Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.66 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
VI SINH TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NINH THUẬN

HUỲNH THỊ KIM THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009

2


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hiệu quả sản
xuất phân hữu cơ vi sinh từ RTSH tại Ninh Thuận” do Huỳnh Thị Kim Thanh, sinh
viên khóa 31, chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường thực hiện, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________________________

Mai Đình Quý
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

_________________________

Ngày

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả ngày hôm nay đó là công lao sinh thành, chăm sóc và nuôi
dạy của ba má. Người cho con điểm tựa và niềm tin trong cuộc sống. Con rất hạnh
phúc lầ con của ba má. Với những gì đạt được dù kết quả chưa tốt nhất nhưng con rất
muốn dành những gì mình đã cố gắng dành tặng ba má.

Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những thầy cô giáo của em, những
người đã dạy dỗ em cho đến ngày hôm nay. Em xin cám ơn thầy Mai Đình Quý đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn các anh chị ở Công ty
Nam Thành đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận. Đặc biệt
các anh chị ở phòng Kỹ Thuật và anh Thành Kim Huỳnh người đã trực tiếp hướng dẫn
em ở Công ty.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Chi cục Bảo vệ Môi Trường, Sở
Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng mình xin cám ơn những người bạn của mình đã luôn động viên, giúp
đỡ mình trong suốt quá trình học tập. Những người đã cùng chia sẻ những khó khăn,
niềm vui cũng như nỗi buồn.

TP Hồ Chí Minh, Ngày 11/06/2009

Huỳnh Thị Kim Thanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ KIM THANH. Tháng 6 năm 2009. “Phân Tích Hiệu Quả Sản
Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh từ Rác Thải Sinh Hoạt tại Ninh Thuận ”.
HUỲNH THỊ KIM THANH. JUNE 2009. “Analysing Efficiency of
Producting Compost from Sewage Daily in Ninh Thuan Province”.
Khóa luận tiến hành tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải tại Tỉnh Ninh Thuận và
mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt tại Công ty TNHH XD TM
& SX Nam Thành nhằm giúp cho quá trình phân tích hiệu quả đạt được của công ty
trong giai đoạn từ năm 2003 – 2008. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các chỉ số nhằm đánh
giá hiệu quả kinh tế và trên cơ sở tính các chỉ tiêu đánh giá NPV, BCR, IRR để phân
tích dự án sản xuất phân hữu cơ từ RTSH dưới gốc độ tư nhân và xã hội. Vấn đề quản
lý rác thải đòi hỏi sự phối hợp của người dân vì vậy tài thực hiện khảo sát ý kiến của

60 hộ dân về công tác vệ sinh môi trường đô thị và tìm hiểu phản ứng của người dân
về việc phân loại rác tại nguồn, từ đó đề ra các giải pháp quản lý rác thải. Cuối cùng đề
tài dùng phần mềm excel để dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt, rác chợ và rác đường
phố phát sinh đến năm 2020 từ đó có những đề xuất trong công tác quản lý và xử lý
rác thải sinh hoạt ở TP PR – TC nói riêng và Tỉnh Ninh Thuận nói chung.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

7

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

10

2.2.Tổng quan về TP Phan Rang- Tháp Chàm

12

2.3. Tổng quan về Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành – Ninh Thuận.

14

2.3.1. Lịch sử hình thành


14

2.3.2. Phương hướng, chức năng, nhiệm vụ

15

2.3.3. Quy mô hoạt động

16

2.3.4. Quy mô và công suất của nhà máy

18

2.3.5. Tình hình hoạt động và sản xuất của công ty

18

2.3.6. Quy trình sản xuất phân compost tại công ty Nam Thành

19

2.3.7. Quy trình tái chế tại nhà máy

24
v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu

24
24

3.1.1. Các khái niệm liên quan

24

3.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTR

24

3.1.3. Thành phần trong rác thải

27

3.1.4. Đặc điểm của RTSH

27

3.1.5. Tác hại của CTR

28

3.1.6. Quản lý tổng hợp CTR đô thị

30

3.1.7. Tìm hiểu về quá trình Compost


33

3.2. Phương pháp nghiên cứu

35

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

35

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

35

3.2.3. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế

35

3.2.4. Cơ sở và phương pháp dự báo CTR

36

3.2.5. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng quản lý CTR tại tỉnh Ninh Thuận


39
39

4.1.1. Thành phần các chất có trong RTSH ở tỉnh Ninh Thuận

39

4.1.2. Mô hình quản lý

40

4.1.3. Công tác xử lý CTR

41

4.1.4. Các ưu đãi được hưởng đối với dự án xây dựng nhà máy xử lý rác Nam
42

Thành
4.2. Phân tích phản ứng của người dân trong công tác vệ sinh môi trường đô thị

43

4.2.1. Lượng rác thải trung bình mỗi ngày

43

4.2.2. Nhận thức của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn

45


4.2.3. Trình độ học vấn

46

4.2.4. Ý thức phân loại rác của người dân

47

4.3. Phân tích lợi ích – chi phí

48

4.3.1. Phân tích tài chính dự án xây dựng Công ty xử lý rác Nam Thành

48

4.3.2. Phân tích hiệu quả dự án dưới gốc độ xã hội

52

4.3.3. Các chỉ số đánh giá

56
vi


4.4. Giải pháp

58


4.4.1. Cơ chế quản lý chặt chẽ và linh hoạt

58

4.4.2. Hạn chế rác vô cơ khó phân hủy

59

4.4.3. Thực hiện phân loại rác tại nguồn

60

4.5. Dự báo khối lượng

61

4.5.1. Phương pháp dự báo

61

4.5.2. Dự báo khối lượng RTSH phát sinh tại TP PR – TC đến năm 2020

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

5.1. Kết luận


64

5.2. Kiến nghị

65

5.2.1. Đối với Công ty TNHH XD TM & SX Nam Thành

65

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

CT

Chất thải

CTR

Chất thải rắn


KT – XH

Kinh tế - xã hội

TP PR – TC

Thành Phố Phan Rang – Tháp Chàm

TNHH XD - TM & SX

Trách nhiệm hữu hạn xây dựng – thương mại & sản xuất

PHCVS

Phân hữu cơ vi sinh

RC

Rác chợ

RĐP

Rác đường phố

RT

Rác thải

RTSH


Rác thải sinh hoạt

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nguyên Phụ Liệu của Quá Trình Sản Xuất PHCVS tại Công Ty Nam Thành,
20

2008
Bảng 3.1. % Trọng Lượng Ước Tính của Các Thành Phần trong Rác Thải

27

Bảng 4.1. Thành Phần các Chất có trong RTSH tại Ninh Thuận

39

Bảng 4.2. Chi Phí Hàng năm UBND Tỉnh Ninh Thuận Chi Trả cho Công Ty Nam
40

Thành
Bảng 4.3. Mức Độ Hài Lòng của Người Dân về Công Tác Vệ Sinh Môi Trường Đô

43

Thị
Bảng 4.4. Lượng Rác Thải Trung Bình Theo Cơ Cấu Hộ Dân


43

Bảng 4.5. Thời Điểm và Địa Điểm Bỏ Rác của Người Dân

44

Bảng 4.7. Phương Thức Lưu Giữ Rác tại Hộ Gia Đình

47

Bảng 4.8. Mức Độ Đồng Ý của Người Dân về Phân Loại Rác tại Nguồn.

48

Bảng 4.9. Chi Phí Hoạt Động của Công Ty Nam Thành từ Năm 2002 – 2008

49

Bảng 4.10. Doanh Thu Hàng Năm của Công Ty Nam Thành

49

Bảng 4.11. Khối Lượng Hạt Nhựa Được Sản Xuất Qua Các Năm

50

Bảng 4.12. Lợi Ích - Chi Phí của Công Ty Nam Thành trong suốt Dự Án

51


Bảng 4.13. Nhận Dạng Lợi Ich - Chi phí Xã Hội

52

Bảng 4.14. Lợi Nhuận Thu Được của Công Ty Nam thành

56

Bảng 4.15. Công suất xử lý rác của Công ty Nam thành

56

Bảng 4.16. Khối Lượng PHCVS Sản Xuất Hàng Năm

57

Bảng 4.17. Khối Lượng RTSH; RĐP và RC Phát Sinh Đến Năm 2020

63

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Ninh Thuận

5


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Dân Sự của Công Ty Nam Thành

17

Hình 2.3. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Rác Thải – Chế Biến Phân Bón Hữu
Cơ Vi Sinh tại Công Ty Nam Thành

211

Hình 2.4. Sơ Đồ Tái Chế tại Công Ty

24

Hình 3.1. Sơ Đồ Nguồn Phát Sinh CTR

255

Hình 3.2. Sơ Đồ Tác Hại CTR Đối Với Sức Khoẻ Con Người

28

Hình 3.3. Sơ Đồ Những Hợp Phần và Chức Năng của Một Hệ Thống Quản Lý CTR 31
Hình 3.4. Sơ đồ phân loại và phương pháp xử lý CTR đô thị

32

Hình 4.1. Xe Cải Tiến Đang Tiến Hành Ép Rác vừa Được Thu Gom để chở về Công
41

Ty Nam Thành.


Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Hiểu Biết của Người Được Phỏng Vấn về Việc Phân Loại
45

Rác tại Nguồn
Hình 4.3. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Người Dân

46

Hình 4.4. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Người Dân

47

Hình 4.5. Sơ Đồ Xử Lý Nước Thải của Công Ty Nam Thành

53

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Ý kiến của Người Dân trong Công Tác Quản Lý
RTSH tại TP PR – TC.
Phụ lục 2. Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Nam Thành
Phụ lục 3. Bảng Chi Phí Đầu Tư Kho Bãi, Nhà Xưởng và Các Thiết Bị Khác
Phụ lục 4. Bảng Chi Phí Hoạt Động của Công Ty Nam Thành từ Năm 2002 – 2008
Phụ lục 5. Bảng Tính Các Chỉ Tiêu Đánh Giá ở Công ty Nam Thành
Phụ lục 6. Bảng Tính Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Xã Hội

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ở
các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng
góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải
rắn bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Theo số liệu
thống kê của cục bảo vệ môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân
theo đầu người tại các đô thị, tỉnh lỵ là 0,67 kg/người/ngày. Với tổng khối lượng phát
sinh CTR sinh hoạt tại 64 tỉnh thành trong cả nước là 16.927,80 tấn/ngày, tương đương
6.170.868 tấn/năm. Dự báo đến năm 2010, lượng CTR của nước ta sẽ tăng từ 24% 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm.
Việc xử lý CTR đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đỗ ở các bãi thải lộ thiên.
Quá trình kiểm soát và xử lý ô nhiễm còn hạn chế và chưa được áp dụng đúng tiêu
chuẩn là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Việc thải bỏ một
cách bừa bãi các chất thải không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn
gốc chính gây ô nhiêm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ
và cuộc sống con người và hơn hết là hủy hoại môi trường sinh thái. Nguy cơ ô nhiễm
môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô
thị trong cả nước đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý khắc phục để đảm bảo môi
trường và phát triển bền vững.
Tỉnh Ninh Thuận với TP PR – TC có diện tích và số dân tương đối nhỏ so với
các đô thị ở những Tỉnh thành khác. Ở đây đã có một bước đổi mới trong công tác
quản lý RTSH. Mô hình tư nhân hóa trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
RTSH bước đầu đã đem lại những lợi ích cho nhà nước giảm bớt gánh nặng quản lý,
thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý RTSH nói riêng và chất thải nói chung.



Ngày nay, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển tạo thuận lợi trong công tác khắc
phục những hậu quả do ô nhiễm rác thải gây ra và cải tiến giải pháp xử lý rác thải. Cụ
thể công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, đây là
một lĩnh vực khá mới mẽ, cần có những đánh giá thiết thực để tạo điều kiện và thúc
đẩy phương thức sản xuất này ngày một mang lại hiệu quả.Công ty TNHH XD - TM
& SX Nam Thành – Ninh Thuận - doanh nghiệp tư nhân có nhiệm vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý RTSH và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh mang nhãn hiệu “Địa cầu
xanh”. Nhà máy hoạt động với công suất xử lý từ 150 - 250 tấn rác mỗi ngày, và sản
xuất 60 – 80 tấn phân HCVS/ngày, 800 tấn phôi nhựa hạt nhựa, bao bì, .v.v. Mô hình
này không chỉ vừa giúp bảo vệ và cải thiện môi trường mà con góp phần phát triển nền
kinh tế nước nhà.
Vì vậy đề tài hướng đến việc: “Phân tích hiệu quả sản xuất phân hữu cơ vi sinh
từ RTSH tại Ninh Thuận”, nhằm tìm hiểu và phân tích hiệu quả đạt được và những hạn
chế từ đó có những giải pháp khắc phục.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt ở tỉnh
Ninh Thuận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng thu gom và quản lý rác thải ở Tỉnh Ninh Thuận.
Phân tích kinh tế của mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt
tại Công ty TNHH XD - TM & SX Nam Thành.
Dự báo khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn TP PR –TC đến năm 2020 .
Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài khảo sát 60 hộ gia đình ở TP PR – TC về những vấn đề phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 02/02/2009 đến

20/06/2009.
2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của toàn bộ luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH của tỉnh Ninh
Thuận, Công ty TNHH XD TM & SX Nam Thành và trình bày sơ lược về TP PR – TC.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và trình bày phương
pháp thu thập số liệu, phân tích và tính toán để có được kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu và tiến hành phân tích đánh giá kết
quả đạt được từ đó đề ra một số giải pháp khắc phục. Cuối cùng là dự báo khối lượng
RTSH, RC và RĐP phát sinh đến năm 2020.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận về nội dung nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí dịa lý
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, được
tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ (4/1992), ở vị trí địa lý 11o18’14” đến 11o09’15”. Phía
Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm
Ðồng và phía Đông giáp biển Ðông. Diện tích tự nhiên 3.360 km2, dân số năm 2005 là
56.4403 người, chiếm 1,04% về diện tích tự nhiên và 0,64% về dân số so với cả nước.
Ninh Thuận nằm ở khu vực có 3 trục giao thông chiến lược chạy qua là quốc lộ 1A,
đường sắt thống nhất Bắc - Nam và quốc lộ 27 lên Ðà Lạt. Ninh Thuận nằm liền kề
với Khánh Hoà, nơi có cảng biển và sân bay Cam Ranh và là một trung tâm du lịch ở
miền Trung; là cửa ngõ ra biển của tỉnh Lâm Ðồng, tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận về
phía Nam có nhiều cơ hội, tiềm năng chịu ảnh hưởng phát triển kinh tế của các tỉnh
miền Ðông Nam Bộ và là vùng đất nổi tiếng về các di tích văn hóa Chămpa và nhiều
tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng khác.
Với vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Ninh Thuận giao lưu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hoá, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ với các tỉnh lân cận. Ðồng thời cũng đặt cho Ninh Thuận phải đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong vùng và cả nước.


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Ninh Thuận

Nguồn:

5


b) Địa hình
Lãnh thổ Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy
núi cao, lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Ðồng và phía Ðông
giáp biển Ðông. Ninh Thuận có 3 dạng địa hình:

- Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh. Ðịa hình chủ yếu là
núi thấp, cao trung bình từ 200m đến 1.000m.
- Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích toàn Tỉnh, phân bố chủ yếu ở
phía tây các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn. Ðây là vùng tập trung phần
lớn diện tích đất chưa sử dụng và có khả năng khai thác phát triển sản xuất nông
nghiệp và nông lâm kết hợp với diện tích khá lớn.
- Còn lại đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh. Ðây là
vùng có điều kiện phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, sản xuất
công nghiệp chính của Tỉnh, .v.v. mật độ dân cư đông đúc.
c) Khí hậu
Nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1.827 mm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 9 - 11; mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau.
Lượng mưa trung bình 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên
1100mm ở vùng miền núi. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở khu vực phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức
bình quân cả nước. Ðộ ẩm không khí từ 75 - 77%.
Năng lượng bức xạ lớn 160Kcl/m2. Tổng lượng nhiệt 9.500 - 10.000oC. Số giờ
nắng tư 2.700 – 2.800 giờ/năm. Hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Tây Nam, tốc độ
gió trung bình 2,7m/s, lớn nhất là 24m/s. Tổng lượng bốc hơi hàng năm rất cao từ
1.800 – 1.850mm cùng với lượng mưa thấp và bức xạ mặt trời cao làm cho đất đai khô
hạn và cây trồng thiếu nước nhất là vào mùa khô.
Nhìn chung khí hậu Ninh Thuận có tính trồi và khắc nghiệt hơn so với các Tỉnh
trong toàn quốc, nền nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn, độ khô hạn nặng, độ ẩm không khí
thấp (mùa khô < 65%). Những đặc điểm trên thuận lợi cho quá trình quang hợp, tích
luỹ chất khô và có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, năng suất cây trồng cao, phát
6



triển chăn nuôi gia súc có sừng, thuận lợi cho phơi sấy trong sản xuất ngư nghiệp.
Song do lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn, thiếu nước là một
trong những hạn chế lớn của Tỉnh. Vì vậy, yếu tố thuỷ lợi để giữ nước và cấp nước
mùa khô, điều tiết nước mùa mưa có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế và sinh
hoạt của cư dân Ninh Thuận.
d) Thủy, hải văn
Tổng lưu vực sông suối Tỉnh có 3.092km2, trong đó sông Cái là 3.000 km2
chiếm 97% lưu vực sông toàn Tỉnh.
Dòng chảy, lũ: Mô đun dòng chảy lũ là 101/s km2. Dòng chảy vào mùa khô là
0,51/s km2.
Các sông ven biển miền Trung nói chung và Ninh Thuận nói riêng đều có độ
đục nhỏ. Lượng ngậm cát trung bình khoảng 100 - 150g/m3. Độ đục nhất vào tháng 9.
Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn Tỉnh đã có một số hồ thủy lợi.
Bờ biển dài 105km, với nhiều phong cảnh đẹp Ninh Thuận có tiềm năng lớn đối
với ngành kinh tế biển như du lịch, công nghiệp muối và nuôi trồng thủy hải sản.
Mức độ khô hạn của Ninh Thuận là cao nhất so với các vùng trong toàn quốc.
Với trữ lượng nước ngầm tương đối nghèo, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước
sinh hoạt, nước ngầm nằm sâu, địa chất lại bất lợi cho việc khai thác, hiện tại đã được
khai thác hạn chế phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, tưới cây nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Do các tác động của tốc độ phát trển kinh tế dịch vụ và du lịch, tốc độ đô thị
hóa tại Ninh Thuận có chiều hướng tăng nhanh với nhịp độ tăng trưởng dân số đô thị
là 2,05%. Tăng do chuyển dịch cơ cấu từ dân cư khu vực nông thôn vào đô thị khoảng
75.000 người.
a) Dân số và nguồn lao động
Dân số trung bình năm 2008 có 582,7 ngàn người, dự báo đến năm 2010 có
khoảng 614 ngàn người, trong đó dân số đô thị chiếm 34,2%.
Mật độ dân số trung bình 172 người/ km2, phân bố không đều, tập trung chủ
yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh
chiếm 78%, dân tộc Chăm chiếm 12%, dân tộc Găglây chiếm 9%, còn lại là các dân

tộc khác.
7


Dân số trong độ tuổi lao động có 350 nghìn người, chiếm khoảng 60,7%; dự
kiến đến năm 2010 có 380 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 18% và
sẽ tăng lên 25 - 30% năm 2010. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu
lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh.
Tình hình kinh tế của Tỉnh Ninh Thuận nói chung và của TP PR- TC nói riêng
đang có những bước chuyển biến đáng kể, đời sống của nhân dan đang ngày càng ổn
định và nâng cao.
Tổng thu Ngân sách trên địa bàn TP: 68 tỷ đồng/ năm.
Tăng trưởng kinh tế: 10,4%/ năm.
Mức tăng dân số tự nhiên: 1,9%/ năm.
Tỷ lệ hộ nghèo: 10,7% số hộ.
b) Giáo dục- Đào tạo
Hệ thống giáo dục phổ thông và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành
phố. Hệ thống các trường đào tạo gồm Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Chính trị,
Trung tâm ĐH2 - Đại học Thủy lợi, Trường trung cấp dạy nghề và các trung tâm kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao
trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động.
c) Y tế
Hệ thống y tế tuyến tỉnh có bệnh viện đa khoa với 800 giường, bệnh viện khu
vực với các trang thiết bị hiện đại, các trung tâm y tế chuyên khoa. Tất cả các huyện,
xã và phường đều có các trung tâm y tế và trạm xá. Hiện nay tỉnh đang xây dựng mới
bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị đáp
ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.
d) Cơ sở hạ tầng
- Mạng lưới giao thông:
Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, có quốc lộ 1A chạy qua, quốc

lộ 27A lên Đà Lạt và Nam Tây nguyên, quốc lộ 27B Ninh Sơn Cam Ranh, đường sắt
Bắc Nam và 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra gần sân bay quốc tế
Cam Ranh và cảng hàng hóa Ba Ngòi là một trong 10 cảng biển lớn của cả nước. Từ
các tỉnh, thành phố trong cả nước có thể đến Ninh Thuận bằng đường biển, đường sắt,
đường bộ và đường hàng không.
8


Dự án khu liên hợp thép Cà Ná đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, có gắn
đầu tư xây dựng cảng biển Dốc Hầm (Cà Ná) có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm,
khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 tấn. Tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển
hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Thủy lợi:
Hệ thống các công trình thủy lợi lớn đã hoàn thành. Có 14 công trình thủy lợi
lớn được đầu tư với tổng trữ lượng 127 triệu m3 đảm bảo nước tưới cho hơn 30% đất
nông nghiệp. Đến năm 2015 tỉnh sẽ tập trung triển khai chương trình thủy lợi với
nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ Tân Mỹ, sông Than, sông Biêu với tổng trữ lượng
khoảng 350 triệu m3 nước đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp.
- Cấp nước:
Hiện nay tỉnh có 4 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất với tổng
công suất hơn 90.000m3/ngày đêm, bao gồm nhà máy nước Phan Rang-Tháp
Chàm, Tân Sơn Ninh Sơn, Phước Dân Ninh Phước, Cà Ná - Phước Nam, đảm bảo
cung cấp nước cho Thành phố Phan Rang Tháp Chàm, các thị trấn, các vùng phụ
cận và các khu, cụm công nghiệp. Hiện đang triển khai xây dựng thêm nhà máy
nước Du Long (công suất 15.000m3/ngày đêm) cung cấp nước cho sinh hoạt nhân
dân trong vùng và khu công nghiệp.
- Cấp điện:
Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư đến 100% số xã đáp ứng nhu cầu
điện cho sản xuất và cung cấp điện cho hơn 95% số hộ trong tỉnh. Tỉnh đang triển khai

xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.
- Bưu chính viễn thông:
Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được đầu tư hiện đại hóa đảm bảo
thông tin liên lạc trong nước và quốc tế; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với hiệu quả
chi phí và độ tin cậy cao như mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng
lưới băng thông rộng cho thành phố theo mô hình một hệ thống, đa dịch vụ.
-Các dich vụ ngân hàng, tín dụng:
Ngày càng nâng cao chất lượng, linh hoạt, an toàn và thuận tiện hơn. Tại tỉnh có
đủ hệ thống các ngân hàng gồm: Chi nhánh ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh ngân
9


hàng thương mại (Đầu tư và Phát triển, Nông nghiệp, Công thương, Ngoại thương, Sài
Gòn Thương Tín, Đông Á, .v.v.). Các ngân hàng có khả năng huy động vốn và đáp
ứng nhu cầu vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Đất Ninh Thuận mgoài các loại đất có tổ hợp phù sa có độ phì khá còn lại là đất
dinh dưỡng. Được chia làm 9 loại chính gồm: đất cát mặn 10.100ha, đất mặn 5.190ha,
đất phù sa 30.760ha, đất xám và xám bạc màu 39.670ha, đất đỏ- xám nâu vàng bán
khô hạn 35.600ha, đất đỏ vàng (đất núi) 170.616ha, đất mùn vàng đỏ trên núi
26.269ha, đất thung lũng do sản phẩm bồi tụ 5.470ha, đất sỏi mòn trơ ửoi đá 12.340ha.
Tài nguyên đất Tỉnh Ninh Thuận không nhiều, phần lớn là đất đồi núi, độ dốc
cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nông
nghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha.
Tiềm năng đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha, trong đó
từ diện tích đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp khoảng 25 nghìn ha, từ đất còn
rừng thưa, rừng non phục hồi sau nương rẫy 21 nghìn ha.
Tổng quỹ đất lâm nghiệp của Tỉnh có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã
sử dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp có thể mở rộng thêm khoảng 50

nghìn ha. Ðất lâm nghiệp chủ yếu tập trung trên các vùng đất có độ dốc trên 150.
Ðất chuyên dùng 11,5 nghìn ha, đất ở 2,7 nghìn ha. Dự kiến nhu cầu phát triển
các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở sẽ tăng. Do
đó đất dành cho các mục đích này sẽ được bố trí trên cơ sở tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất.
Ðất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha.
Trong đó, trên 19.200 ha đất bằng, trên 72.500 ha đất đồi núi và diện tích mặt nước
chưa sử dụng có khoảng 800 ha.
Tổng diện tích tự nhiên 3.360 km2, trong đó đất dùng vào nông nghiệp 60.113
ha, đất lâm nghiệp 159.895 ha, đất chuyên dùng 12.673 ha, đất ở 2.880 ha, còn lại đất
trống chưa sử dụng, sông suối và núi đá 100.443 ha.
b) Tài nguyên nước

10


Tổng diện tích lưu vực các sông chính 3.600km2, tổng chiều dài sông suối
430km, gồm 2 hệ thống sông chính:
- Hệ thống sông Cái và các sông nhánh bao gồm sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho
Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu với tổng chiều dài
là 246km, diện tích lưu vực 1.929,5km2. Trữ năng thuỷ điện trên hệ thống sông Cái
khoảng 20.000KW, điều kiện để xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ và vừa.
- Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang gồm sông Trâu, suối Bà
Râu - Kiền Kiền, suối Ðồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ
(Ninh Phước), suối Núi Một.
Nguồn nước phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam tỉnh,
vùng trung tâm, còn vùng phía bắc và vùng ven biển thiếu nước nghiêm trọng. Trên
các sông này đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi như đập sông Ông, Nha Trinh,
Lâm Cấm, đập Cà Tiêu, Chà Vin, đập Kía, các hồ Tân Giang, sông Trâu để khai thác
nguồn nước tưới cho cây trồng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

Nguồn nước ngầm ít (chỉ bằng 1/2 so với mức bình quân cả nước)
c) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc năm 2001 thì đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh
Thuận có 157,3 nghìn ha, bao gồm rừng tự nhiên 152,3 ha, rừng trồng 5 nghìn ha, tỉ lệ
che phủ rừng 46,8%. Trong đó diện tích rừng giàu khoảng 7.000 ha, chiếm 4,6%; rừng
trung bình khoảng 20.000 ha, chiếm 13,2%. Trữ lượng gỗ toàn tỉnh còn gần 11 triệu m3
và 2,5 triệu cây tre nứa, trong đó rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5 triệu m3
gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ 5,5 triệu m3.
d) Tài nguyên thuỷ sản
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km2 có 3
cửa ra biển là Ðông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong 4 ngư
trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng sản biển.
Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá trong đó có nhiều loại có giá trị kinh
tế cao. Tổng trữ lượng cá tôm 120.000 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 70 - 80 ngàn tấn,
cá nổi 30 - 40 ngàn tấn. Khả năng khai thác hàng năm 50 - 60 ngàn tấn. Toàn tỉnh có
3.000 ha mặt nước, gồm các đầm vịnh và các bãi rạn lớn gần bờ rất thuận lợi cho việc
11


làm muối, nuôi trồng thuỷ hải sản quy mô lớn, tập trung. Khả năng diện tích làm muối
có thể tới 3.000 - 4.000 ha; sản lượng 400 -500 ngàn tấn, tập trung ở khu vực Ðầm
Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hải.
Bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ - Bình Sơn,
Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy, Mũi Dinh, .v.v. gắn với các công trình văn hoá
Chăm nổi tiếng và nhiều cảnh quan tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển
mạnh ngành du lịch - dịch vụ.
e) Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm:
- Nhóm khoáng sản kim loại có Wolfram ở Krông pha, núi Ðất; molipđen ở

Krôngpha, núi Ðất (4.000 tấn), thiếc gốc ở núi Ðất (24.000 tấn).
- Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ
Tháp I, Mộ Tháp 2; cát thủy tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thuận, .v.v.
- Muối khoáng: thạch anh ở Cà Ná, Ðầm Vua, sô đa ở đèo Cậu, .v.v.
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá Granitte trữ lượng trên 850 triệu
m3, cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san
hô tập trung ở Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia,
đá xây dựng, .v.v..
Cộng đồng dân cư gồm 15 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 78,3%; người
Chăm chiếm 12,7%; người Raglai chiếm 8%; người K'Ho chiếm 0,5%; người Hoa
0,5%. Có một số dân tộc sống lâu đời ở đây và phân bố tương đối tập trung nên đã
hình thành các cụm dân cư như Kinh, Chàm, Raglai, K'Ho, Nùng.
2.2.Tổng quan về TP Phan Rang- Tháp Chàm
TP PR - TC là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh, cách
thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách thành phố Nha
Trang 105 km và cách thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát
triển kinh tế - xã hội.
TP PR - TC có 7.937,56 ha diện tích tự nhiên; dân số năm 2005 là 162.545
người. Gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc: các phường Đô Vinh, Bảo An, Phước
Mỹ, Phủ Hà, Đài Sơn, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Mỹ Đông, Đông
Hải, Tấn Tài và các xã Thành Hải, Mỹ Hải.
12


Địa giới hành chính Tp Phan rang – Tháp Chàm: phía Đông giáp biển Đông,
phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, Bác Ái, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Bắc
giáp huyện Ninh Hải.
Cơ cấu kinh tế:
- Nông – Lâm nghiệp giảm từ 46% xuống còn 35%.
Các ngành công nghiệp chính trên địa bàn TP là chế biến nông sản, lâm sản, hải

sản, cơ khí và vật liệu xây dựng. Ngành công nghiệp có nhiều sản phẩm chất lượng
cao được tín nhiệm trên thị trường trong và ngoài nước như tôm, ực đông lạnh, gạo
xuất khẩu, hàng sông mây mỹ nghệ, đồ mộc dân dụng,.v.v. trong đó ngành chế biến
hải sản và nông sản là trọng tâm.
Ngành nông nghiệp của TP cũng như của Tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu
cây trồng có hiệu quả tôt. Sản xuất lúa tập trung vào các diện tích có năng suất cao,
đẩy mạnh sản xuất các loại cây đặc biệt có hiệu quả kinh tế cao như hành, tỏi và nho.
Chăn nuôi cũng được chú trọng phát triển, bước đầu đã hình thành các trang trại chăn
nuôi vừa và nhỏ.
Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp đạt 153,9 tỷ đồng. Lao động nông nghiệp
toàn TP là 25.010 người chiếm 31,4%. Với tổng diện tích đất nông nghiệp là 3.500ha.
- Thủy sản tăng từ 13,8% lên 15,8%.
Tổng giá trị sản lượng ngành hải sản là 79,8 tỷ đồng với tổng số lao động trong ngành
là 5.900 người.
- Công nghiệp và xây dựng tăng từ 11% lên 12%.
- Dịch vụ tăng từ 29% lên 35%. Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển khá mạnh .
Kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 12 - 15%/ năm, đóng góp 8 - 10% tổng thu ngân
sách Nhà nước trên địa bàn. Tổng số lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, du
lịch, thương mại, hành chính sự nghiệp là 2.600 người.
- Hạ tầng xã hội:
TP PR - TC được chia thành 11 phường nội thị và 2 xã ngoại thị.
Trên địa bàn TP có 48 công trình cơ quan hành chính và trường chuyên nghiệp .

13


×