Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Thuyết trình về bê tông tự đầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ứng dụng của Bê tông tự đầm
Trong các công trình


Hiện nay các lí do để sử dụng bê tông tự dầm trong thực tế:
- Để rút ngắn thời gian xây dựng
- Để đảm bảo độ chặt của kết cấu nhất là những vùng ở những nơi tiếp
giáp nơi rất khó đầm.
- Để làm giảm tiếng động và độ rung do quá trình đầm, đặc biệt là
những nhà máy sản xuất bê tông.


Hình 3: cầu kiền

Hình 2: cầu bãi cháy


Việc ứng dụng bê tông tự dầm trở nên rất phổ biến đặc biệt trong các công trình
chịu tải trọng lớn phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao.
- Một trong số các ứng dụng đầu của quốc tế đó chính là:
- Những mẩu neo của những chiếc cầu treo có nhịp dài nhất thế giới (1,991m),
cầu Akashi – Kaikyo, cầu có 2 mẩu neo xây dựng bằng bê tông tự đầm. Việc
xây dụng đó đã mở ra cho chúng ta một phương thức xây dụng mới.
- Đó là phương thức xây dựng bằng bê tông tự đầm.


Chiếc cầu đó được coi như biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.
Theo kết quả phân tích, việc sử dụng bê tông tự dầm đã giảm bớt thời gian
thi công mấu neo đi 20%, từ 2,5 năm xuống còn 2 năm.


Một trong những ứng dụng mới nhất hiện nay:
Ứng dụng vữa bê tông tự đầm trong lớp áo đường của đường đô thị.
Kinh nghiệm của Nga cũng như của nhiều quốc gia khác cho thấy: chất lượng
lớp phủ bê tông mặt đường có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu giao thông đang
ngày càng tăng lên, nhất là trên những tuyến đường tải trọng lớn. Với lớp phủ
đường ứng dụng chất kết dính hữu cơ, các con đường đã tỏ rõ tính chất vượt trội
bởi chỉ số khai thác giao thông ổn định và độ bền cao.
- .


- Tại Nga, đã ứng dụng thử hơn 10 nghìn km
đường với lớp phủ bê tông đã được hoàn
thành.
- Nhân tố quan trọng của chương trình này là
một chiến lược nhằm kéo dài tuổi thọ của
các lớp phủ cứng, thông qua việc cải thiện
độ bền bê tông làm đường trong thời hạn
khai thác, đồng thời nâng cao chất lượng
thành phần, chất lượng sửa chữa các lớp
phủ mặt đường


Nghiên cứu của các chuyên gia và kỹ sư cầu đường đã chỉ ra khả năng cải thiện đáng
kể đặc tính của các loại bê tông tương tự.
nhờ việc ứng dụng vữa chảy bê tông để làm đường (bê tông chảy) - loại vữa có khả năng tự
đầm đặc trưng bởi độ sụt hình nón 20 -26 cm không phân lớp. Bê tông thu được từ loại vữa này
đảm bảo tuổi thọ cao cho các lớp phủ đường, nâng cao tính thẩm thấu, tính kháng băng giá và
kháng mòn
Ngoài ra, loại vữa này đòi hỏi lượng xi măng có thể ít hơn từ 3 - 7% so với các vữa bê tông
có độ lưu động thấp; trong khi đó độ bền, độ biến dạng lại không hề thua kém.


= > Hiệu quả to lớn về mặt kỹ thuật và kinh tế khi ứng dụng bê
tông từ vữa chảy được đảm bảo bằng việc giảm thiểu đáng kể chi
phí lao động khi xây nền cũng như lớp phủ mặt đường, bằng sự
cải thiện điều kiện lao động, giảm lượng năng lượng tiêu thụ và
chi phí xây đường.


Và đặc biệt công trình tiêu biểu trong các công trình giao thông


Ứng dụng trong việc đổ trụ cầu.


Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã
Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long
Biên ở phía nam Hà Nội.
Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 9 năm 2006 và chính thức khánh thành
ngày 9 tháng 10 năm 2014 sau 8 năm thi công.
Cầu Đông Trù rộng 55 mét, dài 1.240 mét, trong đó cầu chính dài 500 mét,với 8 làn xe ,
cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80m và nhịp giữa sông dài 120mđược xây
dựng theo kiểu vòm ống thép.
là một trong những dấu ấn về công nghệ của dự án này, gồm 4 trụ, với 216 cọc khoan
nhồi đường kính 2m, độ sâu 40-60, kết cấu thân trụ đặc.


Thế nhưng kết cấu phần trên
(vòm ống thép nhồi bê tông) của
cầu Đông Trù phức tạp hơn rất
nhiều.

các công nhân đã bơm 2.400m
khối bê tông nhồi xong toàn bộ 6
nhịp ống vòm thép. Tuy nhiên,
việc bơm bê tông đòi hỏi cao sự
chính xác vì phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố thời tiết và nhiệt độ
bên ngoài.


Quá trình kiểm tra chất lượng của bê tông tự
đầm trước lúc thi công.

Hình 21: bê tông scc chảy lỏng

Hình 23: thi công bê tông tự đầm


Ứng dụng của bê tông tự đầm trong xây dựng nhà cao tầng:


Vào những năm 1993, công nghệ bê tông tự dầm mới được áp dụng vào
xây dựng các công trình nhà cao tầng.
Với khả năng tự điền đầy khuôn mà không cần phụ
gia, bê tông tự đầm đã giải quyết các vấn đề thi
công các cấu kiện khó của nhà cao tầng như các
liên kết dầm cột, các vách có chiều dày nhỏ, các vị
trí có nhiều dày thép gia cường ,… Bê tông tự dầm
góp phần rút ngắn thời gian xây dựng , và hạn chế
sự phụ thuộc yếu tố con người trong việc đầm nèn,
hạn chế tai nạn lao động .

Hình 24 nhà cao tầng có kết cấu phức tạp


Các tính toán cho thấy tổng
chi phí giảm so với bê tông
thường.
Vì vậy bê tông tự đầm đã và
đang được sử dụng phổ biến
trong việc xây dựng các
công trình trên thế giới.

Hình 22: việc bơm bê tông lên cao


Các công trình sử dụng bê tông tự đầm trong các công trình điển hình: tháp macao TQ (138m), tòa
nhà Landmark ở Du bai, tòa nhà Kang nam VN,…

tòa nhà burj khalifa


Trong các công trình thủy lợi:
Đập xà lan
Đập xà lan di động chế tạo từ bê tông cốt thép là loại đập đang được Trung tâm
Công trình đồng bằng ven biển và Phòng nghiên cứu Vật liệu thuộc Viện Thủy
công kết hợp chế tạo hàng loạt và đưa vào sử dụng tại các tỉnh Cà Mau, Sóc
Trăng, Cần Thơ.
công trình lại cần có kết cấu đơn giản, giữ được ngọt, ngăn được mặn, tiêu
thoát lũ tốt, không phải giải tỏa đền bù, thi công lắp đặt dễ dàng.
Nhưng đòi hỏi có thể di chuyển đến vị trí khác khi có nhu cầu thay đổi vị trí
nhưng bản thân kết cấu phải bền vững và có độ tin cậy cao, đặc biệt đảm

bảo bề mặt bê tông nhẵn đặc và chống thấm tốt.


Hình 3. Thi công đập xà lan di động bằng bê tông tự lèn tại bãi Hình 4. Bơm bê tông tự lèn vào bản đáy của đập xà lan
đúc


Ngoài ra, còn ứng dụng trong nhiều công trình đê, đạp thủy điện

Đập thủy điện TQ

Đập thủy điện Lào



×