Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.98 KB, 18 trang )

I HC QUC GIA H NI

Qun lý nh nc v h tch - Lý lun, thc trng v phng hng i mi

Phm Trng Cng
Khoa Lut Nm 2003

Lời nói đầu

Quản lý dân c- là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở
bất kỳ chế độ chính trị nào với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Để quản lý dân c-, mỗi quốc
gia có những ph-ơng thức quản lý khác nhau nh-ng đều h-ớng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ,
kịp thời, chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. ở n-ớc ta, quản lý hộ tịch
đ-ợc xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân c-. Quản lý hộ tịch tốt là cơ sở để Nhà
n-ớc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chính sách đó. Mặt khác, thông qua quản lý hộ tịch Nhà n-ớc mới có thể bảo vệ một
cách tốt nhất những quyền nhân thân cơ bản của công dân đã đ-ợc ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật
Dân sự. Đăng ký hộ tịch là hoạt động thể hiện một cách tập trung, sinh động mối quan hệ giữa Nhà n-ớc
và công dân. ở ph-ơng diện này có thể thấy quản lý hộ tịch là một lĩnh vực hoạt động thể hiện sâu sắc
chức năng xã hội của Nhà n-ớc.
Song hành cùng quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính quốc gia, đến nay hoạt
động quản lý hộ tịch ở n-ớc ta đã trải qua hơn 50 năm phát triển. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan nh-: đặc điểm lịch sử, truyền thống, tập quán, chế độ chính trị, pháp lý, trình
độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội - khoa học - công nghệ, nhận thức của ng-ời dân... nên hiện nay
lĩnh vực quản lý hộ tịch của n-ớc ta còn nhiều điểm bất cập, ch-a đáp ứng yêu cầu bức xúc mà thực tiễn
của sự nghiệp xây dựng nền một hành chính phục vụ năng động, hiệu quả, hiện đại đã và đang đặt ra.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nói trên là do pháp luật về quản lý hộ tịch của n-ớc ta còn chậm đổi
mới, cơ chế hoạt động còn nhiều bất hợp lý, nhiều quy định vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chế hành chính
quan liêu, lạc hậu.
Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hiện nay đất n-ớc đang b-ớc vào một giai đoạn
phát triển mới mà trong đó, vấn đề xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiệu quả, hiện đại đang đặt ra


hết sức cấp thiết. Trong bối cảnh đó, công tác quản lý nhà n-ớc trên lĩnh vực hộ tịch một lĩnh vực quản


lý xã hội có khách thể quản lý hết sức rộng lớn và phức tạp cũng đang đ-ợc đặt tr-ớc những yêu cầu đổi
mới mạnh mẽ cả về nhận thức cũng nh- thực tiễn hoạt động. Để có thể xác định những giải pháp hữu hiệu
nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch, việc nghiên cứu lịch sử, tổng kết thực tiễn,
xây dựng lý luận về lĩnh vực khoa học pháp lý này có vai trò hết sức quan trọng.Với nhận thức nh- vậy,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài Quản lý nhà n-ớc về hộ tịch - lý luận, thực trạng và ph-ơng h-ớng đổi
mới làm đề tài nghiên cứu luận văn Cao học Luật của mình.
Trên cơ sở ph-ơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn này h-ớng đến việc
trình bày quan điểm, nhận thức của tác giả xung quanh các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hộ tịch,
dựng lên bức tranh về lịch sử phát triển cũng nh- thực trạng quản lý hộ tịch ở Việt Nam để từ đó có đ-ợc
những đánh giá khách quan làm cơ sở đi đến các kiến nghị khoa học nhằm đổi mới mạnh mẽ và đúng
h-ớng lĩnh vực quản lý nhà n-ớc này. Để đạt đ-ợc mục đích nghiên cứu đó trên cả ph-ơng diện lý luận và
thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng sử dụng các ph-ơng pháp nghiên cứu phù hợp nh-:
ph-ơng pháp lịch sử, ph-ơng pháp thống kê, ph-ơng pháp phân tích, ph-ơng pháp so sánh luật... Về bố
cục, luận văn đ-ợc trình bày với kết cấu gồm lời nói đầu, ba ch-ơng, phần kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo.
Từ giác độ tiếp cận của khoa học pháp lý, có thể nói đây là đề tài còn mới mẻ và thiếu sự định
hình về mặt lý luận. Bởi vậy, trong quá trình tổ chức nghiên cứu mặc dù tác giả cố gắng s-u tầm, nghiên
cứu một cách có hệ thống các tài liệu có liên quan cũng nh- thực tiễn hoạt động quản lý hộ tịch nh-ng
chắc chắn nội dung, bố cục cũng nh- cách thức trình bày công trình này không tránh khỏi những sơ xuất
và khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn Cao học, chúng tôi chỉ mong
muốn đóng góp thêm một tiếng nói nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý hộ
tịch của Nhà n-ớc ta.


Ch-ơng I
Một số vấn đề lý luận về quản lý hộ tịch


I.1. Khái niệm hộ tịch
Tr-ớc hết cần khẳng định việc tìm hiểu, xây dựng về mặt khoa học nội hàm của khái niệm hộ tịch
là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để làm rõ khái niệm này, theo chúng tôi cần tìm hiểu nó theo
các chiều cạnh d-ới đây:
Thứ nhất, cần tìm hiểu ngữ nghĩa của từ hộ tịch từ góc độ ngôn ngữ học;
Thứ hai, nghiên cứu khái niệm hộ tịch với tính cách là một khái niệm khoa học pháp lý và quản
lý. Để làm rõ đ-ợc khái niệm này, cần có sự so sánh, tìm hiểu những cách quan niệm khác nhau ở trong
n-ớc cũng nh- những khái niệm t-ơng ứng của khoa học pháp lý n-ớc ngoài; đồng thời cũng cần có sự so
sánh, phân biệt giữa khái niệm hộ tịch với khái niệm hộ khẩu vốn là những khái niệm hiện nay
th-ờng bị sử dụng nhầm lẫn với nhau rất phổ biến.
Về mặt ngôn ngữ, hộ tịch là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố hộ
và tịch, trong đó tịch là thành tố chính. Xét về mặt từ loại thì đây là một danh từ thuộc nhóm danh từ
chỉ khái niệm trừu t-ợng [2, tr.211]. Nếu tìm hiểu riêng rẽ từng thành tố thì có thể thấy các từ điển tiếng
Việt hiện nay khá thống nhất cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ hộ khi sử dụng là danh từ có


nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong đó có một nghĩa là đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng
ăn ở với nhau. Tương tự, từ tịch có nghĩa là sổ sách hoặc là sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc. Tuy
nhiên việc tổ hợp hai từ đơn này thành từ danh từ hộ tịch lại là một trường hợp rất đặc biệt về mặt ngôn
ngữ, và đ-ợc sử dụng với thuộc tính là kết hợp hạn chế (hạn chế về việc sử dụng và khả năng tổ hợp của từ
ngữ) [36, tr.9]. Chính do tính chất đặc biệt ấy nên hiện nay, nếu khảo cứu qua các từ điển tiếng Việt thì có
thể thấy có rất nhiều cách giải nghĩa từ hộ tịch rất khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ:

Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng ký c- dân trong địa ph-ơng mình
theo từng hộ (Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên, in lần thứ năm, NXB Đà
Nẵng, 1998);
Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của
pháp luật (Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Nh- ý chủ biên, NXB Văn hoá Thông tin, 1998);
Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của
pháp luật (khai sinh, khai tử, kết hôn, tiền án, tiền sự, nhân khẩu) (Từ điển Hán cổ

Trung Quốc);
Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một ng-ời tại nơi
mình ở th-ờng xuyên, của những ng-ời th-ờng trú thuộc cùng một hộ, do chính
quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần (Từ điển t-ờng giải và liên t-ởng
tiếng Việt, Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn hoá Thông tin, 1993);
Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi ng-ời
trong một địa phương (Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân chủ biên, NXB
TP. Hồ Chí Minh, 2000);
Hộ tịch: Sổ hộ khẩu do chính quyền địa ph-ơng cấp (Từ điển Hán Việt,
Phan Văn Các chủ biên, NXB TP. Hồ Chí Minh);
Trên đây là ví dụ về một số cách giải nghĩa thuật ngữ hộ tịch từ góc độ ngôn ngữ học. Qua
những ví dụ này, có thể đi đến nhận xét sau đây: Những cách giải nghĩa về từ hộ tịch hiện nay rất thiếu
thống nhất, trong đó có thể thấy cách giải nghĩa của tác giả Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tường giải
và liên tưởng tiếng Việt và cách giải nghĩa của tác giả Phan Văn Các trong Từ điển Hán Việt thể hiện


sự nhầm lẫn cơ bản giữa hai khái niệm hộ tịch và hộ khẩu. Điều này phản ánh sâu sắc một thực tế là sự
nhầm lẫn giữa hai khái niệm hộ tịch và hộ khẩu trong nhận thức xã hội khá phổ biến.
Xét từ khía cạnh là một khái niệm pháp lý, khái niệm hộ tịch cũng là một trường hợp rất đặc
biệt trong hệ thống khái niệm pháp lý tiếng Việt. Bản thân khái niệm này hoàn toàn không dễ định nghĩa,
điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận tiện theo nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ khi xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế đã từng có những cuộc thảo luận trong giới chuyên môn về
việc thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác thông dụng hơn, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, do khái
niệm hộ tịchchứa đựng trong nó yếu tố truyền thống, lịch sử và đã là một khái niệm có tính chất phổ
thông, ăn sâu trong nhận thức nhân dân nên giải pháp đi tìm khái niệm Việt hoá thay thế nó không đ-ợc
lựa chọn, thay vào đó, các nhà xây dựng pháp luật đã dung hoà bằng giải pháp mà Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng nó với t- cách là một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa nó
trong văn bản.
Để làm rõ các chiều cạnh pháp lý của khái niệm này, d-ới đây chúng tôi xin trình bày những tìm
hiểu của mình về những cách định nghĩa khác nhau của khoa học pháp lý n-ớc ta qua các thời kỳ, cũng

nh- những cách định nghĩa tham khảo từ khoa học pháp lý n-ớc ngoài. Việc tìm hiểu những quan niệm
khác nhau về khái niệm này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì theo quan điểm của chúng tôi, chỉ có thể
xây dựng một định nghĩa mới về hộ tịch và định nghĩa này chỉ được chấp nhận khi nó tiếp thu, phản ánh
đ-ợc những khía cạnh truyền thống, đồng thời, cũng tiệm cận với quan điểm, xu h-ớng của khoa học pháp
lý hiện đại.
Quan niệm của các luật gia Việt Nam thời kỳ tr-ớc 1975
ở nước ta, khái niệm hộ tịch lần đầu tiên được định nghĩa trong các giáo trình giảng dạy của Đại
học Luật khoa Sài Gòn d-ới chế độ Việt Nam Cộng hoà, trong đó nổi lên quan điểm của một số tác giả
sau:
Tác giả Phan Văn Thiết có thể coi là người đầu tiên trình bày quan niệm hộ tịch trong cuốn tài
liệu chuyên khảo xuất bản năm 1958 nh- sau:

Hộ tịch còn gọi là nhân thế bộ là cách sinh hợp pháp của một công dân
trong gia đình và trong xã hội. Hộ tịch căn cứ vào ba hiện t-ợng quan trọng nhất
của con người: sinh, giá thú và tử (Phan Văn Thiết, Hộ tịch chỉ nam, Tủ sách phổ
thông, in lần thứ nhất, 1958)
Các tác giả Vũ Văn Mẫu Lê Đình Chân lại trình bày một định nghĩa khác về khái niệm hộ
tịch:


Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch
gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh và khai tử (Vũ Văn Mẫu, Lê
Đình Chân Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, Tủ sách Đại học Sài Gòn,
1968)
Tác giả Trần Thúc Linh, người đã dày công biên soạn cuốn Danh từ pháp luật lược giải vốn
đ-ợc đánh giá là một trong những từ điển chuyên ngành pháp lý đầu tiên đ-ợc biên soạn một cách khá kỹ
lưỡng, toàn diện không đưa ra định nghĩa về khái niệm hộ tịch mà chỉ đưa ra định nghĩa về khái niệm
chứng thư hộ tịch. Tuy nhiên, khái niệm chứng thư hộ tịch của Trần Thúc linh đã hàm chứa trong nói
khái niệm về hộ tịch:
Chứng th- hộ tịch là những giấy tờ công chứng dùng để chứng minh một cách chính xác thân

trạng ng-ời ta nh- ngày tháng sanh, tử, giá thú, họ tên, con trai con gái, con chính thức hay con t- sanh,
t- cách vợ chồng... tóm lại tình trạng xã hội của con ng-ời từ lúc sinh ra đến khi chết.
Các sổ sách hộ tịch ghi lại mọi việc sanh, tử, giá thú và các việc thay đổi về thân trạng ng-ời ta
(nhìn nhận con ngoại hôn, chính thức hoá con t- sinh, kh-ớc từ phụ hệ, ly thân... (Trần Thúc Linh, Danh
từ pháp luật l-ợc giải, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1965, tr.42).
Nhìn một cách tổng quát có thể thấy các luật gia thời kỳ tr-ớc 1975 tuy đ-a ra những cách định
nghĩa khác nhau về khái niệm hộ tịch nh-ng trong những cách định nghĩa này đều chỉ ra những dấu hiệu
đặc tr-ng của hộ tịch:
- Là sổ ghi chép các quan hệ gia đình của một ng-ời;
- Các quan hệ gia đình thuộc phạm vi quan tâm của hộ tịch phải là những quan hệ phát sinh trên
cơ sở 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con ng-ời, đó là sự kiện sinh, hôn nhân và tử;
1.2.2. Quan niệm của khoa học pháp lý n-ớc ngoài
Từ góc độ so sánh luật, qua tham khảo một số tài liệu pháp lý n-ớc ngoài có thể thấy trong khoa
học pháp lý một số nước cũng có những khái niệm tương đương với khái niệm hộ tịch trong tiếng Việt,
đó là civil registration (tiếng Anh), registre detat civil (tiếng Pháp), personenstandsregister (tiếng
Đức). Về mặt ngôn ngữ, ba khái niệm trong ba hệ ngôn ngữ nói trên đều có thể chuyển nghĩa sang tiếng
Việt là đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân. Trong khoa học pháp lý của Pháp và Đức, khái niệm này
gắn liền với khái niệm thân trạng, được hiểu là căn cước dân sự của cá nhân (tiếng Pháp: état des
personnes; tiếng Đức: personenstand).


danh mục Tài liệu tham khảo

I. Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển, quyển th-ợng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992
2. Nguyễn Tài Cẩn, Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, 1975, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
3. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, quyển 2, NXB Khoa học xã hội, 1993.
4. Collet, Hoàng Việt Trung hộ luật, Nhà in Viễn Đề, Sài gòn, 1947.
5. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, Gia phả khảo luận và thực hành, in lần thứ ba, NXB Văn hoá, 1992.

6. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt
Nam trong lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
7. Phạm Mạnh Doanh, Đây Toà án, Hộ tịch cẩm nang, Tủ sách Phổ thông, Sài Gòn,
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001.
9. Bùi Xuân Đính, Lệ làng phép n-ớc, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1985.
10. Nguyễn Sỹ Giác, Lê triều chiếu lịnh thiện chính, Vũ Văn Mẫu đề tựa, Nhà in Bình Minh, Sài Gòn,
1961, trang 127.
11. Trần Minh H-ơng (chủ biên), Giáo trình Luạt hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà nội,
1998.
12. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
13. Bùi Quang Khánh, Hành chánh địa ph-ơng, in lần thứ nhất, Nhà in Thái H-ng, Sài gòn, 1963.
14. Bùi Quang Khánh, L-ơng Thọ Phát, Các vấn đề th-ờng thức tại xã, ấp, Nhà in Rạng Đông, Sài gòn,
1971
15. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá Thông tin, Hà nội, 1999.
16. Nguyễn Thị Hồng Liên, Quản lý hộ tịch ở thành phố Hồ Chí Minh (luận văn Cao học), 1996.
17. Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật l-ợc giải, Nhà sách Khai trí, Sài gòn, 1965.
18. Trần Đức Lương, Đổi mới: Sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam, Tạp chí
Cộng sản, số 4+5/2002.
19. Luật tục Êđê (tập quán pháp), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
20. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân, Danh từ & tài liệu dân luật và hiến luật, Tủ sách Đại học Sài gòn, Sài
gòn, 1968;
21. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, quyển thứ nhất, tập hai, Sài Gòn, 1975.
22. Nhà Pháp luật Việt Pháp, Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân bằng luật dân sự, (kỷ yếu
Hội thảo), Hà nội, 1998.
23. Đào Trí úc (chủ biên), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, NXb Chính trị Quốc
gia, 1995.



24. Thang Văn Phúc (chủ biên), Cải cách hành chính nhà nước, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
25. Nguyễn Phan Quang và tập thể tác giả, Mấy vấn đề về quản lý nhà n-ớc và củng cố pháp quyền trong
lịch sử,
26. Lê Minh Tâm (chủ biên), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà
nội, 2000.
22. Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách ĐH Sài Gòn,
27. Đinh Văn Thanh (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2000.
28. Phan Văn Thiết, Hộ tịch chỉ nam, Tủ sách Phổ thông, in lần thứ nhất, sài Gòn, 1958.
29. Nguyễn Hùng Tr-ơng, Bộ Dân luật (Việt nam Cộng hoà), Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1972.
30. Nguyễn Văn Tuệ, Từ điển Việt Đức, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
31. Hà Nh- Vinh, Hình luật đặc biệt Việt Nam,
32. Phạm Côn Sơn, Văn hoá phong tục Việt Nam ABC, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2002.
33. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ T- pháp), chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch,
Hà Nội, 1995.
34. Viện Sử học, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983;
35. Viện Sử học, Khâm định Đaị Nam hội điển sự lệ, tập 4, NXB Thuận Hoá, Huế, 1993.
36. Viện Sử học, Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1991
36. Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, in lần thứ năm, NXB Đà Nẵng, 1998
37. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý, Tinh hoa quản lý 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về
quản lý trong thế kỷ XX, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2002.
38. Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
39. Nguyễn Nh- ý, Đại Từ điển Tiếng Việt,

II. Tiếng Anh
40. Ruth Kelly, Civil Registration: Vital Change, The Copyright Unit, St Clement House, London,
2002.
41. Oey-Gardiner, Mayling and Gardiner Peter, Reform of citizens administration in Indonesia: result of
the national conference on improving public services in citizens administration, Jakarta, 2002;


III. Tiếng Đức
42. Horst Tinch, Từ điển thuật ngữ pháp lý Đức, tập 2, xuất bản lần thứ hai, NXB C.H.BECK, 1992.













×