Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững trên địa bàn huyện yên định – tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------

--------------

NGUYỄN ĐĂNG NGỌC

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

---------------

--------------

NGUYỄN ĐĂNG NGỌC



PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Văn Hùng

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Đăng Ngọc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng
góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong quá
trình học tập và thực hiện luân văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Hùng, đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ UBND huyện Yên Định, tập thể
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Định đã quan tâm giúp
đỡ nhiều mặt trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính quyền và các hộ nông dân các xã Yên Trung,
Yên Phong, và Định Tường đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè, là những người luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập
tốt nghiệp.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Nguyễn Đăng Ngọc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................... vii
Danh mục hình ...................................................................................................... ix
PHẦN I MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ...................................................................... 6
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 6
2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm của phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững................... 10
2.1.3 Vai trò của phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững ....................... 12
2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững .......................... 13

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau theo hướng bền vững ..................... 14
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 19
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới ...................................... 19
2.2.2 Tình hình sản xuất rau theo hướng bền vững ở Việt Nam ..................... 22
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 29
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 29
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 33
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.1.3. Đánh giá chung ...................................................................................... 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 37
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ................................................. 37
3.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................... 39
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 39
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 40
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 42
4.1 Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững của huyện Yên Định
.............................................................................................................................. 42
4.1.1 Tình hình sản xuất rau của huyện Yên Định .......................................... 42
4.1.2 Thực trạng sản xuất rau tai huyện Yên Định qua điều tra hộ ................. 54
4.1.3 Đánh giá mức độ bền vững sản xuất rau ở huyện Yên Định ................. 72
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện Yên Định ..................................................................... 77
4.2.1 Yếu tố thuộc về chính sách ..................................................................... 79
4.2.2 Yếu tố về quy hoạch phát triển rau ......................................................... 80
4.2.3 Nguồn lực cho sản xuất rau của hộ ......................................................... 82

4.2.4 Trình độ của người sản xuất ................................................................... 85
4.2.5 Cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 87
4.3 Giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững tại huyện Yên Định .............. 89
4.3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển ......................................................... 89
4.3.2 Giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững tại huyện Yên
Định .................................................................................................... 91
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 101
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 101
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 105

PHỤ LỤC……………………………………………………………….109

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

CB KN

Cán bộ khuyến nông


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thế giới



Lao động

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB


Nhà xuất bản

QH

Quy hoạch

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TĐPT

Tốc độ phát triển

TN

Thu nhập

UBND

Ủy ban nhân dân

WECN

Ủy ban thế giới về Môi trường và sự phát triển trong sạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở Yên Định ( 2005-2014) ...................... 30
Bảng 3.2: Dung lượng mẫu điều tra ..................................................................... 38
Bảng 4.1: Biến động diện tích rau theo mùa vụ huyện Yên Định (2012 – 2014) 42
Bảng 4.2: Biến động diện tích các loại rau của huyện Yên Định (2012 – 2014) 44
Bảng 4.3: Biến động diện tích các loại rau theo mùa vụ năm 2014 .................... 47
Bảng 4.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Yên Định (2012 – 2014) .. 49
Bảng 4.5: Biến động năng suất, sản lượng các loại rau huyện Yên Định (2012 –
2014) ................................................................................................... 51
Bảng 4.6: Giá trị sản xuất rau huyện Yên Định ( 2012 – 2014) ......................... 52
Bảng 4.7: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của huyện Yên Định (2011-2013) . 53
Bảng 4.8: Thông tin chung về hộ điều tra năm 2014 ........................................... 54
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng giống rau của các hộ tại điểm điều tra .................. 57
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất rau ................................ 58
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ tại các xã nghiên
cứu ...................................................................................................... 61
Bảng 4.12: Tình hình tiêu thụ rau của các hộ tại địa bàn nghiên cứu .................. 62
Bảng 4.13: Tình hình tham gia liên kết của hộ .................................................... 63
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất cây bắp cải của hộ điều tra năm 2014 ..................... 64
Bảng 4.15. Chi phí sản xuất cây dưa chuột của hộ điều tra năm 2014 ................ 66
Bảng 4.16. Chi phí sản xuất ớt của hộ điều tra năm 2014 ................................... 67
Bảng 4.17: Hiệu quả của một số loại rau chính theo nhóm hộ ............................ 69

Bảng 4.18: Hiệu quả của một số cây trồng chính ở 3 các xã điều tra năm 2014 . 71
Bảng 4.19: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế các loại rau với cây lúa ............ 74
Bảng 4.20: Tình hình hình thành các hình thức tổ chức sản xuất ........................ 76
Bảng 4.21: Tình hình xử lý rác thải trong sản xuất rau ....................................... 76
Bảng 4.22: Thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rau màu ........................ 78
Bảng 4.23: Tỷ lệ hộ điều tra được thụ hưởng một số chính sách Nhà nước các cấp
tính đến 12/2014 ................................................................................. 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Bảng 4.24: Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch....................... 81
Bảng 4.25: Mức độ vi phạm quy hoạch ở 2 vùng sản xuất tập trung .................. 82
Bảng 4.26: Vốn bình quân của các hộ gia đình phục vụ phát triển sản xuất rau 85
Bảng 4.27: Kết quả các khóa tập huấn kỹ thuật canh tác rau ( 2012 – 2014) ...... 86
Bảng 4.28: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau tại huyện Yên Định ... 88
Bảng 4.29: Tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất rau
bền vững ............................................................................................. 97

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình


Trang

Hình 2.1: Nội dung phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững ....................... 14
Hình 4.1: Cơ cấu diện tích gieo trồng rau theo mùa vụ huyện Yên Định
năm 2014 ..................................................................................... 43
Hình 4.2: Biến động diện tích các loại rau của huyện Yên Định
(2012-2014) ........................................................................................ 45
Hình 4.3: Cơ cấu diện tích các loại rau theo mùa vụ năm 2014 .......................... 48
Hình 4.4: Giá một số phân bón chủ yếu giai đoạn 2005-2012 ............................ 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là cây trồng thân thuộc với nông dân Việt Nam. Từ xa xưa con
người đã biết trồng rau làm thực phẩm, lương thực, thuốc chữa bệnh và thức
ăn chăn nuôi (Lê Thị Khánh, 2009). Ngày nay, khoa học đã khẳng định rau là
nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với con người vì rau là nhân tố giúp con
người cân bằng dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ (Lê Thị Hoa
Sen và Hồ Thị Hồng, 2012). Trong nền kinh tế thị trường rau trở thành một
mặt hàng có giá trị giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vì
trồng rau mang lại thu nhập cao hơn từ 2 đến 7 lần và lợi nhuận hơn từ 2 đến
30 lần so với trồng lúa (Bùi Thị Gia, 2001). Rau còn là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng của nhiều nước, đối với Việt Nam năm 2011 chỉ tính riêng mặt
hàng rau quả trong giấm giá trị xuất khẩu đã đạt 18,6 triệu USD (FAOSTAT,
2014). Phát triển ngành trồng rau sẽ góp phần cải thiện đời sống cho nông

dân, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho lao động nông thôn và các vùng
ngoại thành ở các lĩnh vực như sản xuất, lưu thông, thương mại, marketing...
Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác phát triển như công
nghiệp chế biến, chăn nuôi, công nghiệp dược liệu...
Trước những lợi ích to lớn của cây rau những năm qua ngành sản rau ở
Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng cao ở nhiều vùng, nhiều địa phương. Tính đến
năm 2012, tổng sản lượng rau của Việt Nam đạt 7,8 triệu tấn, giá trị đạt 1,47 tỷ
USD; tăng 1,2 triệu tấn về sản lượng, 0,33 tỷ USD về giá trị so với năm 2005
(FAOSTAT, 2014). Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được về giá trị và sản lượng
những năm qua ngành sản xuất rau đang bộc lộ nhiều mặt trái như: (1) Phát triển
thiếu quy hoạch, kế hoạch; (2) quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; (3) tỷ lệ áp
dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa thấp; (4) năng suất rau thấp, tỷ lệ hao hụt
cao; kết quả chọn tạo giống còn hạn chế; (5) mức độ an toàn của rau thấp; sử
dụng hóa chất nông nghiệp bất hợp lý gây mất an toàn cho người sử dụng, người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


sản xuất, gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường; (6) giá cả bấp bênh
thường xuyên đe dọa tới cuộc sống của người nông dân; (7) hệ thống cơ sở hạ
tầng cho sản xuất, chế biến và bảo quản rau còn lạc hậu. Trong bối cảnh các
nguồn lực cho phát triến sản xuất rau như đất đai, nước, lao động, vật tư, vốn... sẽ
ngày càng khan hiếm và đắt đỏ để ngành sản xuất rau tiếp tục phát triển theo
hướng bền vững chúng ta cần có những giải pháp giải quyết có tồn tại chế như
nêu trên.
Phát triển bền vững được Đảng là nhà nước ta xác định là mục tiêu, là yêu
cầu cấp bách trong quá trình xây dựng đất nước. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và
Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Qua các kì đại hội, quan điểm phát triển bền vững đã

không ngừng được bổ sung và phát triển để hoàn thiện hơn. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội XI của Đảng xác định: “
Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh nhằm tạo
nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và phát triển bền vững phải
luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh
tế – xã hội” (Ngọ Văn Nhân, 2013).
Yên Định là một huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa. Tỷ trọng ngành
nông, lâm, thủy sản chiếm 36,6% tổng giá trị sản xuất (năm 2014), trong đó ngành
nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn 95%. Lĩnh vực trồng trọt trong ngành nông
nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao 40,44% (năm 2014). Yên Định có nhiều lợi thế
phát triển nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng. Bởi vì đất đai tương đối
bằng phẳng và màu mỡ, lượng nước tưới được cung cấp từ hai con sông là sông
Mã và sông Cầu Chày là khá dồi dào, hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được
nhu cầu của sản xuất, nhiều loại rau là đối tượng canh tác truyền thống của bà con
nông dân. Đảng bộ và Nhân dân trong huyện có truyền thống đoàn kết, năng động
sáng tạo,cần cù lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo tốt, có trình độ
chuyên môn cao, nhiệt huyết với công việc, có kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý
phát triển kinh tế xã hội, phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


dân (Ủy ban nhân dân huyện Yên Định, 2014).
Là huyện trọng điểm về kinh tế nông nghiệp của tỉnh,vì thế trong những
năm qua vấn đề phát triển bền vững nói chung và phát triển sản xuất rau theo
hướng bền vững nói riêng trên địa bàn Yên Định đã và đang được các cấp lãnh đạo
huyện rất quan tâm. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Định lần thứ XXV
(nhiệm kỳ 2015-2020), Đảng bộ huyện xác định phương hướng và mục tiêu trong
nhiệm kỳ này là: “Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội, đảm bảo an

sinh xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên”. Mục tiêu tổng quát trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện
Yên Định đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là: “Thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện
phát triển theo hướng bền vững, quy mô lớn, từng bước nâng cao giá trị gia tăng.
Nông sản đảm bảo chất lượng, độ an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, khả năng
ứng phó được với biến đổi khí hậu, cạnh tranh với nông sản thế giới, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội” . Đề án tái cơ cấu xác định: rau là một trong 7 cây trồng
huyện có lợi thế; mục tiêu đến năm 2020 duy trì 3000 ha gieo trồng rau hàng năm,
trong đó rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt diện tích 200 ha. Phát triển rau
trong thời gian tới cần đi theo hướng công nghệ cao, quy mô lớn tập trung, gắn sản
xuất với tiêu thụ thông qua liên kết bằng hợp đồng.
Nhờ những nhận thức đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân
huyện Yên Định, trong những năm qua diện tích rau của huyện không ngừng tăng,
đời sống của người trồng rau không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh
kết quả đạt được, việc phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững của huyện
cũng đang gặp phải nhiều yếu tố lực cản. Giá rau lên xuống thất thường, hiện
tượng tranh mua, tranh bán vẫn thường xuyên diễn ra. Sản xuất vẫn chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, nặng về thủ công. Công tác quy hoạch không theo kịp tốc độ
phát triển, nhiều quy hoạch bị phá vỡ. Quản lý chất lượng rau từ đầu vào còn
nhiều yếu kém. Môi trường canh tác có dấu hiệu suy thoái, dịch bệnh thường
xuyên đe dọa sản xuất...Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các nguyên nhân của thực
trạng trên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau của huyện theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


hướng bền vững là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Yên Định,

tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trên địa bàn huyện Yên Định
theo hướng bền vững; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau
theo hướng bền vững; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau theo
hướng bền vững ở địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo
hướng bền vững;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trên địa bàn huyện Yên định
theo hướng bền vững;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Yên Định;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Yên Định trong thời gian tới;
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển sản xuất là gì? Bao gồm những nội dung nào?
- Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững là gì? Bao gồm những nội
dung nào?
- Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển sản xuất rau ở Việt Nam là gì?
- Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững tại huyện Yên
Định hiện nay thế nào?
- Những yếu tố khách quan và chủ quan nào ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất rau theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Yên Định?
- Huyện cần có những giải pháp, chính sách gì để kích thích phát triển sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



xuất rau theo hướng bền vững?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành nghiên cứu trên các
đối tượng sau :
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Qúa trình phát triển và các hoạt
động sản xuất rau theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa.
- Chủ thể nghiên cứu của đề tài là: Các hộ trồng rau; Các tổ chức tham
gia sản xuất rau; Các cơ quan quản lý nhà nước của huyện, xã.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi về thời gian:
+ Về thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong 3 năm 2012 – 2014.
Số liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế năm 2014.
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
* Tăng trưởng
Tăng trưởng là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các nhà
hoạt động chính trị... thường xuyên sử dụng. Tăng trưởng được hiểu là sự gia
tăng về mặt số lượng của một sự vật hiện tượng nhất định. Tăng trưởng kinh tế là
sự tăng lên về quy mô số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2001). Như
vậy, tăng trưởng chỉ mới tập trung vào mục tiêu tăng quy mô mà chưa quan tâm
đến các mặt khác như chất lượng, tính bền vững… của hiện tượng.
* Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt,
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long
và cs, 2009).
Weitz (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”.
Phát triển ý tưởng của Liên Hợp Quốc, Ủy ban quốc tế về phát triển và Môi
trường đã định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi. Trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công
nghệ kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng
nhu cầu hiện tại và tương lai của con người (Nguyễn Đức Chiện, 2005).
Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001): “Phát triển là một quá
trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính
trị, kỹ thuật, văn hoá,...”. Khái niệm này chỉ ra phát triển đồng nhất với tăng
trưởng, tuy nhiên tăng trưởng cần đạt được đồng thời trên các mặt như kinh tế,
chính trị, văn hóa…
Một khái niệm khác là: "Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng
cao hạnh phúc của người dân, bao hàm các chuẩn mực sống, cải thiện các điều
kiện giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về các cơ hội... Ngoài ra, việc bảo đảm các
quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển" (Mai
Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005). Theo các khái niệm này, phát triển là sự đi
lên của cả xã hội và các cá nhân trong xã hội về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Như vậy, phát triển là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt
của sự vật, hiện tượng. Bao gồm cả sự mở rộng của quy mô, số lượng cũng như
sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, tổ chức, nâng cao về chất lượng.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất và phát triển sản xuất
* Sản xuất
Theo Mác - Lênin: “Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã
hội loài người”. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và
sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong
đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội (Nguyễn Hữu
Vui và Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Theo khía cạnh kinh tế, sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu
tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ đầu ra (Colman and Young, 1994). Như vậy, sản xuất là quá trình
từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho đến khi có sản phẩm, dịch vụ.
Sản xuất còn được coi là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Trong sản xuất con người là lực lượng chủ yếu đóng vai trò quyết định (Phạm
Thị Mỹ Dung và Bùi Bằng Đoàn, 1996). Theo đó, sản xuất cũng được coi là quá
trình nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, theo quan điểm này yếu tố con
người được nhấn mạnh và có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất.
Như vậy sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động
của con người và tài nguyên để tạo ra của cải vật chất.
* Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể được hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng lên về
quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và sự tiến bộ về mọi
mặt của cơ cấu mặt hàng. Phát triển sản xuất gồm cả phát triển theo chiều rộng
và chiều sâu (Trần Văn Chử và cs, 2000; Đặng Như Toàn, 1996).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển theo hướng tăng các nguồn
đầu vào, tăng số lượng lao động, tài nguyên, tài sản... nhằm mục tiêu tăng khối
lượng sản phẩm đầu ra. Phát triển sản xuất theo chiều rộng phù hợp khi có các
nguồn lực dồi dào, chưa được sử dụng hết và hiệu quả theo quy mô vẫn còn phù
hợp (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005).
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển chủ yếu dựa vào thay đổi
phương thức sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ, cải tiến tổ
chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có.
Phát triển kinh tế theo chiều sâu cho phép sử dụng các nguồn lực một cách hiệu
quả hơn, đồng thời đảm bảo tính lâu dài cho sản xuất (Mai Thanh Cúc và Quyền
Đình Hà, 2005).
2.1.1.3 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm về Phát triển bền vững lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1980,

trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới, công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 1980). Theo đó, nội dung của
phát triển bền vững là “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới
phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


tác động đến môi trường sinh thái học”. Vào thời điểm này, quan điểm bền vững
mới chỉ quan tâm đến bảo vệ môi trường và những nhu cầu khác của xã hội ngoài
nhu cầu về kinh tế.
Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển, trong sách “Tương lai chung
của chúng ta” đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền
vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ”.
Với khái niệm này, WECD đã chỉ ra phát triển bền vững đồng nghĩa với việc
đảm bảo được những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng đồng thời cũng phải đảm
bảo được những nhu cầu đó của thế hệ tương lai. Khái niệm này rộng hơn so với
khái niệm của IUCN vì có tính đến giá trị của thời gian, sự lâu dài của phát triển
(Nguyễn Đức Chiện, 2005).
Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững diễn ra vào năm
2002 tại Johannesburg, Nam Phi (Hội nghị RIO + 10, 2002), đã xác định ba trụ
cột của phát triển bền vững: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển
kinh tế bền vững là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng. Thứ hai, bền vững về
mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con
người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình
quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về
văn hóa, văn minh. Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng

môi trường sống.
Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất
sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Theo Quyết định
153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ, 2004) về
việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, đã tổng
kết lại: Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000,
nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Nghị quyết số 10/2011/QH13 (Quốc hội, 2011)
của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 nêu mục
tiêu “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI tiếp tục khẳng định “Phát triển kinh tế thị
trường gắn với giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, môi trường, xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần xã hội, đảm bảo
vững chắc quốc phòng an ninh quốc gia. Quan điểm về phát triển bền vững được
cụ thể hóa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 được thông qua
tại đại hội XI của Đảng xác định “Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển
nhanh, phát triển nhanh nhằm tạo nguồn lực cho phát triển bền vững, phát triển
nhanh và phát triển bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội”. Qua đó cho thấy quan điểm về
phát triển bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và ngày càng
hoàn thiện (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2011).
Tóm lại, phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững là việc đầu tư các

nguồn lực vào trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng
nguồn lực nhằm mục đích nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm
rau, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nâng cao trình độ và kiến
thức, kỹ thuật cho người sản xuất, hướng tới đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên và bảo vệ sức khỏe người sản xuất, bảo vệ môi trường xung quanh.
2.1.2 Đặc điểm của phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững
2.1.2.1 Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững gắn với đặc điểm phát triển
loại cây ngắn ngày yêu cầu công lao động cao
Rau là loại cây trồng ngắn ngày thường có thân lá non, mềm, khả năng
chống chịu yếu với điều kiện bất thuận nền cần được chăm sóc liên tục và tỉ mỉ.
Cây rau có chu kỳ sống ngắn, một năm có thể trồng được từ 2-5 vụ vì vậy trồng
rau cần có nhiều công lao động/đơn vị diện tích. Rau là rất mẫn cảm với ngoại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


cảnh nên mang tính thời vụ cao, do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi
dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Vì thế trong quá trình
sản xuất yêu cầu phải có sự bố trí mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách
hợp lý (Lê Thị Khánh, 2009).
2.1.2.2 Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững gắn với đặc điểm của sản
phẩm mang tính hàng hóa cao
Sau khi thu hoạch 85-99% sản lượng rau trở thành hàng hóa trao đổi trên
thị trường nên ngành sản xuất rau liên quan chặt tới các ngành như thu mua, vận
chuyển, lưu thông, phân phối, giá cả....Mặt khác rau là sản phẩm dễ hư hỏng, dập
nát, khó vận chuyển và khó bảo quản. Do đó, phát triển sản xuất rau theo hướng
bền vững phải gắn với đặc điểm của sản phẩm mang tính hàng hóa cao, và có tính
cạnh tranh mạnh trước sự biến động của thị trường (Bùi Thị Gia, 2001).
2.1.2.3 Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững cần phải gắn kết chặt chẽ

giữa sản xuất, tiêu thụ
Đối với các nước có sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau đều
phải gắn hoạt động sản xuất với tiêu thụ, mối liên kết này càng lớn các chặt chẽ
thị phát triển sản xuất càng thuận lợi. Nhận thức được đầy đủ lợi ích từ hoạt
động liên kết mang lại những năm đầu thế kỷ 19 một số nước trên thế giới như
Thái Lan, Hàn Quốc... đã vận dụng và thực hiện hoạt động rất tốt (Viện Nghiên
cứu Rau quả Việt Nam, 2014).
2.1.2.4 Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững cần phải gắn với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
Sản xuất rau phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết cũng như điều kiện
đất đai, thổ nhưỡng (Lê Thị Khánh, 2009). Do đó, lựa chọn giống rau phù hợp
cũng như hình thức canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa
phương là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, phát triển sản
xuất rau cũng gắn liền với thói quen canh tác của người dân, nâng cao trình độ
người sản xuất, tạo thói quen sản xuất theo quy hoạch, tạo sự gắn kết giữa những
người sản xuất, người thu gom… cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


nói chung của địa phương và của từng hộ gia đình.
2.1.3 Vai trò của phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững
2.1.3.1 Cung cấp nguồn rau đảm bảo chất lượng
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia
đình. Hiện nay, đời sống vật chất của con người được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng
những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe rất lớn. Tuy nhiên,
trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về
năng suất, sản lượng và chủng loại, ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó do
người sản xuất đã áp dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ sâu bệnh không

đúng quy định; dùng phân hóa học quá liều lượng; sử dụng phân tươi… đã làm
cho rau xanh ngày càng bị ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cũng
như môi trường. Vì vậy, sản xuất rau theo hướng bền vững yêu cầu người sản xuất
phải thực hiện những quy định đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn
cho người sử dụng (Lê Thị Hoa Sen và Hồ Thị Hồng, 2012).
2.1.3.2 Giúp cho sản xuất rau được ổn định
Phát triển bền vững hướng tới giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong
nông nghiệp của nông hộ, củng cố lòng tin của nhân dân (Gillis, 1983). Ngoài ra
phát triển bền vững còn hướng tới xây dựng một thị trường nông sản ổn định, giá
cả hợp lý, mang lại lợi ích đối với nông dân (Đào Duy Tâm, 2010). Vì vậy, phát
triển sản xuất rau theo hướng bền vững sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho
người sản xuất, từ đó ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh rau, đóng góp
vào sự phát triển cho kinh tế của địa phương và cả nước.
2.1.3.3 Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất rau
Rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, có thể gieo
trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động
nông nhàn, quay vòng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác trên cùng một chân đất. Giá trị sản
xuất 1 ha rau thường cao hơn lúa 2-3 lần. Do đó, phát triển sản xuất rau có thể
góp phần tạo việc làm, thu hút thêm lao động làm thuê, tăng thêm thu nhập cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


hộ gia đình (Lê Thị Khánh, 2009).
2.1.3.4 Góp phần cải thiện môi trường
Một trong những tiêu chí cần đạt được trong phát triển sản xuất rau theo
hướng bền vững là vấn đề môi trường. Các giải pháp phát triển bền vững hướng
tới giải quyết tình trạng như: Sự giảm sút đa dạng gen ở giống cây trồng, vật nuôi

do việc thay thế giống truyền thống bằng giống mới đang làm cho việc phòng
chống sâu bệnh khó khăn hơn; Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng vượt quá giới hạn cho phép của môi
trường sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước; Sự ô nhiễm và
xuống cấp về chất lượng nông sản và hệ quả của nó là những nguy hại đối với
môi trường sống, sức khỏe con người và hiệu quả kinh tế không như mong muốn
(Đào Duy Tâm, 2010).
2.1.4 Nội dung phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững
Nội dung của phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững cần xuất phát
từ nội dung phát triển sản xuất, cụ thể:
Phát triển theo chiêu sâu: Là sự thay đổi phương thức sản xuất theo
hướng nâng cao tỷ lệ áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, cơ cấu cây rau hợp lý hơn, tạo được liên kết chặt chẽ giữa
các thành phần tham ra sản xuất và tiêu thụ, thị trường không ngừng phát triển
hoàn thiện, các yếu tố đầu vào được sử dụng hiệu quả cao hơn, hiệu quả kinh tế
tăng, thu nhập của người trồng rau tăng....
Phát triển theo chiều rộng: Là sự tăng lên của diện tích, sản lượng rau.
Thu hút thêm lao động. Tăng sử dụng các yếu tố đầu vào... (Mai Thanh Cúc và
Quyền Đình Hà, 2005).
Phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững xem xét theo các khía cạnh
có ba nội dung sau:
Phát triển bền vững về kinh tế: Là việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao và
ổn định theo thời gian về các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng rau, hiệu
quả kinh tế. Từng bước đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về cả số lượng và chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


lượng rau, lợi ích người tiêu dùng được quan tâm và bảo vệ. Người sản xuất đạt

được thu nhập ổn định, mức độ tích lũy tài sản tăng, năng lực, sức sản xuất được
giải phòng, sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (Đào Duy Tâm,
2010 và Bạch Thị Lan Anh, 2010).
Phát triển bền vững về xã hội: Là quá trình phát triển đạt được các kết quả
sau: Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm;
Nhiều công ăn việc làm được tạo ra; thu nhập của người sản xuất được nâng cao,
góp phần cải thiện đời sống người sản xuất; Các kỹ năng bản địa được duy trì và
phát triển; trình độ, nhận thức người sản xuất được nâng cao; mọi người đều có
cơ hội bình đẳng trong tiếp cận với các quyền lợi, phúc lợi xã hội (Đào Duy
Tâm, 2010 và Bạch Thị Lan Anh, 2010).
Phát triển bền vững về môi trường: Là việc khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên. Các nguy cơ vê ô nhiểm được ngăn chặn, xử lý một cách hiệu quả.
Như vậy, kết quả và hiệu quả phát triển rau theo hướng bền vững cũng
hướng tới mục tiêu đồng thời đạt hiệu quả về mặt kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội
và hiệu quả về môi trường. Theo đó, cần phải mang lại hiệu quả kinh tế cao; Giải
quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư
dân; bảo vệ môi trường sinh thái (Trương Khoa Học, 2012).

Hình 2.1: Nội dung phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững
2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau theo hướng bền vững
2.1.5.1 Chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất rau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Để ngành rau phát triển đúng hướng chủ trương, chính sách của các cơ
quan quản lý nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Thực tiễn
nước ta và nhiều nước trên thế giới đều cho thấy rằng phần lớn những thành

công trong phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những
chính sách kinh tế phù hợp. Ngược lại, khi áp dụng một chính sách sai lầm sẽ
dẫn tới triệt tiêu động lực phát triển kinh tế xã hội nói chung và một lĩnh vực
nhất định nào đó. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ,
kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất rau (Đỗ Hoàng Toàn và
Mai Văn Bưu, 2005).
Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất rau chủ
yếu là các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách cho vay vốn, giải quyết
việc làm, quy hoạch sử dụng đất, bảo hiểm, môi trường... Các chính sách này có
ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất rau theo hướng bền vững và là công cụ
đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất rau nói riêng (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.5.2 Quy hoạch phát triển sản xuất rau
Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển rau có ảnh hưởng đến mức độ
ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của người sản xuất trong phát
triển rau bền vững. Quy hoạch phát triển rau bao gồm quy hoạch vùng sản xuất
và quy hoạch hệ thống phân phối sản phẩm.
Quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển rau bền vững ở các khía cạnh sau:
- Đất đai là tư liệu chính của sản xuất rau. Người sản xuất được giao
quyền sử dụng đất lâu dài, thuộc quy hoạch sẽ tạo tâm lý yên tâm đầu tư phát
triển sản xuất cho người nông dân và các doanh nghiệp tham gia sản xuất rau.
- Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung, ổn định sẽ là điều kiện để tiếp
cận chính sách đầu tư công về cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại
sẽ là điều kiện để tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, đạt được hiệu quả về
kinh tế.
- Ổn định quy hoạch các vùng sản xuất còn có ý nghĩa trong việc giảm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



×