Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Tâm Bệnh Học Trẻ Em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.15 KB, 94 trang )

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM
Tác giả: TS. Lê Thị Minh Hà

MỤC TIÊU CHUNG
Giúp người học hiểu các vấn đề cơ bản về cơ chế và cấu trúc của
những rối loạn tâm lí trẻ em trong trạng thái bệnh, nắm được nguyên nhân,
biểu hiện, biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc trẻ rối loạn tâm lí.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Phẩm chất:
Người học cảm thông, tôn trọng, kiên trì chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. Kiến thức:
- Người học nêu được biểu hiện của một số bệnh tâm lí phổ biến ở trẻ
em.
- Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm lí ở trẻ em.
- Xác định một số phương pháp tâm lí trong phòng ngừa và chăm sóc
bệnh tâm lí trẻ em.
3. Kỹ năng:
- Người học có kỹ năng nhận dạng các rối nhiễu tâm lí ở trẻ.
- Có kỹ năng tiếp cận và chuẩn đoán sớm những dấu hiệu bệnh tâm lí
ở trẻ
- Có kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ có biểu hiện bệnh tâm lí thường
gặp ở trẻ

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM BỆNH TRẺ EM
1. Hoàn cảnh ra đời của chuyên ngành tâm bệnh học


- Trước đây, trong phân loại y học chính thống thường chia làm ba lĩnh
vực độc lập với nhau: Các bệnh của cơ thể, bệnh tâm thần, các chứng bệnh


neurose.
- Các nhà y học chỉ quan tâm đến những bệnh cơ thể, họ thường xem
các hiện tượng tâm lý là phụ. Hoặc xem cơ thể và tâm lý diễn biến song song,
không ảnh hưởng lẫn nhau (chủ nghĩa tâm thể song song). Nhưng thực tế,
người thầy thuốc thường gặp phải những bệnh chứng mà không thể nào tìm
ra vết tích cơ thể. Trong trường hợp ấy, họ đặt tên những chứng bệnh đó là
bệnh "tưởng tượng", bệnh "chức năng", bệnh neurose (bệnh của thần kinh).
Trong một thời gian dài, những người bị bệnh kiểu này chạy chữa theo cách
mê tín.
- Ngày nay, người ta hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa tâm lí và thể chất,
tìm cách xác định, trong mỗi bệnh chứng, mỗi ca bệnh, phần nào thuộc về thể
chất, phần nào thuộc về tâm lí, trong những trường hợp nào cần tập trung tác
động lên thể chất, hay lên tâm lí.
Trong số những nhân tố tâm lí gây bệnh, người ta chú ý đến những
nhân tố sau: Tác động của xúc cảm quá mạnh, hoặc kéo dài sẽ làm chấn
động hệ thống thần kinh thực vật và nội tiết có thể gây ra bệnh tâm lí ở con
người.
Những căn nguyên tâm lí xã hội: Những mối quan hệ phức tạp trong
gia đình, xí nghiệp, cơ quan đoàn thể, khu phố, làng xóm, cộng đồng, tôn
giáo, hoàn cảnh di cư thay đổi nơi ăn, chốn ở, lao động căng thẳng, công việc
dồn dập, mâu thuẫn không giải quyết, những biến cố như tai nạn, tang tóc, ly
hôn, thất nghiệp.... Tất cả những biến động trong cuộc sống xã hội đều ảnh
hướng sâu sắc đến sức khỏe con người.
- Nguyên nhân do thầy thuốc ít khi quan tâm đến những yếu tố tâm lí xã
hội, đẩy bệnh nhân vào con đường thuốc men. Nhiều khi làm hết xét nghiệm
này đến xét nghiệm khác, vừa tốn kém, vừa tạo tâm lí lo sợ, nuôi dưỡng bệnh
tật, có khi gây ra những bệnh chứng trước kia không có.


Những căn nguyên tâm lí nằm trong phần vô thức, không được chủ thể

nhận ra. Ví dụ như những cảm giác lo âu, ấm ức, giận hờn, căm ghét... từ
thời thơ ấu, bị dồn nén vào vô thức nay gặp dịp biểu hiện thành một số biến
chứng. Trong những trường hợp này, khởi căn là phụ, mà tiền căn là chủ yếu.
Một cơ cấu tâm lí chìm sâu trong vô thức đã hình thành, đây là một mặc cảm
mà chính người bệnh không nhận ra. Vì vậy, có tác động lên tình huống hiện
tại, lên hoàn cảnh khách quan vẫn không giải quyết. Có giải tỏa được mặc
cảm vô thức mới chữa được bệnh.
Vì vậy sau mỗi triệu chứng thực thể, như đau đầu, hen xuyển, nhức
xương... sau khi khám lâm sàng và xét nghiệm kỹ lưỡng, nếu không thấy rõ
một tổn thương nào và ngay cả khi tìm ra một nguyên nhân thực thể, cũng
không loại trừ có một căn nguyên chính hay phụ nào về mặt tâm lí. Do đó,
khám nghiệm lâm sàng không dừng lại trong phạm vi thực thể mà phải mở
rộng sang phạm vi tâm lí xã hội...
2. Tiêu chuẩn xác định những bệnh có căn nguyên tâm tí (rối nhiều tâm
lý)
- Một hay nhiều căn nguyên tâm lí đóng vai trò hiện căn hay khởi căn.
- Bệnh nhân có một kiểu nhân cách riêng. Thường có cá tính đặc biệt.
Điều tra kỹ lưỡng tìm ra những tiền căn tâm lí xã hội.
- Dùng tâm pháp có tác dụng rõ rệt.
3. Tình hình phát triển chuyên ngành Tâm bệnh học:
Do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, do những biến động nhanh
chóng và sâu sắc trong tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt đời sống tinh
thần của con người có nhiều xáo động, sinh ra rối nhiễu tâm lí. Hiện nay, theo
tổ chức y tế thế giới, có ít nhất từ 10 - 15% dân số có rối nhiễu tâm lí.
4. Đối mạng nhiệm vụ của tâm bệnh học
4.1. Đối tượng của tâm bệnh học


Tâm bệnh học là một chuyên ngành tâm lí học ứng dụng. Nó nghiên
cứu cơ chế của những rối loạn tâm lí của con người biểu hiện trong trạng thái

bệnh lí (những hiện tượng bệnh lí có căn nguyên tâm lí).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm bệnh học
- Tìm hiểu cơ chế và biểu hiện của các rối loạn tâm lí.
- Tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn tâm lí.
- Phòng ngừa và biện pháp chữa trị rối loạn tâm lí
5. Phương pháp nghiên cứu tâm bệnh học
Khi thăm khám và nghiên cứu về tâm bệnh lí phải xem bệnh nhân là
chủ thể không chỉ tiếp nhận tác động của thầy thuốc và nhà tâm lí, mà còn tác
động trở lại, ảnh hường đến người thăm khám, thầy thuốc và nhà tâm lí phải
thông cảm được nỗi đau của bệnh nhân.
Để làm được điều đó, khi xem xét con người phải chú ý tới cả ba mặt:
sinh lí (S), tâm lí (T), và xã hội (X). Không thể khẳng định mặt nào là chủ yếu
hơn mặt nào. Ba mặt đó tác động lẫn nhau tạo thành một tổng thể nhất định,
do đó, muốn thay đổi một nhân cách cần phải tác động lên cả ba mặt.
Sơ đồ về mối quan hệ giữa S – T - X
S

X

T

Trong một ca bệnh cụ thể phải phân tích cả 3 mặt S - T - X. Trên cơ sở
đó xác định vai trò của từng mặt quan trọng đến mức độ nào. Từ đó xác định
vận dụng những biện pháp cụ thể để tác động lên mặt này hay mặt khác và ở
mức độ nào.
5.1. Khám lâm sàng tâm tí.


Những khâu trong quy trình khám lâm sàng tâm lí đòi hỏi nhà nghiên
cứu cần phải có một vốn hiểu biết cơ bản về nhiều lĩnh vực.

Các khâu lâm sàng bao gồm:
- Quan sát (khám) những biểu hiện bên ngoài suy đoán ra nội tâm của
người bệnh. Quan sát đòi hỏi nhà tâm lí phải có sự nhạy cảm, nhạy bén và có
vốn kiến thức kinh nghiệm. Nếu bệnh nhân là trẻ em, nhà tâm lí chẳng những
quan sát đứa trẻ mà còn quan sát cả bố mẹ hoặc người thân chăm sóc trẻ.
Việc khám không phải chỉ tiến hành trong buổi tiếp xúc ban đầu mà được tiến
hành trong tất cả quá trình trắc nghiệm, chăm chữa và trong khi trẻ chơi hay
vẽ.
- Hỏi chuyện: Đây là phương pháp cơ bản nhất khi tìm hiểu một con
người.
Phương pháp này đòi hỏi nhà tâm lí phải biết lắng nghe và trò chuyện với
người bệnh. Những người bị rối nhiễu tâm lí hay hiểu sai lệch về mình và
những người xung quanh, họ thường thích kể chuyện bản thân và ôn lại cuộc
đời mình, nên cần hỏi thêm những người thân trong gia đình hay bạn bè của
họ. Thông thường nên hỏi về tiền sử của họ để hiểu hơn những gì mới xuất
hiện. qua câu chuyện của họ có thể quan sát cách nói, cách suy nghĩ và phán
đoán những tư tưởng đạo đức, chính trị, tính dục.
Biểu mẫu khám lâm sàng
- Nêu tên tuổi, lí do đến thăm khám.
- Tiền sử gia đình: Bố mẹ, anh chị em, tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp, tính
tình. (Nếu đã mất: mất vào lúc nào, nguyên nhân).
- Vị trí xã hội của gia đình.
- Tình cảnh bất thường trong gia đình: bệnh tật, nghiện ngập, dòng họ
bên vợ, chồng...
- Không khí và quan hệ gia đình, những biến cố trong gia đình, vào thời
thơ ấu của bệnh nhân.


- Tiền sử bệnh nhân: Ngày sinh, nơi sinh. Tình trạng người mẹ khi
mang thai, đẻ đủ tháng hay không. Bú mẹ hay bú bình sữa. Phát triển nhanh

hay chậm: thời kì mọc răng, biết nói, biết đi, khỏe hay yếu. Triệu chứng rối
nhiễu từ bé: Sợ hãi, đái dầm, mút tay, nói lắp, quá ngoan (bị ức chế) các loại
bệnh tật, có co giật hay không...
- Các trò chơi thời niên thiếu và thanh niên. Quá trình học tập, sở thích,
sở trường, quan hệ bè bạn.
- Những công việc làm ăn đã qua, (lý do nếu thay đổi nghề nghiệp),
công việc.
- Hiểu biết về tình dục bắt nguồn từ đâu và được tiếp nhận như thế
nào. Thủ dâm xuất hiện khi mấy tuổi, có thường xuyên không, có ý thức tội lỗi
không? Có kinh nghiệm giao hợp với người khác giới ngoài hôn thú không, có
xu hướng đồng tính luyến ái không...
- Hôn nhân: thời gian tìm hiểu, nhân cách của người vợ hay chồng, có
xung khắc hay không. Thỏa mãn hay không trong quan hệ tình dục. Tình hình
con cái... Lối sống: rượu, thuốc lá, ma túy.
- Các bệnh tật, tai nạn đã trải qua. Nói rõ về những bệnh chứng tâm lí
trước kia, được chữa ở đâu và chữa như thế nào.
-Tính tình trước lúc bệnh. Quan hệ như thế nào trong gia đình, với bạn
bè, với những người cùng làm việc. Những hoạt động văn hóa, sở thích: đọc
sách, xem kịch, xem phim, hội họa... Đánh giá về năng lực: quan sát, trí nhớ,
xét đoán, phê phán, óc sáng kiến, dễ mệt mỏi.
- Tính cách: lo âu, lạc quan hay bi quan, tự tin hay không, tự kiềm chế
hay không, tính tình có ổn định không, cáu gắt, cứng nhắc, nhút nhát, ích kỉ...
- Giá trị đạo đức, tín ngưỡng, kiểu ăn tiêu, thái độ đối với bản thân và
người khác, hứng thú và tham vọng.
- Nội dung những giấc mơ. Thói quen ăn ngủ, đại, tiểu tiện...


- Tâm trạng hiện tại: Mô tả đầy đủ cách ứng xử bên ngoài có vẻ bệnh
hay không. Có tiếp cận được với thực tế hay không. Quan hệ với nhà tâm lý,
thầy thuốc như thế nào, phản ứng như thế nào trong các tình huống: cử chỉ,

nét mặt, vận động. Thái độ và hành vi của bệnh nhân có ý nghĩa gì không?
- Tính tình lúc khám tỏ ra thoải mái hay cáu gắt, nghi ngờ, tách rời thực
tế. Tâm trạng khớp với lời nói hay không. Có hoang tưởng và hiểu lầm về sự
vật và con người ở xung quanh không? Có tưởng tượng có người nào đó
quan tâm đặc biệt đến mình không? Có khả năng tập trung chú ý hay không?
Thái độ đối với bệnh tình của bệnh nhân, có tự xem mình là có bệnh hay
không.
- Khám lâm sàng tâm lí trẻ em phần nào giống với khám lâm sàng tâm
lí cho những bệnh nhân lớn tuổi chịu hợp tác hay chống lại. Vì vậy, phải biết
tận dụng những cách thức giao tiếp phi ngôn ngữ như trò chơi, cử chỉ, vẽ....
Trò chuyện đem lại kết quả chỉ với trẻ trên 8 - 9 tuổi. Trẻ có thể bộc lộ tâm tư
của mình qua những hình vẽ hay trò chơi. Đồng thời qua vẽ và trò chơi, trẻ
cũng giải tỏa ấm ức của mình. Cho nên, vẽ và trò chơi vừa là phương pháp
chẩn đoán vừa là trị liệu.
- Trong vẽ hình, không bắt buộc trẻ vẽ theo hình mẫu, mà vẽ tự do. Nhà
tâm tí chỉ gợi ý vẽ hình người, vẽ gia đình, vẽ cây... Không vội vàng suy đoán
hình vẽ hay trò chơi, mà phải đối chiếu với kết quả quan sát, hỏi chuyện đứa
trẻ và những người có quan hệ với trẻ (bố mẹ, ông bà, giáo viên...) Thông qua
hình vẽ có thể giúp xác định, suy đoán về trí lực, cũng như về những ấm ức
vướng mắc nội tâm.
- Trong việc tổ chức chơi cho trẻ, không nhất thiết phải dùng trò chơi
đắt tiền. Mỗi phòng khám tâm lí nhất thiết phải có một đồ chơi như búp bê, vài
con vật, những khối gỗ. Nhà tâm lí phải biết chơi với trẻ, "đạo mạo" quá
không thể làm tâm lí. Trong chẩn đoán tâm lí lâm sàng trẻ em cần chú ý ranh
giới giữa những hiện tượng bình thường và bệnh lí rất mong manh, phải đánh
giá tùy theo lứa tuổi và sau một tiến trình theo dõi khá lâu. Đồng thời không
bao giờ chỉ dựa trên một chỉ báo để chẩn đoán.


5.2. Trắc nghiệm tâm tí (Test)

Test là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về mặt kỹ thuật, được
quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử của một người, nó
cung cấp một chỉ báo tâm lí (trí tuệ, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách...), trên
cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hóa hoặc một hệ thống phân
loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội.
* Một số Test được thông dụng, sử dụng trong các phòng chẩn đoán.
- Test Denver (DDST): dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ từ sơ sinh
đến 6 tuổi Gồm 105 Item đánh giá mức độ khôn lớn của trẻ. Các Item được
chia trên phiếu kiểm.tra theo 4 mặt: Tư thế vận động, phối hợp mắt và vận
động, ngôn ngữ, quan hệ xã hội.
- Test vẽ hình người của Goodenough: Test thực hiện đơn giản, song
có độ ứng nghiệm, ổn định cao, vì các bộ phận, các chi tiết trong hình vẽ
phản ánh khá rõ mức độ phát triền trí khôn theo lứa tuổi.
- Test khối vuông Kosh: Nhằm đánh giá trí tuệ cho những người không
nói được hoặc không quen sử dụng lời nói, hoặc bị rối loạn ngôn ngữ. Test áp
dụng cho trẻ từ 5 tuổi đến tuổi thanh niên. Kết quả làm test đánh giá được
khả năng phân tích tổng hợp, định hướng không gian, xét đoán, trừu tượng.
- Test Raven (Test khuôn hình tiếp diễn chuẩn): Test đo khả năng nhận
ra quan hệ giữa các hình vô nghĩa, nhận ra tính logic của hệ thống. Nhờ vậy
có thể đánh giá mức phát triển của tư duy, suy luận. Đối với trẻ nhỏ và trẻ
chậm khôn có thể dùng test Raven màu. Test gồm 36 bài tập (A,Ab,B) đơn
giản hơn test Raven đen trắng.
* Một số test đánh giá nhân cách thông dụng. Các test đánh giá nhân
cách thường dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Test - Projectif): Đặt chủ thể
trước một tình huống không rõ rệt, từ đó chủ thể tự do liên tưởng, suy luận,
phản ứng, phán đoán, qua đó phản ánh những mối tâm tư, thường là vô thức.
Quy trình triển khai làm test nhân cách đòi hỏi nhà tâm lí nhiều kinh nghiệm
và nhạy bén cao.



- Test C.A.T (children Apppereption Test). Dùng cho trẻ 3 - 10 tuổi. Test
gồm 10 bức tranh vẽ một thú vật quen thuộc (con heo). Mỗi bức tranh đề ra
một tình huống, khi trẻ nhìn vào đó có thể bộc lộ những mối quan tâm tư bị
dồn nén như lo hãi, ám sợ, ganh tị với anh, chị, em, ấm ức hoặc yêu cầu bố
mẹ âu yếm.
- Test DUSS (Test ngụ ngôn của Louisa Duss). Test gồm 10 câu chuyện
bỏ dỡ theo các chủ đề khác nhau, trẻ phải tiếp tục xây dựng câu chuyện cho
hoàn chỉnh, qua đó phát hiện các mối tâm tư bị dồn nén của trẻ trong gia
đình.
- Test M.M.P.I (Minnesota Multiphasic Personality Inventory) Bảng liệt
kê nhiều mặt nhân cách. Chủ phải trả lời 550 câu hỏi theo 3 cách: đúng, sai,
không biết và phải sấp xếp theo 26 đề mục. Dùng cho trẻ từ 16 tuổi trở lên.
Test nhằm phát hiện mọi mặt của nhân cách về thể chất, giao tiếp xã hội...
Thường được dùng trong tâm bệnh.
- Test Rogers (thích nghi cá nhân): Nhằm đánh giá khả năng thích nghi
trong mối quan hệ gia đình, với những người thân trong gia đình và ý thức
bản thân của trẻ. Test thường dùng cho trẻ từ 8 - 14 tuổi. Test đánh giá 4 chỉ
số: Tính tự ti, kém thích nghi xã hội, kém thích nghi gia đình và tính mơ mộng.
Trên cơ sở đó nhận định về cách ứng xử của trẻ trong những hoàn cảnh khác
nhau như co mình lại, tự ti, khoác lác, tự dằn vặt, lui về thế giới tướng
tượng...
- Test vẽ gia đình: Dùng cho trẻ từ 5 - 14 tuổi. Thông qua cách vẽ, cách
bố trí các nhân vật, vị trí và kích thước của các nhân vật, các chi tiết trong
từng nhân vật có thể bộc lộ các mối quan hệ tình cảm của trẻ trong gia đình,
cảm giác an toàn, hay lo hãi, gắn bó hay ghen tỵ...
- Test vẽ cây: Thông qua hình vẽ cây có thể suy đoán những đặc điểm
tính tình và nhân cách.
Khi sử dụng các test, nhà tâm lí cần lưu ý: Test chỉ là một chỉ báo,
không nên tuyệt đối hóa giá trị của nó. Đặc biệt không thể dựa trên một chỉ số



thông minh, kết quả một lần thử rồi quy kết cho một đứa trẻ là không thể học
tập bình thường hay không đáp ứng một nghề nghiệp nào đó. Vì dễ bị lạm
dụng như vậy, nên phương pháp test đã bị một số học giả phê phán gay gắt.
Nhưng nếu biết sử dụng một cách thận trọng và khoa học thì không những
tránh được tác hại đó, mà còn cung cấp cho người làm tâm lí những dữ kiện
có giá trị.

Chương 2: MỘT SỐ BỆNH TÂM LÍ TRẺ EM
Bài 1: RỐI NHIỄU TÂM LÝ Ở TRẺ EM
1. Khái niệm nhiễu tâm:
Theo Từ điển Tâm lí học: Nhiễu tâm là những biểu hiện tâm lí bất
thường xuất hiện một cách cố định, kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống hàng
ngày, nhưng chưa đến mức rối loạn nhân cách.
Nhiễu tâm là một tập hợp các rối loạn tâm lí có tính chất chung sau đây:
- Có những rối nhiễu hành vi tương đối nhẹ.
- Người bệnh có ý thức được tính chất bệnh lí của các rối loạn.
- Các yếu tố tâm lí có vai trò là nguồn gốc phát sinh ra rối nhiễu.
- Luôn luôn có một trạng thái lo hãi vào lúc này hay lúc khác trong sự
tiến triển của bệnh.
- Thuyết phân tâm học giải thích hiện tượng nhiễu tâm:
Trong các rối loạn nhiễu tâm, có sự xung đột giữa vô thức" và "siêu ý
thức". Trong trường hợp này, "ý thức" có nhiệm vụ điều hòa xu hướng của "vô
thức" và “siêu ý thức” tạo sức ép dàn xếp chúng.
Nếu sự thiết lập hòa giải khó, thì ý thức sẽ chống đỡ bằng một loạt
những cơ chế tự vệ như dồn nén, thoái lùi, di chuyển, thăng hoa.
Nếu các cơ chế tự vệ của ý thức không uyển chuyển, cứng nhắc,
không có hiệu lực sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễu tâm.



Các nhà Phân tâm học cho rằng: Các triệu chứng nhiễu tâm có giá tự
như là sự hòa giải tượng trưng giữa cái xung lực của "vô thức" và sự cấm
đoán của "siêu ý
thức".
2. Các loại nhiễu tâm:
2.1. Lo âu: Thường có mặt trong hầu hết các nhiễu tâm.
Lo âu là một kích động tâm lí nặng nề và đau đớn do một sợ hãi khá rõ
gây ra. Mỗi người chúng ta đều có sự tỉnh táo cần thiết trong môi trường xung
quanh. Lo âu là một sự lo lắng tỉnh táo đau đớn.
Trong lo âu thường có những cảm giác sau: Co thắt lồng ngực, cảm
giác nguy hiểm, thất bại, sắp chết xảy ra, đánh trống ngực, thỉnh thoảng
chóng mặt, buồn nôn, nhìn như có sương mù. Các biểu hiện của hệ thần kinh
thực vật xanh xám, run chân tay, tim đập loạn nhịp...
- Cơn lo âu do một vài tình huống xúc cảm hoặc những hoàn cảnh đặc
biệt gây ra: ác mộng, một đứa bé sợ chó nhìn thấy con chó to, sự căng thẳng
ở trường học, hành động của nha sĩ khi nhổ răng, bác sĩ mổ....
- Đôi khi cơn lo âu không rõ nguyên nhân xảy ra ở những trẻ hay cảm
xúc, nhạy cảm với môi trường, phản ứng mạnh mẽ với các thất bại, có khí
chất sợ sệt, một sự chấn thương nhẹ cũng gây siêu cảm xúc và ám ảnh trẻ
trong những hoàn cảnh tương tự.
- Yếu tố gia đình cũng ảnh hướng mạnh mẽ đến chứng lo sợ của trẻ.
Khi khám cho trẻ, bố mẹ thường hay bộc lộ khí sắc lo âu của mình. Một
nghiên cứu 70 trẻ lo âu có 46 trường hợp cha mẹ lo âu. Như vậy, khuynh
hướng lo âu theo cha mẹ là có thật, một sự “lây lo âu”.
Tóm lại trẻ lo âu thường sống trong lo âu, bản thân mình lại làm mồi
cho sự lo âu của mình trong sự cứng nhắc, định hình và kém thích ứng trước
những tình huống mà bản thân chúng cũng chứa một xung đột nào đó. Trị liệu
nâng đỡ, giải toả trẻ và gia đình khỏi nguồn gốc của sự lo âu.



2.2. Ám sợ - ám ảnh
- Chứng ám sợ là sự sợ sệt mang tính chất lo lắng gây ra bởi một đối
tượng hoặc một tình huống nhất định mà trong đó không có nguy hiểm. Sự sợ
sệt chỉ xuất hiện khi có mặt của những vật hay tình huống gây ám sợ.
- Chứng ám ảnh là cảm giác lo hãi, đau khổ, dằn vặt hay một ý nghĩ ám
ảnh nào đó. Bệnh nhân biết cảm giác hay ý nghĩ đó là phi lý, nhưng không
cưỡng lại được. Để đấu tranh chống lại những ám ảnh - ám sợ, người bệnh
bắt buộc phải làm những nghi thức xua đuổi (rửa tay liên tục với số lần nhất
định để chống lại ám ảnh sợ bẩn)!
- Bệnh nhân bị ám sợ thường chú ý đến cái cụ thể né tránh (con vật, cái
kim). Hoặc nghi ngại những đối tượng vô hình (thuốc độc, vi trùng...), hoặc
trạng thái tưởng tượng (bị bắn, ấn tượng về cái chết sắp tới, ám ảnh quên....)
- Các biểu hiện lâm sàng của ám ảnh - ám sợ:
+ Ám sợ:
- Sợ bóng tối lúc trẻ 2 tuổi, trẻ chỉ ngủ được khi để đèn.
- Ám sợ súc vật lớn lúc 3 tuổi
- Ám sợ con vật nhỏ lúc 4 - 5 tuổi
+ Ám ảnh:
- Nghi thức ngồi bô lúc 2 tuổi kèm với tập chủ động cơ vòng
- trẻ 3 - 4 tuổi chỉ ngủ được khi đồ chơi đã được xếp hết vào
phòng nó hoặc để trước mặt nó.
Những biểu hiện trên đây chưa gây nhiễu tâm nếu người lớn không can
thiệp thô bạo vào thói quen của trẻ. Gây nhiễu tâm nếu kéo dài đến lúc trẻ
lớn, hoặc xuất hiện với tần số thường xuyên, cường độ lớn. Sự nhạy cảm ở
những trẻ này dẫn đến trầm cảm, hoặc gắn kết sự sợ hãi vào một đối tượng
cụ thể (sợ thỏ).


Nhân cách của những trẻ có ám ảnh: mỗi trẻ sống với sự sợ của mình
theo kiểu nhân cách riêng.

- Trẻ nhút nhát sẽ bị ức chế
- Trẻ cởi mở trở nên nóng nảy và kích động.
- Trẻ lo âu thu thập những bằng chứng về những nguy hiểm khác nhau,
thậm chí tích cực sưu tập những phương pháp "làm tôi sợ".
- Ám ảnh đích thực với khuynh hướng thẩm tra, thường xuyên nghi
ngờ, giám sát chặt chẽ về tình cảm.
- Một tính cách suy nhược tâm thần: Mất ý chí, khuynh hướng nội quan,
ức chế trí năng.
- Khuynh hướng đặc biệt: trật tự, sạch sẽ, tằn tiện, khúm núm.
+ Cơ chế tâm lí của chứng ám ảnh: Các ám ảnh bị che dấu bởi các
nghi thức và bị các nghi thức chi phối, kiểm soát và ngày càng xâm lấn. Một
số trường hợp nặng, trẻ bị tách ra khỏi cuộc sống hiện tại, gần như bị lôi cuốn
vào sự ám ảnh của mình một cách hoang tưởng.
- Lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên có thể có ám ảnh về sự dị dạng
hình thể của bản thân, liên quan đến cơ thể đứa trẻ. ở tuổi dậy thì, sự sợ hãi
sẽ mất dần, nhưng đôi khi trở lại lúc mệt mỏi, tối tăm, cô đơn, làm cho trẻ nhớ
lại sự sợ hãi xa xưa. Chứng ám ảnh ám sợ của trẻ có thể để lại di chứng khi
chúng trưởng thành. 50% số người lớn bị ám ảnh ám sợ, có ám ảnh ám sợ
lúc nhỏ.
2.3. Những biểu hiện Hysteria (thường gặp ở trẻ em từ 4 tuổi trở lên).
- Hystery là một chứng bệnh có biểu hiện ra ngoài bằng rất nhiều triệu
chứng khác nhau, giống đủ loại bệnh nhưng không thể nào tìm ra tổn thương
thực thể. Có thể hiểu Hystery là những biểu hiện giả bệnh lý, được xem như
bắt nguồn từ tâm lý - tình cảm ít nhiều có ý thức.
- Theo các bác sĩ nhi khoa, hysteri chiếm khoảng 1% bệnh nhi đến
khám. Có thể xảy ra thành "dịch" nhỏ, ở những nơi có trình độ văn hoá thấp.


2.3.1. Các trường phái nghiên cứu về Hysteria:
Có hai trường phái đề cập đến vấn đề sinh bệnh của hystery. Cả hai

trường phái thống nhất chung về hystery là một trạng thái bệnh lí cơ năng,
không phải là một bệnh giả vờ:
- Trường phái Charcot - Babinski: Xem bản chất hystery là tính tự ám
thị. Charcot cũng như Babinski, đã dùng ám thị gây ra các biểu hiện hysteria
vận động ở người bệnh. Trong hysteria, người bệnh cũng tự lừa mình như đối
với người khác. Đứa trẻ cảm thấy mệt nhọc hoặc bại liệt và "trình bày" rối
loạn này với xung quanh để mong được “một lợi lộc phụ”. Chẳng hạn một em
gái nhỏ, bị khó đọc và đau khổ với điều kiện học hành của mình, đã có hội
chứng volkmann giả (sau một chấn thương thật bị gãy xương cẳng tay vài
tháng trước) nên em không thể mang cặp, viết hoặc đến trường. Trường hợp
này khác với đứa trẻ chủ tâm lừa đối để đạt một kết quả nào đó.
- Trường phái Phân tâm học: Theo Freud, hysteria liên quan chủ yếu
đến một sự thỏa mãn cơ thể của cá nhân, nó là những xung đột tâm lí được
diễn đạt bằng cơ thể.
Người bị hysteria có những xung lực sinh dục rất mạnh mẽ và một số
sợ hãi dữ dội về bản năng sinh dục. Những xung lực này có cường độ mạnh,
chúng vượt qua rào của sự dồn nén, để thỏa mãn xung lực của mình dưới
dạng không làm cho mình lo sợ
Người Hystena kích dục tất cả những mối quan hệ bình thường (các
giao tiếp xã hội) nhưng lại tránh tình dục ổn định và sâu.
Người bệnh cần sự thoái lùi về giai đoạn môi miệng, trong đó toàn bộ
cơ thể bị vây hãm bởi chức năng tình dục, khát vọng tình dục, để bù trừ lại sự
thiếu hụt ở phụ nữ hoặc sự kém cỏi của đàn ông trong quan hệ tình dục.
Sự thiếu hụt trầm trọng này là nguồn gốc của sự suy yếu ý thức (suy
yếu cái tôi), sự thành thục sớm về tình dục, là nguồn gốc của trầm cảm (trầm
cảm hysteria), là cơ sở của ái kỷ (tập trung vào dục vọng của bản thân mình
do bệnh lí).


- Yếu tố di truyền không có vai trò quyết định đối với hysteria

2.3.2. Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng do một tình huống thuận lợi gây cảm xúc mạnh như sự
kiện đáng sợ, sự bất mãn, bệnh tật...
- Thể co giật đơn thuần hay gặp nhất. Thể co giật đơn thuần thường
xuất hiện sau một cảm giác khó chịu báo trước, có người làm chứng, người
bệnh nằm quỵ xuống một cách từ từ, mềm mại và thận trọng, chậm rãi. Người
bệnh hiếm khi xảy ra mất ý thức hoàn toàn. Tiếp đó là những tiếng kêu la, co
cứng và co giật kế tiếp nhau. Mắt nhắm, nếu ta cố vạch mắt ra thì mí mắt tích
cực trống lại. Không có hiện tượng cắn lưỡi. Sau vài phút đứaq trẻ tỉnh lại, có
thể than vãn điều gì đó, hoặc đôi khi khóc, nhưng không bao giờ có trạng thái
u ám ý thức kéo dài.
- Cơn giả ngất: Là trường hợp mất ý thức ngắn xuất hiện trước những
người chứng kiến. Song cơn giả ngất không có dấu hiệu tim mạch, giống như
trường hợp có cơn ngất thật sự. Bệnh nhi đờ đẫn, vô cảm đối với các kích
thích làm đau. Rất hiếm cơn mang tính định khu, có thể có các cơn vắng ý
thức ngắn kiểu động kinh (nhầm với động kinh) kéo dài vài phút (có người
chứng kiến) trong tình huống đặc biệt (không khí gây xúc động, nhìn thấy
máu, kim tiêm...).
- Chứng Hysteria chuyển hoán:
+ Rối loạn vận động: Rối loạn vận động có những biểu hiện sau: Liệt
mềm, hay co cứng (liệt nửa người, liệt 2 chân, liệt 1 chi...), rối loạn tư thế, có
những vận động bất thường (run chân tay, vận động múa giật, có diện mạo
hài hước...) Có những rối loạn về thăng bằng và dáng đi khập khiễng, co
cứng, chệch choang...). Giả khó viết
+ Rối loạn cảm giác và giác quan: Thường có những biểu hiện sau:
Giảm thính lực (đo thính lực không có dấu hiệu bệnh). Thị giác bị ảnh hướng
đa dạng: Trẻ than phiền không nhận ra các đồ vật, các hình ảnh hoặc các nét
chữ, nhìn hoá to hoặc hoá nhỏ, thu hẹp hướng tâm thị trường (chứng quáng



mắt). Chứng câm là rối loạn chức năng nặng nhất trong hystery ở trẻ em, biểu
hiện câm chọn lọc và chỉ nhất thời hoặc kéo dài.
+ Rối loạn nội tạng: Có rất nhiều rối loạn nội tạng, nhưng khó đánh giá
nên cần phải phân tích kĩ. Thường hay gặp rối loạn hô hấp (nghẹt thở, cơn
giả suyễn...), tiết niệu (đau bàng quang, bí đái, đái nhiều, ỉa đùn...), tiêu hóa
(đau bụng, khó nuốt, buồn nôn...), khó phát âm, khó nuốt, nôn ói, nấc, ăn
không ngon.
2.3.3. Chẩn đoán hysteria:
Phải loại trừ một số biểu hiện sau:
- Các thể động kinh khác nhau
- Các ngất thực sự thông thường
- Các cơn khóc nấc
- Các cơn giận dữ của một trẻ khó tính
- Các cơn lo âu
- Các biểu hiện uốn ván
Những chẩn đoán thông thưởng.
- Sự hiện diện yếu tố tâm lí khởi phát (cảm xúc)
- Diện mạo ly kỳ của các rối loạn
- Tính chất không điển hình và lệch lạc của chúng
- Không lo lắng của người bệnh về những triệu chứng (thờ ơ đẹp)
- Tính chất dễ thay đổi của các rối loạn và tính chất chữa khỏi bằng
cách ly và ám thị
- Sự có những lợi lộc phụ rút ra một cách ít nhiều vô thức từ sự khai
thác rối loạn.
2.3.4. Nhân cách của trẻ Hysteria


- Trẻ có biểu hiện tăng cảm xúc, tính dễ bị ám thị, tính đóng kịch, phóng
đại các tư thế và các cảm xúc, hứng khởi tưởng tượng, phụ thuộc tình cảm,
khuynh hướng bày đặt hoang đường với bịa chuyện, trình bày và tiếp xúc

cám dỗ với tính chất hứng dục bộc lộ trong tất cả hệ thống giao tiếp.
- Trẻ ở 7 - 8 tuổi hay xảy ra hystria, nhưng sẽ nhanh chóng mất đi. Đứa
trẻ hay sử dụng cơ thể mình như là "vật trung gian" - Ngôn ngữ cơ thể" trong
mối quan hệ với người khác.
Trẻ em thường kết hợp hysteria với những nét lo âu ám sợ, đó là tính
chất tổng hợp phức tạp của sự rối loạn tâm lí dạng hysteria.
2.3.5. Điều trị hysteria
- Trong điều trị bệnh này, không có liệu pháp hóa học nào tỏ ra hiệu
nghiệm. Cho nên, không nên sử dụng thuốc trong điều trị hystena.
- Trong thăm khám cần giới hạn những khám xét đến mức tối thiểu
nhằm tránh cho người bệnh tin rằng mình sẽ bị bệnh thực thể.
Điều trị hysteria chủ yếu bằng các liệu pháp tâm lí. Phải làm cho gia
đình hiểu được tính chất, nguyên nhân gây bệnh, nhằm tạo điều kiện sống
thuận lợi cho người bệnh và loại trừ những yếu tố không thuận lợi.
- Trong thăm khám nhằm phát hiện nhiễu tâm ở trẻ em. Cần lưu ý trẻ
em là một cá thể đang hình thành các cơ cấu tâm lí, đang phát triển về mọi
mặt, chưa thành thục về nhân cách. Vì vậy, những triệu chứng nhiễu tâm
mang tính nhất thời thường đa dạng. Trong quá trình phát triển tâm lí, trẻ có
những biểu hiện nhiễu tâm nhẹ, có thể xem là bình thường, vào những lứa
tuổi nhất định, như ám sợ bóng tối, sợ súc vật... Nhiều biểu hiện nhiễu tâm ở
trẻ có khả năng mất đi, không phải là nguồn gốc của những biểu hiện nhiễu
tâm lúc trưởng thành. Tuy nhiên, cũng có một số biểu hiện nhiễu tâm vừa và
nặng còn có ảnh hướng lâu đài sau này khi trẻ trưởng thành.
2.4. Hẫng hụt
2.4.1. Hẫng hụt là gì?


Là cảm giác của một người phát sinh do một sự kiện nào đó khiến con
người không có khả năng đạt tới mục tiêu mong muốn, không thỏa mãn được
nhu cầu cá nhân hay mất an toàn trong cuộc sống.

Cuộc sống con người là một quá trình đối phó với những hẫng hụt
không bao giờ kết thúc, nhằm giúp con người thích nghi với tự nhiên và xã
hội.
Ngày nay trong điều kiện xã hội phát triển, các hẫng hụt của con người
lại trở nên phổ biến hơn so với trước đây. Vì vậy, hẫng hụt trong cuộc sống là
tất yếu. Vấn đề đặt ra là con người phải thích nghi như thế nào với những
hẫng hụt thường xuyên đó. Thông thường con người tìm cách khác nhằm loại
bỏ hẫng hụt đó. Khi không loại bỏ được con người học cách" chung sống" với
hẫng hụt. Thậm chí cùng chung sống hết năm này đến năm khác.
2.4.2. Các loại hẫng hụt:
Có rất nhiều tình huống gây hẫng hụt. Những tình huống có thể được
chia thành hai nhóm: do môi trường
a) Hẫng hút do môi trườn.e:
Môi trường chúng ta đang sống đầy rẫy những trở ngại ngăn cản công
việc của chúng ta.
Môi trường tự nhiên gây ra những hẫng hụt quyết liệt như lụt lội, hạn
hán, động đất…
Môi trường xã hội gây hẫng hụt sâu sắc như tắc nghẽn giao thông, các
luật lệ, quy ước của xã hội, ứng xử của con người ảnh hướng đến cuộc sống
của từng con người, gia đình.
b) Hẫng hụt cá nhân:
Một người đau khổ khi không thực hiện được các tham vọng của mình
vì hạn chế riêng có thực hay do tưởng tượng.
Những vấn đề về thể chất lẫn tâm lí đều có thể là nguồn gốc gây hẫng
hụt cá nhân.


Hẫng hụt cá nhân thường tạo ra những mặc cảm tự ti và có ý nghĩ
mình là một người kém giá trị và điều này lại làm tăng thêm hẫng hụt.
Hẫng hụt cá nhân nhiều khi không xuất phát từ sự kém cỏi thực sự mà

xuất phát từ mức độ khát vọng của cá nhân không dựa trên cơ sở thực tế.
2.4.3. Các phản ứng tự vệ đối với hụt hẫng:
Càng trưởng thành, con người càng tạo nhiều cơ chế chống đỡ về mặt
tâm lí để thích nghi với hẫng hụt. Các cơ chế chống đỡ đa dạng và phức tạp,
có thể chia thành 3 tuýp cơ bản của ứng xử thích nghi:
- Các phản ứng hung tính.
- Các phản ứng rút lui hay chạy trốn.
- Các phản ứng thỏa hiệp hay thay thế.
2.4.3.1. Phản ứng hung tính:
Con người có phản ứng hung tính đơn thuần có thể tạm thời làm dịu
bớt căng thẳng về tâm lí hay thể xác do hụt hẫng gây ra, song về lâu dài sẽ
chạm đến sự phản đối của xã hội, gây ra những cảm giác tội lỗi hay sự trừng
phạt. Chính điều này lại tạo ra những hụt hẫng mới.
a) Chuyển hoán hung tính (displaced aggressio)
Chuyển hoán hung tính là hướng những tình cảm thú địch của mình
sang một đối tượng hay một cá nhân không thực sự là tác nhân gây hẫng hụt.
Có những hình thức chuyển hoán hung tính thường gặp là: chọn đối
tượng bung xung, giận dữ "tràn lan" và có ý đồ đe dọa tự sát.
- Chọn bung xung
Bung xung để cá nhân trút bỏ hung bạo thường là những người thân
trong gia đình, các thành viên cấp dưới, bạn bè... Những người không phải là
tác nhân gây hẫng hụt. Hiện tượng chọn bung xung được gọi là "giận cá
chém thớt"
- Giận dữ "tràn lan "


Là một kiểu phản ứng giận dữ trường diễn. Cá nhân có xu hướng nhìn
nhận bất cứ tình huống nào cũng bằng con mắt thù địch kể cả những tình
huống vô thưởng vô phạt. Do có mỗi ác cảm của cá nhân, lẽ ra được chuyển
vào một đối tượng bung xung nào đó thì lại trở thành tràn lan hay "vu vơ".

Các nhà tâm bệnh học cho rằng, sự giận dữ "tràn lan" thường xuyên
xảy ra được bắt nguồn từ sự thù địch với bố mẹ thời thơ ấu. Nó có thể bộc lộ
thành nỗi ác cảm với tất cả mọi người quen biết, mà hậu quả là cá nhân khó
tạo dựng tình cảm bạn bè bình thường. Cá biệt có sự hụt hẫng sâu sắc và dai
dẳng dẫn tới một cơn điên dại mù quáng có thể giết chết bất cứ người nào
đến gần lúc đó.
- Tự sát
Tự sát hay xảy ra khi cá nhân không dám bộc lộ công khai tình cảm thù
địch của mình, mà hướng tình cảm đó vào nội tâm. Sự hung bạo được
chuyển thành hành động tự lên án mình, đôi khi có thể dẫn tới ý định tự sát
hoặc đe dọa tự sát.
Các kiểu tự sát thay đổi tùy thuộc vào nền văn hóa. Theo thống kê của
các nước cho thấy khoảng 85% các vụ tự sát đều có dấu hiệu báo trước bằng
lời nói hoặc hành động có thể biết trước được. Một trong những tín hiệu có
nguy cơ rõ ràng nhất là những lời nói như: "tôi sẽ chết mất" hoặc "tôi chẳng
còn sống được bao lâu nữa"... Tất cả lời nói lẫn hành động đó đều là những
"tiếng kêu cứu không thể bỏ qua được
b) Các biên pháp ngăn chặn tính hung bạo để bảo vệ cá nhân và xã hội
Mỗi người phải biết kiềm chế tính hung bạo bằng cách này hay cách
khác. Chúng ta thường xử lý một người hung tính hoặc bằng cách trừng phạt
vì hành động hung bạo công khai, hoặc bằng cách cho phép bộc lộ sự thù
địch của mình một cách nào đó có kiềm chế, nhưng đảm bảo không vi phạm
đến các quyền lợi của người khác
- Biện pháp trừng phạt:


Dập tắt phản ứng hung tính bằng cách đặt ra những cấm kị đối với
hành vi hung tính và trừng phạt khi cá nhân vi phạm những cấm kị đó.
Đe dọa trừng phạt có thể là một công cụ hữu hiệu để khống chế một số
các biểu hiện hung tính. Ví dụ như tệ ăn cắp, ăn trộm sẽ xảy ra nhiều hơn khi

không có sự đe dọa bị bắt hay bị trừng phạt.
Tuy nhiên không phải bao giờ cũng đúng nếu dùng đe dọa và trừng
phạt nghiêm khắc để kiểm soát hung tính. Nếu chỉ đe dọa và trừng phạt
nghiêm khắc có thể sẽ làm tăng thêm hung tính hơn một cách công khai.
- Bộc lộ có kiểm soát.
Phương pháp này giúp cá nhân trút bỏ những tình cảm thù địch nặng
nề vào các "kênh" mà xã hội có thể chấp nhận được.
Nguyên tắc của phương pháp này là để cho hung tính tương đối được
tự do bộc lộ một cách vô hại bằng cách tạo ra một thời gian, không gian cho
cá nhân trút bỏ những tình cảm thù địch của mình thông qua lời nói, việc làm
hay trò chơi cảm giác mạnh.
Bộc lộ có kiểm soát được chứng minh là một biện pháp có giá trị để đối
phó với tính thù địch quá mức ở trẻ em và cả người lớn.
* Các cách bốc lộ có kiểm soát:
Tạo hình nộm: hình nộm với hình dạng mơ hồ được đặt trên một lò xo
và bao giờ cũng dao động trở lại mạnh hơn khi có tác dụng. Nó thể hiện "sự
có cảm giác với hung tính"
Giải tỏa hung tính thông qua các môn thể thao, các nghề thủ công,
những việc vặt trong nhà, những thú vui riêng.
Giải tỏa hung tính bằng cách đọc các chuyện về bạo lực. Thậm chí có
một nhà Tâm bệnh học như: Howard (1957) đã nêu lên những bằng chứng
khẳng định các tác giả viết các chuyện bạo lực cũng cảm thấy được giải tỏa
trong khi viết các tác phẩm loại này.
2.4.3.2. Phản ứng rút lui: (chạy trốn)


Phản ứng rút lui khỏi tình huống hẫng hụt là phản ứng phòng vệ cơ bản
thứ hai.
Phản ứng rút lui có thể diễn ra dưới dạng hiển nhiên là chạy thoát thân,
hoặc thông thường dưới dạng tế nhị hơn là rút lui vào một lớp vỏ của cơ chế

phòng vệ tâm lí. Những phản ứng rút lui thông thường bao gồm: dồn nén, đời
sống "xê dịch", phản ứng "hippie", thoái bộ.
a) Dồn nén:
Dồn nén là một cơ chế đặc biệt quan trọng để đối phó với nhiều hẫng
hụt xảy ra hàng ngày. Dồn nén là quá trình loại bỏ khỏi ý thức một ý nghĩ hoặc
cảm giác đau đớn, tội lỗi hoặc xấu hổ.
Điều quan trọng là dồn nén không phải là quên hẳn những ý nghĩ, cảm
giác đau đớn, tội lỗi, xấu hổ vì nếu những điều bị dồn nén này được trở lại với
ý thức (bằng ám thị hay một điều kiện nào đó) sẽ làm cá nhân nhớ lại hoàn
toàn.
Cơ chế dồn nén có nhược điểm: Con người không thể phát huy được
các phương thức thích nghi thực tế và thích hợp của bản thân. Do đó một
mục tiêu quan trọng của tâm pháp là giúp con người nhận ra và đi tới chấm
dứt các tình cảm bị dồn nén của mình.
b) Huyễn tưởng:
Huyễn tưởng là hình ảnh, biểu tượng do trí tưởng tượng tạo ra lúc thức
hoặc lúc ngủ. Huyễn tưởng xảy ra khi ước muốn của con người bị cản trở
không thực hiện được con người rút lui vào thế giới huyễn tưởng, nơi những
ước muốn có thể được thỏa mãn, không bị cản trở.
Các nhà phân tâm học cho rằng, chức năng hàng đầu của hầu hết các
giấc mơ là thỏa mãn được các ước vọng bị thực tế làm cho hẫng hụt. Sự thỏa
mãn một ước muốn có thể được thể hiện một cách rõ ràng trong giấc mơ
thông qua các đối tượng tượng trưng mà chính người nằm mơ không lý giải
được. Do đó, những giấc mơ đó phải được giải mã.


c) Đời sống xê dịch:
Đời sống xê dịch là phản ứng với những hẫng hụt bằng cách thay đổi
điều kiện sống, việc làm và gia đình (những lần ly hôn) được lặp đi lặp lại
nhiều lần. Những người có đời sống "xê dịch" chỉ vì "xê dịch" mà thôi.

d) Phản ứng hippie (lối sống thác loạn)
Phản ứng hippie là ứng xử lập dị được xem như một phản ứng rút lui
tránh các hẫng hụt của đời sống hiện tại.
Bằng lối sống không theo lề thói "nhóm hippie" đứng ngoài xã hội và
tránh né phần lớn các trách nhiệm của người công dân. Họ thường dùng
quần áo, tiếng lóng kì quặc, một số lễ nghi kì dị và đôi khi còn dùng cả ma
túy... Họ tôn sùng cảm nghĩ là đang nỗi loạn.
Phản ứng hippie là một thích nghi sai lệch.
e) Thoái bộ: (thụt lùi)
Thoái bộ là khi con người bị hẫng hụt tìm cách trở lại một cách vô thức
thời kì phát triển đã trải qua nhằm giúp họ có cảm giác an toàn.
Trong thoái bộ, con người thoát khỏi những đau khổ và những trách
nhiệm với hiện tại để cuộc sống được che chở như thời thơ ấu. Thoái bộ có
thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Đối với trẻ nhỏ, thường có hiện tượng thoái bộ
khi trong gia đình có thêm một bé ra đời.
2.4.3.3. Phản ứng thỏa hiệp: (thay thê)
Trong tình huống, con người không thể giảm bớt hẫng hụt bằng phản
ứng hung tính hay phản ứng rút lui, mà chỉ bằng cách thỏa hiệp. Có nghĩa là
con người buộc phải nhượng bộ một phần các mối đe dọa do hẫng hụt tạo ra
nhưng không hoàn toàn từ bỏ các mục tiêu đang bị cản trở. Như vậy, sử dụng
phản ứng thỏa hiệp con người phải giảm bớt tham vọng hoặc chấp nhận các
mục tiêu mang tính tượng trưng và thay thế. Tuy mục tiêu mới không thỏa
mãn mục tiêu cũ, song cho ta lối thoát để biểu lộ những ước muốn bị hẫng
hụt vào thực tế.


Có các dạng phản ứng thỏa hiệp sau:
a) Thay thế.
Các xung đột bị hẫng hụt đôi khi bị thay thế bằng các hoạt động trong
đó nội đung của các mục tiêu về cơ bản không thay đổi.

Thay thế là một dạng phản ứng không được xã hội dễ dàng chấp nhận
bằng thăng hoa. Khi sử dụng phản ứng thay thế có thể kéo theo một số mặc
cảm tội lỗi, tự ty, mặc cảm tự phản đối mình.
Ví dụ: các thôi thúc tình dục bị hẫng hụt thì sự thay thế có thể diễn ra
dưới dạng thủ dâm hoặc nói năng tục tiễu, thô bỉ...
b) Phóng chiếu:
Phóng chiếu là gán cho người khác những cảm xúc, những ham muốn
của mình, mà không chấp nhận những cảm xúc, những ham muốn đó của
mình.
Bằng cơ chế phóng chiếu, con người có khả năng hướng những tình
cảm hung tính của mình trực tiếp tới những người khác thay cho hướng vào
bản thân mình.
Phóng chiếu còn cho phép một người đỗ lỗi cho người khác thay cho
người khác hoặc thậm chí các đồ vật đã gây ra thất bại mà không phải do
mình gây ra.
Freud cho rằng, cơ chế phóng chiếu là do các đòi hỏi của cái ấy tạo ra
lo âu, căng thẳng mà cái tôi đỗ lỗi cho nguyên nhân nào đó từ bên ngoài, mà
cái tôi dễ dàng đối phó hơn.
c) Phản ứng bù trừ và bù trừ quá mức:
- Bù trừ: Bù trừ là một cố gắng nhằm ngụy trang sự hiện diện của một
tình trạng yếu kém hay một tình trạng không được ưa thích bằng cách nhấn
mạnh một tình trạng được ưa thích.
Cách ứng xử bù trù là nhằm tạo ra sự chấp thuận của xã hội đối với cá
nhân và đôi khi nó mang lại những thành quả có giá trị nhất định.


Cách ứng xử bù trù cũng giống như bất cứ một cơ chế tự vệ đều có
giới hạn nhất định. Nếu vượt quá giới hạn sẽ chuyển sang bù trừ quá mức.
- Bù trừ quá mức là hiện tượng luôn luôn khẳng định mình là ưu việt
hơn những người khác nhằm che dấu tình trạng yếu kém của mình.

Bù trừ quá mức ít khi mang lại hiệu quả, làm giảm bớt hẫng hụt vì sự
phản đối của mọi người. Thường xuyên dùng bù trừ quá mức để giảm bớt
hẫng hụt, sẽ làm tăng thêm cảm giác thất bại và mặc cảm tự ty cho cá nhân.
d) Ngụy biện chống chế.
Ngụy biện chống chế là một quá trình vô thức, trong quá trình đó cá
nhân nghĩ ra những cách lý giải có vẻ logic nhằm biện minh cho những hành
vi của mình, nhằm bảo vệ lòng tự trọng của bản thân và được xã hội chấp
thuận.
Mặc dù những điều lý giải duy lí là logic, song thường dựa vào những
tiền đề giả tạo. Do đó nếu cá nhân dựa quá nhiều vào cơ chế này thì có thể
nảy sinh những phương thức không thực tế để đối phó trong cuộc sống.
e) Đồng nhất hóa với đối tượng gây hẫng hụt:
Con người khi cảm thấy bị cản trở công việc, trong cuộc sống sẽ bảo vệ
mình bằng cách tạo ra cho mình những suy nghĩ, cảm xúc hoặc có những
hành động giống với đối tượng gây cản trở cho mình.
Đồng nhất hóa với đối tượng gây hẫng hụt là một cơ chế phòng vệ của
kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Cơ chế này diễn ra thường xuyên hàng ngày trong
xã hội có cạnh tranh về mọi phương diện.
3. Các nguyên nhân gây rối nhiễu tâm tí:
3.1. Các yếu tố thực thể:
Các yếu tố trước khi sinh: Tổn thương nhiễm trùng hay kí sinh trùng,
tổn thương nhiễm độc (thuốc, rượu, ma túy...), tổn thương liên quan đến các
căn bệnh của mẹ (bệnh thận, bệnh tim, dị dạng, suy dinh dưỡng.)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×