Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất ớt hotchilli trồng vụ đông 2015 tại cao minh, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
---------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU
LƢỢNG PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ
NĂNG SUẤT ỚT HOTCHILLI TRỒNG VỤ
ĐÔNG 2015 TẠI CAO MINH, PHÚC YÊN,
VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Trồng trọt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Dƣơng
Tiến Viện đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
tổ bộ môn, các Phòng, Ban trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tới gia đình và
bạn bè đã tạo điều kiện cho em trong thời gian nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện do thời gian có hạn và bước đầu làm quen
với những nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất ớt Hotchilli trồng vụ
đông 2015 tại Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Dương Tiến Viện. Các số liệu
kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC:

Cao cây

CT:

Công thức

CV%:


Hệ số biến động

đ/c:

Đối chứng

LSD0,05

Sai số nhỏ nhất với ý nghĩa mức 0,05

NN:

Nông nghiệp

NSCT:

Năng suất cá thể

NSLT:

Năng suất lí thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

Nxb:

Nhà xuất bản


S:

Diện tích

SL:

Số lá

TB:

Trung bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của quả ớt ................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây ớt ................................................................. 5
1.1.3. Kĩ thuật trồng ớt - chăm sóc ớt ............................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới .................... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam ................... 11
1.3. Các nghiên cứu về phân bón cho ớt ở Việt Nam...................................... 13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 19
2.4.1. Công thức thí nghiệm ............................................................................ 19
2.4.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.......................................................................... 19
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 20
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 23
3.1. Các chỉ tiêu về sinh trƣởng và phát triển ................................................. 23
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các
giai đoạn của giống ớt Hotchilli ...................................................................... 23


3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây của giống ớt
Hotchilli ........................................................................................................... 24
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến số lá trên thân chính của giống
ớt Hotchilli ...................................................................................................... 27
3.1.4. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến số cành các cấp trên giống ớt
Hotchilli ........................................................................................................... 29
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại .......................................................... 30
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mật độ sâu bệnh hại và tỉ lệ
quả bị hại do sâu đục quả trên giống ớt Hotchilli ........................................... 30
3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến bệnh hại quả trên giống ớt
Hotchilli ........................................................................................................... 31
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................... 33
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất . 33
3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đặc điểm hình thái quả của
giống ớt Hotchilli ............................................................................................ 35
3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất.............................. 38
3.4. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 42
3.1. Kết luận ................................................................................................... 42
3.2. Kiến nghị ................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 43
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 45


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình thương mại ớt cay trên thế giới ..................................... 10
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ớt Hotchilli ......... 23
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây................. 25
của giống ớt Hotchilli (cm) ................................................................... 25
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến số lá trên thân chính của
giống ớt Hotchilli .................................................................................. 27
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến số cành các cấp ............. 29
của giống ớt Hotchilli ...................................................................................... 29
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mật độ và tỉ lệ hại của sâu
đục quả trên giống ớt Hotchilli ............................................................. 31
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mức phân bón đến bệnh hại quả trên giống ớt
Hotchilli ................................................................................................ 32
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất giống ớt Hotchilli .......................................................................... 34
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chất lượng quả .............. 36
của giống ớt Hotchilli ...................................................................................... 36
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đặc điểm quả khi chín của
giống ớt Hotchilli .................................................................................. 37
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất ..................... 38
giống ớt Hotchilli .................................................................................. 38
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế giống ớt Hotchilli ở các mức phân bón............. 40



DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây .......... 26
của giống ớt Hotchilli ....................................................................... 26
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến số lá trên thân chính
của giống ớt Hotchilli ........................................................................ 28
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến số cành các cấp của
giống ớt Hotchilli .............................................................................. 29
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của giống ớt
Hotchilli ............................................................................................. 39


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ớt (Capsian sp) thuộc chi Capsicum, họ Cà (Solanaceae)

[5].



hai nhóm ớt chủ yếu là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum
annuum L.). Trong số các cây thuộc họ Cà (Solanaceae), cây ớt có tầm quan
trọng thứ hai chỉ sau cây cà chua [9]. Nhiều tác giả khẳng định rằng cây ớt có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ và được trồng lâu đời ở Pêru, Mêhicô.
Trung tâm khởi nguồn của ớt có thể là Mêhicô và trung tâm thứ hai là
Guatemala. Ngày nay ớt được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt ở các
nước Châu Mỹ và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia [15]. Ớt được dùng làm gia vị, thực
phẩm và chữa bệnh. Gần đây người ta còn chứng minh được vai trò của quả ớt
trong việc ngăn ngừa các chất gây ung thư.

Trong quả ớt chứa nhiều chất hóa học gồm chất dầu dễ bay hơi, chất
béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và nguyên tố khoáng
chất. Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh dưỡng quan trọng làm giàu
hương vị, mùi thơm và màu sắc. Qủa ớt giúp làm giảm nhiễm xạ và
cholesterol, giàu vitamin A, C và E, nhiều khoáng kali và axit folic. Trong
quả ớt tươi chứa nhiều vitamin C hơn so với quả thuộc họ cây có múi, và
chứa nhiều vitamin A hơn so với củ cà rốt. Hai nhóm chất hóa học quan trọng
trong ớt là capsaicinoit và carotenoit. Capsaicinoit là alkaloid không màu
dạng tinh thể tạo ra vị cay cho quả ớt. Một số lượng lớn carotenoit cung cấp
giá trị dinh dưỡng cao và màu sắc cho quả ớt [15].
Ở Việt Nam diện tích trồng ớt cay ở các vùng tập trung vào khoảng
3000 ha, năm cao nhất (1998) lên tới 5700 ha. Vùng trồng ớt chuyên canh tập
trung chủ yếu ở khu vực miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế. Những năm gần đây, một số tỉnh các vùng Đồng bằng sông Hồng cũng

1


đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và sản xuất,
đem lại lợi nhuận cao. Quả ớt có thể sử dụng ở nhiều dạng như: ăn tươi, khô
hoặc chế biến thành bột, tinh dầu, … sản phẩm ớt bột đứng thứ nhất trong mặt
hàng rau – gia vị xuất khẩu. Ớt là cây dễ trồng, không kén đất, thích hợp với
nhiều vùng sinh thái do vậy tiềm năng phát triển ớt ở nước ta rất to lớn. Khác
với các loại rau khác quả ớt có thể thu hoạch được nhiều lần, sơ chế hay chế
biến đơn giản (phơi khô, bột, tương…), với đặc điểm này cây ớt có thể khắc
phục được những rủi do của thị trường, giữ giá ổn định, đảm bảo lợi ích cho
người sản xuất [14].
Giống ớt Hotchilli là loại rau gia vị giàu dinh dưỡng, có lịch sử trồng
trọt lâu đời và được ưa chuộng trong các nhóm gia vị. Trong quả ớt có chứa

nhiều Vitamin A, B, C đặc biệt vitamin C (163mg/100g) cao nhất so với các
loại rau.
Giống ớt Hotchilli là giống ớt có nhiều ưu điểm quả chín sớm tập
trung, chống chịu sâu bệnh tốt, chăm sóc tốt trong thời gian thu hoạch quả có
thể kéo dài tới hơn 2 tháng, năng xuất có thể đạt 35-40 tấn/ha. Để xây dựng
quy trình trồng và phát triển giống ớt Hotchilli ra sản xuất đại trà đồng thời
nâng cao năng suất cùng như chất lượng giống ớt Hotchilli cần phải có sự
chăm sóc hợp lý, bón phân thích hợp, cân đối.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản
xuất cây ớt nói riêng, để xác định liều lượng phân bón hợp lý cho giống ớt
Hotchilli, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Tiến Viện, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh
trưởng và năng suất giống ớt Hotchilli trồng vụ đông 2015 tại Cao Minh,
Phúc Yên,Vĩnh Phúc”.

2


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất cho giống ớt Hotchilli trên đất bạc màu Cao
Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, nhằm đề xuất công thức tối ưu để tăng năng suất
và tăng hiệu quả kinh tế cho giống ớt Hotchilli.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống ớt Hotchilli trên từng công thức phân bón.
Xác định được hiệu quả kinh tế của sản xuất ớt trên từng công thức
bón phân.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung thêm thông tin, dữ liệu
khoa học về giống ớt Hotchilli, từ đó có thể phát triển những nghiên cứu
chuyên sâu hơn nhằm khai thác các giá trị sử dụng của giống ớt Hotchilli
trong đời sống.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Biết được sự ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự sinh trưởng và
năng suất giống ớt Hotchilli.
Đóng góp tài liệu để giúp sinh viên Khoa Sinh - KTNN nghiên cứu về
giống ớt Hotchilli.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của quả ớt
Cây ớt (Capsian sp) có tầm quan trọng thứ hai chỉ sau cây cà chua và
được trồng rộng rãi trên toàn thế giới [9]. Từ trước đến nay, mọi người chỉ
biết đến ớt là một loại gia vị có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, còn
giá trị dinh dưỡng của ớt đối với sức khỏe chưa được mấy người biết đến [4].
Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu
thực, chỉ thống, thường được dùng chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chữa
đau khớp. Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong ớt có chứa một số
hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh
[17].
Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt
chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin - có
tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn

tính và đau đầu do thần kinh [17].
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, khi chúng ta cắn một
miếng ớt cay, vị cay kích thích mạnh, khiến não bộ tiết ra chất hóa học làm
giảm bớt đau đớn và sinh ra chút khoái cảm.
Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình
trạng đóng vón tiểu cầu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Ớt còn có tác dụng
ngăn ngừa huyết áp cao và giảm béo.
Các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt có tác
dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo. Khi cơ thể hấp thụ chất cay từ ớt, não

4


sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho
thận tiết ra các dịch thể.
Ớt cũng chứa một số vitamin và chất khoáng. Trong 100 g ớt có chứa
vitamin C, và các vitamin B1, B2, bêta caroten (tiền vitamin A), canxi, sắt,
axit citric, axit malic [13].
Phân tích 100 g ớt tươi chín đỏ ta có:
+ Nước chiếm 91%, protid 1,3%, glucid 5,7%, cellulose 1,4%.
+ Cluoten 10 mg, vitamin C 250 mg, 34 - 36 calo/100 g.
Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế sơ cứng động
mạch và làm giảm cholesterol. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho
thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu, chống lạnh và chứa một số
dưỡng chất nên giúp con người đề phòng và chữa một số bệnh. Ớt cay có tới
1390 mg beta - caroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp carotene,
là chất chống oxy hóa [10]
Chỉ cần một quả ớt cay nhỏ cung mang lại cảm giác ngon miệng cho
nhiều người, vì thế ớt đã trở thành món gia vị không thể thiếu được trong một
số món ăn.

1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây ớt
Rễ: Ớt có rễ trụ, nhưng khi cấy rễ phân nhánh mạnh và cây phát triển
thành rễ chùm, ăn sâu về bốn phía.
Thân: Thân thuộc loại thân gỗ, thân tròn, dễ gãy và một số giống còn
non thân có lông mỏng. Khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, có vỏ xù xì,
hóa bần. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh
tác và giống [16].
Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình
trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông
hoặc không lông.

5


Hoa: Lưỡng tính, mọc đơn hoặc thành chùm 2 - 3 hoa. Hoa nhỏ, dài, lá
đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6 - 7 cánh màu trắng. Số nhị đực bằng số
cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.
Hoa ớt có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo do côn trùng, thụ phấn
chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỉ lệ thụ phấn chéo từ 10 - 40% tùy giống, do đó
cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.
Quả: Quả có 2 - 4 thùy, dạng quả thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề
mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ,
đen, vàng; trái không cay hoặc rất cay [16].
Chiều dài và hình dạng quả có vài trò quan trọng trong việc chọn giống
ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và
khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về
kích thước và hình dạng nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỉ lệ tươi/ khô
khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỉ lệ tươi khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có
tỉ lệ này là 8:1. Trái chứa nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng.
Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18 - 30oC.

nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng.
Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt
cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu được điều kiện che rợp đến
45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ [12].
Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống
trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên,
ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra,
điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến
ở nước ta. Tuy nhiên, giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể
không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 như giống
Chilli, số 20, TN 16, Hiểm lai 207 có khả năng cho năng suất vượt trội trong

6


điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các
giống địa phương [17].
1.1.3. Kĩ thuật trồng ớt - chăm sóc ớt
Thời vụ trồng ớt [12]:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2 - 3
dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4 - 5, thu hoạch tháng 8 - 9 dương lịch.
Chuẩn bị đất [2]:
Cày xới phơi đất kỹ, sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 cm, rộng 1,4 m. Bón
lót: 100 kg vôi và 1 tấn phân chuồng. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn
chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
Ươm cây con [1] [2]:
Việc gieo ươm cây giống ớt được thực hiện bằng một trong hai phương

pháp sau:
Có thể gieo hạt trên khay xốp hoặc khay nhựa, kích thước 40 cm x 60
cm, mỗi khay có từ 40 - 50 lỗ. Giá thể gồm đất phù sa, than bùn hoặc mùn
mục và phân chuồng ủ hoai theo tỉ lệ 2:2:1. Các thành phân giá thể được trộn
đều, xay nhỏ và lấp đầy miệng lỗ. Mỗi lỗ gieo 1 hạt.
Hoặc gieo hạt trong vườn ươm, bề mặt luống gieo rộng từ 60 - 70 cm
cao từ 20 - 25 cm và rãnh rộng từ 25 - 30 cm. Đất bề mặt luống được đạp nhỏ
trộn lẫn với phân chuồng hoai mục và san phẳng. Ngâm hạt 3 đến 4 giờ, ủ cho
nứt nanh mới đem gieo. Lượng hạt gieo 1 g/m2. Phủ đất bột vừa kín hạt, bề
mặt luống phủ một ít trấu hoặc rơm dạ ngắn. Giữ ẩm thường xuyên.
Khi cây có từ 4 - 5 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con
ra trồng.

7


Chăm sóc [13]:
Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới
nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước,
không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán
rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây nilông. Giàn giữ cho cây
đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh
do đổ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo
hàng ớt nốt với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây
đứng thẳng [13].
Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha [1].
Phân chuồng từ 15 - 20 tấn; 110 - 130 kg N, 80 - 100 kg P2O5, 140 160 kg K2O. Nếu đất có pH dưới 5,5 bón thêm từ 600 - 1000 kg vôi bột khi
làm đất.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân + 1/3 phân
đạm + 1/3 kali. Lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc 4 lần.
- Bón thúc kết hợp xới vun như sau:
+ Lần 1: Sau trồng từ 25 đến 30 ngày, kết hợp xới vun;
+ Lần 2: Sau trồng từ 45 đến 50 ngày, kết hợp xới vun;
+ Lần 3: Sau trồng từ 70 đến 80 ngày, hoà nước tưới;
+ Lần 4: Sau trồng từ 100 đến 115 ngày, hoà nước tưới.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu
canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm canxi, có thể bằng Clorua
canxi (CaCl2) phun định kỳ 7 - 10 ngày/ lần. Đồng thời, phun thêm phân vi
lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
Thu hoạch

8


Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh
làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35 - 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa
rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1 - 2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm
sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20 30 tấn/ ha [12] [13].
1.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới
Cây ớt được phân bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và
dạng trồng. Nhiều tác giả khẳng định rằng ớt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
châu Mỹ và được trồng lâu đời ở Pêru, Mêhico [15]. Trung tâm khởi nguồn
của ớt có thể là ở Mêhico và trung tâm thứ hai là Guatemala. Theo Pickersgill
(1997) chi Capsicum bắt nguồn từ vùng nhiệt đới gốc Mỹ từ đó được phổ biến
rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới bao gồm vùng nhiệt đới cận nhiệt đới và các
vùng có khí hậu ôn hòa. Theo Tong và Bosland, chi Capsicum bao gồm

khoảng 20-27 loài, 5 trong số chúng được thuần hóa là C. annuum, C.
baccatum, C. chinense, C.frutescens, C. pubesccens, và được trồng nhiều nơi
trên thế giới.
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị
trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là các nước có điều
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt được xem là một trong số những cây
trồng quan trọng ở các vùng Nhiệt đới. Diện tích và sản lượng ớt trên thế giới
ngày càng tăng. Theo FAO, năm 1994 diện tích trồng ớt toàn thế giới là 1,25
triệu ha, thì đến năm 2001 diện tích này đã tăng lên là 1,45 triệu ha và tăng
lên đến 1,656 triệu ha vào năm 2004 với sản lượng ớt tươi 24,027 triệu tấn.
Trong đó, Châu Á vẫn là khu vực dẫn đầu cả về sản lượng lẫn diện tích với
60,5% diện tích và 64,8% sản lượng của toàn thế giới. Các nước nhập khẩu và

9


xuất khẩu ớt quan trọng nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô,
Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Ali (2006), diện tích trồng ớt ở Châu Á năm 2003 là 2,5 triệu ha
chiếm 67% diện tích trồng ớt của thế giới, còn tổng sản lượng đạt 22,4 triệu
tấn, chiếm 67,8% và đạt giá trị xuất khẩu 396 triệu USD. Hiện nay, Ấn Độ là
nước xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới, chiếm 25% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp
theo là Trung Quốc (24%), Tây Ban Nha (17%), Mexico (8%). Các nước
nhập khẩu các sản phẩm từ ớt lớn nhất thế giới là các tiểu vương quốc ẢRập
thống nhất (UAE), Liên minh Châu Âu (EU), Sri Lanca, Malaysia, Nhật Bản,
Hàn Quốc. Trao đổi thương mại toàn cầu về ớt đạt gần 16% tổng sản phẩm
gia vị, chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây hồ tiêu.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành
phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 1 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8
kg ớt/năm (Cho M,C, 2006). Ớt là loại rau chủ lực ở nước này: Diện tích

trồng ớt tươi này đứng thứ 8 trong tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng
trọt. Năm 2006 sản lượng ớt tươi Hàn Quốc đạt 395.295 tấn, ớt khô là
116.915 tấn, năng suất ớt xanh của nước này rất cao đạt được 42,11 tấn/ha.
Bảng 1.1. Tình hình thƣơng mại ớt cay trên thế giới
Mỹ

Trung

Hàn

quốc

Quốc

Ấn Độ

Thế giới

Giá trị nhập Năm 2006

687.399

2.587

78

2

2.771.658


khẩu

Năm 2007

750.882

1.932

56

0

3.055.465

(1000 $)

Năm 2008

796.177

2.913

51

0

3.844.575

Giá trị xuất Năm 2006


132.767

10.212 57.129

3.964

2.785.846

8.878 48.280

5.563

2.910.669

12.977 50.313 10.838

3.699.699

khẩu

Năm 2007

81042

(1000 $)

Năm 2008

168.660


Nguồn: FAO, 2012 [19]

10


Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá trị
nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ chiếm
khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Hàn Quốc là nước có thế
mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn
Quốc cao gấp 5-6 lần so với Trung Quốc ( Nguồn: FAO, năm 2012) [19].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực 80 - 230 vĩ Bắc nên chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm.
Tuy nhiên, để bảo đảm có năng suất cao, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt thường
được gieo trồng vào 2 vụ chính là: Vụ đông xuân, gieo hạt từ tháng 10 đến
tháng 2, trồng tháng 1 - 2 và thu hoạch vào tháng 4 - 5, hay tháng 6 - 7. Vụ hè
thu: Gieo hạt tháng 6 - 7, trồng tháng 8 - 9, thu tháng 1 - 2. Ngoài ra có thể
trồng ớt trong vụ xuân hè gieo hạt tháng 2 - 3, trồng tháng 3 - 4, thu tháng 7 – 8
[2] [12].
Sản phẩm ớt bột trong nhiều thập kỷ trước đứng vị trí thứ nhất trong
mặt hàng rau - gia vị xuất khẩu. Trong 5 năm (1986 - 1990), Tổng Công ty
rau quả Việt Nam đã xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) 22.900 tấn ớt bột.
Riêng diện tích gieo trồng ớt cay ở các vùng ớt tập trung vào khoảng 3.000
ha, năm 1998 lên đến 5.700 ha [10].
Mặc dù cây ớt ở nước ta đã được trồng trọt từ lâu đời nhưng chủ yếu
tập trung ở các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị), khu vực đông dân
cư (Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phúc, vv…). Vùng chuyên canh ớt đã
được hình thành ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện
tích trồng ớt có thể mở rộng ra ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu
Long và miền Tây Nam Bộ [10].

Trong giai đoạn trước năm 1990, nhiều vùng sản xuất ớt lớn được hình
thành để phục vụ cho xuất khẩu ớt. Chỉ tính riêng mấy tỉnh miền Trung, vùng

11


sản xuất hàng hoá có khoảng 3.000 ha, có năm lên đến 5.700 ha (1988), đảm
bảo mỗi năm xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) 4.500 tấn ớt bột.
Ở Thanh Hoá, cây ớt được trồng tập trung ở một số huyện như Thiệu
Yên, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Thọ Xuân. Năm 1983, toàn tỉnh thu được 50 tấn ớt
khô, năm 1984 là 100 tấn.
Năm 1994 - 1995, Thừa Thiên Huế có diện tích trồng ớt là 600 ha, năng
suất trung bình là 10,6 tấn/ha, xuất khẩu khoảng 400 - 500 tấn ớt, ngoài ra còn
được xuất theo con đường tiểu ngạch hàng trăm tấn.
Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích ớt trên cả nước là 3.658 ha,
năng suất bình quân 5,6 tấn/ha, trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc
Bộ (Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Dương...) đồng bằng
sông Cửu Long, Tây Nam Bộ và các tỉnh miền Trung [10].
Theo Trần Khắc Thi (2008) [8], diện tích trồng trọt tập trung ở các tỉnh
miền Trung, vùng chuyên canh ớt tập trung ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện tích trồng ớt có thể mở rộng ra các tỉnh
Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ.
Theo Trần Thế Tục (2008), diện tích trồng ớt cay ở các vùng trồng tập
trung vào khoảng 10-12 tấn quả ớt tươi/ha, sản lượng trung bình 30.000 tấn
quả ớt tươi trên năm. Năm 2007 diện tích trồng ớt cao nhất lên tới 5.790 ha
trên tổng diện tích trồng rau là 329.690 ha [10].
Theo số liệu thống kê (Tổng cục thống kê, 2009): năm 2008 diện tích
trồng ớt của nước ta là 6,532 ha, sản lượng là 62,993 tấn, tăng 37% về diện tích
và 35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha năm
2008 đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha.

Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình… Năm 2008 diện tích trồng ớt
Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so với cả nước.

12


Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10
doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng khác
nhau: xuất tươi (đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên quả, ớt
chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste)… Điển hình là công ty chế biến
nông sản Hải Dương, công ty GOC Bắc Giang. Công ty chế biến xuất nhập
khẩu Rau Quả Thanh Hoá hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn ớt cay đông
lạnh và muối [10].
Năm 2006, công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang – Ninh
Bình đã triển khai mô hình trång trên 30 ha ở Hoa Lư và xuất khẩu 1,000 tấn
trở lại đảo Hải Nam. Dự kiến mùa thu hoạch tháng 4/2007 đạt khoảng 2,000
tấn ớt. Hiện công ty đang phấn đấu mở rộng diện tích trồng ớt lên 200 ha ở Yên
Khánh, Bình Khánh, thị xã Ninh Bình trong năm 2007.
Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay đều theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng: Hotchilli,
Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22 (Công ty giống
cây trồng Miền Nam). Các giống được tạo ra trong nước hiện nay chỉ có HB9
của Viện nghiên cứu Rau quả đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu quả
tươi. Giống đã được công ty Thực phẩm Hồng Hà (Tổng Công ty Lương thực
1) tổ chức sản xuất với qui mô lớn để xuất khẩu sang Hàn Quốc [10].
Hiện nay cây ớt được coi là một trong năm loại cây trồng chủ lực trong
chương trình chọn tạo giống rau của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
giai đoạn 2006 – 2010.
1.3. Các nghiên cứu về phân bón cho ớt ở Việt Nam

Cây trồng sinh trưởng phát triển được là nhờ hút chất khoáng từ đất và
phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cacbonic dưới tác dụng
của ánh sáng mặt trời. Để chăm sóc cây tốt và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần

13


hiểu về các loại dinh dưỡng cần thiết của từng loại cây từ đó đưa ra chế độ
phân bón hợp lí cân đối cho từng loại cây trồng [11].
Bón phân hợp lí là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo
năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả
tiêu cực nên nông sản và môi trường sinh thái [3].
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất
định với những tỉ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất nào đó cây sinh
trưởng phát triển kém, ngay cả khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức dư
thừa [6].
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn
ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỉ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dưỡng. Tỉ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng
bón được sử dụng. Tỉ lệ cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở
các loại đất khác nhau [6].
Cây ớt có nhu cầu dinh dưỡng cao, cần nhiều đạm, kali sau đó tới lân,
ma – nhê và canxi. Cây ớt cần nhiều đạm và lân trong giai đoạn sinh trưởng
phát triển cây, phân cành, cần nhiều kali và lân trong giai đoạn ra hoa, quả.
Giai đoạn cây mang quả nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với giai đoạn sinh
trưởng phát triển cần nhiều đạm và kali hơn lân. Ngoài N, P, K, Ca, Mg ớt
còn cần các chất vi lượng như B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo [18].
Yêu cầu dinh dưỡng đạm của cây ớt. Đạm là yếu tố cơ bản hàng đầu
đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein - chất cơ bản

biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp chất quan trọng cần thiết cho sự
phát triển của cây như: diệp lục, các chất men, các bazo có đạm, các axit
nucleic, AND, ARN của nhân tế bào - nơi cư trú các thông tin di truyền đóng
vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản

14


của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu
hút các yết tô dinh dưỡng khác.
Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây xanh
không có khả năng quang hợp, có trong các chất Alcaloid, các phecmen và
trong nhiều vật chất quan trọng khác của tế bào thực vật. Chất đạm giúp đẩy
mạnh sự phát triển tán lá và cây ớt trên mặt đất [6].
Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng.
Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả
năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý hóa trong cây
cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng.
Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt, thừa đạm sẽ làm cho cây
không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ làm tích lũy nhiều dạng đạm vô
cơ gây đọc cho cây.
Cây ớt được bón đủ đạm có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng khỏe
mạnh, chồi tán phát triển nhanh năng suất cao. Cây ớt thiếu đạm lá sẽ nhợt
màu, vàng úa, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc [11].
Cũng như mọi cây trồng nhiệt đới khác, ớt không thể sử dụng đạm khí
trời và đạm hữu cơ làm thức ăn. Cây ớt cũng hút đạm ở dạng khoáng, nitrat
hoặc amon qua rễ. Thời kì cây non, các loại ớt thích sử dụng amon hơn dạng
đạm nitrat.
Dinh dưỡng đạm không đủ thể hiện trước hết ở cây sinh trưởng còi cọc
cây mọc kém, lá có màu xanh vàng - màu đặc trưng của sự thiếu đạm, sau đó

biến thành màu vàng úa.
Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây ớt. Lân là một trong những chất cần
thiết bậc nhất của quá trình trao đổi chất, do lân có trong thành phần cuat
nhiều chất hữu cơ quan trọng của cây. Lân có tác dụng thúc đẩu sự phát triển

15


của bộ rễ cây, đặc biệt có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của rễ bên và lông
hút là các bộ phận trực tiếp hấp thụ dinh dưỡng quan trọng của cây.
Cây ớt sử dụng lân dưới hai dạng của acid photphoric là HPO 42- và
H2PO4-. Còn ion PO43- bị đất giữ lại do sự hấp phụ hóa học [8].
Lân có tác dụng thúc đẩy sự ra hoa và hình thành quả ở cây, làm quả
mau chín, tăng tỉ lệ năng suất thương phẩm. Lân còn có khả năng giúp cây
làm tăng khả năng chống chịu

với điều kiện bất lợi như: Khả năng chịu rét,

chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây trồng [6].
Thiếu lân ớt có dấu hiệu còi cọc hay chậm phát triển quả lâu chín hơn,
cây ớt thiếu lân sẽ gặp khó khăn trong việc lấy các chất cần thiết qua rễ [6].
Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây ớt. Kali là một nguyên tố rất linh
động và tồn tại trong cây dưới dạng ion. Đặc biệt kali không có trong thành
phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn tại chủ yếu trong huyết tương tế bào
và không bào, hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào. Hầu hết kali có
trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20% là tồn
tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào [8].
Kali coa tác dụng tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện khí
hậu bất lợi như: chịu rét, chịu sương giá, chịu hạn và chịu úng tốt hơn, sử
dụng nước tiết kiệm hơn. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu và sức căng trong tế

bào làm nước được hút vào tế bào mạnh hơn giảm bớt sự phát tán nước ở cây
[3]. Thiếu kali cây ớt chậm phát triển và chậm chín, sức chống chịu giảm sút.
Thiếu kali lá cây không giữ được nước và trạng thái căng, do đó khi gặp rét
dễ bị khô héo và dụng lá.
Vai trò của Ca và Mg. Ca và Mg có trong các khoáng như canxit,
đôlômit, ogit, amphibon… Khi các khoáng vật trên bị phong hóa thì Ca và
Mg được chuyển sang dạng muối cacbonat và bicacbonat. Các muối này kết

16


hợp với các chất khác trong đất để tạo thành muối clorua, nitrat, sunfat,
photphat.
Trong đất Ca và Mg phần lớn gặp ở các dạng muối đơn giản bị hấp phụ
trên keo đất và hoàn tan trong dung dịch đất. Cả hai nguyên tố này đều là
nguyên tố dinh dưỡng trung lượng với cây và đóng những vai trò sinh lý học
quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cây [8].
Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây ớt. Nguyên tố vi lượng
là các nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của
cây trồng nhưng hàm lượng của chúng trong cây rất ít từ 10 -3 - 10-5 %. Các
nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý sinh hóa
của động thực vật. Chúng có trong thành phần của vitamin, các men và
hoocmon. Sự thiếu hay thừa các nguyên tố vi lượng trong đất đều không có
lợi cho phát triển của cây dẫn đến sự suy giảm về năng suất cũng như chất
lượng nông sản [8].
Hiện nay, nghiên cứu khả năng thích ứng của các loại ớt với điều kiện
Việt Nam hoặc một vùng cụ thể nào đó chưa được chú trọng đến thí nghiệm
phân bón để khẳng định được mức phân bón phù hợp cho từng loại ớt trên
vùng đất riêng biệt.


17


×