Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp tại chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

PHAN THANH HUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ
THỦY SẢN, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

PHAN THANH HUYỀN



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ
THỦY SẢN, SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ QUANG GIÁM

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên

Phan Thanh Huyền


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và
tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Quang Giám, Trưởng Bộ
môn Kế toán quản trị và Kiểm toán - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Kế toán
và Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thủy sản Hà Nam và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, phân
bón, giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành bản luận văn này./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên

Phan Thanh Huyền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ................................................................................................ vii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .....................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ...................................................5
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp ..................5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................5
2.1.2 Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp ....8
2.1.3 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp ..............9
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
vật tư nông nghiệp .................................................................................... 25
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 28
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp trên
thế giới ...................................................................................................... 28
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp ở Việt
Nam .......................................................................................................... 32

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 35

iii


3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam .................................................... 35
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................... 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 43
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................... 43
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 44
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 45
3.2.4 Các tiêu chí nghiên cứu ........................................................................ 46
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 47
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp tỉnh
Hà Nam ......................................................................................................... 47
4.1.1 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh doanh VTNN trên địa bàn . 47
4.1.2 ......... Thực trạng nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về kinh doanh
VTNN trên địa bàn................................................................................... 49
4.1.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về mặt hàng
VTNN ....................................................................................................... 50
4.2 Kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hà Nam ........................................................................................... 55
4.2.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra độc lập của Chi cục QLCL Nông lâm sản và
Thủy sản Hà Nam ..................................................................................... 55
4.2.2 Kết quả thanh tra, kiểm tra liên ngành và thanh tra diện rộng ............... 61
4.2.3 Biện pháp xử lý sau kiểm tra ............................................................... 68
4.2.4 Đánh giá công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp trên địa bàn .................................................................................... 70

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh
vật tư nông nghiệp tại Hà Nam ...................................................................... 71
4.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật .................................................................. 71
4.3.2 Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp ..................... 72
4.3.3 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý ............................................. 72
4.3.4 Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý ............................................. 73
4.3.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý ................................ 73

iv


4.3.6 Nhận thức của người kinh doanh và người sử dụng các loại VTNN ...... 73
4.4 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh VTNN trên
địa bàn tỉnh Hà Nam...................................................................................... 75
4.4.1 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ chế, chính sách ................................. 75
4.4.2 Hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý về VTNN ................. 76
4.4.3 Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về VTNN ........ 77
4.4.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn ......................................... 79
4.4.5 Nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công
tác thanh tra, kiểm tra ................................................................................ 80
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 81
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 81
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Nam đến năm 2014 .......................... 38
Bảng 3.2: Tình hình dân số của tỉnh 2011-2013 ................................................. 40
Bảng 4.1. Tổng hợp nguồn nhân lực làm công tác quản lý chất lượng nông lâm,
thủy sản và VTNN trên địa bàn tỉnh năm 2014 .......................................... 49
Bảng 4.2. Tổng hợp công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ năm 2014....... 50
Bảng 4.3 Kết quả tập huấn ................................................................................. 52
Bảng 4.4 Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hà Nam năm 2014 ............................................................................. 55
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra 180 cơ sở kinh doanh VTNN có giấy phép ĐKKD
cấp huyện năm 2014 ................................................................................. 57
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra 30 cơ sở kinh doanh VTNN có giấy phép ĐKKD cấp
tỉnh năm 2014 ........................................................................................... 59
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra thị trường sản xuất, kinh doanh giống cây trồng vụ
mùa ........................................................................................................... 62
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra thị trường sản xuất, kinh doanh giống cây trồng vụ
đông xuân ................................................................................................. 63
Bảng 4.9 Kết quả lấy mẫu kiểm định chất lượng giống lúa ................................ 64
Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra diện rộng thuốc BVTV, phân bón .......................... 66
Bảng 4.11 Kết quả kiểm nghiệm mẫu thuốc BVTV ........................................... 66
Bảng 4.12 Các loại phân bón đã kiểm tra ........................................................... 68
Bảng 4.13 Nhận thức của chủ các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV ................... 74
Bảng 4.14 Lý do nông dân sử dụng thuốc BVTV, phân bón .............................. 74
Bảng 4.15 Tiếp cận thông tin sử dụng thuốc BVTV, phân bón của nông dân .... 75

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hệ thống các ngành tham gia quản lý vật tư nông nghiệp ................. 10
Sơ đồ 2.2 . Mạng lưới tổ chức quản lý VTNN của ngành nông nghiệp .............. 12

Sơ đồ 2.3: Hệ thống văn bản pháp quy quản lý từ TW tới địa phương ............... 18
Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức quản lý VTNN của Trung Quốc ............................. 31
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quản lý các cấp về vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà
Nam .......................................................................................................... 48

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Cổ phần

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

KD

Kinh doanh

HTX


Hợp tác xã

NLTS

Nông lâm thủy sản

PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

SX

Sản xuất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân


viii


PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hàng trăm doanh nghiệp được
cấp phép sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y – thủy sản, giống
cây trồng với hệ thống đại lý trên toàn quốc, cung cấp ra thị trường hàng triệu
tấn phân bón, thuốc BVTV các loại mỗi năm...Tuy nhiên, do "cung" vẫn không
đủ "cầu", cộng với công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà
nước chưa chặt chẽ cho nên riêng trong lĩnh vực trồng trọt tình trạng kinh doanh
và sử dụng chất cấm, chất không trong danh mục được phép sử dụng của Bộ
Nông nghiệp & PTNT, sản phẩm vật tư nông nghiệp trồng trọt kém chất lượng
và vi phạm về nhãn hàng hóa vẫn diễn ra khá phổ biến.
Với ngành nông nghiệp, để tạo ra ngày càng nhiều các nông sản có giá trị,
nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập cho người dân, đảm bảo chỗ đứng cho
nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, việc đảm bảo chất lượng đầu vào
trong sản xuất là việc quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước
đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2008, chính phủ đã có chỉ thị
về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng nông, lâm sản, vật tư nông
nghiệp và đảm bảo vệ sinh, an toàn nông sản thực phẩm. Từ năm 2011 đến 2014
vấn đề này được triển khai và được cụ thể hóa qua thông tư số 14/2011/TTBNNPTNT về Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thông tư số 45/2014/TTBNNPTNT ban hành ngày 3/12/2014 “Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm
thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm” sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày
17/1/2015 với rất nhiều quy định, điều khoản mới về cấp giấy chứng nhận và
công tác thanh, kiểm tra xử phạt. Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế,
tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh

doanh trái phép hoạt động tinh vi bằng nhiều thủ đoạn. Trách nhiệm quản lý sản
xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc về ngành quản lý thị trường, ngành

1


nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh
cùng các ban ngành liên quan, tuy nhiên vẫn còn sự chồng chéo. Các điều kiện về
phương tiện, số lượng, chất lượng và chế độ của cán bộ biên chế phục vụ cho
công tác còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn khiến cho công tác này cũng
gặp nhiều khó khăn.
Hà Nam là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp không lớn nên ngành
nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của tỉnh nói riêng chủ trương phát
triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, bền vững. Đứng trước yêu cầu đó Sở
Nông nghiệp & PTNT Hà Nam chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản
và thủy sản Hà Nam thực hiện các chương trình, hoạt động quản lý Nhà nước về
đảm bảo chất lượng, kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn nông sản và các vật tư nông
nghiệp được ngành nông nghiệp quản lý trong sản xuất nông sản.
Với tư cách là công chức công tác tại Chi cục Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư
nông nghiệp tại Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ,
nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học; đồng thời góp
phần thiết thực vào công tác của đơn vị và của bản thân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quản lý
hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) phục vụ trồng trọt kết hợp với
khảo sát thực tiễn quản lý kinh doanh VTNN, luận văn đi sâu đánh giá thực trạng và
đề xuất những phương hướng, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu lực quản lý

Nhà nước về kinh doanh VTNN phục vụ trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản
lý Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ trồng trọt.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp
phục vụ trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

2


- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ trồng trọt trong điều
kiện tỉnh Hà Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ngành nông
nghiệp trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.
Trong phạm vi luận văn này gồm có: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây
trồng.
- Đối tượng của luận văn là hệ thống văn bản lý luận của nhà nước và các
hoạt động thực tiễn để hiện thực hóa các văn bản quy phạm pháp luật của nhà
nước trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đối tượng này thể hiện qua kết quả các cuộc kiểm tra, điều tra, đánh giá,
khảo sát những cơ sở trực tiếp kinh doanh, người làm công tác quản lý nhà nước
về kinh doanh lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
- Luận văn không tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự vận động
của thị trường, các chính sách thương mại, và các nội dung kinh tế nói chung....mà

chủ yếu đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về VTNN trong lĩnh vực trồng trọt.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vật tư nông
nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm VTNN của các
đơn vị, cơ sở tư nhân: Tập trung vào lập kế hoạch tổ chức thực hiện các đoàn kiểm
tra, đánh giá, xếp loại A, B, C các cơ sở theo quy định pháp luật; kiểm tra định kỳ
trong năm đối với các cơ sở loại B, C; thống kê các cơ sở kinh doanh VTNN mới.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm phát huy quản lý nhà nước về kinh
doanh VTNN trong phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp Hà Nam.
Phạm vi thời gian

3


Luận văn được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 5 năm
2015. Các thông tin, số liệu phán ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng
thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2014.
Phạm vi về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân
bón, thuốc BVTV, giống cây trồng trong toàn tỉnh Hà Nam với sự tham gia của
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nam và những đơn vị,
cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Nam.

4


PHẦN II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Quản lý
Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của môi trường. Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: Là con người hoặc tổ chức, tạo ra tác động quản lý và
tác động đến đối tượng quản lý thông qua công cụ, phương tiện và nguyên tắc
nhất định.
Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia ra các dạnh quản lý
khác nhau.
Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới do chủ thể quản lý định trước.
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại
của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và
phát triển đất nước.
Quản lý nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau đây: Quản lý
nhà nước (QLNN) mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức rất cao; có mục
tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu. QLNN theo
nguyên tắc tập trung dân chủ; QLNN không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể
quản lý và khách thể quản lý.
Chủ thể quản lý nhà nước: là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.

5



Khách thể của quản lý nhà nước: là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự này
do pháp luật quy định, chúng vừa chứa đựng lợi ích nhà nước, vừa chứa đựng lợi
ích của tập thể, của cá nhân, vừa bao hàm mục đích mà các bên tham gia quản lý
cùng hướng tới bảo vệ.
Đối tượng của quản lý nhà nước: là toàn thể nhân dân, tức là toàn bộ dân
cư sống và làm việc trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Nông nghiệp
Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm cho con người và là nguyên liệu
cho công nghiệp, lực lượng lao động cho các ngành kinh tế khác và là thị trường
tiêu thụ của các sản phẩm được sản xuất ra ở các ngành phi nông nghiệp. Nông
nghiệp liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật sinh học như: sinh học, công
nghệ sinh học, đất, nông hóa thổ nhưỡng, giống, sinh lý và di truyền, công nghệ
sau thu hoạch.
Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra...của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ
trung ương tới địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai
trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để
khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu
xác định với hiệu quả cao nhất.
Vật tư nông nghiệp
Theo thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 3/12/2014 “Quy
định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, chứng nhận cơ
sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm” thay
thế cho thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT thì:
Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón
hữu cơ và phân bón khác, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường
trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.


6


Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc
tất cả các hoạt động sản xuất, bao gói, bảo quản, để tạo ra sản phẩm vật tư
nông nghiệp.
Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp: là nơi thực hiện một, một số hoặc
tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn
bán vật tư nông nghiệp.
Trong phạm vi luận văn này vật tư nông nghiệp được giới hạn cho ngành
trồng trọt bao gồm thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng thì các mặt hàng này
được hiểu cụ thể như sau:
Thuốc bảo vệ thực vật: là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi
sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc
kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng;
bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc ( Theo Luật
Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13).
Phân bón: Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về “Quản lý phân bón”
ngày 27/11/2013 thì phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc
từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng,
trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu
cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại
phân bón khác không thuộc loại phân bón quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều
3 Nghị định này

Giống cây trồng : là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có
giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do
kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác
thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

7


Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa,
mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo ( Theo Pháp lệnh Giống cây trồng
số 15/2004/ PL-NBTVQH11 ngày 24/3/2004).
2.1.2 Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về kinh doanh vật tư nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, VTNN ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng về cả chủng loại và mẫu mã, mỗi loại lại có thể dùng cho nhiều đối
tượng sử dụng khác nhau dẫn đến thị trường VTNN sống động, mua - bán thuận
tiện chúng ta phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề thuộc về mặt trái của nền
kinh tế thị trường: đó là tình trạng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái kém chất
lượng, kinh doanh trái phép về VTNN.
Quản lý nhà nước về kinh doanh VTNN là một trong những nội dung của
Quản lý nhà nước, trong đó tổ chức các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp là
một bộ phận trong hệ thống tổ chức nhà nước, là công cụ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến lưu thông,
kinh doanh trên thị trường.
Thông qua vai trò kiểm tra, kiểm soát trong sản xuất cũng như kinh doanh
trên thị trường, ngăn chặn và hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trường, các cơ
quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp góp phần cùng
các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước đấu tranh chống các hành vi: đầu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh VTNN trái phép; bảo vệ nền sản xuất VTNN
trong nước, quyền lợi chính đáng của người sản xuất - kinh doanh VTNN hợp

pháp và của người nông dân; góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với người nông dân, công tác quản lý chất lượng VTNN có ảnh hưởng
mạnh tới đời sống, kinh tế của họ. Bởi nếu công tác này được chú trọng và quan
tâm sát sao của các cấp, các ngành theo hướng tiến bộ sẽ làm cho người nông dân
tin tưởng, yên tâm vào hoạt động sản xuất của mình. Hơn thế nữa, người nông
dân sẽ được phổ biến nâng cao kiến thức và kỹ năng vận dụng trong lĩnh vực lựa
chọn sản phẩm sử dụng theo phương châm bốn đúng: đúng lúc, đúng cách, đúng
loại, đúng liều lượng, từ đó góp phần làm cho sản xuất phát triển, tăng giá trị sản

8


lượng nông sản. Những điều đó đóng góp một phần quan trọng làm cho đời sống
của người dân không ngừng được cải thiện.
Về kinh tế xã hội, công tác quản lý nhà nước về chất lượng cũng như trật
tự thị trường kinh doanh VTNN góp phần tạo ra sản phẩm nông sản an toàn và
chất lượng, vị thế cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên, phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng và yêu cầu của thị trường. Mặt khác, thu nhập của tầng lớp
dân cư nông thôn nâng lên làm giảm chênh lệch giàu nghèo, góp phần vào sự
phồn vinh của đất nước.
Với ngành nông nghiệp, công tác quản lý chất lượng và trật tư trong kinh
doanh VTNN được chú trọng sẽ góp phần định hướng cho sự phát triển bền vững
của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
2.1.3 Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp
Trong các loại VTNN có những mặt hàng là hàng hóa hạn chế kinh doanh,
kinh doanh có điều kiện. Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc theo quy
định của pháp luật
2.1.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chung

Căn cứ các quy định của Nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp thì mặt hàng vật tư nông nghiệp chịu sự quản lý của nhiều ngành
được thể hiện theo Sơ đồ 2.1.

9


UBND các
cấp

Bộ Nông
nghiệp &
PTNT

Bộ Công
thương

Vật tư
Nông
nghiệp

Lực lượng
Công an

Bộ Tài
nguyên &
Môi trường

Bộ Khoa
học & Công

nghệ

Bộ Kế
hoạch &
Đầu tư

Sơ đồ 2.1: Hệ thống các ngành tham gia quản lý vật tư nông nghiệp
Trong đó cụ thể:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về VTNN nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng. Chỉ định,
quản lý các phòng kiểm nghiệm. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm về sử dụng, sản xuất, kinh doanh, chất lượng VTNN.
- Bộ Công thương: Chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất, kinh doanh và
chất lượng phân bón vô cơ. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát về
giá, nhãn hiệu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ đối với VTNN trên thị trường.
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia
về vật tư nông nghiệp. Kết hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT chuyển giao khoa
học kỹ thuật tới địa phương.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ
Công thương xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách.

10


- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng chương trình, kế hoạch, cơ chế
chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng VTNN.
- Lực lượng Công an có trách nhiệm: Điều tra, khám phá các đường dây, ổ
nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả đặc biệt là giấy tờ, hoá đơn, tem. Phối hợp với
các lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra ở các ngành các cấp chống hàng giả
khi có yêu cầu.

Hệ thống tổ chức quản lý của ngành nông nghiệp
Căn cứ theo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 (Quốc
hội 2013); Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/ PL-NBTVQH11 ngày
24/3/2004; Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định về “Quản lý phân bón” và các văn bản liên quan... Vật tư
nông nghiệp phục vụ trong trồng trọt được ngành Nông nghiệp tổ chức quản lý
bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo Sơ đồ 2.2.
- Cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng
trọt thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên
ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực bảo vệ thực
vật, trồng trọt... thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Trung tâm vùng: Là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, Cục Trồng trọt.... ở
các vùng trên cả nước.
- Chi cục Bảo vệ thực vật, phòng Trồng trọt, trung tâm Khuyến
nông ...tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị chịu sự chỉ đạo về
chuyên môn nghiệp vụ của Cục, có trách nhiệm quản lý trực tiếp việc sản xuất,
kinh doanh, sử dụng thuốc VTNN tại địa phương.
Ngoài ra, còn có các cơ quan liên quan phối hợp, kiểm tra giám sát trong
công tác quản lý như: Phòng Nông nghiệp huyện, Y tế dự phòng, quản lý thị
trường, chính quyền cơ sở (cấp xã)...

11


Bộ Nông nghiệp
và PTNT

Cục BVTV ,
Cục TT, Cục

Thú y...

Các trung tâm
vùng

Sở Nông nghiệp
và PTNT

Các chi cục ,
phòng ..., tỉnh,
TP

Các ngành có
liên quan

Phòng Nông
nghiệp huyện

Các trạm
BVTV, trạm KN
huyện...

Các ngành có
liên quan

UBND xã

Cửa hàng, đại lý
KD vật tư NN


Người nông
dân

Sơ đồ 2.2 . Mạng lưới tổ chức quản lý VTNN của ngành nông nghiệp

12


2.1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp
Công tác lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong bộ
máy quản lý, các ban ngành, đoàn thể. Để có sự phối hợp tốt nhất, tránh sự chồng
chéo trong phân cấp quản lý, sự đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình hoạt động
Nhà nước đã và đang hoàn thiện việc quy định rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ
cho từng bộ phận cụ thể trong quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động kinh
doanh vật tư nông nghiệp nói riêng. Trong quản lý hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV, phân bón, giống cây trồng thì Nhà nước chỉ đạo cơ quan chuyên trách
chủ yếu là Bộ Nông nghiệp và PTNT, dưới Bộ là các Cục BVTV, Cục Trồng
trọt...và các cơ chuyên môn trung ương, địa phương. Tiếp đó là sự phối hợp hỗ
trợ của các cơ quan Quản lý thị trường, Tài nguyên và Môi trường, Y tế từ
Trung ương đến địa phương... và đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở. Đồng thời,
việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện có tính hệ thống sẽ giúp việc quản lý chủ
động hơn.
Nghiên cứu, triển khai và thực thi chính sách về quản lý kinh doanh
vật tư nông nghiệp
Do đặc điểm của đa số các mặt hàng VTNN phục vụ trồng trọt là hàng hóa
hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện phải cần sự quản lý chặt chẽ nên
Nhà nước cần sử dụng công cụ là các chính sách pháp luật để kiểm soát. Hàng
năm, Nhà nước có sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách mới về quản lý VTNN
cho phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng thế giới. Tuy nhiên đối với từng

đối tượng thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng lại có những đặc trưng riêng,
vì vậy Nhà nước cũng đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật quy định riêng
cho 03 đối tượng này. Các văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh và chất
lượng 03 loại VTNN phục vụ trồng trọt này có thể được hệ thồng như sau:
Các văn bản quy định chung
Văn bản có tính pháp lý cao nhất hiện nay áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt
động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam là “Luật

13


Chất lượng sản phẩm, hàng hóa” được Quốc hội khóa XII thông qua ngày
21/11/2007 và văn bản dưới luật đó là Nghị định của Chính phủ số
132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 “Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa”.
Tiếp theo là “Luật An toàn thực phẩm” được Quốc hội khóa XII thông
qua ngày 17/6/2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong
bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản
xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi
nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực
phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông
tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm và Nghị định của Chính phủ số 38/2012/NĐ-CP ngày
25/4/2012 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm”.
Một bộ luật nữa được ban hành áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt
Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt
động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam và là căn cứ
cho các văn bản dưới luật khác là “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật” được
Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/6/2006 và Nghị định của Chính phủ số

127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật”
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN nói chung và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành
Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 “Quy định việc kiểm tra cơ
sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh
doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm” thay thế cho một loạt
thông tư đã được ban hành, sửa đổi trước đây như: Thông tư số 14/2011/TTBNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh
doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 53/2011/TTBNNPTNT ngày 2/8/2011 về việc sửa đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/3/2011; Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/1/2013 về việc sửa

14


đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; Thông tư số
59/2012/TT-BNNPTNT ngày 9/11/2012 quy định về quản lý sản xuất rau, quả và
chè an toàn; và Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNNPTNT ngày 14/2/2014.
Các văn bản quy định riêng
Với đặc thù riêng các loại VTNN nên hệ thống các văn bản được ban hành
là dầy đặc, phong phú, cụ thể với sự tham gia soạn thảo của nhiều Bộ ngành. Tuy
nhiên trong khuôn khổ, phạm vi luận văn này sẽ hệ thống hóa các văn bản áp
dụng thường xuyên và hiểu quả hiện nay trong việc quản lý hoạt động kinh
doanh VTNN và trong điều kiện tỉnh Hà Nam.
- Đối với thuốc Bảo vệ thực vật:
Trong năm 2012 một loạt các Thông tư được các Bộ ngành ban hành quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hành chính đối với mặt hàng thuốc BVTV
được ra đời và còn hiệu lực đến nay như: Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
ngày 12/12/2012 “Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, và phương
thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật”; Thông tư số
223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 “Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử

dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật”; Thông tư số 65/2012/TTBNNPTNT ngày 26/12/2012c “Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật”.
Sang năm 2013, Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục
hoàn thiện các văn bản quy định về việc cấp giấy chứng nhận, chỉ định phòng thử
nghiệm và xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể: Thông tư số: 14 /2013/TTBNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn “Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật”; Quyết định số 1582/QĐ-BVTV ngày 25/7/2013
“Về việc chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp - PTNT”; Nghị định
114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013a của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật”. Văn
bản quan trọng nhất được ban hành trong năm 2013 là Luật Bảo vệ và Kiểm dịch
thực vật số 41/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 06/12/2013.

15


×