Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

phát triển sản xuất ba kích tím trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.26 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BA KÍCH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BA KÍCH TÍM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG

HÀ NỘI, NĂM 2015

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi và được
sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Song. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn của mình ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và tổ chức các nhà khoa học.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ

của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tận tình chỉ dẫn của GS.TS
Nguyễn Văn Song là người hướng dẫn chính trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Ba Chẽ, Phòng Nông nghiệp &,
Phòng Tài nguyên và Môi trường. Lãnh đạo các xã và các hộ gia đình trồng ba
kích tím của 3 xã Đồn Đạc, Thanh Lâm, Thanh Sơn, các đại lý thu mua ba kích
tím tại huyện Ba Chẽ, những người đã cung cấp số liệu, tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và những người thân trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Hương

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục


iv

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

viii

Danh mục hình

viii

Danh mục đồ thị

ix

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

3

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

20

2.3 Bài học và kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá
trình nghiên cứu đề tài và địa phương

29

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1. Điều kiện tự nhiên


31

3.2 Tài nguyên thiên nhiên

34

3.3 Điều kiện kinh tế xã hội

46

3.4 Hạ tầng phục vụ sản xuất

49

3.5 Phương pháp nghiên cứu

52

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

59

4.1 Tổng quan phát triển sản xuất ba kích tím huyện Ba Chẽ

59

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất ba kích tím của các hộ điều tra

66


4.3. Tình hình tiêu thụ ba kích tím của huyện Ba Chẽ qua 3 năm

79

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Ba kích tím

81

iv


4.5 Đánh giá tình hình phát triển sản xuất Ba kích tím của hộ nông dân

89

4.6 Giải pháp phát triển sản xuất Ba kích tím trên địa bàn

93

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

103

5.1. Kết luận

103

5.2. Đề xuất, kiến nghị


105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC

109

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
A
AP
BQ
CN-XD
DT
ĐVT
FAO
GO
Ha
HĐBT
HTX
IC
KHKT

LĐNN

LSNG
MP
NN
NLN
PTNT
PTSX
PTBV
SL
SX-KD
T
TC
TM-DV
TNTT
TS
TSCĐ
Tr.đồng
VA
UBND
UICN
WB

Nghĩa đầy đủ
:Chí phí khấu hao
:Sản phẩm bình quân
:Bình quân
:Công nghiệp- Xây dựng
:Diện tích
:Đơn vị tính
:Tổ chức Lương nông thế giới
:Giá trị sản xuất ba kích tím

:Héc ta
:Hội đồng bộ trưởng
:Hợp tác xã
:Chi phí trung gian
:Khoa học kỹ thuật
:Lao động
:Lao động nông nghiệp
:Lâm sản ngoài gỗ
:Sản phẩm cận biên
:Nông nghiệp
:Nông lâm nghiệp
:Phát triển nông thôn
:Phát triển sản xuất
:Phát triển bền vững
:Sản lượng
:Sản xuất kinh doanh
:Thuế
:Tổng chi phí sản xuất
:Thương mại- Dịch vụ
:Thu nhập thực tế
:Thủy sản
:Tài sản cố định
:Triệu đồng
:Giá trị gia tăng
:Ủy ban nhân dân
:Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
:Ngân hàng thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Chẽ

35

3.2. Các nguồn tài nguyên đất đai huyện Ba Chẽ

38

3.3. Phân hạng mức độ thích nghi đất nông nghiệp

40

3.4. Danh mục loài cây thuốc hiện có tại huyện Ba Chẽ

45

3.5. Số lượng, thông tin của các đối tượng tiến hành phỏng vấn

54

4.1. Số lượng hộ trồng Ba kích tím tại các xã của huyện qua 3 năm


62

4.2. Diện tích ba kích tím các xã của huyện Ba Chẽ qua 3 năm

64

4.3. Đặc điểm của hộ trồng ba kích tím tại 3 xã điều tra

66

4.4. Tình hình đất đai, lao động, vốn của các hộ trồng ba kích tím

68

4.5. Số cây ba kích tím của các hộ tại 3 xã điều tra

70

4.6. Diện tích sản xuất ba kích tím của các hộ tại 3 xã điều tra

70

4.7. Sản lượng ba kích tím của các hộ tại 3 xã điều tra

71

4.8. Năng suất ba kích tím của các hộ tại 3 xã điều tra

72


4.9. Đầu tư chi phí vật chất bình quân 1 hộ trồng ba kích tím của các hộ điều tra
huyện Ba Chẽ

73

4.10. Tình hình tiêu thụ Ba kích tím của hộ nông dân

74

4.11. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trong sản xuất ba kích tím của hộ dân
huyện Ba Chẽ

76

4.12. So sánh diện tích và số hộ trồng ba kích tím của 3 huyện trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh

78

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1. Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới


22

2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam

26

2.3. Biểu đồ Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam

26

DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên Hình

Trang

2.1. Cây Ba kích

11

2.2. Củ Ba kích tím tươi

12

2.3. Củ Ba kích tím khô

12


2.4. Quả của cây Ba kích

12

3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

31

4.1. Mô hình trồng giống ba kích tím của HTX Toàn Dân xã Thanh Lâm, huyện
Ba Chẽ

60

4.2. Hộ dân trồng ba kích leo lên dàn

60

4.3. Cây ba kích tím đã trồng được 4 năm

65

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị

Tên đồ thị

Trang


4.1. Dân số, lao động tại 3 xã điều tra

82

4.2. Vốn đầu tư của các hộ tại 3 xã điều tra

83

4.3. Trình độ dân trí của các hộ dân tại 3 xã điều tra

84

4.4. Tỷ lệ số hộ có vay vốn sản xuất ba kích tại 3 xã điều tra

86

4.5. Số hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng ba kích tím tại 3 xã điều tra

87

ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng là môi trường thuận lợi cho
nhiều loài cây đặc sản quý phát triển, trong đó có cây ba kích. Từ lâu, người dân đã
biết dùng củ ba kích chủ yếu là củ ba kích tím để bồi dưỡng cơ thể, làm thuốc chữa

bệnh như bổ thần kinh, trí não, làm mạnh gân cốt, tăng lực, chữa chứng xơ cứng
động mạch, thấp khớp...Nhu cầu về củ ba kích ở thị trường trong nước rất lớn. Củ
nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ củ ba kích là mặt hàng có giá trị kinh tế
cao. Hiện nay, ba kích là một trong những loại cây dược liệu được chú ý đặc biệt để
trồng nhân tạo trong các vườn nhà, vườn rừng và trong rừng nghèo.
Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng
Ninh, có diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
1.346,98 ha chiếm 2,2%; đất lâm nghiệp là 55.273,48 ha, chiếm 90,8% diện tích
tự nhiên) được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và 1 thị trấn, dân số
20.906 người (năm 2014), sống rải rác ở 75 thôn, khu. Toàn huyện có 9 dân tộc,
trong đó có 8 dân tộc thiểu số (chiếm 80,2% dân số toàn huyện) (Phòng Nông
nghiệp huyện Ba Chẽ, 2015).
Tuy ba kích mọc tự nhiên trên vùng rừng núi Đông Bắc nhưng củ và rượu
ba kích vẫn được coi là đặc sản huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, giá 1 kg củ ba
kích tươi từ 120.000-150.000 đồng (Nguyễn Viết Đoàn, 2005). Do nhu cầu sử
dụng lớn nên ba kích bị khai thác lạm dụng tùy tiện, đào bới gốc lấy củ mà không
chú ý đến duy trì, nuôi dưỡng tái sinh nên trong tự nhiên số lượng cây còn sót lại
rất ít, thưa thớt, thậm chí có vùng hầu như không còn ba kích.
Chủ động trồng và phát triển sản xuất ba kích, ngoài giá trị bảo tồn còn
mang lại lợi ích kinh tế thiết thực bởi đây là loại cây tốn ít đất, có khả năng sống
chịu bóng, sản phẩm có giá trị, thị trường tiêu thụ rộng. Phát triển sản xuất ba
kích là biện pháp hữu hiệu tạo thêm việc làm tại chỗ, tăng năng suất sinh học trên
một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân miền núi. Để góp phần phát
triển sản xuất và định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm ba kích tím trong thời
gian tới nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tôi đi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển sản xuất Ba kích tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh”.

1



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu về phát triển sản xuất ba kích tím và các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất ba kích
tím góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Ba
kích tím.
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất Ba kích tím, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của sản xuất ba kích tím trên địa bàn
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất Ba kích tím góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển sản xuất Ba kích tím trên địa bàn
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân trồng Ba kích tím, đại lý thu mua ba
kích tím, cán bộ địa phương, khách hàng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển sản xuất cây Ba kích tím của các hộ dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.
- Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu trong
vị trí địa lý và ranh giới hành chính của huyện Ba Chẽ.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015.
+ Thời gian số liệu: Dữ liệu và thông tin được sử dụng nghiên cứu phát
triển sản xuất và chế biến Ba kích tím được thu thập trong từ năm 2010-2014.


2


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc
biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con
người (World Bank, 1992).
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội” (Raanan Weitz, 1995).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng nhìn chung các
ý kiến cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là
nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công
dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia.
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ
của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối

cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được

3


hình thành và ngày càng được hoàn thiện. Khái niệm này đang là mục tiêu hướng
tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội,
chính trị, địa lý, văn hóa...riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc
gia đó.
Sau một thời kỳ các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác
tài nguyên, tìm kiếm thị trường; sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng
với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô ý thức các tài
nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên
nhiên trên thế giới. Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo
vệ Thiên nhiên (UICN) là tổ chức đã đề khởi khái niệm “phát triển bền vững”
(PTBV). Năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và
Phát triển do bà Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch tiếp thu, khai triển và định
nghĩa như sau “ phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu
hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng
yêu cầu của chính họ” (Gro Harlem Brundtland, 1987).
2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội. Sản xuất là quá trình các đầu vào
được kết hợp, sử dụng công nghệ nhất định tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Sản xuất cho tiêu dùng tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,

không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường (Ngô Đình Giao, 1995).
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Hình thức này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao (Phan Công Nghiệp, 2002).
Tóm lại, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu

4


ra) (Lã Đình Mới, 2001). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ
thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu
vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:
Q= f(X1, X2,...Xn)
Trong đó:
Q: là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định.
X1, X2, ...Xn : là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong
quá trình sản xuất.
Ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến đổi
lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị bằng đơn vị
riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia tổng
sản phẩm có số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một yếu tố đầu
vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác không thay
đổi thị mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
Tóm lại: Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người nhằm phối hợp
tối ưu các yếu tố tham gia sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ cho
nhu cầu con người và xã hội

Sản xuất trong nền kinh tế thị trường thường trả lời các câu hỏi như: Sản
xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?.
Sản xuất Ba kích tím là hoạt động trồng trọt cây Ba kích tím như chăm
sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến,… theo quy trình kỹ thuật nhất định nhằm tạo
ra sản phẩm hữu ích phục vụ nhu cầu chế biến, công nghiệp dược phẩm của con
người và xã hội (Lã Đình Mới, 2001).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
+ Vốn sản xuất: Là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất là
vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng
số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực

5


tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: Là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản
xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là
người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó
chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
ngành nông nghiệp, mà cũng rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch
vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu
tư thêm vốn và lao động trên một diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng,
biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong
sản xuất đó giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động

và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của
xã hội.
+ Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác: Quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm,v.v...cũng có tác động tới quá trình sản xuất (Lã Đình Mới, 2001).
2.1.1.4 Khái niệm về phát triển sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra
sản phẩm. Phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về qui mô (sản
lượng) và hoàn thiện về cơ cấu (Ngô Đình Giao, 1995).
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức
kinh tế khi tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản
đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này
liên quan đến việc xác định thị trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích
thích sản xuất phát triển.

6


Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ
thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện
tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân,
hoặc cả hai.
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện

sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm
giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo.
Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản
xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng
đến nguồn tài nguyên.
Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm
sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và
dịch vụ sản xuất tạo ra.
Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ
sản xuất ra trong 1 năm.
Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
Thứ nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người.

7


Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất có vai trò quan trọng hơn nữa
khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc
biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm.
Phát triển sản xuất cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường
chấp nhận. Hay phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của

con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy
mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống ngày càng cao của con người (Ngô Đình Giao, 1995).
2.1.2 Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ và ba kích tím
2.1.2.1 Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
Ba kích tím không phải cây nông nghiệp hay lâm nghiệp mà thuộc giống
lâm sản ngoài gỗ. Để hiểu rõ hơn về ba kích tím nói riêng và lâm sản ngoài gỗ
nói chung đề tài tìm hiểu thêm về khái niệm và phân loại lâm sản ngoài gỗ.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ đôi khi còn gọi là
(NWFP). Định nghĩa lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm được thu hoạch từ rừng.
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả củi, gỗ đồ mộc, bột sợi và gỗ nhỏ để cho kiến trúc
nhẹ. Có lẽ đây là định nghĩa đơn giản nhất và phù hợp với các đối tượng (Vũ Văn
Dũng, Jenne De Beer và Phạm Xuân Phương, 2002).
J.H.De Beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài gỗ, trong đó
có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam”, tháng 7/2000 là một ấn
phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ đã đưa ra định nghĩa về
lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-timber forest products) bao
gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ
rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,
nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật
sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, mây
song, gỗ nhỏ và sợi” (Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer và Phạm Xuân Phương,
2002).

8


Định nghĩa của J.H.De Beer là đơn giản, dễ sử dụng, nhưng khác với hầu
hết các định nghĩa trước đây là ông ta đã đưa ra củi, gỗ nhỏ vào nhóm lâm sản
ngoài gỗ.

Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6 năm
1999 đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau: “Lâm sản ngoài gỗ
(Non-wood forest products) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây có thân gỗ” (Vũ Văn
Dũng, Jenne De Beer và Phạm Xuân Phương, 2002).
Mặc dù có nhiều định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ nhưng để đảm bảo sự hòa
nhập với các nước trong vùng, ta nên sử dụng định nghĩa lâm sản ngoài gỗ đã
được thống nhất trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước
vùng Châu Á-Thái Bình Dương họp tại BangKok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991.
Nhìn chung định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ rất khó và thường dựa vào tiêu
chí bởi vì sự khác nhau rất lớn trong số lâm sản ngoài gỗ. Điều quan trọng ở chỗ
là xác định cụ thể các sản phẩm và hữu ích của nó, điều đó thường các nhà kinh
doanh hay chính phủ bỏ qua bởi họ chỉ chú trọng đến gỗ công nghiệp, nhưng
thực tế lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước
và địa phương, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo và phát
triển vùng cao, các vấn đề bình đẳng giới và dân tộc thiểu số (Vũ Văn Dũng,
Jenne De Beer và Phạm Xuân Phương, 2002).
* Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Trên thế giới cũng đã có nhiều hệ thống phân loại lâm sản ngoài gỗ được
đề xuất, một số hệ thống phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản
phẩm như: nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo...hệ thống
phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như hệ thống phân loại
đã thông qua trong hội nghị tháng 11/1991 tại BangKok. Trong hệ thống này lâm
sản ngoài gỗ được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: Tre nứa, song mây, lá và thân có sợi và
các loại cỏ.

9



- Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm. Các sản phẩm nguồn gốc thực vật:
thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm; Các sản phẩm
nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được,
trứng và côn trùng.
Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật.
Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh
và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.
Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ,
động vật sống, chim, côn trùng; lông mao, long vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa
cánh kiến đỏ.
Nhóm 6. Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở
Ấn Độ) (Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer và Phạm Xuân Phương, 2002).
2.1.2.2 Đặc điểm cây Ba kích tím
* Tên khoa học: Morinda officinalis How
Họ: Cà phê – Rubiaceae (Lecomte H, 1905-1952). Theo hệ thống phân
loại thực vật APG II họ Cà phê có khoảng 611 chi và hơn 13.000 loài. Sự đa
dạng về số lượng các loài đã đưa họ cà phê đứng vị trí thứ tư về số lượng các loài
thực vật có hoa và đứng thứ năm về số lượng chi. Trong đó có chi Nhàu
(Morinda) có khoảng 80 loài, hầu hết các loài trong chi Nhàu được phân bố ở các
vùng nhiệt đới trên thế giới. Các loài trong chi này bao gồm cả cây thân gỗ, cây
bụi và cây dây leo; hầu hết quả của các loài trong chi này là quả thịt, trong đó có
loài Ba kích. Ở Ấn Độ Ba kích được gọi là “Nhàu Ấn Độ” (Phòng Nông nghiệp
huyện Ba Chẽ, 2015).
Tên khác: Ba kích thiên, dây ruột gà; chẩu phóng xì, thau tày cáy (Tày);
chồi hoàng kim, sáy cáy (Thái); chày kvằng dòi (Dao); Medicinal indian
mulberry (Anh) (Phòng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, 2015).
* Hình thái
Ba kích là cây lâm sản ngoài gỗ, sống lâu năm, dạng dây leo cuốn vào giá
thể. Rễ có thịt dầy, hình trụ tròn, cong queo, thắt thành từng đoạn như ruột gà,
được chế biến sử dụng làm thuốc. Thân hình trụ tròn, phân nhánh nhiều. Cành


10


non có lông thô màu nâu khi già nhẵn không lông. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo
chữ thập, có cuống. Lá kim nhỏ hợp thành ống màu xám nâu. Phiến lá hình elip
thuôn dài, lá non màu tím có lông, lá già màu xanh không lông. Cụm hoa ở nách
lá hay đầu cành. Hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả khi còn non màu xanh, khi chín
màu hồng.

Hình 2.1: Cây Ba kích
(Nguồn: Thu thập trong quá trình điều tra)
Ba kích có 2 loại, Ba kích tím và Ba kích trắng, là căn cứ vào màu thịt của
củ và lá để xác định. Trong tự nhiên có Ba kích quả đơn và quả kép. Những dạng
thường gặp là quả đơn và quả kép lá dài thường có củ tím, dạng lá bầu thì củ có
màu vàng đến hồng, gọi là Ba kích trắng hoặc hồng.
Củ Ba kích có hình xoắn như ruột gà, dài từ 20-60cm, cây lâu năm có thể
có củ dài hơn, đường kính củ từ 1-3cm, chia thành nhiều đoạn chỗ phình to chỗ
thắt lại rất đều đặn. Thịt củ màu vàng/hồng/trắng hoặc tím, có lõi như củ sắn.

11


Hình 2.2. Củ Ba kích tím tươi

Hình 2.3. Củ Ba kích tím khô
(Nguồn: Thu thập trong quá trình điều tra)

Ba kích ra hoa vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Hoa tự đầu trạng xếp
thành hình tán, hoa nhỏ hình trụ, bầu hạ, đài hoa liền, màu xanh, xẻ 3 hoặc 4 thùy

nông. Hoa và quả tập trung ở đầu đoạn dây cành thứ cấp. Khi hình thành quả, vỏ
bao hạt dính liền nhau, tạo thành 2-3 quả giả có vách ngăn hạt bên trong. Mỗi
quả có từ 1-2 hạt.
Quả của cây Ba kích hình cầu, màu xanh thẫm. Quả chín vào tháng 12,
màu quả chuyển từ xanh sang hồng, rồi sang màu đỏ (Ban Quản lý dự án phòng
thí nghiệm chuyên ngành hóa dược – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt
Nam, 2014).

Hình 2.4. Quả của cây Ba kích
(Nguồn: Thu thập trong quá trình điều tra)

12


* Đặc điểm phân bố
Cây Ba kích mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình,
Thanh Hóa và Nghệ An. Ở tỉnh Quảng Ninh, ba kích mọc nhiều ở Hoành Bồ, Ba
Chẽ, Vân Đồn. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Triều Tiên. (Ban
Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược – Viện Hàn lâm khoa
học và công nghệ Việt Nam, 2014)
* Điều kiện gây trồng
Cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây ưa sáng ở giai đoạn
trưởng thành, chịu bóng nhất là cây dưới 2 năm tuổi (khi cây non là cây ưa bóng,
khi trưởng thành là cây ưa sáng). Cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ
từ 22,5oC – 23,1oC, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -2,8oC và tối cao tuyệt
đối 41,4oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 82-89%. Lượng mưa bình quân năm
từ 1420,7 – 2574,5mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng và đất feralit giàu mùn trên
núi, đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 3 đến 5 năm mới thu dược liệu, năng

suất bình quân 3-4 kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất
lượng dược liệu càng tốt (Ban Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành
hóa dược – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2014).
* Kỹ thuật nhân giống Ba kích tím
Ba kích có thể tạo nguồn giống bằng 3 cách:
- Phương pháp tạo cây giống từ hom thân (dây).
- Phương pháp tạo cây giống từ hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cây Ba kích.
(Ban Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược – Viện Hàn
lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2014).
* Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
- Giá trị sử dụng:
Củ Ba kích làm dược liệu có nhiều tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân
cốt, khử phong thấp, bổ thần kinh...Ngoài ra còn có thể chữa xơ cứng động mạch,

13


thấp khớp. Người Trung Quốc thường nấu củ Ba kích với thịt chân giò để ăn bồi
bổ cơ thể dùng cho phụ nữ mới sinh con. Tăng sức dẻo dai: Với phương
pháp chuột bơi, Ba Kích được dùng với liều 5-10 g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy
có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm. Tăng sức đề kháng: dùng
phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với
liều 15 g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối
với các yếu tố độc hại. Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột
cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10 g/kg, Ba Kích có tác dụng chống
viêm rõ rệt. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt
cho thấy Ba Kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng
tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon
Androgen. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của ruột và hạ huyết

áp. Củ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng giảm áp huyết; có tác dụng
nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường não, giúp ngủ ngon (Ban Quản lý
dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược – Viện Hàn lâm khoa học và
công nghệ Việt Nam, 2014).
Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường,
Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường
hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu
nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy
không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải
thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng
thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh
trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng
Ba Kích chưa thấy kết quả. Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh
nhân có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu
tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng
tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon,
ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối
với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu

14


chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Ban Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành
hóa dược – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2014).
- Giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế hiện nay của củ Ba kích khô đã qua sơ chế biến động từ
300-350 nghìn đồng/kg. Củ tươi có giá từ 120-150 nghìn đồng/kg tùy theo chất
lượng củ. Nếu trồng với mật độ 5.000 cây/ha, sau 5 năm thu hoạch, mỗi gốc cây
thu 2-3 kg củ thì tương ứng là 10-15 tấn củ tươi/ha, giá trị tương đương là hàng
trăm triệu đồng/ha. (Ban Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa

dược – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2014)
2.1.3 Khái niệm về phát triển sản xuất Ba kích tím
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển và phát triển sản xuất, chúng ta có thể
quan niệm phát triển sản xuất cây Ba kích tím là sự tăng tiến về quy mô, sản
lượng và sự tiến bộ về cơ cấu giống, mùa vụ và chất lượng Ba kích tím sản xuất
ra. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Như vậy phát triển sản xuất Ba kích tím bao hàm sự biến
đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay
đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, sản lượng và tăng tỷ trọng
trong ngành sản xuất Ba kích tím trong tổng giá trị ngành nông nghiệp và trồng
trọt. Sự tăng quy mô diện tích và sản lượng trong tương lai phải phù hợp với đặc
điểm của vùng, địa phương hay tỉnh. Mở rộng diện tích Ba kích tím phải đảm bảo
lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của người sản xuất Ba kích tím. Hiện nay
diện tích sản xuất Ba kích tím nói chung của nước ta còn rất thấp, do vậy việc
tăng diện tích, sản lượng Ba kích tím là cần thiết. Song sản xuất trong điều kiện
kinh tế thị trường thì phải chú ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh
tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả và phát triển sản xuất mới đảm bảo tính
bền vững.
Như vậy, phát triển sản xuất Ba kích tím là một quá trình tăng tiến về qui
mô và năng suất sản xuất Ba kích tím.
Sự phát triển sản xuất Ba kích tím còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu
giống phục vụ cho việc sản xuất, chế biến. Không những đáp ứng cho nhu cầu

15


×