Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

So sánh và đánh giá khả năng phân ly một số tính trạng của các dòng dưa chuột địa phương tự phối đời i3, i4 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

i

Danh mục bảng

iv

Danh mục các hình

vi

Danh mục từ viết tắt

vii

MỞ ĐẦU

1

1


Đặt vấn đề

1

2

Mục đích và yêu cầu

2

3

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại cây dưa chuột

4

1.1.1

Nguồn gốc, phân bố

4


1.1.2

Phân loại dưa chuột

5

1.2 Đặc điểm thực vật học

7

1.2.1

Rễ

7

1.2.2

Thân

8

1.2.3



8

1.2.4


Hoa

9

1.2.5

Quả

9

1.2.6

Hạt

10

1.3 Yêu cầu ngoại cảnh

10

1.3.1

Nhiệt độ

10

1.3.2

Ánh sáng


11

1.3.3

Đất và dinh dưỡng khoáng

11

1.3.4

Nước

12

1.4 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.4.1

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

13
13
Page i


1.4.2

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột tại Việt Nam


15

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

20

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu

20

2.1.2

Vật liệu nghiên cứu

20

2.1.3

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

20

2.2 Nội dung nghiên cứu


20

2.3 Phương pháp nghiên cứu

21

2.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

21

2.3.2

Phương pháp tự phối:

21

2.3.3

Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá mức độ phân ly tính trạng
của cá dòng dưa chuột tự phối đời I3, I4

21

2.3.4

Phương pháp xử lý số liệu

23


2.3.5

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột

24

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

3.1 Đánh giá khả năng phân ly tính trạng của các dòng dưa chuột tự phối đời
I3, I4 có nguồn gốc từ các mẫu giống dưa chuột địa phương các tỉnh đồng
bằng, miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam:
3.1.1

26

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng dưa chuột địa
phương tự phối đời I3, I4

3.1.2

26

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng kích thước lá mầm và lá thật
của các dòng dưa chuột tự phối đời I3, I4.

3.1.3


27

Đánh giá khả năng phân ly các đặc điểm của lá của các dòng dưa
chuột tự phối đời I3, I4.

3.1.4

30

Khả năng phân ly tính trạng sinh trưởng và chiều dài 15 đốt của các
dòng dưa chuột tự phối đời I3, I4.

3.1.5

40

Đánh giá mức độ phân ly một số tính trạng ra hoa của các dòng dưa
chuột tự phối đời I3, I4

3.1.6

41

Đánh giá khả năng phân ly một số tính trạng quả của các dòng dưa
chuột tự phối đời I3, I4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

54
Page ii



3.1.7

Đánh giá khả năng phân ly một số tính trạng vỏ quả và gai của các
dòng dưa chuột tự phối đời I3, I4

65

3.2 Kết quả tạo dòng dưa chuột tự phối đời I4, I5 từ các đời tự phối I3, I4

73

KẾT LUẬN

74

5.1 Kết luận

74

5.2 Đề nghị

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

PHỤ LỤC


78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các dòng dưa chuột tham gia thí nghiệm

20

2.2

Bảng kĩ thuật bón phân cho dưa chuột

25

3.1


Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng dưa chuột tự
phối đời I3, I4

3.2

26

Mức độ phân ly tính trạng kích thước lá mầm và lá thật của các dòng
dưa chuột tự phối đời I3, I4

3.3

28

Mức độ phân ly tính trạng hình dạng lá các dòng dưa chuột tự phối
đời I3, I4

3.4

30

Mức độ phân ly tính trạng phiến lá của các dòng dưa chuột tự phối đời
I3, I4

3.5

34

Mức độ phân ly tính trạng hình dạng lá của các dòng dưa chuột tự
phối đời I3, I4


3.6

37

Mức độ phân ly tính trạng chiều dài 15 đốt của các dòng dưa chuột tự
phối đời I3, I4

3.7

40

Mức độ phân ly một số tính trạng về giới tính và tính tạo quả không
hạt các dòng dưa chuột đời tự phối I3, I4

3.8

42

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng về kích thước của hoa đực của
các dòng dưa chuột tự phối I3, I4

3.9

45

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng kích thước của hoa cái và màu
gai của các dòng dưa chuột tự phối đời I3, I4

3.10


50

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng về kích thước quả của các dòng
tự phối I3, I4

3.11

54

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng hình dạng quả của các dòng tự
phối I3, I4

3.12

57

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng màu sắc vỏ quả của các dòng tự
phối I3, I4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

62
Page iv


3.13

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng vỏ quả của các dòng dưa chuột
tự phối đời I3, I4


3.14

66

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng hình thái gai quả của các dòng tự
phối I3, I4

3.15
3.16

69

Đánh giá khả năng phân ly tính trạng về hình thái bề mặt vỏ quả của
các dòng dưa chuột tự phối I3, I4

71

Khả năng kết hạt của các dòng dưa chuột tự phối I4, I5

73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình


Tên hình

Trang

4.1

Hình ảnh lá thật một số giống

33

4.2

Hình ảnh hoa đực một số giống

49

4.3

Hình ảnh hoa cái được kẹp

53

4.4

Hình ảnh quả thương phẩm một số giống

56

4.5.


Hình ảnh mặt cắt ngang quả một số giống

61

4.6

Hình ảnh quả chín sinh lý của một số giống

65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GS

Giáo sư

IBPRG

International Board for Plant Genetic Resource.

IPGRI


International Plant Genetic Resources Institute

DUS

Distinctness Uniformity Stability

NPGS

National Plant Germplasm System

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

ThS

Thạc sĩ

TS

Tiến sĩ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng
cũng như giá trị thương mại lớn, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Hàm lượng dinh dưỡng trong dưa chuột cao nhưng năng lượng lại thấp, có nhiều
vitamin và khoáng chất nên rất được ưa chuộng.
Dưa chuột có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng cho năng suất
cao, có thể sử dụng dưa chuột cho nhiều mục đích khác nhau: ăn sống, chế biến,
làm đẹp,…Trên thế giới dưa chuột được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á,
Nhật Bản, Ấn Độ với năng suất trung bình khoảng 50-70 tấn/ha.
Ở Việt Nam, dưa chuột được trồng nhiều ở tất cả các vùng miền trên cả
nước. Ở miền Bắc, dưa chuột có nhiều ở các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… với năng suất trung bình 20 – 30 tấn/ha. Những
năm gần đây, dưa chuột đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu quan
trọng. Các sản phẩm từ dưa chuột của nước ta thường được xuất khẩu vào thị
trường các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Tiệp Khắc, Đức, Mỹ, Nga và
Singapore. Tuy nhiên so với thế giới năng suất dưa chuột ở miền Bắc nước ta
chưa thực sự cao là do điều kiện thời tiết nắng nóng nhiều trong các tháng hè và
mưa lạnh vào các tháng mùa đông, thêm vào đó là thiếu giống tốt. Nguồn giống
dưa chuột chủ yếu được sản xuất từ phương pháp thụ phấn tự do ở địa phương.
Vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống ưu thế lai F1 là hết sức cần thiết với nhu
cầu thực tiễn.
Bước đầu tiên trong chọn tạo giống ưu thế lai phải chọn tạo được các dòng
bố mẹ thuần chủng với kiểu gen đồng hợp. Có rất nhiều phương pháp để tạo

dòng thuần như nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy noãn, xử lý đột biến tạo các dòng
đơn bội kép. Hiện nay, phương pháp tự thụ phấn được sử dụng rộng rãi để phát
triển dòng thuần. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình dòng thuần đóng vai trò nền
tảng trong di truyền và chọn giống, tuy nhiên quá trình phát triển dòng thuần tốn
nhiều thời gian, chi phí và công sức. Do vậy việc đánh giá sớm các tính trạng đặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


thù của dòng thuần có ý nghĩa quan trọng để dự đoán và nhận biết khả năng của
dòng thuần cho chương trình tạo giống đặc thù (Rajab et al., 2006)
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống dưa chuột địa phương đặc sản mang
lại giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt: dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc, dưa Mèo ở
Mộc Châu, Sơn La, dưa chuột gai quả vàng ở Nhân Hòa, Quế Võ, Bắc Ninh,
…Đặc điểm chung của các giống dưa chuột này là được gieo trồng và giữ giống
từ lâu đời, tuy nhiên do sự phát triển của kinh tế thị trường cùng sự đa dạng,
phong phú về các chủng loại giống nên dưa chuột bản địa dần dần bị mai một,
quên lãng. Bên cạnh đó, do tập quán canh tác truyền thống lạc hậu, thiếu cải tiến
nên năng suất dưa chuột địa phương còn thấp và chất lượng không đồng đều. Để
khắc phục các vấn đề trên chúng ta cần tiến hành tạo các dòng dưa chuột địa
phương tự phối qua nhiều đời nhằm tạo được dòng thuần mang đặc tính tốt và ổn
định. Các dòng thuần này sẽ là nguồn vật liệu khởi đầu lý tưởng cho công tác
chọn tạo giống ưu thế lai. Xuất phát từ ý tưởng trên, tôi quyết định thực hiện đề
tài “So sánh và đánh giá khả năng phân ly một số tính trạng của các dòng dưa
chuột địa phương tự phối đời I3, I4 tại Gia Lâm, Hà Nội”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Chọn tạo và đánh giá khả năng phân ly tính trạng qua của các dòng dưa

chuột địa phương tự phối đời I3, I4 từ các mẫu giống dưa chuột địa phương miền
Bắc có triển vọng nhằm tạo ra được dòng thuần góp phần tạo nguồn vật liệu khởi
đầu phục vụ chọn giống dưa chuột lai F1.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng phân ly các tính trạng số lượng và chất lượng về đặc
điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của các dòng tự phối đời I3, I4.
- Tạo các dòng tự phối đời I4, I5.
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin và cơ sở dữ
liệu quan trọng cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ưu thế lai F1 ở Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp phần chọn tạo và giới thiệu các giống dưa chuột
địa phương chất lượng cao áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở miền Bắc Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại cây dưa chuột
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae),

là loại cây có nguồn gốc và được trồng từ lâu đời. Nó được biết đến như là một
loại cây rau ăn quả từ cách đây 5000 năm (Tatlioglu, 1993). Ở Việt Nam, dưa
chuột cũng được trồng từ hàng nghìn năm. Hiện nay, chưa có nguồn tài liệu
chính xác nào được đưa ra về nguồn gốc thật sự của loài dưa chuột, theo nghiên
cứu của nhà khoa học De Candolle (1912) thì dưa chuột có nguồn gốc từ vùng
Nam Á (Ấn Độ). Đa số các nhà khoa học cũng đồng ý với quan điểm trên và họ
còn chỉ ra cụ thể hơn rằng dưa chuột đã được trồng tại đây hơn hai nghìn năm, từ
đó lan rộng sang phía Tây và phía Đông.
Các giống dưa chuột hoang dại tồn tại ở khu vực này với bộ nhiễm sắc thể
2n = 14. Cucumis hardwickii là dạng dưa chuột quả nhỏ, vị đắng, có gai cứng và
thưa được phát hiện mọc hoang dại ở chân núi Himalaya (De Candolle, 1984;
IBPGR, 1983; Robinson and Decker, 1999; Siemonsma and Kasem, 1994;
Vicent et al., 1997) .
Cũng theo các nguồn tài liệu khác để lại của người Trung Quốc thì dưa
chuột được trồng tại đây từ thế kỷ tứ IV. Vavilov N. (1926) cho rằng Trung Quốc
là cái nôi thứ 2 của loài dưa chuột. Các giống dưa chuột địa phương của Trung
Quốc có nhiều tính trạng lặn: quả dài, tạo quả không qua thụ phấn (dạng
parthenocarpy), quả không chứa chất tạo vị đắng (cucurbitaxin), gai màu trắng.
Bên cạnh đó, cũng có thông tin đã chứng minh rằng, dưa chuột Nhật Bản và
Trung Quốc có cùng một nguồn gốc (Mesherov and Kobylyanskaya, 1981).
Thời La Mã cổ đại, dưa chuột được trồng trong nhà có mái che, đến thế kỷ
XIII, dưa chuột mới được chuyển tới Anh.Trong chuyến hành trình thám hiểm
lần thứ 2 của mình, Colombus đã mang dưa chuột đến trồng tại Haiti. Từ thế kỷ
XVI, tại các thuộc địa của người Tây Ban Nha cũng thấy sự xuất hiện của giống
dưa này (Tạ Thu Cúc, 2007; De Candolle, 1984; Robinson and Decker, 1999).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



Ở Việt Nam, dưa chuột phát sinh từ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
giáp Lào vì ở đây tồn tại nhiều giống dưa hoang dại (theo Vavilov, 1926 and
Taracanov, 1968). Trong cuốn “ Nam phương thảo mộc trạng” của Kế Hàm có từ
năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu: “…cây dưa leo hoa vàng, quả cỡ gang tay, ăn
mát vào mùa hè”. Còn cuốn “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1775) có mô tả
kỹ càng hơn về tên và vùng trồng của dưa chuột là đàng Trong (từ Quảng Bình
đến Hà Tiên) và Bắc Bộ (Nguyễn Văn Hiển và cs., 2000). Ngoài ra, theo Lưu
Chấn Tiêu, 1974 qua phân tích đã tìm được bào tử phấn hoa dưa chuột ở di chỉ
Tràng kênh từ thời Hùng Vương (Trần Khắc Thi và cs., 2008).
Hiện nay, ở Việt Nam dưa chuột có thể được trồng trên rất nhiều vùng đất,
là loại cây quen thuộc của bà con nông dân vùng chuyên canh rau. Ở miền Bắc
có thể nhắc tới các vùng đất chuyên canh về dưa chuột như Đông Anh – Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng,…
1.1.2. Phân loại dưa chuột
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi Cucumis, loài Cucumis
sativus L., có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Do trong quá trình tồn tại và phát triên,
từ một dạng ban đầu, dưới tác dụng của điều kiện sinh thái khác nhau và các đột
biến tự nhiên, dưa chuột đã phân hoa thành nhiều kiểu sinh học (biotype). Việc
phân loại chúng theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp ích khá nhiều cho
công tác nghiên cứ giống, sử dụng đúng đắn và dễ dàng các đối tượng nghiên
cứu. Các nhà phân loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một bảng phân loại thống nhất (Ram, 2007).
Dưa chuột gồm nhiều loài, đa số có nguồn gốc từ Ấn Độ Trung Quốc
(Staub et al., 1997). Căn cứ vào các đặc điểm sinh thái và sự phân bố địa lý các
loài này được phân ra làm 6 nhóm nhỏ (Xu et al., 1994). Mặc dù có sự đa dạng
về các nhóm loài nhưng trên thực tế dưa chuột trồng là loài có nền di truyền hẹp
(Staub et al., 1997), hạn chế tiến bộ trong việc cải tiến các tính trạng khi lai tạo.
Theo bảng phân loại của Gabaev (1932), loài C. sativus được phân chia
thành 3 loài phụ:

1. Loài phụ Đông Á – ssp. Righi dus Gab

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


2. Loài phụ tây Á – ssp. Graciolos Gab
3. Dưa chuột hoang dại – ssp. Agrostis Gab, Var. hardwickii (Royla) Alef
Theo đặc điểm quả giống và vùng phân bố, các loài phụ trên được chia
thành 14 thứ.Loài phụ Đông Á có 8 thứ, loài phụ Tây Á có 5 thứ và dưa chuột
hoang dại hardwikii.
Bảng phân loại của Gabaev về cơ bản là hợp lý nhưng khi sử dụng bản này
trong chọn giống thường gặp nhiều khó khăn (Timofeev et al., 1972).
Trên cơ sở nghiên cứu sự tiến hóa sinh thái của loài C. sativus, Filov (1940)
đã đưa ra bảng phân loại chính xác hơn.Theo bảng này, dạng hoang dại được đưa
vào nhóm phụ ssp Agrosuis Gab. Các dạng khác thuộc loài trồng trọt và tập trung
vào 6 loài phụ mang đặc trung của sự phân hóa sinh thái rõ rệt (Mai Thị Phương
Anh và cs., 1996; Nguyễn Văn Hiển, 2000). Các loài phụ đó bao gồm:
1. ssp. Europaeo – americanus Fil: loài phụ Âu – Mỹ là loài phụ lớn nhất
về vùng phân bố và được chia thành 3 nhóm sinh thái (proles):
a. Pr. Europaeo – americanus Fil: nhóm Âu – Mỹ
b. Pr. Orientali – europaeur Fil: nhóm Đông Âu.
c. Pr. Borealis Fil: nhóm phương Bắc
2. ssp. Occidentali – asiaticus Fil: loài phụ Tây Á là loài phổ biến tại các
vùng khô hạn Trung và Tiểu Á, Iran, Afganistan và Azerbaizan với đặc điểm
đặc trưng là chịu nóng và chị hạn cao. Loài phụ này được chia thành 5 nhóm
sinh thái:
a. Pr. Medio – asiaticus Fil: nhóm Trung Á.
b. Pr. Astrachanicus Fil: nhóm Astrakhan.

c. Pr. Anatolicus Fil: Nhóm Anatoli.
d. Pr. Jranicus Fil: nhóm Pecxich.
e. Pr. Cilicicus Fil: Nhóm Lilici.
3. ssp. Chinensis Fil – loài phụ Trung Quốc. Loài phụ này được trồng phổ
biến trong nhà kính ở Châu Âu, bao gồm các giống quả ngắn thụ phấn nhờ côn
trùng ; quả dài, tự kết quả không qua thụ phấn (parthenocarpic).
a. Pr. Australi – chinesis Fil: nhóm nam Trung Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


b. Pr. Anglicus Fil: nhóm Anh
c. Pr. Germancicus Fil: nhóm Đức
d. Pr. Klinensis Fil: nhóm Klin
e. Pr. Kashgaricus Fil: nhóm tây Trung Quốc
4. ssp. Indico – Japonicus Fil: loài phụ Ấn – Nhật, phổ biến ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn. Tính chịu nước của cây thuộc
loài này biểu hiện ở tất cả các cơ quan. Ở loài này có 4 nhóm sinh thái địa lý
a. Pr. Indicus Fil: nhóm Ấn Độ
b. Pr. Japonicus Fil: nhóm Nhật Bản
c. Pr. Manshuricus Fil: nhóm Manshuri
d. Pr. Abchnasicus Fil: nhóm Abkhazi
5. ssp. Himalaicus: nhóm Himalaya
6. ssp. Hermaphroditus Fil: nhóm dưa chuột lưỡng tính
Ngoài ra, nhà chọn giống dưa chuột Liên Xô, tiến sĩ Tcachenco (1967) đã
phân loài C. sativus thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa
chuột hoang dại (Tạ Thu Cúc, 2007).
Tóm lại, để phát triển ngành chọn giống trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi

phải có một bảng phân loại dưa chuột đầy đủ, toàn diện và chính xác hơn nữa,
cũng như những nhà chọn giống cần có những hiểu biết nhất định về phân loại
cây dưa chuột.
1.2. Đặc điểm thực vật học
Dưa chuột là loại cây thân thảo, thân leo, hay bò, có lớp lông dày bao phủ. Cây
trồng 1 năm, ưa khí hậu ấm áp, chiều cao tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác.
1.2.1. Rễ
Rễ dưa chuột yếu, ưa ẩm, chịu hạn kém, không chịu ngập úng. Rễ có thể ăn
sâu 1m, rễ nhánh, rễ phụ phát triển tùy điều kiện đất đai, hệ rễ phân bố tập trung
ở tầng đất sâu từ 15-20cm, tuy nhiên nó cũng có thể phân bố ở tầng 0-30cm, có
thể ăn rộng 60-90cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng lượng cây (Lã Đình Mỡi
và Dương Đức Huyền, 2002). Ở cây lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát
triển mạnh và có khối lượng lớn hơn bố mẹ. Do vậy mức độ phát triển bộ rễ ban

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


đầu là tiền đề cho năng suất sau này (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Sau khi nảy mầm từ 5-6 ngày rễ phát triển mạnh, thời kỳ cây con rễ sinh
trưởng yếu. Khi cây trưởng thành, hệ thống rễ ăn rộng ra 180-210 cm, rễ bất định
sẽ mọc ra từ vùng điểm của thân leo (Phạm Mỹ Linh, 1999).
Vì vậy, để xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của bộ rễ dưa chuột
cần phụ thuộc vào các yếu tố: giống, điều kiện ngoại cảnh, và chất lượng hạt
giống gieo trồng.
1.2.2.Thân
Thân thuộc dạng thân leo, thân bò, thân mảnh, nhỏ, độ dài thân chính và
đường kính thân phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Thân
phân thành các đốt, mỗi đốt mang 1-2 lá đặc biệt. . Thân dưa chuột có đốt càng

ngắn thì số lá và vị trí hoa cái xuất hiện càng nhiều.
Trên thân có cạnh và lông cứng sau khi hình thành 2-3 lá, cành cấp 1 và tua
cuốn bắt đầu xuất hiện. Thân có khả năng phân nhánh, số nhánh và sự phát triển
của nhánh phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh: giống chín sớm có số
nhánh ít hơn giống chín trung bình và chín muộn.
Dưa chuột cần được làm giàn nâng đỡ thân, lá và quả khi cây xuất hiện tua
cuốn để tăng năng suất và chất lượng quả thương phẩm. Các chỉ tiêu quan trọng
về thân gồm đường kính thân, chiều dài thân chính. Cần đảm bảo đủ nước, dinh
dưỡng để thân sinh trưởng, phát triển bình thường tăng năng suất và chất lượng
quả. Những cây có đường kính thân lớn sẽ khoẻ mạnh và có khả năng nâng đỡ
tốt, cho năng suất cao.
1.2.3. Lá
Lá mầm dưa chuột có hình trứng, mọc đối xứng qua trục thân. lá mầm to
hay nhỏ tuỳ thuộc vào chất lượng giống, khối lượng giống, điều kiện ngoại cảnh
và tập quán canh tác. Lá mầm có vai trò quan trọng trong giai đoạn cây con, nó
quyết định sức sống, khả năng thích ứng của cây với điều kiện ngoại cảnh.
Lá thật có 5 cánh, phân thùy, trên lá có lông ngắn, cứng. Phiến lá có hình năm
cánh (hay hình chân vịt), màu sắc lá, mật độ long, hình dạng lá thay đổi tùy giống,
tùy giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc (Tạ Thu Cúc, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Cây có bộ lá phát triển tốt và đầy đủ sẽ có khả năng quang hợp cao do đó
khả năng tích lũy vật chất nhiều giúp nâng cao năng suất cây trồng.
1.2.4. Hoa
Hoa dưa chuột mọc thành chùm hoặc đơn ở nách lá, thuộc loại hoa đơn tính
cùng gốc nhưng trong quá trình tiến hóa và tác động của con người trong công

tác chọn giống đặc điểm này của dưa chuột đã bị thay đổi.
Hoa dưa chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, đường kính 2-3cm, màu sắc hoa
tùy từng giống, thường là màu vàng. Hoa đực có 4-5 nhị hợp nhau, bầu hoa cái
có 3-4 noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp, hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy.
Thụ phấn tự do nhờ côn trùng. Hoa dưa chuột nở từ 5-10h sáng. Trên cùng một
cây hoa đực nở trước hoa cái từ 2-3 ngày, hoa đực có tuổi thọ ngắn từ 1-2 ngày,
sức sống hạt phấn tốt nhất 4-5h sau khi hoa nở. Trên 1 nách lá chỉ có 1 hoa cái,
khả năng ra hoa của dưa chuột phụ thuộc vào giống, mật độ, nhiệt độ và chế độ
chăm sóc.
Hoa lưỡng tính dưa chuột ít gặp. Nhiều giống cũ thuộc loại đơn tính cùng
gốc (monoecious), hầu như toàn hoa cái (5% là hoa đực). Hoa dưa chuột thụ
phấn nhờ côn trùng (ong mật) trừ những hoa lưỡng tính.
1.2.5. Quả
Quả dưa chuột thuộc dạng quả thịt, có 3-4 ngăn, hình dạng và kích thước
màu sắc quả phụ thuộc vào giống. Quả non được phủ 1 lớp lông dày, khi đám
lông nào mất đi sẽ làm cho quả chỗ đó bị cong lại.
Quả non hình trứng, thon, hình trụ, elip trứng. Gai phân bố thành 3 dạng:
đơn giản (lông hoặc gai nằm trực tiếp trên bề mặt quả); phức tạp (gai nằm trên
trụ nhỏ phát sinh từ quả); hỗn hợp (có cả 2 dạng trên).
Màu sắc gai: trắng, đen hoặc nâu sáng.
Bề mặt quả nhăn theo mức độ: nhẹ, sâu, phẳng, hơi gợn.
Khi còn xanh, vỏ quả có màu xanh sáng, xanh, xanh đậm; bề mặt vở quả có
thể có vết hoặc không. Khi chín vỏ quả có màu trắng, gai vàng hoặc nâu.
Hình dạng quả: tròn, hình trứng, hình thon, hình trụ, hình elip, hình cong
cánh cung. Chiều dài cuống quả dao động từ 1-3 cm. Hình cắt ngang quả hình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



tròn và tròn góc cạnh (Tạ Thu Cúc, 2007). Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào
giá noãn.Hạt dưa chuột hình ovan màu vàng nhạt.
1.2.6. Hạt
Hạt dưa chuột dạng dẹt, hình ovan dài 10-15mm, vỏ hạt nhẵn trắng đến đen.
Cạnh hạt có rãnh, phôi được bao quanh bởi ngoại nhũ, khi phôi lớn hai lá mầm
tiêu hoá nội nhũ hoàn toàn.
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa
chuột bao gồm: điều kiện khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ), đất đai, sinh vật và
tác động của con người. Cây dưa chuột là loại cây phản ứng khá mạnh đối với
các thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
1.3.1. Nhiệt độ
Dưa chuột thuộc nhóm cây trồng ưa nhiệt và mẫn cảm với sương giá. Theo
số liệu của nhiều nhà nghiên cứu, nhiệt độ bắt đầu cho cây sinh trưởng khoảng
12-15oC, nhiệt độ tối thích 25-30oC, vượt ngưỡng nhiệt độ này, các hoạt động
sống của cây bị dừng lại, cây có thể bị chết ở nhiệt độ 35-40oC (Mai Thị Phương
Anh; Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996). Nhiệt độ dưới 15oC cây mất cân
bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. Nhiệt độ thấp kéo dài làm số lượng độc
tố tăng lên gây chết tế bào (Trần Khắc Thi, 1985).
Dưa chuột có biên độ dao động nhiệt lớn.Tổng nhiệt độ không khí trung
bình ngày đêm cần thiết cho sinh trưởng và phát triển dưa chuột vào khoảng
1.500 – 2.500oC, tạo quả thương phẩm là 800 – 1000oC (Beltxkix, 1975).
Dưa chuột có khả năng chịu lạnh do độ nhớt của chất nguyên sinh giảm khi
lượng diệp lục và khả năng hút nước giảm rõ rệt ở các giống dưa chuột phương
Bắc khi bị lạnh, điều này chứng tỏ khả năng chịu lạnh của giống phía Bắc cao
hơn các giống phía Nam Châu Âu (Genkel, 1959 and Belic, 1960).
Ở Việt Nam, trong điều kiện lạnh nhân tạo với nhiệt độ 5-10oC trong vòng
10 ngày, các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh tốt hơn
các giống Châu Á và Châu Mỹ (Trần Khắc Thi, 1985).

Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển ra hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn, thụ tinh.
Theo Yoshihari Ono, hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 15oC lúc sáng sớm và bao phấn
bắt đầu mở ở nhiệt độ 17oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự này mầm của hạt phấn là
17-24oC, nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm
sức sống hạt phấn. Hầu hết các giống dưa chuột xuân hóa ở nhiệt độ 20-22oC
(Trần Đình Long và cs., 1992).
1.3.2. Ánh sáng
Dưa chuột là cây rau phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, tức là cây sẽ phát
triển ra hoa tạo quả trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn. Theo nghiên cứu về
quang chu kỳ của dưa chuột trên quan điểm sinh thái học và tiến hóa là các công
trình của Philov (1939-1940). Nghiên cứu đưa ra rằng các giống chín sớm có
nguồn gốc phía Bắc cũng như phía Nam, các bộ phân dinh dưỡng có khối lượng
lớn ở điều kiện chiếu sáng 15-16 giờ, còn các giống trung bình và muộn là 12 giờ.
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của dưa chuột,
cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng, phát triển, tăng năng
suất chất lượng quả là khoảng 15000-17000lux (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công
Hoan, 1995). Cường độ ánh sáng thấp rút ngắn thời gian sử dụng quả, ánh sáng
đỏ thường cho quả xanh hơn và thời gian sử dụng lâu hơn ánh sáng đỏ xa (Trần
Khắc Thi, 2001).
Tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà cây dưa chuột có phản ứng với thời gian
chiếu sáng khác nhau: cây 20-25 ngày sau này mầm có phản ứng thuận với độ
dài chiếu sáng dưới 12 giờ (Trần Khắc Thi và Vũ Tuyên Hoàng, 1972). Cây con
dưa chuột có mức độ mẫn cảm hơn cây trưởng thành.

1.3.3. Đất và dinh dưỡng khoáng
Như đã nói ở trên, bộ rễ dưa chuột kém phát triển nên nó yêu cầu rất
nghiêm ngặt về đất hơn các cây khác cùng họ. Đất thích hợp trồng dưa chuột là
loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, pH = 5,5 – 6,5
(Trần Thế Tục; Hoàng Ngọc Đường; Vũ Mạnh Hải; Trần Khắc Thi; Đoàn Thế
Lư; Ngô Bình; Đỗ Tuấn Khiêm và Nguyễn Thị Phương Oanh, 1994).
Theo nghiên cứu của Trạm nghiên cứu Ucraina thì dưa chuột sử dụng kali nhiều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


nhất, sau đó đến đạm và lân, cụ thể nếu bón 60kg N: 60kg K2O: 60kg P2O5 thì dưa
chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5 và 100% K2O (Mai Thị Phương Anh; Trần Văn Lài
và Trần Khắc Thi, 1996). Bên cạnh đó, các nguyên tố vi lượng như Bo, MN, Cu,
Mo cũng đóng vai trò quan trọng tới sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột.
Dưa chuột là loại cây sử dụng dinh dưỡng trong đất ít hơn các loại cây rau
khác, cụ thể: muốn tăng năng suất dưa chuột lên 30 tấn/ha cần 170kg/ha NPK từ
đất, trong khi đó để tăng năng suất bắp cải lên 70 tấn/ha cần 630kg NPK. Cũng
theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hằng và cộng sự (2012) thì bón phân NPK với
lượng khác nhau cho hiệu quả rất khác nhau đến năng suất dưa chuột bản địa vùng
Tây Bắc. Cụ thể là bón NPK (15:10:15) cho dưa dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc
trên đất bằng với lượng 800 kg/ha (tương ứng 120N: 80P2O5: 120K2O) thích hợp
nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cá thể cao nhất (4,34 kg/cây),
cho năng suất thực thu cao nhất (90,12 tấn/ha), chất lượng quả cao, hiệu quả bón
phân cao nhất và hiệu quả kinh tế thu được là rất cao (296,22 triệu đồng/ha).
Hiện nay, dưa chuột được trồng theo hướng hữu cơ, tức là sử dụng các loại
phân bón có nguồn gốc hữu cơ như: phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, dịch chiết
từ củ quả, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển

sản xuất rau có chất lượng cao (Trần Khắc Thi, 2011).
1.3.4. Nước
Dưa chuột là loại cây chịu hạn kém, không chịu úng, do bộ rễ kém phát
triển và hệ rễ phân bố ở tầng đất mặt (Vũ Thị Viết Hồng, 2010). Trong thân cây
nước chiếm 91,3%, trong quả là 93-95%, bộ lá to, hệ số thoát hơi nước lớn nên
dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, là loại cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu
bí. Độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa chuột là 85-90%, độ ẩm không khí 90-95%.
Ở giai đoạn hình thành quả cần giữ ẩm thường xuyên từ 90-100%.
Dưa chuột chịu hạn kém, thiếu nước cây sẽ tích lũy nhiều cucurbitancin
(gây đắng quả) (Mai Thị Phương Anh; Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996),
nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến dị hình, dễ nhiễm bệnh. Thời kỳ ra hoa, tạo quả
cây yêu cầu lượng nước lớn.Thời kỳ nảy mầm cây cần lượng nước tương đương
50% khối lượng hạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột là loại cây được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm và tiến hành nghiên cứu.Trong đó, công tác chọn giống được chú ý với mục
tiêu chọn tạo ra những giống năng suất cao, chất lượng tốt, tính chống chịu tốt và
có khả năng kháng sâu bệnh.
Vào năm 1872, các nhà khoa học tại Anh và Mỹ đã tiến hành chọn tạo
thành công giống dưa chuột lai F1, từ đó kỹ thuật lai tạo giống mới được coi như
một bước căn bản trong việc cải tiến giống dưa chuột. Giống dưa chuột kháng
bệnh nứt quả đầu tiên ra đời vào năm 1939 có tên “Maine No 2”. Tiếp theo đó có
rất nhiều công trình nghiên cứu lai tạo giống kháng bệnh khác được thực hiện,

trong số đó có thể kể tới Walker (1961) đã cho lai tạo giống chống chịu bênh nứt
quả với giống chống bệnh virus CMV tạo ra giống dưa chuột muối dưa có tên
“Winsconsin SMR 18”. Ngoài ra còn rất nhiều giống mới có khả năng chống
chịu bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu và tim ra: “Sumter” chống chịu
được 7 bệnh, giống “WI2757” chống chịu được 9 loại bệnh.
Tại Mỹ, công tác thu thập nguồn gen dưa chuột được thực hiện từ những
năm 1880 với các đặc điểm được nghiên cứu: hình dạng quả, màu sắc quả, sự
thích nghi với điều kiện gieo trồng. Sau đó, vào năm 1936, công tác thu thập
nguồn gen một cách có hệ thống được thực hiện. Từ năm 1935, nhà khoa học nổi
tiếng, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Vavilov N. đã đánh giá cao vai trò và hiệu
quả của việc sử dụng tính miễn dịch cây trồng đối với sâu bệnh hại. Tại Liên Xô
cũ, các cơ sở nghiên cứu, chọn tạo giống đều tiến hành các thí nghiệm đánh giá
khả năng chống chịu bệnh phấn trắng, một bệnh rất phổ biến trên cây dưa chuột,
từ đó hàng loạt giống chống chịu đã được chọn và đưa vào như là nguồn vật liệu
khởi đầu cho công tác chọn giống.
Staub và Ivadic (2000) cho biết, việc nghiên cứu 1345 mẫu dưa chuột tại hệ
thống ngân hàng gen cây trồng Quốc gia Liên bang (NPGS) bằng việc sử dụng
isozyme để xác định cấu trúc quần thể của tập đoàn và đánh giá só sánh với 118

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


giống thương mại. Năm 1846 đã phát hiện ra tính đa dạng di truyền của tập đoàn
quỹ gen này. Hiện tại, ngân hàng gen dưa chuột được đặt ở Colorado – phòng
bảo quản hạt giống quốc gai Fort Collins và tập đoàn công tác giống dưa chuột
đã nhận được các mẫu giống dưa chuột từ 58 quốc gia trên toàn thế giới.
Hiện nay, tỷ lệ giống dưa chuột thuần được sử dụng trong sản xuất ngày
càng giảm dần ở hầu hết các nước trên thế giới, thay vào đó là các giống dưa

chuột lai F1. Tỷ lệ giống lai F1 được sử dụng 100% tại các nước trồng dưa chuột
trong nhà kính: Hà Lan, Bungaria, Liên Xô cũ. Các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Hungari, Thổ Nhĩ Kỳ… năng suất giống lai tăng hơn giống thuần từ 30-50%.
Vào năm 1935, Tkachencoo phát hiện ra dòng đơn tính hoa cái và dòng lưỡng
tính của Mosharov . (1965) và Kubiski (1968) thì các giống ưu thế lai được sử
dụng rộng rãi và ngày càng phát triển. Tại viện nghiên cứu Ray thuộc Viện hàn
lâm Khoa học Nông Nghiệp Gansu đã chọn được giống ưu thế lai có tính chín
cực sớm, năng suất cào và chất lượng quả tốt mang tên Ganfeng 3. Quả của
giống này có thể bảo quản và vận chuyển dễ dàng, giống có tính kháng tương đối
tốt với bệnh sương mai (Pseudopernospora cubensis) và bệnh đốm lá vi khuẩn.
Ở Châu Âu, trong chương trình hợp tác quốc tế, các quốc gia hiện đang nắm
giữ quỹ gen lớn họ bầu bí đó là Viện Quỹ gen cây trồng Quốc tế (IPGRI), nay là
tổ chức Đa dạng sinh học quốc tế. Một số nước đã xuất bản các bản mô tả nguồn
gen họ bầu bí và nguồn gen dưa chuột như: Braxin, Bungari, Mỹ, Trung Quốc,
Ấn Độ, Ba Lan,… (Singh, 2004).
Tại trường đại học Kasetart – Thái Lan đã xác định được hai tổ hợp lai
C5xC4 và C11xC5 có triển vọng trong số 12 tổ hợp lai được nghiên cứu. Giống
C5xC4 có ưu thế lai về số hoa cái trên cây, chiều dài quả, chiều rộng quả và khối
lượng trung bình quả, tính chín sớm( Kasem Piluek, 1991).
Bên cạnh việc nghiên cứu về ưu thế lai, các nhà khoa học trên thế giới còn
quan tâm đến giới tính và sự nở hoa, tung phấn thụ tinh của dưa chuột. Nếu xác
định tốt giới tính của cây dưa chuột vào giai đoạn sớm của thời kỳ sinh trưởng thì
có thể điều khiển nó thông qua môi trường và các yếu tố hóa học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột tại Việt Nam

1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột tại Việt Nam
Dưa chuột được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời nhưng đến những năm 70
của thế kỉ XX các nghiên cứu về dưa chuột ở Việt Nam mới bắt đầu nở rộ và đạt
được một số kết quả như sau:
- Từ năm 2001-2005, Viện nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu và tạo ra
được 2 giống dưa chuột CV5 và CV11. Hai giống này có đặc điểm sinh trưởng,
phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, chiều dài quả trung bình từ 18-20 cm, vỏ màu
xanh (giống CV11), vỏ xanh trắng (giống CV5), vị không đắng, rất phù hợp với
nhu cầu ăn sống của người tiêu dung (Trần Khắc Thi và cs., 2005).
- Đến năm 1980, viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã tiến hành lai
giống dưa chuột bố mẹ tương ứng là giống dưa chuột có nguồn gốc địa phương ở
huyện Quế Võ- Bắc Ninh với giống Nau Fuximari có nguồn gốc từ Nhật Bản tạo
ra giống dưa chuột Hữ Nghị. Sau đó, con lai nay lại tiếp tục được lai trở lại với
giống Nau Fuximari, cứ tiếp tục như vậy cho tới đời thứ 8 (Trần Khắc Thi, 1981).
Tiếp tục sau đó, rất nhiều các giống dưa chuột mới được tạo ra ngày càng
mang nhiều đặc tính tốt và mang lại năng suất, chất lượng cao như:
- Giống H1: được tạo ra vào năm 1989 bằng phương pháp chọn dòng của
Guliaev kết hợp phương pháp thụ phấn đồng dạng của GS-VS Vũ Tuyên Hoàng
và TS Đào Xuân Thảng giữa 2 cặp lai HN1 x 1572. Kết quả đến năm 1993 thu
đuợc giống dưa chuột H1 có thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày, năng suất 25 –
30 tấn/ha, trồng 2 vụ/ năm là xuân hè và thu đông, quả dài 18 – 22 cm, vỏ quả
màu xanh sáng, đường kính quả 3,5 – 4,5 cm, hạt ít bị bong khi chế biến, tỷ lệ
quả vàng sau thu hoạch thấp (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1995).
- Giống dưa chuột Sao Xanh: Được tạo ra bằng phương pháp ưu thế lai.
Giống Sao xanh là kết quả của phép lai giữa giống DL15 và giống CP1583 đời F1
. Giống có thời gian sinh truởng là 85 – 90 ngày, cây sinh trưởng khoẻ, năng suất
45 – 55 tấn/ha, quả to dài 23 – 25cm giống có thời gian sinh trưởng khỏe, cùi dày
1,2-1,5 cm, đường kính quả 3,7 – 4,2 cm, chất lượng quả tốt, hàm lượng đường và
vitamin C cao, quả giòn, thơm, có mùi vị hấp dẫn, quả có dạng đẹp, thích hợp ăn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


tương, xa lát, quả có thể xuất khẩu tươi (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1998).
- Dựa trên kết quả nghiên cứu dòng tự phối dưa chuột, các tác giả đã
chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1
và 2 giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến là CV209 -1 (ND3-2-5xNA4-12) và CV209-2 (NB1-3-2xNC5-2-3). Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 đã
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử
tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh và Trần Khắc Thi, 2009)
Hiện nay, phần lớn giống dưa chuột sử dụng trong sản xuất là các giống
dưa chuột lai F1 dạng bao tử có nguồn gốc Hà Lan (Marinda, Mirabel) và từ Mỹ
(Vlaspik). Các giống dưa chuột muối mặn chủ yếu được nhập và tiêu thụ sản
phẩm tại các nước như Đài Loan (giống 266), Nhật Bản (giống Troka) hiện đang
được trồng phổ biến tại các vùng dưa chuột nguyên liệu phục vụ chế biến như
Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa (Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2006).
ThS. Đoàn Xuân Cảnh, TS. Đào Xuân Thảng và PGS. TS. Nguyễn Tấn
Hinh- Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo tành công giống dưa
chuột lai PC4 là con lai F từ tổ hợp lai DL7 x TL15 và được công nhận là giống
quốc gia năm 2008. Giống dưa chuột PC4 có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày
(vụ thu đông), 90-95 ngày(vụ xuân hè), cho quả sau 35-40 ngày trồng, cây sinh
trưởng phát triển khỏe, sai quả (11-12 quả vụ thu đông,13-14 quả vụ xuân hè).
Quả của giống PC4 có dạng hình đẹp, màu vỏ quả xanh đậm, gai quả đen, quả
dài 20-24cm, giòn, thơm, thích hợp cho ăn tươi, chế biến muối mặn xuất khẩu.
Năm 2012, Trần Thị Minh Hằng và cộng sự đã thu thập được hơn 30 mẫu
giống dưa chuột bản địa của đồng bào H’Mông trên 7 huyện của tỉnh Sơn La. Kết
quả đánh giá về đặc trưng hình thái của các mẫu giống cho thấy sự khác nhau rõ
rệt về các đặc trưng hình thái của lá, hoa, quả và hạt giữa các mẫu giống thu nhập
được. Điều này cho thấy sự phân ly tính trạng kiểu hình rõ rệt ở giống dưa chuột

bản địa của Sơn La. Một số mẫu giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,
cho năng suất cá thể cao trên 3kg/cây, chất lượng quả tốt trong điều kiện vùng
nguyên sản. Tuy nhiên trong điều kiện vùng đồng bằng (Hà Nội), đây là nguồn
vật liệu khởi đầu quý cho công tác chọn tạo và cải tiến dưa chuột ở miền bắc
nước ta (Trần Thị Minh Hằng, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


1.4.2.2. Ứng dụng các dòng tự phối trong công tác chọn giống
Quần thể các dòng tự phối: đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác
chọn giống ưu thế lai. Các dòng tự phối được tạo ra nhờ quá trình tự thụ phấn
cưỡng bức các cá thể trong quần thể thụ phấn chéo liên tục nhiều thế hệ. Nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu Rau Quả về tạo dòng dưa chuột đơn tính cái phục vụ
chọn giống dưa chuột ưu thế lai đã tạo ra 17 dòng tự phối dưa chuột đơn tính cái
(Gynoecious) ổn định về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tính (theo Phạm
Mỹ Linh và cs., 2008; Nguyễn Hồng Minh và cs., 2010).
Dưa chuột có sự đa dạng về các nhóm loài nhưng trên thực tế dưa chuột
trồng là loài có nền di truyền hẹp (Staub et al., 1997), hạn chế tiến bộ trong việc
cải tiến các tính trạng khi lai tạo giống. Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang
(2007) thì đánh giá đa dạng di truyền ở mức độ phân tử của nguồn vật liệu có ý
nghĩa quan trọng trong công tác lai tạo giống cây trồng, là cơ sở để chọn ra các tổ
hợp lai và tiên đoán sự thể hiện ưu thế lai của các con lai, góp phần rút ngắn quá
trình chọn tạo giống.
Năm 1991, Lower và cộng sự nghiên cứu tạo dòng tự phối theo phương pháp
chuẩn, chọn lọc cá thể kết hợp với thụ phấn cưỡng bức. Kết quả nghiên cứu đã tạo
được dòng dưa chuột tự phối Gy4. Sau đó dòng tự phối Gy4 đã được sử dụng để lai
và tạo giống dưa chuột F1 mang gen quy định tính tạo quả không hạt Raleigh.
Giống dưa chuột F1 Raleigh dùng để muối chua, đóng hộp phục vụ công nghiệp chế

biến thực phẩm (Lower et al.,1991)
Các dòng tự phối làm bố mẹ được tạo ra bằng cách tự phối đến mức đồng
hợp tử nhất định thông qua tự thụ (tự phối) hay thụ phấn chị em. Các phương
pháp được sử dụng tạo dòng tự phối gồm phương pháp chọn lọc phả hệ, hỗn hợp,
phương pháp một hạt, phương pháp thử sớm. Sự lựa chọn một phương pháp hay
phối hợp các phương pháp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà chọn giống.
Phương thức thụ phấn là tự phối, thụ phấn chị em (Vũ Đình Hòa và cs., 2005).
Dựa trên kết quả nghiên cứu tạo dòng tự phối dưa chuột, các tác giả đã
chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1
và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến CV209 – 1 (ND3-2-5 x NA4-1-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3).Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 đã
được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử
tháng 4 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs., 2010; Phạm Mỹ Linh và cs., 2010).
Giống CV209-2 có thời gian sinh trưởng khoảng 70-75 ngày, thời gian thu quả
khoảng 40-45 ngày. Chiều dài quả trung bình 9,8 cm, đường kính quả 2,8 cm, ít
ruột, vỏ mầu xanh gai trắng rất thích hợp cho chế biến đồ hộp dạng muối chua
nguyên quả. Năng suất có thể đạt trên 30 tấn/ha , với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chế biến
nguyên quả trên 90%. Giống có khả chống chịu khá với bệnh phấn trắng và bệnh
sương mai.Giống CV29 có thời gian sinh trưởng khoảng 80-90 ngày, thời gian
thu quả khoảng 40-50 ngày. Với chiều dài quả trung bình 28-30 cm, đường kính
quả 3,8-4,3 cm, đặc ruột, vỏ xanh gai trắng giống CV29 rất thích hợp cho chế
biến dạng muối mặn. Năng suất có thể đạt từ 60-80 tấn/ha.
PGS.TS. Trần Khắc Thi và các tác giả Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh
(Viện Nghiên cứu rau quả) đã chọn tạo ra dòng tự phối dưa chuột đơn tính cái

có khả năng kết hợp chung cao làm nguồn vật liệu cho công tác lai tạo giống
dưa chuột mới. Nghiên cứu tiến hành với giống dưa chuột lai F1 Marinda –
100% hoa cái; các dòng dưa chuột đơn tính đã chọn lọc đến thế hệ 17; các tổ
hợp lai tạo được do phép lai đỉnh với vật thử là giống dưa chuột YM15 (tạo ra
từ giống Yên Mỹ) và AT73653 (tạo ra từ giống Tam Dương). Theo đó, sử dụng
giống dưa chuột lai F1 Marinda thông qua phương pháp tạo dòng tự phối đã thu
được 17 dòng dưa chuột đơn tính cái. Trong đó có 5 dòng D1, D2, D8, D13 và
D17 đạt mức độ đồng đều khá về các tính trạng chiều cao cây và số lá/cây. Xác
định được 5 dòng dưa chuột đơn tính cái D1, D2, D8, D13 và D17 có khả năng
kết hợp chung cao. Các dòng dưa chuột đơn tính cái mới tạo ra có khả năng
sinh trưởng phát triển tương đối tốt, tương đương với giống gốc Marinda trong
điều kiện Gia Lâm – Hà Nội với các chỉ tiêu nông sinh học như: số lượng hoa
cái trên cây cao, mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng thấp. Nhóm tác giả đề
nghị sử dụng các dòng đơn tính cái mới tạo ra làm nguồn vật liệu khởi đầu
trong công tác lai tạo giống dưa chuột lai F1 có lượng hoa cái nhiều, tạo tiềm
năng cho năng suất cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


×