Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

điểm mới chung của BLHS 2015 so với BLHS 1999 về các tội phạm chức vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.26 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ BÀI
Tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Tính
nguy hiểm của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ nó làm phương hại đến lợi
ích quốc gia, đến sự thụ hưởng các quyền và lợi ích của người nghèo, là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng sự bất công trong xã hội, làm xói
mòn niềm tin của người dân đối với Nhà nước 1. Thực tiễn áp dụng BLHS
1999 để xử lý các tội phạm tham nhũng cho thấy, các quy định này còn có
nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm tham nhũng. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế
còn tồn tại trong bộ luật dan sự 2015, đặc biệt về các tội phạm tham nhũng,
BLHS 2015 đã ra đời cùng với đó là những điểm mới tiến bộ hơn và phù
hợp hơn với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Để nghiên cứu về
vấn đề này, đồng thời phục vụ cho quá trình học tập, ôn thi, em xin lựa chọn
đề 1 với nội dung như sau: “Hãy nêu điểm mới của BLHS năm 2015 so với
BLHS năm 1999 quy định về tội phạm tham nhũng”

NỘI DUNG
I.
1.

Một số khái quát về tội phạm tham nhũng

Khái niệm

Quan điểm thứ nhất:
Theo tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International-TI) Tổ


chức Quốc tế lớn nhất Thế Giới về phòng chống tham nhũng đã định
nghĩa:
“ Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực được giao vì lợi ích cá
nhân”

1 truy cập ngày 30/11/2016

2


Vào năm 2007, tổ chức Quốc tế đã đưa ra thuật ngữ “tham nhũng
chính trị” và định nghĩa như sau:
“Tham nhũng chính trị là hành vi lạm dụng quyền lực được giao bởi
những nhà lãnh đạo chính trị vì lợi ích cá nhân vì mục đích làm tăng
quyền lực hoặc tăng sự giàu có cho cá nhân người đó”
Quan điểm thứ hai: khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng của
Việt nam 2005 “ tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn dó vì vụ lợi”
2.

Đặc điểm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có 3 đặc trưng
cơ bản như sau:
a) Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người
có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ,
công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân....(khoản 3, Điều
1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).

Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các
nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công
tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là
những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có
quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về
kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là
yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham
nhũng.
b) Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của
tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử
dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại
lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố
cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền

3


hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành
vi tham nhũng.
c) Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham
nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó
không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất
hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc
có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về
hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được
lợi ích.
II.
1.


Những điểm mới chung của BLHS 2015 so với BLHS
1999.

Thời hiệu

BLHS 1999: Điều 24: không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS quy
định tại Điều 23 Bộ luật này đối với các tội quy định tại chương XI ( các tội
xâm phạm an ninh quốc gia ) và chương XIV (các tội phá hoại hòa bình,
chống loài người và tội phạm chiến tranh)
BLHS 2015:Điều 28 bổ sung thêm quy định không áp dụng thời hiệu
đối với Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản
4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại
khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này”.
Đối với tội phạm này, bất kỳ thời điểm nào phát hiện được tội phạm
là có thể xử lý hình sự, kể cả khi người phạm tội đã về hưu, nghỉ việc.
Nói cách khác, người phạm tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ nếu
thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ không được
áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là một quy định mới,
thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước nhằm tăng cường đấu tranh
chống tham nhũng.
2.

Hình phạt tử hình

Điều 40 BLHS 2015: Tử hình

4



“...3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau
khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận
hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện,
điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp
người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được
chuyển thành tù chung thân”.
=> Để hạn chế hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội
tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước, Điều 40, Bộ luật
Hình sự 2015 đã bổ sung thêm quy định: “Người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít
nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức
năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì sẽ
không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử
hình thành tù chung thân.
3.

Chủ thể của Tội phạm

So với Bộ Luật hình sự 1999 thì chủ thể phải chịu trách nghiệm hình sự
theo Bộ luật hình sự 2015 đã có sự mở rộng hơn, thực tế nhiều năm nay có
những pháp nhân có hành vi vi phạm nhưng lại không bị xử lý hình sự mà
chỉ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc nhắc nhở yêu cầu sửa chữa,
khắc phục hậu quả. Chính vì diễn biến trên thực tế của chủ thể này hoạt
động vô cùng phức tạp và thường có những hành vi vi phạm gây nên những
hậu quả lớn cho xã hội và đang có những chiều hướng gia tăng, tính chất

hành vi ngày càng nguy hiểm, phức tạp. Xuất phát từ thực tiễn đó mà các
nhà làm luật đã cân nhắc và bổ sung vào cơ sở để các chủ thể phải chịu
trách nhiệm Hình sự. Điều 2 Bộ Luật Hình sự 2015 xác định:
“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.

5


2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại
Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Quy định này đã khắc phục được những hạn chế trên thực tiễn hiện nay
khi mà nhiều doanh nghiệp đã có rất nhiều các hành vi vi phạm như: sản
xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; xả thải gây ô nhiễm môi
trường; trốn thuế; kinh doanh ngành nghề bị pháp luật cấm….nhưng cũng
chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền không thấm vào đâu so
với những hậu quả mà họ đã gây ra cho xã hội nhưng vẫn không có chế tài
xử lý vi phạm hình sự. Như vậy, bên cạnh chủ thể là cá nhân thì hiện nay
pháp nhân thương mại cũng trở thành chủ thể của tội phạm và sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật Hình sự nếu có hành
vi vi phạm pháp luật.
III.
1.

Phần riêng
Về cơ cấu, bố cục các quy định về các tội phạm về chức vụ

Các tội phạm về tham nhũng được quy định tại Chương XXIII của BLHS
năm 2015 gồm 8 điều (từ Điều 352 đến Điều 359), trong đó có 01 Điều
quy định về khái niệm tội phạm chức vụ, 7 Điều còn lại bao gồm các tội

phạm tham nhũng.
2.

Những nội dung mới của BLHS năm 2015 về các tội phạm tham
nhũng

2.1. Mở rộng phạm vi các tội phạm tham nhũng trong khu vực tư (ngoài
Nhà nước)
Do tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộng
của tham nhũng trong khu vực tư, là hệ quả việc việc tư nhân hóa mạnh mẽ
các hoạt động trước đây vốn thuộc chức năng công như giáo dục, y tế, phúc
lợi xã hội…
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta cũng cho thấy, các
hành vi tham nhũng có xu hướng không chỉ được thực hiện bởi người có
chức vụ, quyền hạn mà có sự tham gia của cá nhân, tổ chức ở ngoài khu vực
nhà nước dưới nhiều hình thức như biển thủ tiền, tài sản của doanh nghiệp
do mình trực tiếp quản lý; thu lợi bất chính thông qua thỏa thuận nâng giá
nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ đầu vào với các đối tác kinh doanh; thu lợi
bất chính thông qua các hợp đồng, thỏa thuận cung cấp dịch vụ, hàng hóa
6


hoặc thông đồng trong hoạt động đấu thầu... Những hành vi này có xu
hướng gắn kết chặt chẽ với hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước
khi doanh nghiệp trong nước trở thành đối tác địa phương của các doanh
nghiệp nước ngoài nhằm xúc tiến triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam
một cách bất chính.
Các quy định của BLHS năm 1999 mới chỉ dừng lại đối với các hành vi
tham nhũng trong khu vực công (do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện)
mà chưa ghi nhận về tội phạm tham nhũng trong khu vực tư và vì vậy, chưa

có các quy định pháp luật tương ứng, kèm theo các biện pháp xử lý hình sự
đối với loại tội phạm này. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn về việc xử lý
hành vi tham nhũng đối với tài sản của doanh nghiệp có phần vốn góp của
Nhà nước, trong đó có sự đan xen về sở hữu mà trong nhiều trường hợp
không thể tách biệt giữa tài sản, phần vốn góp của Nhà nước với tài sản,
phần vốn góp của tư nhân, việc xác định xử lý trách nhiệm của cá nhân là
người có chức vụ, quyền hạn trong loại hình doanh nghiệp này rất khó
khăn.
Do đó, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng:
Một là, mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm chức vụ để có thể bao gồm
cả các tội phạm về chức vụ trong khu vực tư như sau:
“Điều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ
1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực
hiện công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc
do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được
giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong
khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
Hai là, BLHS năm 2015 giới hạn phạm vi các tội phạm về chức vụ trong
khu vực ngoài nhà nước chỉ đối với 04 tội danh: Tội tham ô tài sản, tội nhận
hối lộ, tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ.
2.2. Bổ sung việc xử lý hình sự đối với hành vi hối lộ công chức nước
ngoài, công chức các tổ chức quốc tế công

7


Theo quy định của UNCAC( Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống
tham nhũng), chủ thể của các hành vi tham nhũng trước hết là công chức

và khái niệm "công chức" tương đối toàn diện, bao gồm hai đối tượng: (i)
Công chức của quốc gia; (ii) Công chức của nước ngoài và công chức làm
việc tại các tổ chức quốc tế công.
Trong bối cảnh cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia
trên thế giới, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ đã và đang đóng
một vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta thông qua các hoạt động hợp tác, hỗ trợ, viện trợ, tài trợ…
Việc các cá nhân, tổ chức trong nước thực hiện việc hối lộ công chức của
Chính phủ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài để dành được lợi thế
kinh doanh, đầu tư quốc tế, vay vốn, sử dụng vốn ODA là hoàn toàn có thể
xảy ra. Điều này cũng đã được chứng minh qua thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Tuy nhiên, do BLHS năm 1999 chưa có quy định về hành vi
hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công nên
việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
Để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, sự công bằng trong xã hội và giữ
gìn quan hệ với các nước cũng như nhằm bảo đảm sự phù hợp với yêu cầu
của UNCAC, BLHS năm 2015 đã bổ sung chính sách xử lý đối với hành vi
đưa hối lộ công chức nước ngoài, công chức tổ chức quốc tế công tại khoản
6 Điều 364 như sau:
"Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức
của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức
ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này”.
2.3. Mở rộng nội hàm “của hối lộ” tại các điều khoản liên quan
Theo quy định của BLHS năm 1999, để có thể xử lý được người phạm tội
thì "của hối lộ" trong các cấu thành tội phạm liên quan như đưa hối lộ,
nhận hối lộ, môi giới hối lộ... phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
trị giá được bằng tiền. Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm cho thấy, bên cạnh việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để hối
lộ người có chức vụ quyền hạn như vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản, thì lợi ích tinh thần bao gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang

lại giá trị về mặt tinh thần cho người thụ hưởng (ví dụ tình dục, vị trí, việc
làm...) cũng được các đối tượng sử dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích
8


của mình. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm thực thi UNCAC,
BLHS năm 2015 đã bổ sung “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội
đối với tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi, tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ và tội lợi dụng
ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
2.4. Sửa đổi, bổ sung cấu thành cơ bản của tội nhận hối lộ và tội đưa hối
lộ
Khoản 2 Điều 15 UNCAC quy định yếu tố khách quan bắt buộc trong cấu
thành tội nhận hối lộ là lợi ích không chính đáng mà người thực hiện công
vụ, nhiệm vụ nhận được có thể dành cho chính bản thân công chức hoặc
cho người khác, ví dụ, họ hàng người thân của công chức đó, hoặc có thể
dành cho một thực thể khác. Để đáp ứng yêu cầu của Công ước, khoản 1
Điều 354 (tội nhận hối lộ) sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ yêu cầu
này, cụ thể là: “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn... nhận hoặc sẽ nhận
bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người
hoặc tổ chức khác...”
Đồng thời, để bảo đảm sự thống nhất về kỹ thuật lập pháp với quy định
về tội nhận hối lộ, BLHS năm 2015 quy định một cách cụ thể hơn về hành vi
đưa hối lộ như sau: “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc
sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức
khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”.
2.5. Tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tham ô, chiếm đoạt, của
hối lộ
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì giá trị tiền, tài sản hoặc lợi ích

vật chất khác là một trong các tình tiết định tội, định khung tăng nặng
trách nhiệm hình sự cơ bản của hầu hết các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên,
có thể thấy, BLHS năm 1999 chưa có sự phân hóa phù hợp về giá trị tài sản
giữa các khung trong một điều luật cụ thể, chưa bảo đảm mức độ tương
xứng giữa giá trị tài sản và mức hình phạt trong khung, cũng như chưa phù
hợp với tình hình phát triển mới về kinh tế - xã hội và thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Do đó, để bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn xử lý
loại tội phạm này, phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đồng
thời nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự, bảo đảm mức độ tương xứng
9


giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội
khi căn cứ vào giá trị tiền, tài sản tham ô, của nhận hối lộ hoặc thu lời bất
chính, BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tại
các điều khoản có liên quan.
2.6. Bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số
tội và bổ sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm tham nhũng
Cũng giống như hầu hết các quy định của BLHS năm 1999 về các nhóm
tội phạm cụ thể khác, các quy định về tội phạm tham nhũng còn nhiều hạn
chế, dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội chưa rõ ràng cụ thể, nhiều
tình tiết có tính chất “định tính”, gây khó khăn cho việc áp dụng để xử lý tội
phạm. Hơn nữa, một số quy định về tội phạm tham nhũng còn quá đơn
giản, chưa dự liệu được hết các trường hợp phạm tội có tính nghiêm trọng
hơn, do đó, chỉ thiết kế một hoặc hai khung hình phạt. Để bảo đảm tính
minh bạch của các quy định, bảo đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất
áp dụng, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng:
(i) Bổ sung 01 khung tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô

tài sản
(ii) Cụ thể hóa các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây
hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, bổ
sung nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hầu hết các
tội phạm về chức vụ và bổ sung.
2.8. Bổ sung một số chính sách mới liên quan đến việc xử lý tội phạm
tham nhũng
Một là, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể
hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đến cùng tội phạm
tham nhũng, Điều 28 BLHS năm 2015 bổ sung trường hợp không áp dụng
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ đặc
biệt nghiệm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Đối với các
trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử
lý.

10


Hai là, nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp
phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người
phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước và hợp
tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để hưởng
chính sách khoan hồng. Điều 40 BLHS năm 2015 quy định “người bị kết án
tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động
nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực
với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc
lập công lớn” thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và
chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.2

IV.
1.

Các tội phạm tham nhũng cụ thể

Tội tham ô tài sản ( điều 353)

Mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm chức vụ để có thể bao gồm cả các
tội phạm tham nhũng trong khu vực tư (ngoài Nhà nước), cụ thể là mở
rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là người có chức vụ trong khi
thực hiện “công vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống
các cơ quan Nhà nước), mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện
“nhiệm vụ” (tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước). Cụ thể là khoản
6 Điều 353 (tội tham ô tài sản) quy định “Người có chức vụ, quyền hạn
trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị
xử lý theo quy định tại Điều này”
Khoản 1: nâng mức tiền tham ô từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng (thay vì từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”; bỏ dấu hiệu “gây
hậu quả nghiêm trọng” trong cấu thành cơ bản.Như vậy, điều luật đã phi
hình sự đối với các hành vi tham ô từ trên 50.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng (trước đây bị xử phạt theo khoản 2). Có nghĩa là quy
định mới ở khoản 1 là quy định nhẹ hơn.
Trong quá trình xây dựng điều luật này, đã có dự thảo đưa hình phạt
tiền vào khoản 1 để áp dụng cho những trường hợp tham ô số tiền không
lớn. Chúng tôi cho rằng ý kiến đó là phù hợp, tuy nhiên cũng có thể dẫn tới
cảm nhận là luật sẽ quá “nương tay” với hành vi tham nhũng. Do đó, hình

2 truy cập ngày 30/11/1016

11



phạt tiền không được quy định là hình phạt chính trong các tội phạm về
tham nhũng.
- Khoản 2. Từ việc nâng mức tiền tham ô của khoản 1 lên 100.000.000
đồng nên khoản 2 cũng phải nâng mức tiền tham ô từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng.
Hậu quả nghiêm trọng của tội tham ô được quy định rõ là:
“đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo, tiền
phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự
phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị
thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới
3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong cơ quan, tổ chức”
- Khoản 3. Nâng mức chiếm đoạt tài sản lên từ 500.000.000 đồng đến
dưới 1.000.000.000 đồng.
Hậu quả rất nghiêm trọng được quy định rõ là:
“b. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt
động”.
- Khoản 4. Mức tiền hoặc tài sản bị chiếm đoạt nâng lên từ
1.000.000.000 đồng trở lên.
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được quy định là:
“b. Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên”.
Khoản 5 Điều 353 cũng đã mở rộng phạt tiền theo xu hướng tăng lên
nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hình phạt

tiền như vậy vãn chưa thỏa đáng.

12


2.

Tội nhận hối lộ ( điều 354)

Mở rộng phạm vi hối lộ đối với cả lĩnh vức ngoài nhà nước (doanh
nghiệp, tổ chức tư) “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp,
tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều
này”
Như vậy, dấu hiệu của tội nhận hối lộ được mở rộng ở:
+ Hành vi nhận tiền, tài sản có thể cho chính bản thân người đó hoặc cho
người hoặc tổ chức khác. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm việc nhận hối
lộ là nhận cho bản thân người nhận. Quy định mới này mở rộng phạm vi xử
lý đối với cả trường hợp dù không nhận cho mình mà nhận hối lộ cho người
khác, tổ chức khác (có thể là tổ chức thuộc Nhà nước hoặc ngoài Nhà
nước).
+ Lợi ích phi vật chất là quy định mới, thể hiện rõ hơn quy định “bất kỳ
lợi ích nào”. Lợi ích phi vật chất thường được thể hiện như hối lộ về tình
dục, việc hứa nâng lương, đề bạt, thuyên chuyển vị trí công tác… mà không
nhận lợi ích vật chất.
- Sửa trị giá tiền, tài sản nhận hối lộ ở khoản 1 lên 100.000.000 đồng
(thay vì từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng). Việc nâng trị giá
tiền, tài sản nhận sẽ nhận hối lộ ở khoản 1 Điều này dẫn tới việc nâng trị
giá tiền, tài sản nhận sẽ nhận hối lộ ở khoản 2 từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng; khoản 3 từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng và khoản 4 từ 1.000.000.000 trở lên.

- Bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” ở khoản 1, hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định cụ thể ở
điểm d khoản 2 “gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng”, điểm b
khoản 3 “gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng”, và điểm b khoản 4 “gây thiệt hại về tài sản từ
5.000.000.000 đồng trở lên”.
- Khoản 5. Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được sửa từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, thay cho quy định phạt 01 lần đến 05 lần giá
trị của hối lộ.
Như vậy, mặc dù các chế tài hình phạt đối với tội tham ô tài sản và tội
nhận hối lộ không có thay đổi trong các khung hình phạt. Hình phạt cao
13


nhất của hai tội phạm này vẫn giữ nguyên hình phạt tử hình, nhưng việc
nâng trị giá tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các cấu thành tội phạm của cả
hai tội này chính là việc ghi hình sự của các khung tăng nặng, đồng thời
cũng là quy định để giảm bớt quy định và áp dụng hình phạt tử hình.Tội
nhận hối lộ đặc biệt nghiệm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
353 và 354. Đối với các trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện
được tội phạm là có thể xử lý
3.

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)

Cấu thành cơ bản: tăng mức định lượng về giá trị tài sản “từ năm trăm
nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng” ( khoản 1BLHS 1999) thành
“từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng” (BLHS 2015) và “dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A

Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” (BLHS 1999) thành
“dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn
vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”.Đồng thời bỏ tình tiết gây hậu quả
nghiêm trọng trong cấu thành cơ bản thứ hai.
Dấu hiệu định khung: khoản 2 BLHS 1999 : “ ...Phạm tội nhiều lần; Tái
phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng
đến dưới hai trăm triệu đồng”, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung : “Phạm tội
02 lần trở lên;Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới
3.000.000.000 đồng; Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa
đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công
với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ
cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng
kinh tế đặc biệt khó khăn”.
Khoản 3 BLHS 1999: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu
đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng
khác” BLHS 2015 sửa đổi điểm a, b và bổ sung thêm 2 điểm quan trọng :
“Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng;Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới
5.000.000.000 đồng; Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản
14


hoặc ngừng hoạt động; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã
hội”.
Khoản 4 BLHS 1999, “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu
đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” sửa thành
“Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về

tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên”.
Khoản 5 BLHS 1999 “ Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng” thành “Người phạm tội còn bị cấm đảm
nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản”
4.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
(Điều 356)

Khoản 1 BLHS 2015 bổ sung thêm tình tiết ở cấu thành cơ bản : “gây
thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”, tình
tiết này BLHS 1999 chưa có
BLHS 2015 giữ nguyên điểm a và sửa đổi điểm b,c khoản 2 từ “Phạm tội
nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Phạm tội 02 lần trở
lên;Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng”
Cụ thể hóa hậu quả “ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” ở
khoản 3 BLHS 1999 thành “gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở
lên” ở BLHS 2015
Nâng mức phạt tiền từ “ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng” ( khoản
5 BLHS 1999) thành “từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (BLHS
2015)”.
5.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ( điều 357)

Khoản 1 BLHS 2015 bổ sung thêm tình tiết ở cấu thành cơ bản : “gây

thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng”, tình
tiết này BLHS 1999 chưa có.

15


BLHS 2015 giữ nguyên điểm a và sửa đổi điểm b,c khoản 2 từ “Phạm tội
nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Phạm tội 02 lần trở
lên;Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng”
Cụ thể hóa hậu quả “ rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” ở
khoản 3 BLHS 1999 thành “gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở
lên” ở BLHS 2015.
Nâng mức phạt tiền từ “ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng” ( khoản
5 BLHS 1999) thành “từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (BLHS
2015)”.
6.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác để trục lợi (Điều 358)

- Khoản 1 của điều luật này được thiết kế lại theo hướng chỉ rõ, quy định cụ
thể hơn về cấu thành tội phạm.
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để
dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc
không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công
việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01
năm đến 06 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến

dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ
luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.”
Dấu hiệu định tội của cấu thành cơ bản đã bổ sung hành vi “đòi” bất kỳ
lợi ích nào, dưới mọi hình thức. Lợi ích vật chất có thể là tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng. Tức là cấu thành cơ bản đã nâng mức tiền lên tới 100.000.000 đồng
(thay vì từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng). Lợi ích phi vật
chất là các lợi ích không phải là vật chất (như đã nêu tại Điều 354 Tội nhận
hối lộ).

16


- Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 2 là “gây thiệt hại về tài
sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; hậu quả rất
nghiêm trọng quy định tại khoản 3 là “gây thiệt hại về tài sản từ
3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng trở lên.
- Trị giá tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác được quy định theo hướng
nâng lên ở các khung tăng nặng. Khoản 2 “từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng”; khoản 3 “từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng; khoản 4 từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
- Hình phạt tiền được sửa từ phạt theo 01 lần đến 05 lần tiền trục lợi
thành phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. 3
7.

Tội giả mạo trong công tác(Điều 359)

- Về cơ bản, các dấu hiệu định tội giả mạo trong công tác không sửa đổi, đó
vẫn là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội

dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả và giả mạo chữ ký của người có
chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
- Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 sửa dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bằng các số lượng giấy tờ giả.
ví dụ: khoản 2: “c. làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05
giấy tờ giả”; khoản 3 “a. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả
đến 10 giấy tờ giả”; khoản 4 “ a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11
giấy tờ giả trở lên”.
- Khoản 4 bổ sung tình tiết tăng nặng định khung:
“b. Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
- Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được nâng lên từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng ( thay vì từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).

3 />p_page_id=1&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=148090867 các tội phạm về chức vụ BLHS
2015 – truy cập ngày 30/11/2016

17


KẾT BÀI
Việc đấu tranh phòng và chống tham nhũng luôn luôn là vấn đề cấp
bách và quan trọng hàng đầu của đất nước bởi nó ảnh hưởng đến sự phát
triển của xã hội,sự vững bền của một thể chế chính trị và sự tồn vong của cả
quốc gia. Với những bình luận và phân tích trên, em đã làm sang tỏ những
nội cơ bản mà bộ môn yêu cầu. Do hạn chế về phạm vi nội dung cũng như
phương pháp nghiên cứu nên bài làm có nhiều hạn chế. Rất mong nhận
được sự góp của thầy ( cô).

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.

BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 – NXB Lao động- Hà Nội
BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 – NXB Lao động- Hà Nội 2014
Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng
Luật Phòng, Chống Tham nhũng 2005
/>p_page_id=1&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=1480

6.

90867 truy cập ngày 30/11/2016
truy cập ngày 30/11/2016

19



×