Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

dạy học theo sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 26 trang )

DỰ
Ự ÁN ĐỒN
NG HÀNH

Phầ
hần II. Dạ
ạy họ
ọc th
heo Sơ
S đồ
ồ tư duy

z
z
z

Khái niệm và quy
q
tắc vẽ
v Sơ đồ
ồ tư duy
Phát trriển nhán
nh trong
g sơ đồ tư
t duy
Hướng dẫn sử dụng Ph
hần mềm
m iMindm
map
- Tạo kịch bản
n trình chiếu


c
- Ứng dụng sơ
ơ đồ tư duy
d
tron
ng dạy họ
ọc


KHÁI NIỆM VÀ QUY TẮC VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY
I.

Khái niệm sơ đồ tư duy
1. Tư duy là gì?
Theo quan điểm khoa học thì tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần
kinh, bộ não người. Tư duy không có trong các loài thực vật, không có ở
ngọn núi, mỏm đá hay dòng sông, cũng không ở ngoài hệ thần kinh và có
thể chỉ trong một số hệ thần kinh và chỉ ở trung ương thần kinh. Tư duy
cũng không phải là giấc mơ và có những điểm giống với giấc mơ. Tư duy
không có ở ngoài hệ thần kinh. Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ
thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ
được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức thế
giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Tư
duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện được tư duy cần
có những điều kiện:

• Điều kiện cơ bản :
-

Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy: Đây là điều kiện tiên quyết, điều kiện

về bản thể. Thiếu điều kiện này thì không có tư duy nào được thực hiện.
Năng lực tư duy thể hiện ở ba loại hình tư duy là kinh nghiệm, sáng tạo, và
trí tuệ. Ba loại hình tư duy này mang tính bẩm sinh nhưng có thể bị biến đổi
trong quá trình sinh trưởng theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ xuống kinh
nghiệm, những sự bộc lộ của chúng ta lại theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ
xuống kinh nghiệm, nhưng sự bộc lộ của chúng lại theo chiều hướng ngược
lại Đây là biểu hiện của mối quan hệ giữa năng lực bẩm sinh với môi trường
sống và trực tiếp là môi trường kinh nghiệm.

-

Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức:Đây là điều
kiện quan trọng. Không có kinh nghiệm, không có tri thức thì các quá trình
tư duy không có cơ sở để vận hành. Kinh nghiệm, tri thức là tài nguyên cho
các quá trình tư duy khai thác, chế biến. Để tư duy tốt hơn thì nguồn tài

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 2


nguyên này cũng cần nhiều hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp tư duy phát
triển.
• Điều kiện riêng:
Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại hình tư duy thực hiện
được và thực hiện tốt nhất. Ví dụ muốn có tư duy về lĩnh vực vật lý thì hệ
thần kinh phải có các kiến thức về vật lý. Muốn tư duy về lĩnh vực nào thì
phải có kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Muốn có tư duy lý luận thì phải
có sự kết hợp giữa năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết học và tri thức về
triết học…
2. Khái niệm sơ đồ Tư duy
Bộ não người không tư duy theo lối trình tự và tuần tự, mà theo cách lan tỏa

như mọi hình dạng tự nhiên, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh trong cơ thể con
người, các nhánh của thân cây và những đường gân trên lá. Đây chính là
cách tư duy của não. Để tư duy hiệu quả, não cần có khả năng phản ánh
dòng tư duy tự nhiên ấy - Sơ đồ Tư duy
Lập Sơ đồ Tư duy là phương pháp cách mạng nhằm tận dụng các
nguồn tài nguyên vô tận của bộ não. Sơ đồ tư duy là PHƯƠNG PHÁPkết
nối MANG TÍNH ĐỒ HỌAcó tác dụng LƯU TRỮ, SẮP XẾP VÀ XÁC
LẬP ƯU TIÊNđối với mỗi loại thông tin trên giấy, bằng cách sử dụng từ
hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể
và phát sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ Tư duy là
chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn
tiềm năng của bộ não kỳ diệu (Theo Tony Buzan).
II.

Cách vẽ sơ đồ Tư duy
Bước 1 : Dùng một tờ giấy không có đường kẻ và bút màu. Những dòng kẻ
sẵn sẽ hạn chế ý tưởng của (nên đặt tờ giấy nằm ngang). Bắt đầu từ chính
giữa tờ giấy để có thể tự do “phóng ý tưởng”.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 3


Bước 2 : Ở giữa tờ giấy, vẽ một hình ảnh đại diện cho chủ đề chính và viết
thật to tên chủ đề. Việc đặt chủ đề ở giữa sẽ giúp tập trung, đồng thời tạo
một khoảng không để thoải mái đưa ra ý tưởng.

Bước 3 : Từ hình này, bắt đầu vẽ những nhánh lớn (không cần thẳng hàng)
tỏa ra xung quanh. Mỗi đường sẽ đại diện cho một ý chính . Phần đầu nhánh
nối với hình ảnh trung tâm nên nét vẽ sẽ dày hơn, rồi dần thon lại cho đến
cuối nhánh. Thực hiện tương tự cho các nhánh còn lại nhưng dùng các màu

khác nhau. Tiếp theo, hãy viết các ý chính lên trên từng nhánh lớn – nên
dùng từ ngắn gọn thay vì là cả câu văn dài dòng. Các từ khóa luôn được viết
ở trên nhánh để nhấn mạnh ý cần ghi nhớ. Nếu muốn, có thể vẽ những hình
ảnh hoặc biểu tượng minh họa bên cạnh các ý – cách này sẽ kích thích hai
bán cầu não cùng hoạt động.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 4


Bước 4 : Từ một ý chính, có thể vẽ thêm những đường mảnh hơn tỏa ra từ
nhánh chính và vẽ những hình ảnh minh họa nhỏ hơn cho mỗi ý (vẽ bên trên
mỗi nhánh nhỏ). Ý chi tiết sẽ được viết bằng chữ thường, dọc theo chiều dài
nhánh; theo đó, chúng luôn được kết nối với bộ não và viết lên đó những ý
chi tiết.

Và cứ thế, Sơ đồ Tư duy có thể mọc ra thêm nhiều nhánh hơn nữa, để cho trí
tưởng tượng và sáng tạo của bạn đến bất cứ đâu.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 5


III.

Cấu trúc của bộ nãão người

B não kỳỳ diệu củaa chúng taao bắt đầu
Bộ
u tiến hóa cách đây trên 500 triệu năm
m
n

nhưng
chỉỉ trong 5000 năm gầần đây, chú
úng ta mớ
ới phát hiệện bộ não nằm trênn
đ chứ không
đầu
k
phảii trong bụụng hay tim
m (điều mà
m Aristolee và nhiều nhà khoaa
h tên tuuổi khác đã tin). Kỳ
học
K diệu hơ
ơn, 95% vốn kiến thức hiện
n nay củaa
c
chúng
ta về bộ nãoo và phươ
ơng thức hoạt
h
độngg của nó cchỉ được khám
k
pháá
t
trong
vòng mười năăm trở lại đây.
B não củ
Bộ
ủa bạn cóó năm chứ
ức năng ch

hính :
• Tiếp nhận
n : Bộ nãoo tiếp nhậnn thông tin
n bằng cácc giác quaan.
• Lưu
L giữ : Bộ não giữ lại, ghhi nhớ và cho phépp chúng taa truy cập thông tinn
k cần.
khi
Dự án Đồng
Đ
hành
h – Trường
g THPT Vân
n Tảo 6


• Phân tích : Bộ não nhận biết các dạng thức, và sắp xếp thông tin hợp lý
bằng cách khảo sát và xem xét ý thông tin.
• Kiểm soát : Bộ não kiểm soát cách bạn xử lý thông tin theo các phương
pháp khác nhau, tùy thuộc tình trạng sức khỏe, quan điểm cá nhân và môi
trường của bạn
• Tác xuất : Bộ não của bạn tác xuất thông tin nhận được bằng các ý nghĩ,
ngôn từ, hình vẽ, chuyển động cùng tất cả các hình thức sáng tạo khác
Cách bộ não điều khiển các quy trình siêu nhanh này thậm chí còn gây kinh
ngạc hơn. Phát hiện mang tính đột phá nằm ở việc chúng ta nhận biết con
người có hai bên bộ não trên đầu chứ không phải một và chúng hoạt động
theo các mức độ khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Hai bên của não,
hay còn gọi là hai vỏ não, được nối với nhau bằng một mạng lưới vô cùng
phức tạp gồm các sợi thần kinh có tên là Corpus Callosum, đảm nhiệm chức
năng chính là xử lý mọi loại hoạt động tư duy khác nhau.

™ Ở hầu hết mọi người, vỏ não trái xử lý :


Suy luận, từ ngữ, liệt kê, xâu chuỗi, số và phân tích – những hoạt động

được xem là “học thuật”. Trong lúc não trái đảm trách các hoạt động trên
não phải có xu hướng nằm ở trạng thái “ sóng alpha” hoặc nghỉ ngơi và sẵn
sàng hỗ trợ
™ Vỏ não phải xử lý :


Nhịp điệu, tưởng tượng, màu sắc, thơ mộng, nhận thức về không gian,

Gestalt (tính toàn thể hay có thể diễn tả là “tổng thể lớn hơn các bộ phận
cộng lai”) và kích thước.


Các công trình nghiên cứu tiếp theo cho thấy, khi con người được

khuyến khích phát triển một lĩnh vực tư duy mà trước đây họ bị cho là yếu
kém, sự phát triển này có khuynh hướng tạo ra tác động đồng bộ thúc đẩy tất
cả các lĩnh vực tư duy khác cùng phát triển chứ không kìm hãm chúng. Hơn
nữa, mỗi bán cầu não còn có thể xử lý một phạm vi hoạt động tư duy rộng
lớn và tinh tế hơn rất nhiều
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 7


IV.

Mối liên hệ não người và Sơ đồ tư duy

Bí quyết hiệu quả của Sơ đồ Tư duy nằm ở dạng thể linh hoạt của nó. Sơ đồ
Tư duy được vẽ dưới dạng một tế bào não và có công dụng kích thích não
làm việc nhanh chóng, hiệu quả một cách tự nhiên.
Mỗi khi quan sát những đường gân trên chiếc lá hay nhánh cây, chúng ta có
thể thấy các “ Sơ đồ Tư duy” của tự nhiên sao chép hình dạng của các tế bào
não, phản ánh cách chúng ta được tạo ra và kết nối. Thế giới tự nhiên luôn
luôn thay đổi, tái sinh và có cấu trúc liên lạc tương tự như con người. Sơ đồ
Tư duy có thể xem là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, được phác thảo từ
nguồn cảm hứng và tính hiệu quả của những cấu trúc tự nhiên này.
Đừng để hai bên của não hoạt động độc lập mà cần phối hợp với nhau để đạt
được hiệu quả cao nhất. Cùng một lúc, bạn càng kích thích hai bên não
nhiều chừng nào thì chúng càng phối hợp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
Cùng một lúc, bạn càng kích thích hai bên não nhiều chừng nào thì chứng
càng phối hợp hiệu quả chừng ấy để giúp bạn:
9 Tư duy tốt hơn
9 Nhớ nhiều hơn
9 Nhớ lại ngay tức thời.
ƒ Kết hợp tư duy “ cả hai bên não” với
Sơ đồ Tư duy
Khi sử dụng cả hai bên não cùng lúc, mỗi bên
não sẽ đồng thời hỗ trợ cho bên kia theo cách
mang lại tiềm năng sáng tạo vô tận và củng cố
thêm khả năng của bạn trong việc tạo ra các liên
tưởng rộng lớn hơn. Điều này dẫn đến sự bùng
nổ lớn hơn về năng lực trí tuệ của bạn.
Quy trình tạo Sơ đồ Tư duy sử dụng toàn bộ các kỹ năng nhận thức, vì vậy,
nói chung ta có thể xem Sơ đồ Tư duy là công cụ tư duy trọn vẹn cả hai bên
não”. Thật vậy, đây là công cụ tư duy sử dụng trọn vẹn cả hai bên não”.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 8



Ngoài ra, Sơ đồ Tư duy còn khai thác cách thức vận dụng đồng thời mọi kỹ
năng của vỏ não trên cả hai bán câu não. Nhờ vậy nó khai mở nhiều kết nối
khớp thần kinh - sự “động não thật sự để sáng tạo, tư duy và nhớ”
ƒ Sơ đồ Tư duy mô phỏng các quy trình sáng tạo của não
Động lực đằng sau sự sáng tạo của bạn là trí tượng tượng. Sự sáng tạo liên
quan đến việc bạn thực hiện những chuyến hành trình tưởng tượng để đưa
bạn cùng các đồng nghiệp của bạn bước vào những địa hạt mới, chưa từng
được khai phá. Các liên tưởng mới này tạo ra những nhận thức mới mà thế
giới gọi là “sự đột phá sáng tạo”. Sơ đồ Tư duy mô phỏng các quy trình sáng
tạo, tư duy và ghi nhớ.
V.

Tác dụng của Sơ đồ tư duy.

Học tập
Để học tập tốt, chúng ta cần gì ?
• Ghi nhớ kiến thức
• Sự sáng tạo và liên kết kiến thức để có thể giải quyết các bài tập khó
• Tập trung vào nội dụng chính của bài học
Sơ đồ Tư duy với hình ảnh trung tâm ở giữa và kết cấu các nhánh mọc ra từ
hình ảnh trung tâm giúp cho các ý tưởng, kiến thức,…đều tập trung vào
trung tâm bài học.
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 9


Bằng việc sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh và các đường cong cho phép bạn
thoát khỏi sự buồn ngủ.
Giữa các nhánh còn có thể liên kết kiến thức với nhau.

Vậy còn điều gì cản trở bạn thành công trong học tập nữa?
Truyền đạt
Đã bao giờ bạn trình bày một vấn đề mà bỏ sót những chi tiết quan trọng
mặc dù bạn đã chuẩn bị rất kỹ trước đó?
Vậy bạn thử một lần trình bày các ý tưởng đó dưới dạng Sơ đồ Tư duy. Nó
sẽ giúp bạn sắp xếp những suy nghĩ, thông tin trong đầu một cách có hệ
thống và mạch lạc.
Phân tích
Nếu tôi nói từ “Rắn” bạn có thể hình dung ra điều gì? “Con rắn” ư? Tôi còn
có thể nghĩ nó là “chất rắn” nữa

Dễ dàng ghi nhớ
Bạn hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng. khi nhắc đến quả táo, trong đầu bạn
hiện ra chữ “quả táo” hay hình ảnh của một quả táo?
Dĩ nhiên rồi, bộ não hoạt động bằng cách tạo liên kết giữa hình ảnh, màu sắc
và các từ khóa. Và sơ đồ tư duy hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu
cầu đó của bộ não.
Bạn có biết các thông tin viết trong sách thường chỉ có 20% số từ là từ khóa
chính, 80% còn lại dùng để nối các từ khóa chính. SĐTD bằng việc chỉ sử
dụng các từ khóa ghi trên các nhánh không chỉ giúp bạn dễ dàng ghi nhớmà
còn tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 10


Sáng tạo
Chỉ với một tờ giấy trắng và những chiếc bút màu, bạn có thể thỏa sức sáng
tạo để vẽ nên một SĐTD tuyệt vời. SĐTD là một công cụ kích thích sự sáng
tạo tuyệt vời của bộ não.


Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 11


CÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NHÁNH
I.

Các thang bậc tư duy.

Vào năm 1956, Bejamin Bloom đã viết cuốn Phân loại Tư duy theo những
mục tiêu giáo dục : Lĩnh vực nhận thức, trong đó phần mô tả về tư duy gồm
có sáu mức độ của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong
rất nhiều lĩnh vực cho tới ngày nau. Danh mục những quá trình nhận thức
của ông được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất, gợi lại kiến thức, đến mức
độ phức tạp nhất, đánh giá giá trị và tính hữu ích của một ý kiến. Phân loại
tư suy của Bloom theo mục tiêu giáo dục (truyền thống) bao gồm 6 kỹ năng,
đó là Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá.
Vào năm 1999, Tiến sĩ Lorin Anderson cùng những đồng nghiệp của mình
đã xuất bản phiên bản mới được cập nhật về Phân loại Tư duy của Bloom.
Ông lưu tâm tới những nhân tố ảnh hưởng tới việc dạy và học trong phạm vi
rộng hơn. Phiên bản Phân loại Tư duy mới này đã cố gắng chỉnh sửa một số
vấn đề có trong bản gốc. Không giống với phiên bản năm 1956, phiên bản
phân loại tư duy phân biệt “biết cái gì”- nội dung của tư duy và “biết như thế
nào”- tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề. Định lượng quá trình
nhận thức trong phiên bản phân loại tư duy của Bloom cũng giống như bản
gốc đều có 6 kỹ năng. Chúng được sắp xếp theo mức độ từ đơn giản nhất
đến phức tạp nhất :nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
NHỚ :bao gồm nhận biết và hồi tưởng những thông tin có liên quan đến “trí
nhớ dài hạn”.
HIỂU : là khả năng diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của riêng mình những tài
liệu giáo dục như những bài đọc và những lời giải thích của giáo viên.

Những kỹ năng cụ thể cho quá trình này bao gồm diễn giải, tìm ví dụ minh
họa, phân loại, tóm lược, suy luận, so sánh, và giải thích.
VẬN DỤNG : Nói về việc sử dụng những tiến trình đã được học trong một
tình huống tương tự hoặc một tình huống mới.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 12


PHÂN TÍCH : Chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần và tư duy để tìm ra
mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể. Học sinh phân tích bằng cách
chỉ ra sự khác nhau, tổ chức và tổng hợp.
ĐÁNH GIÁ : Là mức độ cao nhất trong bảng phân loại tư duy gốc. Nó
được xếp ở mức thứ năm trong sáu quá trình của phiên bản, bao gồm kiểm
tra và phê bình.
SÁNG TẠO : Là quá trình không có mặt trong bảng phân loại tư duy trước
đây. Nó là thành phần cấu thành cao nhất trong phiên bản mới. Kỹ năng này
liên quan đến việc tạo ra cái mới từ những cái đã biết. Để hoàn thành công
việc sáng tạo này, người học phải nghĩ ra “cái mới”. lập kế hoạch và thực
hiện
II.

Các dạng câu hỏi và kĩ năng đặt câu hỏi.

1. Phân loại câu hỏi
• Câu hỏi đóng là câu hỏi mà câu trả lời là có hoặc không, hoặc là câu chỉ có
một câu trả lời đúng.
Dạng câu hỏi này đòi hỏi các kiến thức cần nhớ và gợi lại thông tin (đơn
giản hoặc khái quát). Chức năng chính của dạng câu hỏi này thường là để
đánh giá, thường được sử dụng trong phần kết luận hoặc cuối phần giới
thiệu bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ và biết rõ những việc

cần làm trong phần phát triển bài chưa. Đôi khi các câu hỏi này còn được sử
dụng trong phần phát triển bài nếu giáo viên cảm thấy cần đánh giá mức độ
hiểu của học sinh ở thời điểm thực hiện hoạt động.
Ví dụ : Em đã được kết nạp vào đội TNTP Hồ Chí Minh chưa?
• Câu hỏi mở là câu hỏi mà ta có thể đưa ra nhiều cách trả lời và đòi hỏi việc
trả lời với nhiều chi tiết.
Dạng câu hỏi này đòi hỏi đưa ra quan điểm, ý kiến và quan niệm riêng.
Chức năng chính của câu hỏi này là hướng dẫn gợi mở và phát triển tư duy
cho học sinh.
Ví dụ : Vì sao Rùa đi nhanh hơn Thỏ? Cô giáo của em là người như thế nào?
2. Phân cấp câu hỏi:
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 13


Theo như thang bậc tư duy của Bloom thì có 6 kỹ năng phân cấp từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, câu hỏi ở đây cũng được phân
cấp như thế. Từ những câu hơn giản như có cụm từ hỏi ngắt quãng
Đã…chưa? Có…không? Đúng…sai Đến những câu hỏi Làm gì? Là gì?
Như thế nào? Vì sao? Ra sao? Để kích thích sự tư duy, phân tích, sáng
tạo của trẻ.
Kĩ năng
Nhớ

Khái niệm
Nhớ lại thông tin

Hiểu

Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm


Sử dụng thông tin hay khái niệm
trong tình huống mới
Chia nhỏ thông tin và khái niệm
thành những phần nhỏ hơn để
hiểu đầy đủ hơn
Đánh giá Đánh giá chất lượng
Vận
dụng
Phân
tích

Sáng tạo

Ghép các ý với nhau để tạo nên
nội dung mới

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 14

Từ khoá cho câu hỏi
Xác định, miêu tả, gọi tên, phân
loại, nhận biết, mô phỏng, làm
theo
Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ,
giải thích, lĩnh hội, lấy ví dụ
Thiết lập, thực hiện, tạo dựng,
mô phỏng, dự đoán, chuẩn bị
So sánh/đối chiếu, phân chia,
phân biệt, lựa chọn, phân tách
Đánh giá, phê bình, phán đoán,
chứng minh, tranh luận, biện

hộ.
Phân loại, khái quát hoá, cấu
trúc lại


HƯỚN
NG DẪ
ẪN SỬ DỤNG
Phầần mềm
m Buzan
n’s iMin
ndMap 7.0
PHẦN
N 1. TẠO
O SƠ ĐỒ
Ồ TƯ DU
UY
Sau khhi cài đặt và
v đăng kí
k bản quyyền xong, ta có biểuu tượng
iMindM
Map trên màn
m hình desktop.
c
trìnnh: ta clicck đúp vàoo biểu tượn
ng
- Mở chương

của phần
p

mềm
m

=
=>Giao
diệện đầu tiên
n

Mở
ở file mới
Mở
M file cũ
Danh sácch
mới mở gần đây

Mở 1 file mới: ta cllick New MindMap
M
p
¾ M
¾ Mở
M file đã
đ có từ trrước: Clicck Open MindMap
M
p. Nếu filee mới mở
ở gần đây,,
c
chúng
ta tìm
t chọn trong
t

danhh sách Reccent Mindd Maps.
Sau đâây là phần
n hướng dẫn
d với fille mới hoà
àn toàn:
1. Chọọn hình ản
nh trung tâm
Trước hết chọn hình ảnh trung tâm
m cho Sơ đồ tư duyy định vẽ. Phần mềềm đã choo
ng tâm. Chhúng ta cóó thể sử dụng
d
luônn
sẵn rấtt nhiều hìnnh ảnh đểể làm hìnhh ảnh trun
bằng cách
c
clickk đúp vào biểu tượnng cần lấy
y làm hìnnh ảnh truung tâm, hoặc
h
chọnn
C
biểu tư
ượng \ clicck nút Choose

Dự án Đồng
Đ
hành
h – Trường
g THPT Vân
n Tảo 15



Các biểu tượng
có sẵn

Tuy nhiên, nếu chúng ta đã có sẵn file ảnh làm trung tâm để trên máy tính, chúng
Open
ta click Browse chọn file ảnh \

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 16


=>Giao diện vẽ SĐTD của mình xuất hiện với hình ảnh trung tâm vừa chọn.
Thanh công cụ

Thanh menu

Vùng vẽ

Chúng ta có thể click đúp vào hình ảnh trung tâm
để gõ tên chủ đề chính.
Ví dụ: SĐTD này là tìm hiểu về các loại quả.
2. Tạo nhánh cấp 1

Hình 2

Hình 1

Đặt con trỏ vào màu đỏ tròn ở giữa \ Click + giữ chuột đến vị trí cuối của nhánh
được hình 1. Cứ làm tiếp tục như vậy ta sẽ nhánh tiếp theo như hình 2 và cuối cùng
được như hình 3.


Hình 3

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 17


Click đúp vào nhánh để gõ các từ khóa cho từng nhánh cấp 1.

3. Tạo nhánh cấp 2
Chọn nhánh cấp 1 rồi nhấn Tab hoặc làm tương tự như tạo nhánh cấp 1 sẽ được
nhánh cấp 2.

Gõ các từ khóa trên các nhánh cấp 2: Click đúp vào nhánh để gõ từ khóa.

Lưu ý:để xóa bớt nhánh ta chỉ cần chọn nhánh rồi nhấn phím Delete trên bàn
phím.
4. Định dạng:
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 18


+ Định dạng Text:
Chúng ta có thể đổi font chữ, màu chữ, cỡ chữ…

+ Định dạng nhánh
Chúng ta cũng có thể thay đổi kiểu dáng cũng như độ cong uốn lượn của nhánh.
Uốn lượn nhánh: chọn nhánh \ click điểm trên nhánh và kéo đến độ cong
phù hợp.

Thay đổi kiểu dáng của nhánh: Click chọn nhánh \ chọn công cụ bánh răng \
chọn Branch Art \ chọn kiểu muốn thể hiện trong danh sách


Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 19


5. Thêm hình ảnh
Chúng ta cũng có thể thêm hình ảnh, biểu tượng hoặc hình vẽ vào SĐTD này.
Cách 1: Dùng menu
¾ Chọn nhánh cần thêm ảnh
¾ Vào menu Insert \ Insert Image From file \ Chọn file ảnh \ Open
Cách 2: Dùng công cụ
¾ Click đúp vào vị trí trống \ xuất hiện công cụ \ click công cụ màu vàng \
chọn công cụ
¾ Chọn file ảnh cần thêm \ Open
Cách 3: Dùng cách copy, paste
¾ Chọn file ảnh đã có trên máy tính hoặc ảnh trên website \ thực hiện lệnh
copy.
¾ Click chọn nhánh cần thêm ảnh \ thực hiện lệnh paste.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 20


Sau khi hoàn thành nốt các nhánh còn lại, chúng ta được một sơ đồ tư duy hoàn
chỉnh.
6. Lưu file
Chúng ta cũng phải rất chú ý đến việc lưu file, tránh tình trạng đang làm mất điện
coi như công toi. Lưu file cũng rất đơn giản giống như lưu file word:
¾ Vào menu File \ chọn Save hoặc dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + S
Save
¾ Chọn vị trí lưu file \ gõ tên file \ click nút
Lưu ý: Tên file của iMindMap có phần mở rộng *.imx.

Ngoài ra, phần mềm còn cho phép chúng ta xuất (export) ra nhiều dạng khác nữa
các bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Để export chúng ta vào menu File \ Export

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 21


PHẦN II. TẠO KỊCH BẢN TRÌNH CHIẾU
Chúng ta đã vẽ xong SĐTD rồi, muốn trình chiếu theo kịch bản của mình chúng ta
phải làm thế nào đây?

Rất đơn giản, tại giao diện chính, chúng ta click chọn biểu tượng Present
=> xuất hiện giao diện:

c

d

Click chọn Creat your own \ click nút Choose.
Xuất hiện giao diện để tạo kịch bản như sau:

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 22


Giả sử kịch bản của chúng ta:
Kịch bản

Thao tác

- Đầu tiên hiện chủ đề Click chọn chủ đề \ Click
=> kết quả xuất hiện được thêm slide Quả là ok

về Quả

- Mọc dần ra các nhánh
cấp 1: Màu sắc, hình Giữ Ctrl + Click nhánh Màu sắc \ Click
dáng, cấu tạo, chăm => kết quả
sóc, …

Làm tương tự như vậy đối với các nhánh còn lại
=> kết quả

- Tiếp đến là hiện chi Giữ Ctrl + Click nhánh màu vàng \ Click
Làm tương tự như vậy đối với các nhánh còn lại
tiết từng nhánh
=> kết quả

-….
Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 23


Sau khi xong kịch bản này chúng ta click vào nút Save để lưu kịch bản.
Một điểm hay ở đây là cùng một SĐTD đã vẽ, chúng ta có thể soạn nhiều kịch bản
khác nhau bằng cách: Click Defaut \ chọn Create New Presentation \ gõ tên cho
kịch bản

Tiếp tục lại tạo kịch bản phần này, cách làm tương tự như kịch bản trên.
Giờ thì có thể trình chiếu trong giờ học hoặc giờ thuyết trình được rồi. Chúng ta
chỉ cần click vào nút Begin Presentation để bắt đầu trình chiếu nha. Chúc các bạn
thành công.
Lưu ý: Chúng ta nên setup chế độ trình chiếu để tránh tình trạng mặc định của
phần mềm là chuyển từ slide này sang slide khác bị zoom ra zoom vào nhìn chóng

mặt. Chúng ta click nút Setting \ chọn 2D Transitions \ chọn chế độ Pan and
Zoom.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 24


PHẦN III. ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng Sơ đồ Tư duy trong việc dạy học
ở nhà trường rất nhiều đem lại những hiệu quả về phía người giảng dạy và học
sinh.
Cheryl Cheah – hiện là sinh viên trường Imperial College London cho biết tại
Singapore, Sơ đồ Tư duy là phương pháp học mà hầu hết học sinh được làm quen
từ 11-12 tuổi. Ở độ tuổi đó, trường Rafles Girl’School nơi cô học đã mời riêng
một chuyên gia về hướng dẫn và giúp các học sinh có thể vẽ Sơ đồ Tư duy ngay
sau đó. Theo Cheryl, cô và các bạn đã rất hào hứng học tập bởi bị cuốn hút vào
màu sắc, hình ảnh rực rỡ và ghi nhớ kiến thức. Thầy cô có thể áp dụng linh hoạt
Sơ đồ Tư duy vào việc dạy học. Theo chia sẻ của Chun Song Guan, sinh viên
trường National Taiwan University đó là các cách :
-

Giới thiệu ở đầu hoặc cuối bài giảng: Có thể thầy cô giới thiệu bài giảng bằng
quá trình lập Sơ đồ Tư duy và sau đó kết thức bài học bằng chính Sơ đồ Tư duy đó
sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn
và lâu hơn.

-

Củng cố kiến thức: Sau một bài giảng, thầy cô đưa ra một chủ đề chung và yêu
cầu học sinh đóng góp các ý kiến, các nhánh để vẽ Sơ đồ Tư duy ôn tập chính
trong bài giảng buổi hôm đó.


-

Bài tập về nhà: Thầy cô giao bài tập về nhà cho học sinh tổng kết kiến thức đã
học bằng Sơ đồ Tư duy.

-

Một lợi ích rất lớn của Sơ đồ Tư duy và khi học và làm việc theo nhóm, mỗi
người có thể đóng góp một ý vào Sơ đồ Tư duy hoặc phụ trách vẽ một Sơ đồ Tư
duy riêng biệt sau đó ghép lại một bức tranh tổng thể.
Tuy nhiên, Sơ đồ Tư duy vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. TS Trần Đình
Châu đã chủ trì nhóm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và tham mưu được với Bộ
GD&DT đưa thành chuyên đề ứng dụng Sơ đồ Tư duy hỗ trợ đổi mới phương
pháp dạy học tới cán bộ quản lý và giáo viên THCS. Năm 2010, ứng dụng Sơ đồ
Tư duy trong dạy học và học đã triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc
và được giáo viên cũng như học sinh hồ hởi tiếp nhận.

Dự án Đồng hành – Trường THPT Vân Tảo 25


×