Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thiết kế kỹ thuật - dự toán Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.3 KB, 40 trang )

Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
PHẦN I.....................................................................................................................5
THÔNG TIN KHÁI QUÁT....................................................................................5
1. Cơ sở pháp lý:..........................................................................................................5
2. Mục tiêu.................................................................................................................... 5
3. Yêu cầu..................................................................................................................... 6
4. Phạm vi..................................................................................................................... 6
5. Tóm tắt nội dung và các hoạt động chủ yếu...........................................................7
5.1. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:.....................................................7
5.2. Đào tạo và chuyển giao công nghệ...................................................................7
6. Thời gian thực hiện..................................................................................................7
7. Tổng dự toán kinh phí thực hiện............................................................................7
8. Nguồn vốn thực hiện................................................................................................8
9. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp...............................................................................8

PHẦN II....................................................................................................................9
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI..............................................9
1. Hệ thống các văn bản quản lý đất đai do tỉnh ban hành.......................................9
2. Hiện trạng quản lý đất đai và quản lý sử dụng đất...............................................9
3. Hiện trạng cấp giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính.............10
3.1. Bản đồ địa chính.............................................................................................10
3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính.................................11

3.2.1.Tình hình cấp giấy chứng nhận:........................................................11
3.2.2.Tình hình lập hồ sơ địa chính............................................................12
4. Hiện trạng biến động đất đai hiện nay.................................................................12
5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.......................................................13
5.1. Nguồn nhân lực:.............................................................................................13


5.2. Hạ tầng:...........................................................................................................13

PHẦN III................................................................................................................15
THIẾT KẾ KỸ THUẬT.......................................................................................15
1


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

1. Sự cần thiết.............................................................................................................15
2. Căn cứ pháp lý sử dụng trong thi công................................................................16
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật....................................................................16
2.2. Các văn bản quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn.........................17
2.3. Nguyên tắc xử lý văn bản...............................................................................17
3. Nội dung và giải pháp thực hiện...........................................................................17
3.1. Lựa chọn mô hình hệ thống và phần mềm hệ thống thông tin đất đai.........17
3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.......................................................19
3.3. Trình tự các bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai..........................................21

3.3.1. Công tác chuẩn bị (Bước 1).............................................................21
3.3.2. Thu thập tài liệu (Bước 2)................................................................21
3.3.3. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính (Bước 3)............................21
3.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 4)..............................21
3.3.5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 5)............22
3.3.6. Hoàn thiện dữ liệu địa chính (Bước 6).............................................22
3.3.7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 7)..................................22
3.3.8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu (Bước 8)....22
3.3.9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 9)....23
3.3.10. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 10). 23
3.3.11. Tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai........................................................24

3.3.12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, quy hoạch sử dụng đất và thống
kê, kiểm kê đất đai..................................................................................................25
4. Khối lượng công việc cụ thể:.................................................................................25
4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:......................................................................25
4.2. Đào tạo............................................................................................................. 26
5. Quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai............................26
5.1. Mô hình quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.......................................26
5.2. Trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai....................................27
5.3. Quy chế quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai..........28

5.3.1. Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở
dữ liệu đất đai.........................................................................................................28

2


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

5.3.2. Trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở
dữ liệu đất đai.........................................................................................................29
6. Quy định về kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.......................................................29
7. Quy định về đóng gói và giao nộp sản phẩm........................................................30
8. Đầu tư hạ tầng, trang thiết bị công nghệ đảm bảo vận hành cơ sở dữ liệu đất
đai:................................................................................................................................... 31
9. Đào tạo, nâng cao năng lực vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.............................31
10. Tổ chức thi công và kế hoạch thực hiện.............................................................31
10.1. Trách nhiệm tổ chức thi công.......................................................................31
10.2. Phân bổ nguồn vốn.......................................................................................32
10.3. Kế hoạch thực hiện.......................................................................................32


PHẦN IV................................................................................................................33
DỰ TOÁN KINH PHÍ...........................................................................................33
1. Cơ sở pháp lý lập dự toán......................................................................................33
- Thông tư số 97 /2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính quy định chế
độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập..............................................................................................34
2. Dự toán chi tiết.......................................................................................................34
2.1. Các chế độ kinh tế tham gia tính đơn giá:......................................................34

2.1.1. Chi phí nhân công............................................................................34
2.3. Dự toán kinh phí:............................................................................................35

PHẦN V..................................................................................................................39
HIỆU QUẢ CỦA THIẾT KẾ DỰ TOÁN...........................................................39
1. Hiệu quả về kinh tế - tài chính..............................................................................39
2. Tác động đối với cải cách hành chính...................................................................39
3. Hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.........................................39

PHẦN VI................................................................................................................40
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................40

3


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

MỞ ĐẦU
Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ
với hầu hết các yếu tố kinh tế, chính trị, có ý nghĩa thiết thực và quan trọng đối với
các hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Mối quan hệ của đất đai được thể hiện

ở các mặt: Công cụ và tư liệu sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân, quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã
hội, có tính chất chỉ tiêu pháp lệnh trong việc thực hiện công tác quản lý; nguồn
thu từ đất đai là nguồn thu chiếm tỷ trọng vô cùng quan trọng trong tổng thể nền
kinh tế. Giải quyết tốt các nhiệm vụ trong công tác quản lý đất đai sẽ góp phần
tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị.
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai là một trong những nhiệm vụ chính
trong công tác quản lý đất đai của các cấp đơn vị hành chính đã được quy định
trong Luật Đất đai năm 2013. Do đó, để công tác quản lý đất đai hiện nay được
chặt chẽ, khoa học thì việc nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong công tác
quản lý đất đai là vô cùng cấp thiết.
Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang gồm 6 đơn vị hành chính với, tổng diện tích
tự nhiên là 7.807,09 ha.
Hiện nay, thị xã Ngã Bảy đã đo đạc mới lại toàn bộ hệ thống bản đồ địa
chính và đang tổ chức đăng ký cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ trên
toàn địa bàn thị xã. Chính vì vậy công tác tổ chức, triển khai xây dựng, quản lý và
đưa vào khai thác một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cần được triển khai
sớm dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa các quy trình nghiệp
vụ, dịch vụ công trong các cơ quan nhà nước, quản lý một cách có hệ thống và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt nhằm phục vụ cho lợi ích chung và lâu
dài trên địa bàn thị xã Ngã Bảy.
Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán này được xây dựng để đưa ra những chỉ tiêu kỹ
thuật và giải pháp cụ thể trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đồng thời với
việc đăng ký, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi hoàn thiện công tác đo
đạc mới bản đồ địa chính và lập cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất đai.
Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để tiến hành
thi công, kiểm tra nghiệm thu công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

4



Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

PHẦN I

THÔNG TIN KHÁI QUÁT
1. Cơ sở pháp lý:
[1]. Thông tư số Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm
2014 quy định về Hồ sơ địa chính;
[2]. Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
[3]. Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
[4]. Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT ngày 18/7/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính.
2. Mục tiêu
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai nhằm đảm bảo cung cấp thông tin,
dữ liệu đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
đất đai;
- Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp,
đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin đất đai, đảm bảo an toàn cho toàn
bộ hệ thống được thống nhất và đồng bộ từ tỉnh đến xã;
- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu, thực hiện chủ
trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị đóng góp và vị
thế của ngành tài nguyên môi trường nói chung và đất đai nói riêng trong nền kinh
tế quốc dân.
- Nâng cao hiệu quả tham mưu trong quản lý nhà nước về đất đai theo hướng
hiện đại, tiên tiến, thống nhất và đồng bộ.

- Tăng cường tính thống nhất về thông tin giữa các cấp trong lĩnh vực quản lý
đất đai, tránh ban hành chồng chéo, sai sót các quyết định hành chính trong quản lý.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với công nghệ thông tin để nâng
cao hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Nâng cao năng
lực và hiện đại hóa công tác quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính, thu hút đầu tư.
- Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đầy đủ, thống nhất và
có độ tin cậy cao, được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên trên nền tảng
5


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

công nghệ thống nhất và sử dụng cơ sở dữ liệu cho tất cả các công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên toàn bộ các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện theo hướng
hiện đại, đảm bảo cập nhật, đáp ứng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực đất đai đã được
ban hành.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa các nghiệp vụ quản lý nhà nước
về lĩnh vực quản lý đất đai. Cải cách các dịch vụ hành chính công theo hướng xây
dựng chính phủ điện tử phục vụ nhu cầu và lợi ích người dân, đáp ứng yêu cầu về
quản lý nhà nước.
- Công bố một cách đầy đủ nhất các thông tin về đất đai đến người dân theo
quy định của pháp luật hướng tới mục tiêu kinh tế hóa trong khai thác, sử dụng
thông tin đất đai.
3. Yêu cầu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã thống nhất,
hiện đại phục vụ công tác quản lý, sử dụng đất, làm cơ sở cho các quy hoạch, kế
hoạch về đất đai.
- Khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải tuân thủ đúng theo các quy định,
quy trình quy phạm hiện hành, phù hợp với điều kiện máy móc, trang thiết bị, nhân

lực hiện có; vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo tính hiệu quả và chính xác.
- Dữ liệu địa chính phải đảm bảo theo Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT
ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ
thuật về chuẩn dữ liệu địa chính; Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính phù
hợp với lộ trình tin học hóa hệ thống quản lý đất đai.
- Cơ sở dữ liệu địa chính của thị xã Ngã Bảy được xây dựng trên cơ sở thành
quả của dự án “Xây dựng lưới địa chính, thành lập bản đồ và hồ sơ địa chính, đăng
ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị xã Ngã Bảy” đã và đang thi công
trên địa bàn thị xã.
4. Phạm vi
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 6 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm:
32.442 thửa.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai của 6 đơn vị hành chính cấp xã vào cơ sở dữ
liệu đất đai cấp huyện: 6 xã.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh:
01 huyện.
6


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Đầu tư trang thiết bị tối thiểu ở cấp xã, huyện để đảm bảo quản lý, vận
hành, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh.
- Xây dựng quy chế cập nhật, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu.
- Đào tạo sử dụng, vận hành, khai thác hệ thống ở cấp xã, huyện.
5. Tóm tắt nội dung và các hoạt động chủ yếu
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của huyện Châu Thành gồm các Nội dung
chủ yếu sau:

5.1. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
- Công tác chuẩn bị.
- Thu thập tài liệu.
- Xây dựng dữ liệu không gian.
- Xây dựng dữ liệu thuộc tính.
- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata.
- Thử nghiệm, quản lý, khai thác cập nhật cơ sở dữ liệu.
- Kiểm tra đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu cấp tỉnh .
- Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu.
5.2. Đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Cài đặt, hoàn chỉnh các công cụ theo yêu cầu cụ thể của địa phương.
- Chuyển giao công nghệ tại địa phương.
- Hỗ trợ người sử dụng
- Kết quả điều tra thu thập thông tin trong quá trình đo đạc và đăng ký thống
kê.
- Các loại tài liệu liên quan đến nguồn gốc và pháp lý của thửa đất lưu tại
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ngã Bảy.
6. Thời gian thực hiện
- Năm 2016
7. Tổng dự toán kinh phí thực hiện
Tổng dự toán kinh phí (làm tròn) : 3.317.176.000 đồng
7


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

(Bằng chữ: Ba tỷ, ba trăm mười bảy triệu, một trăm bảy mươi sáu ngàn

đồng).
Chi tiết kinh phí tính theo khối lượng và đơn giá, chi khác ngoài đơn giá
xem trong phụ lục đính kèm
8. Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn: 90% ngân sách hỗ trợ từ trung ương và 10% ngân sách trích
thu từ tiền sử dụng đất tại địa phương.
9. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang
- Đơn vị phối hợp: Đơn vị thực hiện thi công theo hợp đồng hoặc chỉ định
thi công của UBND tỉnh hoặc Sở TNMT tỉnh theo ủy quyền.

8


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

PHẦN II
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1. Hệ thống các văn bản quản lý đất đai do tỉnh ban hành
[1]. Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 07/7/2010 của UBND tỉnh Hậu
Giang về việc ban hành hạn mức giao đất ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
[2]. Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của UBND tỉnh Hậu
Giang Ban hành hạn mức tối thiểu tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
[3]. Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 11/4/2012 của UBND tỉnh Hậu
Giang ban hành Quy định về trình tự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc
luân chuyển hồ sơ, xác định, thu nộp nghĩa vụ tài chính về đất, tài sản gắn liền với
đất và quy trình ghi nợ, thanh toán nợ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
[4]. Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của UBND tỉnh Hậu
Giang ban hành Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
[5]. Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của UBND tỉnh Hậu
Giang ban hành Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ sông,
kênh, rạch; hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang;
[6]. Công văn số 209/LNCT-TNMT ngày 18/3/2013 của Cục thuế - Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang về việc chuyển thông tin địa chính để xác
định nghĩa vụ tài chính đối với thửa đất đề nghị cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo dự án tổng thể trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
2. Hiện trạng quản lý đất đai và quản lý sử dụng đất
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh theo hướng đẩy
mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, đời sống của nhân dân trong thị xã đã từng bước
được cải thiện. Bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu sử dụng đất
của các lĩnh vực tăng nhanh. Đặc biệt là nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng,
khu dân cư, các cụm công nghiệp và nhà ở của nhân dân. Mặt khác, trên địa bàn thị xã
vẫn tồn tại việc chuyển nhượng đất nông nghiệp và đất ở chưa đúng theo quy định của
pháp luật đất đai, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích và tranh chấp đất
thổ cư giữa các hộ dân còn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, việc đảm bảo thực hiện các
nội dung quản lý đất đai đúng quy định hiện hành đã trở thành vấn đề cấp bách nên

9


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

thị xã luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang
và UBND thị xã, do đó các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
khi có hiệu lực đều được triển khai đến địa phương để thực hiện. Riêng phòng Tài

nguyên và Môi trường đã triển khai văn bản có liên quan đến lĩnh vực ngành cho
công chức, viên chức trực thuộc và cán bộ địa chính xã, phường.
Nhìn chung, văn bản pháp luật về đất đai của Nhà nước đã được thị xã tổ chức
triển khai và thực hiện có hiệu quả, đã dần đi vào cuộc sống của nhân dân góp phần
nâng cao ý thức trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai.
Tình hình biến động và quản lý đất đai
Là địa phương mới thành lập, việc thi hành Luật Đất đai trong quản lý, sử dụng
đất còn bất cập. Việc tổ chức học tập, tuyên truyền về pháp luật đai mặc dù có sự
quan tâm chỉ đạo, song do trình độ có hạn của cán bộ, nên việc nhận thức chưa được
đầy đủ, từng nơi, từng lúc cán bộ quản lý còn chưa nắm vững công tác quản lý đất đai
theo Luật. Tình trạng mua bán, sang nhượng, cầm cố,…quyền sử dụng đất trái phép
còn xảy ra nhiều do trình độ dân trí của người sử dụng đất còn thấp.
Từ năm 2000 trở lại đây đã có sự thay đổi lớn trong khu vực đất nông
nghiệp do xây dựng cụm công nghiệp; nông dân tự ý phá bỏ các ruộng lúa nước
hoặc ao cá để trồng cây ăn quả; đặc biệt là việc xây dựng nhà ở không theo quy
hoạch hoặc vi phạm các hành lang an toàn giao thông thủy, bộ, điện... còn khá phổ
biến, việc chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra thường xuyên khó quản lý.
3. Hiện trạng cấp giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính và bản đồ địa chính
3.1. Bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5.000, được đo vẽ năm 1990-1995 bằng phương
pháp ảnh hàng không Hệ tọa độ HN-72 đã và đang sử dụng để quản lý, theo dõi và
cấp GCN tại địa phương;
- Bản đồ địa chính thị trấn Phụng Hiệp (nay là thị xã Ngã Bảy) do Công ty
Trắc địa Bản đồ số 3 đo vẽ năm 1996-1998, bản đồ này được đo vẽ ở hệ tọa độ
HN-72 có diện tích được đo vẽ là 136,1 ha tỷ lệ 1/500 và 72 ha tỷ lệ 1/1.000;
- Bản đồ địa chính thị xã Phụng Hiệp tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/2000 do Trung
tâm Tư vấn và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ, Công ty Tài nguyên và Môi
trường miền Nam và Công ty cổ phần phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ đo vẽ
năm 2012-2013, bản đồ này được đo vẽ ở hệ tọa độ VN2000 với diện tích đo vẽ
còn lại ngoài diện tích đã được đo vẽ ở hệ tọa độ HN72 ;

10


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Bản trích đo địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1.000 theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg
ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất
đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (CT31). Hệ tọa độ VN-2000
Toàn thị xã đã được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy các loại tỷ lệ vì
vậy đây là nguồn dữ liệu chính đưa vào xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Bản đồ
địa chính chính quy được đo đạc mới và ở dưới dạng số sẽ được chuẩn dữ liệu theo
chuẩn dữ liệu địa chính được ban hành theo thông tư 17/2010/TT-BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Khối lượng bản đồ địa chính như sau:
STT

Đơn vị hành chính

Diện tích
tự nhiên

1
2
3
4
5
6

Phường Ngã Bảy
Phường Lái Hiếu

Phường Hiệp Thành
Xã Tân Thành
Xã Đại Thành
Xã Hiệp Lợi

362,71
1.005,21
1.139,38
1.520,33
2374,48
1404,98

Tổng

Diện tích đo đạc
Tổng

362,71
1.005,21
1.139,38
1.520,33
2.374,48
1.404,98
7.807,09

7.807,09

Tỷ lệ
1/500


Tỷ lệ
1/1000

Tỷ lệ
1/2000

Ghi
chú

73,93
288,78
77,88
927,33
57,63 1.081,75

136,1

1.520,33
2374,48
9,88 1.395,10
2.415,4 5.286,9
7
3

3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa chính.
Thị xã Ngã Bảy đã tiến hành kê khai đăng ký đất đai, cấp, đổi giấy chứng
nhận QSDĐ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn 6 phường, xã theo tài liệu bản đồ
được đo mới.
3.2.1.Tình hình cấp giấy chứng nhận:
Tổng số GCNQSDĐ đã cấp trước khi tiến hành đo đạc mới bản đồ địa chính

chính quy và tiến hành đăng ký cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận theo tài liệu bản
đồ mới như sau:
TT
1
2
3
4
5
6

Địa danh
Xã Đại Thành
Xã Hiệp Lợi
Xã Tân Thành
P. Hiệp Thành
P.Lái Hiếu
P. Ngã Bảy

Số lượng GCNQSDĐ đã cấp
Mẫu cũ Mẫu mới
Cộng
Số lượng
(1993)
(2003)
(giấy)
thửa
4.746
2.033
6.779
7.695

2.969
1.273
4.242
5.347
2.739
1.174
3.913
4.094
1.399
600
1.999
4.407
1.482
636
2.118
4.509
1.628
697
2.325
2.323
11

Số chủ
SD
2.730
2.023
1.850
2.452
2.226
3.105



Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Tổng cộng

14.963

6.413

21.376

28.375

14.386

Trên địa bàn thị xã đang tiến hành tổ chức đăng ký cấp mới , cấp đổi đổi
GCN đại trà theo bản đồ địa chính chính quy. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai thị xã Ngã Bảy sẽ tiến hành song song đồng thời với công tác kê khai đăng ký
cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính
chính quy đo mới và chỉnh lý.
Tình hình cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính chính quy.
T
T

Đơn vị hành chính

1
2
3

4
5
6

Phường Ngã Bảy
Phường Lái Hiếu
Phường Hiệp Thành
Xã Tân Thành
Xã Đại Thành
Xã Hiệp Lợi
Tổng

Tổng số
thửa
cần cấp
GCN
2.447
4.520
4.466
4.094
7.695
5.354
28.576

Số thửa
đã in
GCN
130
195
111

123
197
162
918

Số thửa đã
cấp GCN
theo BĐĐC
chính quy
130
195
111
123
197
162
918

Tổng số Ghi chú
thửa
chưa cấp
GCN
124
11
59
7
201

3.2.2.Tình hình lập hồ sơ địa chính.
Thị xã Ngã Bảy đang được lập hồ sơ địa chính số theo bản đồ địa chính
chính quy cho toàn bộ các thửa đất. Tư liệu hồ sơ địa chính số này là tài liệu chính

để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thị xã Ngã Bảy.
4. Hiện trạng biến động đất đai hiện nay
Là địa phương mới thành lập, việc thi hành Luật Đất đai trong quản lý, sử dụng
đất còn bất cập. Việc tổ chức học tập, tuyên truyền về pháp luật đai mặc dù có sự
quan tâm chỉ đạo, song do trình độ có hạn của cán bộ, nên việc nhận thức chưa được
đầy đủ, từng nơi, từng lúc cán bộ quản lý còn chưa nắm vững công tác quản lý đất đai
theo Luật. Tình trạng mua bán, sang nhượng, cầm cố,…quyền sử dụng đất trái phép
còn xảy ra nhiều do trình độ dân trí của người sử dụng đất còn thấp
Từ năm 2000 trở lại đây đã có sự thay đổi lớn trong khu vực đất nông
nghiệp do xây dựng các cụm công nghiệp; nông dân tự ý phá bỏ các ruộng lúa
nước hoặc ao cá để trồng cây ăn quả; đặc biệt là việc xây dựng nhà ở không theo
quy hoạch hoặc vi phạm các hành lang an toàn giao thông, điện... còn khá phổ
biến, việc chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra thường xuyên khó quản lý.

12


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Theo tài liệu kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa
bàn thị xã là 7.807,09 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp: 6.571,32 ha chiếm 84,17 % tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 1.235,77 ha chiếm 15,83% tổng diện tích tự nhiên.
Đơn vị tính: Ha
STT

Đơn vị hành chính


Diện tích

tự nhiên

Đất Nông
nghiệp

Đất phi nông
nghiệp

Đất chưa
sử dụng

1

Phường Ngã Bảy

362,71

230,83

131,88

0

2

Phường Lái Hiếu

1.005,21

842,68


162,53

0

3

Phường Hiệp Thành

1.139,38

895,35

244,03

0

4

Xã Tân Thành

1.520,33

1.295,75

224,58

0

5


Xã Đại Thành

2.374,48

2.089,16

285,32

0

6

Xã Hiệp Lợi

1.404,98

1.217,55

187,43

0

6.571,32

1.235,77

0

Tổng


7.807,09

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Ngã Bảy được xây dựng năm 2015,
đây là tài liệu dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất.
5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
Hiện trạng về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của phòng Tài nguyên và
Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Ngã Bảy như sau:
Hiện trạng về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của phòng Tài nguyên và
Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Ngã Bảy như sau:
5.1. Nguồn nhân lực:
STT

Đơn vị

1
2

Phòng Tài nguyên và Môi Trường
Chi nhánh Văn phòng đăng ký ĐĐ

Đơn vị
tính
Người
Người

3

Địa chính phường, xã


Người

Số lượng

Ghi chú

6
22
6

Mỗi phường xã
có 1 địa chính

5.2. Hạ tầng:
STT
1

Tên thiết bị
Máy photo

Đơn
vị
tính
Cái

Số lượng
CN Văn
phòng ĐKĐĐ
2


Phòng
TNMT
1
13

Các
phường, xã

Ghi chú


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Máy vi tính

Cái


Máy tính xách tay

Cái

Máy in A4

Cái

Máy in A3

Cái

Máy Fax

Cái

10
0
2
1
0
1
0
1
1

Máy quét A3, A4

Cái


Máy toàn đạc điện tử

Cái

Máy bộ đàm

Bộ

5
2
3
0
1
1
0
0
0

Màn hình điện tử cỡ
lớn

Cái

0

0

Máy ảnh KTS

Cái


Máy đọc mã vạch

Cái

1
0

0
0

Hệ thống mạng

14

6
6

1


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

PHẦN III

THIẾT KẾ KỸ THUẬT
1. Sự cần thiết
Mục đích của Thiết kế kỹ thuật - Dự toán này (gọi tắt là Thiết kế) nhằm:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai của 06 đơn vị hành chính cấp xã,
phường của thị xã Ngã Bảy (sau đây gọi là đơn vị hành chính cấp xã).

- Nâng cao hiệu quả tham mưu trong quản lý nhà nước về đất đai theo hướng
hiện đại, tiên tiến, thống nhất và đồng bộ.
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng khai thác thông tin đất đai của các ban, ngành
khác nhau trong phát triển kinh tế xã hội của thị xã và tiến tới trên phạm vi toàn
tỉnh.
- Tăng cường tính thống nhất về thông tin giữa các cấp trong lĩnh vực quản
lý đất đai, tránh ban hành chồng chéo, sai sót các quyết định hành chính trong quản
lý.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với công nghệ thông tin để nâng
cao hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Nâng cao năng
lực và hiện đại hóa công tác quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính, thu hút đầu tư.
- Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đầy đủ, thống nhất và
có độ tin cậy cao, được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên trên nền tảng
công nghệ thống nhất và sử dụng cơ sở dữ liệu cho tất cả các công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên toàn bộ các đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc thị xã
Ngã Bảy theo hướng hiện đại, đảm bảo cập nhật, đáp ứng các tiêu chuẩn trong lĩnh
vực đất đai đã được ban hành.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo cơ chế vận hành, an toàn, bảo mật
và bảo trì cho cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thị xã Ngã Bảy nói riêng và toàn tỉnh
Hậu Giang nói chung.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa các nghiệp vụ quản lý nhà nước
về lĩnh vực quản lý đất đai. Cải cách các dịch vụ hành chính công theo hướng xây
dựng chính phủ điện tử phục vụ nhu cầu và lợi ích người dân, đáp ứng yêu cầu về
quản lý nhà nước.
- Triển khai ứng dụng phần mềm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho
phép để khai thác cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ, chuẩn hóa theo định hướng của Bộ
15



Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Tài nguyên và Môi trường trở thành công cụ hiện đại hóa công tác quản lý đất đai
ở huyện và cấp tỉnh.
- Công bố một cách đầy đủ nhất các thông tin về đất đai đến người dân theo
quy định của pháp luật hướng tới mục tiêu kinh tế hóa trong khai thác, sử dụng
thông tin đất đai.
2. Căn cứ pháp lý sử dụng trong thi công
2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật
- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên
và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 246/2005/QĐ- TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và TT Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Luật Công nghệ thông tin được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2007;
- Chỉ thị 03/CT-BTNMT ngày 25/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2008 và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
của ngành tài nguyên và môi trường;
- Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 12/06/2009 của Chính phủ về một số giải pháp
cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
- Thông tư 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/07/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐCP ngày 15/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác
và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
- Nghị quyết 27/NQ-BCSĐTNMT ngày 02/12/2009 của Ban cán sự đảng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi
trường;
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam

16


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

2.2. Các văn bản quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn
[1]. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định
về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
[2]. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định
về Hồ sơ địa chính;
[3]. Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định
về bản đồ địa chính;
[4]. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định về thống ke, kiểm kê đất đai và lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
[5]. Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính;
[6]. Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
[7]. Công văn số 529/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 5 năm 2011 của
Tổng cục Quản lý Đất đai về việc sao, quét GCN, hồ sơ cấp GCN để xây dựng
CSDL địa chính.
[8]. Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định
về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai.
[9]. Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu
công trình, sản phẩm địa chính
2.3. Nguyên tắc xử lý văn bản
Trong thi công và chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm của công
trình, nếu giữa các tài liệu văn bản đã nêu ở trên có mâu thuẫn thì lấy Thiết kế Kỹ
thuật - Dự toán này làm cơ sở để giải quyết. Quá trình thi công nếu có các văn bản
pháp quy mới của Nhà nước ban hành thì phải tuân theo các tài liệu đó.
3. Nội dung và giải pháp thực hiện
3.1. Lựa chọn mô hình hệ thống và phần mềm hệ thống thông tin đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang chọn mô hình cơ sở dữ liệu
tập trung để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Tỉnh và phần mềm ứng dụng ViLis
2.0 để quản trị, khai thác, cập nhật dữ liệu:

17


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

Sơ đồ mô hình cơ sở dữ liệu tập trung như sau:

Cấp tỉnh

CSDL cấp tỉnh
(dữ liệu tổ
chức, hộ gia
đình, cá nhân)

VPĐKĐĐ CẤP TỈNH

Cấp huyện

CN VPĐKĐĐ CẤP HUYỆN

UBND cấp xã

18


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
QUI TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
Chuẩn bị, thu thập tài liệu

Bản đồ địa chính đã biên tập, kiểm
tra nghiệm thu; Bản đồ quy hoạch.

Kết quả kê khai đăng ký, thông tin thu thập
khi đo đạc; Dữ liệu quy hoạch; Dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất; Dữ liệu giá đất.

Xây dựng dữ liệu không gian
địa chính; Dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất;
Chuẩn hóa
các lớp
thông tin
không
gian

Chuyển

đổi các
lớp thông
tin không
gian

Nhập thông
tin điều tra
cho các lớp
thông tin
không gian

Xây dựng dữ liệu thuộc tính

Chuẩn hóa
các lớp
thông tin
thuộc tính

Nhập BS
thông tin
về thửa
đất, CSD
đất.

Quét tài
liệu để lưu
trong cơ
sở dữ liệu

Kiểm tra dữ liệu không gian,

dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu không gian

Dữ liệu thuộc tính

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

QUY TRÌNH CHUẨN HOÁ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
19


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
Chuẩn hoá tiếp biên bản
đồ

Chuẩn hoá tiếp biên bản
đồ

Chuẩn hoá phân lớp đối
tượng bản đồ
Chuẩn hoá tiếp biên địa
giới hành chính
Chuẩn hoá thuộc tính đồ họa
của đối tượng


Tạo vùng
(Build Topology)

Kiểm tra
Topology

Gán thông tin địa danh
thửa đất
Gán thông tin

Gán thông tin số hiệu
thửa đất
Gán thông tin địa chính
ban đầu

loại đất
Gán thông tin diện tích
pháp lý

Gán thông tin chủ sử
dụng đất
Gán thông tin địa chỉ chủ
sử dụng đất

Chuyển dữ liệu sang
CSDL

Nhập bổ sung các thông tin về chủ sử dụng, pháp lý
… của thửa đất từ sổ bộ địa chính


Kết thúc đưa vào
sử dụng

20


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

3.3. Trình tự các bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Do thị xã Ngã Bảy đã được đo đạc lại bản đồ địa chính và tiến hành đăng ký
cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất nên theo hướng dẫn của thông tư 04/2013/TT-BTNMT
việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thị xã Ngã bảy sẽ theo trình tự
được quy định tại điều 8 thông tư 04/2013/TT-BTNMT.
3.3.1. Công tác chuẩn bị (Bước 1)
Bao gồm những công việc sau đây:
- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc
3.3.2. Thu thập tài liệu (Bước 2)
- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
trước đây gồm: Bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính, Giấy chứng nhận, sổ địa
chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và tài liệu phát sinh trong
quá trình quản lý đất đai;
- Bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Các hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và đăng ký
biến động.
3.3.3. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính (Bước 3)
- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa

chính từ nội dung bản đồ địa chính số:
+ Lập bảng đối chiếu giữa lớp đối tượng không gian địa chính với nội dung
tương ứng trong bản đồ địa chính để tách, lọc các đối tượng cần thiết từ nội dung
bản đồ địa chính;
+ Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính chưa phù hợp với yêu
cầu của chuẩn dữ liệu địa chính;
+ Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính cho từng đối tượng không gian địa
chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ
liệu theo đơn vị hành chính xã.
3.3.4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 4)
- Lập bảng tham chiếu số thửa cũ và số thửa mới đối với các thửa đất đã cấp
Giấy chứng nhận theo bản đồ cũ.
21


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ địa chính hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng
nhận, hồ sơ đăng ký biến động (kể cả hồ sơ giao dịch bảo đảm), bản lưu Giấy
chứng nhận của các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận trước khi cấp đổi (chỉ
nhập theo hồ sơ của lần biến động cuối cùng). Không nhập thông tin thuộc tính địa
chính đối với trường hợp hồ sơ nằm trong khu vực dồn điền đổi thửa.
- Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu,
cấp đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động.
3.3.5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 5)
- Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bao gồm:
+ Giấy chứng nhận cấp mới, cấp đổi hoặc Giấy chứng nhận đã cấp trước đây
đang sử dụng;
+ Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy

chứng nhận;
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
- Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng
nhận trước đây.
- Xử lý tập tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu
trữ dưới khuôn dạng tập tin PDF;
- Liên kết bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số với cơ sở dữ liệu địa chính
và xây dựng kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.
3.3.6. Hoàn thiện dữ liệu địa chính (Bước 6)
Đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất so
với thông tin trong kho hồ sơ Giấy chứng nhận dạng số và hồ sơ đăng ký đất đai,
tài sản khác gắn liền với đất đã sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
3.3.7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 7)
- Thu nhận các thông tin cần thiết về dữ liệu địa chính để xây dựng dữ liệu
đặc tả địa chính theo quy định tại Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT;
- Nhập thông tin đặc tả dữ liệu địa chính theo quy định tại Điều 6 của Thông
tư số 17/2010/TT-BTNMT.
3.3.8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu (Bước 8)
Triển khai thử nghiệm trực tiếp trên sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai, nội dung
cụ thể như sau:
- Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng
hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định trong thời gian tối thiểu
60 ngày
22


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

- Xử lý, khắc phục những sai sót, tồn tại của cơ sở dữ liệu phát hiện trong
quá trình thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu;

- Lập báo cáo về quá trình vận hành thử nghiệm cơ sở dữ liệu.
3.3.9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 9)
Công tác kiểm tra nghiệm thu được thực hiện 02 cấp.
a. Kiểm tra cấp đơn vị thi công: Giám sát kiểm tra trong suốt quá trình thi
công, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời sửa chữa.
b. Kiểm tra cấp chủ đầu tư: Giám sát kiểm tra trong suốt quá trình thi công,
phát hiện sớm các sai sót để kịp thời sửa chữa. Nghiệm thu khi hoàn thành sản
phẩm.
Việc kiểm tra, nghiệm thu cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định tại Điều 7,
Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư số
05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính; Thông tư số
23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính; Thông tư số
25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính.
- Hạng mục và mức độ kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV, Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT.
3.3.10. Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính (Bước 10)
- Dữ liệu không gian được đóng gói theo đơn vị hành chính cấp xã theo định
dạng chuẩn GML: 02 bộ.
- Dữ liệu thuộc tính được đóng gói theo đơn vị hành chính cấp xã lưu trữ
theo định dạng XML: 02 bộ.
- Dữ liệu đặc tả được lập theo cơ sở dữ liệu tương ứng đóng gói theo định
dạng XML: 02 bộ.
- Dữ liệu đất đai được đóng gói, giao nộp dưới dạng cơ sở dữ liệu đã được
thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu bằng phần mềm hệ thống
thông tin đất đai;
- Đóng gói, giao nộp kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số đã liên kết với

cơ sở dữ liệu đất đai theo đơn vị hành chính xã. Tài liệu quét giao nộp theo định
dạng PDF : 02 bộ;
- Tạo sổ mục kê số, sổ địa chính số và bản đồ địa chính số từ cơ sở dữ liệu
23


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

đất đai được trình bày theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường
hợp bản đồ địa chính số đã được tạo lập mà chưa có biến động.
- Sản phẩm đóng gói, giao nộp phải là sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu đạt
tiêu chuẩn chất lượng, có dấu và chữ ký của cơ quan thi công, cơ quan sử dụng, cơ
quan quản lý theo quy định của Quy phạm và Thiết kế này.
- Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu, báo cáo tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi
công: 01 bộ.
3.3.11. Tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai
Sản phẩm cơ sở dữ liệu đất đai của từng đơn vị hành chính cấp xã sau khi
hoàn thành, đóng gói, giao nộp được tích hợp như sau:
- Rà soát dữ liệu không gian của từng đơn vị hành chính cấp xã để xử lý các
lỗi dọc biên giữa các xã tiếp giáp nhau (nếu có). Trường hợp có mâu thuẫn về hình
thửa (do độ chính xác của các loại bản đồ địa chính khác loại tỷ lệ) cần xử lý đồng
bộ với các loại hồ sơ có liên quan.
- Rà soát, cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu đối với các trường hợp biến động
sau thời điểm nghiệm thu sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính đến thời điểm triển
khai tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh.
- Chuyển đổi dữ liệu địa chính được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã
vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện; tập hợp cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện vào cơ
sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh;
Dữ liệu sau khi cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính
nguyên bản với dữ liệu gốc trước khi cập nhật.

- Xử lý những bất cập về thông tin thuộc tính địa chính trong quá trình tích
hợp cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính thống nhất thông tin thuộc tính địa chính trong toàn bộ hệ
thống cơ sở dữ liệu bao gồm:
* Thông tin của cùng đối tượng địa danh, địa giới, giao thông, thủy văn, các
đối tượng hình tuyến khác thuộc các đơn vị hành chính xã kế cận;
* Thông tin về địa chỉ của thửa đất, tài sản gắn liền với đất, địa chỉ chủ sử
dụng đất thuộc các đơn vị hành chính xã khác nhau.
+ Đảm bảo tính duy nhất thông tin về chủ sử dụng trong toàn bộ hệ thống cơ
sở dữ liệu;

24


Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

3.3.12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất, quy hoạch sử dụng đất và thống
kê, kiểm kê đất đai
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất được thực hiện gắn với quy trình xây
dựng bảng giá đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được thực hiện gắn với
quy trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các cấp theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện gắn
với quy trình thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
4. Khối lượng công việc cụ thể:
4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp thực hiện đồng bộ việc
chỉnh lý hoàn thiện hoặc đo đạc lập mới bản đồ địa chính gắn với đăng ký, cấp

mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các
thửa đất:
STT

Nội dung công việc

ĐVT

Khối lượng

1

Công tác chuẩn bị

Thửa

32.442

2

Thu thập tài liệu

Thửa

32.442

3

Xây dựng dữ liệu không gian địa chính


Thửa

32.442

4

Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Thửa

28.576

5

Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về
quyền sử dụng đất (ước tính mỗi hồ sơ 20
trang A4)

Trang
A4

567.500

6

Hoàn thiện dữ liệu địa chính

Thửa

32.442


7

Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata

Thửa

32.442

8

Thử nghiệm quản
cập nhật CSDL

Thửa

32.442

9

Phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng
CSDL địa chính

Thửa

32.442

10

Đóng gói, giao

CSDL địa chính

Thửa

32.442

II

Tích hợp CSDL đia chính của xã vào
CSDL đất đai cấp huyện



6

lý,

nộp

khai

sản

thác,

phẩm

25



×