phải tính chất của tổ chức tố:
A. Mang tính đặc hiệu cho loài
B. Tế bào càng biệt hóa, hiện tượng cảm ứng càng giảm
C. Vị trí trung tâm tổ chức có liên quan đến nơi tạo ra hệ thần kinh
D. Một trung tâm tổ chức tố có thể tạo ra nhiều tổ chức tố
19. Đặc điểm của sự phân cắt ở trứng đẳng hoàng:


A. Một phần các tế bào phân cắt phát triển thành phôi thai
B. Phân cắt qua mặt phẳng kinh tuyến tạo ra những phôi bào bằng nhau nhưng
phân cắt qua mặt phẳng xích đạo ngay sau đó tạo ra những phôi bào không cân
xứng giữa trên và dưới

C. Các tế bào bị đẩy ra ngoại vi tạo thành lớp trên bề mặt phôi, bên trong là xoang
phôi nang
D. Không xảy ra sự tổng hợp protein do chưa có sự biệt hóa các cơ quan nên các
gen sản xuất protein vẫn còn ở trạng thái bất hoạt, chưa có tác nhân giải bất hoạt
20. Về giai đoạn phôi thai:
A. Có quá trình ngừng sự biệt hóa tế bào để tạo một tế bào đa tiềm năng chưa biệt
hóa từ những tế bào tiềm năng hạn chế bị biệt hóa
B. Tốc độ sinh sản tăng trưởng tương đối thấp
C. Mẫn cảm với các tác nhân ngoại cảnh, dễ phát sinh những sai lệch
D. Chỉ xảy ra quá trình phôi vị hóa và tạo hình các cơ quan
21. Không phải đặc điểm của giai đoạn trưởng thành:
A. Đồng hóa mạnh hơn dị hóa
B. Hoạt động sinh dục tích cực
C. Các cơ quan trong cơ thể đạt đến độ hoàn chỉnh
D. Các chức năng sinh lý và hoạt động phối hợp giữa các cơ quan một cách thuần
thục
22. Các nhân tố từ nguồn mẹ:
A.Cảm ứng tố sơ cấp là các chất hoạt hóa các gen khác nhau, phân bố khác nhau
trên bề mặt trứng để các tế bào phôi nhân biết để biệt hóa thành những lá phôi khác
nhau
B. Các mARN, ribosom, ty thể do được tổng hợp với trữ lượng lớn trong khi hình
thành trứng nên đều được hoạt hóa
C. Nguyên nhân của kiểu hình con giống mẹ ngay từ giai đoạn phát triển sớm của
phôi là do mARN của mẹ được làm khuôn mẫu để tổng hợp protein từ ngay giai
đoạn này
D. Các mARN, ribosom, ty thể mặc dù được tổng hợp với trữ lượng lớn trong khi
hình thành trứng nhưng kể cả khi thụ tinh xong, trứng được hoạt hóa song các
thành phần này đều bị bất hoạt
23. Về hoạt động cảu operon trong sự phát triển cá thế:
A. Bị kìm hãm bởi histon ngay từ giai đoạn sớm của phân cắt và liên tục cho tới

khi tạo mầm các cơ quan


B. Hiện tượng cảm ứng được giải thích như một tác nhân giải bất hoạt, tức là
ngừng sự hoạt động của histon lên các operon
C. Gen điều chỉnh mang thông tin để sản xuất protein, đưa đến sự biểu hiện kiểu
hình
D. Sự thay đổi lần lượt từng hình thái (hay là sự biệt hóa) là do các histon ngày
càng được tạo ra nhiều hơn bởi gen điều chỉnh của operon, càng làm hoạt hóa các
operon hơn
24. Lá phôi ngoài hình thành nên:
A. Móng, tóc, lông, thượng bì
B. Cơ quan tuần hoàn
C. Xương, sụn, răng
D. Cơ quan niệu dục
25. Đặc điểm của giai đoạn phôi thai của trứng đoạn hoàng:
A. Với lượng noãn hoàng trung bình thì một phần các phôi bào phát triển thành
màng ối, phần còn lại phát triển thành phôi thai
B. Với lượng noãn hoàng nhiều thì khối noãn hoàng ở dưới không bị phân chia mà
chỉ ở cực trên (cực sinh vật)
C. Sự phân cắt là không hoàn toàn do noãn hoàng không phân chia mà chỉ có nhân
và tế bào chất phân chia mà thôi
D. Với lượng noãn hoàng trung bình thì sự phân cắt xảy ra không hoàn toàn do
noãn hoàng choán thể tích quá lớn
26. Đặc điểm của giai đoạn sinh trưởng:
A. Hoạt động sinh dục mạnh
B. Đồng hóa tương đương với dị hóa
C. Khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh còn yếu
D. Các cơ quan đã hoàn toàn hoàn chỉnh
27. Quá trình sinh tổng hợp protein của mã di truyền của hợp tử được hoạt động ở:

A. Đầu giai đoạn phân cắt
B. Cuối giai đoạn phân cắt
C. Giai đoạn tạo hình các cơ quan biệt hóa
D. Giai đoạn phôi vị sớm (phôi nang)
28. Phôi vị hóa ở trứng đoạn hoàng có lượng noãn hoàng trung bình:
A. Thành dinh dưỡng mỏng hơn thành sinh vật
B. Môi lưng mỏng hơn môi bụng
C. Môi lưng chứa nhiều noãn hoàng


D. Hiện tượng lõm vào của phôi để hình thành phôi vị xảy ra ở mặt dưới (đáy), sau
đó, phôi khẩu cũng dịch chuyển sang phía bên giống như với trứng đẳng hoàng
29. Ảnh hưởng của các nhân tố đến phôi:
A. Nếu phôi thai được bảo vệ trong bụng mẹ thì không chịu bất cứ ảnh hưởng nào
của các yếu tố ngoại cảnh
B. Quái thai thực chất là do sự rối loạn trong quá trình phát triển phôi thai, chỉ do
di truyền từ mẹ sang con
C. Mỗi phôi thai thích ứng với mỗi điều kiện ngoại cảnh khác nhau, đó là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển bình thường của nó
D. Ngay từ thời kỳ phôi vị, phôi thai đã có khả năng chống lại những nhân tố xấu
từ môi trường xâm nhập
30. Về hiện tượng tái sinh:
A. Những mô hay cơ quan bị tổn thương đều có thể được khôi phục lại hoàn toàn
B. Mỗi tế bào sinh dưỡng không bao giờ hình thành nên một cơ thể mới hoàn
chỉnh trong mọi sinh vật
C. Hiện tượng tạo phôi sinh dưỡng là sự phục hổi một phần cơ thể bằng cách kìm
hãm một số gen nào đó.
D. Thực chất của hiện tượng tái tạo khôi phục là sự giải kìm hãm một phần bộ gen
bị ức chế ở những chỗ bị tổn thương, do đó hình thành nên các tế bào đa tiềm năng
rồi từ đó biệt hóa tái tạo phần đã bị thương tổn


1C
11B
21A

2D
12D
22C

3B
13D
23B

4A
14A
24A

5B
15B
25B

6B
16D
26C

7C
17C
27D

8C

18A
28B

9B
19C
29C

10A
20C
30D



×