Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề tài việc làm của sinh viên khi ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.92 KB, 10 trang )

Mục lục

Trang 1


I.

Thực trạng việc làm sinh viên ra trường

Ngày nay vấn đề việc làm đang là nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia, đặc biệt là
những quốc gia đang phát triển, nơi mà có nguồn nhân lực dồi dào trong khi nền kinh tế
phát triển chưa cao do đó sẽ không có sự tương xứng về cung - cầu lao động trong phạm
vi một nước. Vấn đề việc làm luôn được quan tâm cho mọi nguồn nhân lực đặc biệt chú
trọng nhất là nguồn nhân lực có trình độ Đại học – Cao đẳng. Hiện nay hầu hết SV khi ra
trường, nhất là các SV học tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, Cần Thơ sau
tốt nghiệp đều tất bật kiếm một công việc tạm thời để làm kiếm tiền ở lại thành phố rồi
xin việc ổn định sau. Vì cuộc sống hiện tại, họ chấp nhận làm những việc mà không cần
bằng cấp như bưng bê tại các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại,
đi gia sư…Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bìnhkhá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn loay hoay
không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty lúc nào cũng chồng đống
những xấp hồ sơ xin việc. Do đó có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng
hay Đại học đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai với hi
vọng sẽ kiếm được công việc tốt hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm
được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng không nhiều trong số đó tìm được
việc đúng chuyên ngành đã học.
Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong năm 2011, cả nước có 63% SV tốt
nghiệp đại học cao đẳng trong cả nước ra trường không có việc làm. Chỉ 37% có việc làm
nhưng nhiều người làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Cũng theo thống kê của Bộ
GD&ĐT, tỷ lệ SV có việc làm đúng chuyên ngành của khối tự nhiên là khoảng 60%, còn
các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Điều này được lý giải là do SV chưa định
hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, chọn ngành học chưa phù hợp với năng lực


bản thân. Mặt khác các doanh nghiệp, cơ quan muốn tuyển chọn những sinh viên tốt
nghiệp tốt về kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ trong khi sinh viên ngồi trên ghế nhà
trường ít khi chủ động trang bị cho mình những kỹ năng đó. Phân tích kết quả khảo sát
SV với số lượng trên 5000 sinh viên trong năm 2010 – 2011 trên địa bàn TP.HCM, cho
thấy những vấn đề về kỹ năng mềm được sinh viên nhận thức đối với thị trường lao động
có những điều chưa rõ nét. Theo nhiều doanh nghiệp, những ứng viên với các bằng cấp
trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều nhưng để tìm được một ứng viên lý
tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo – đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như
mò kim đáy biển. Mặc dù không nhiều các nhà tuyển dụng đòi hỏi thẳng kỹ năng mềm
Trang 2


của ứng viên trong các thông báo tuyển dụng của mình, nhưng đây thực sự là những gì họ
đang tìm kiếm ở ứng viên – nhất là khi tìm người cho những vị trí cao cấp, quan trọng
trong đơn vị. như vậy chưa có một sự kết nối chặt chẽ giữa chương trình đào tạo của nhà
trường với doanh nghiệp và nhận thức của sinh viên về yêu cầu việc làm còn nhiều hạn
chế. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn xảy ra trong xã hội hiện nayTheo kết quả khảo sát
về tình hình việc làm của cử nhân ra trường trong năm 2009–2010 trên 2.948 sinh viên
tại ĐHQG HN, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, có khoảng 73,8% sinh viên tìm được việc
làm, 26,2% không tìm được việc làm. Đa số cử nhân chưa có việc làm cho biết, khó khăn
lớn nhất khi đi xin việc là… không biết xin việc ở đâu, một lượng sinh viên khác không
đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, thậm chí có 18% sinh viên không tìm được
việc vì các nhà tuyển dụng đã không thể hiểu được những cử nhân này được đào tạo về…
cái gì!
Những sinh viên may mắn đã có việc thì có tới 70,8% không thỏa mãn với công việc
của mình và đang có ý định thay đổi chỗ làm trong thời gian sắp tới. Điều mà các nhà
hoạch định chính sách nhân lực khá lo ngại là có tới 27% số sinh viên không tìm được
việc làm cho biết không xin được việc vì ngành học của mình không phù hợp với thị
trường. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục lâu năm cũng bày tỏ sự lo lắng khi sinh viên theo
học những ngành học xã hội và nghệ thuật ra trường ngày càng khó tìm việc dẫn đến sự

sút giảm đáng kể số lượng thí sinh thi vào ngành này khiến một số ngành học phải tuyển
sinh cách năm hoặc đóng cửa. Không chỉ vậy, một số ngành hiện đang rất cần cho chiến
lược phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, môi
trường lại khó tuyển được thí sinh. Sự mất cân đối đáng báo động trong đào tạo nhân lực
dẫn đến tình trạng nhiều ngành thừa nhân lực nhưng cũng có ngành nghề không thể tuyển
được người làm.
II.

Những nguyên nhân gây khó khăn về việc làm cho sinh viên ra trường
1. Nguyên nhân từ phía bản thân

Nguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định
sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các
bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường
thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu
hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo
các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.
Trang 3


Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động,
lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo
viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc
sống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen
với tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ
không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười
nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.
Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh.
Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành
nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học

tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ
năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học,
áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được
nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là
kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ
cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời
gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn
không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt
cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực
sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.
Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết định
quan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường có
thể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công
việc sau này.
2. Nguyên nhân từ phía nhà trường

Về phía đào tạo tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có
nguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ nội dung
đến phương pháp giảng dậy. Đôi khi được học là học chạy còn vào thực tiễn thì như mới
hoàn toàn vì học nhưng không có thực hành trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy,
học tập thì không có vì vậy không phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại
một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm
Trang 4


việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các
chương trình đào tạo ở trường đại học họ còn phải học thêm các khoá học ở ngoài như
ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cơ cấu đào tạo Có thể
nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế. Trong khi một

đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kỹ thuật, công nghệ,
xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại chưa đáp ứng được hết
nhu cầu. Trong khi đó sinh viên trong khối kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viên
khối kinh tế ra trường không có việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm được nhu cầu
thực tế về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn nhóm ngành
học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ không tính đến mục đích phục vụ
tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
Chất lượng đào tạo hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa.
Những gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nguyên nhân một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ cho việc giảng dậy và học tập hoặc nếu có thì quá xa so với thực tế công việc.
Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy sản xuất cũng thay
đổi theo. Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp được những
thay đổi này vì vậy nó thường bị tụt hậu. Khi không có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo
và thực tế công việc đã làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụ
cho công việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao
động . Chính vì sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng cao nên công việc cũng
đòi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ, năng lực. Điều này đòi hỏi ngành GD –
ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng đào tạo để có thể bắt kịp được sự
phát triển của thời đại.
3. Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng

Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi hoặc
những người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại với
các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan hiếm
việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thu
tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp
nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên, còn
về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘ than’ là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những
người có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác. Từ

Trang 5


khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính toán “ lời ăn, lỗ chịu” không có sự bao cấp của
nhà nước thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức bách. Cũng từ đây cơ cấu bộ máy trong
các cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do số lao động tuyển vào được cân nhắc kỹ lưỡng theo
khối lượng và mức độ đòi hỏi của công việc.
III.

Giải pháp nhằm giải quyết khó khăn về việc làm cho sinh viên ra
trường
1. Về phía bản thân sinh viên

Bạn phải sẵn sàng để khởi nghiệp
Cụm từ "khởi nghiệp" được xem là tiêu chí hàng đầu của sinh viên các nước phát triển
trên thế giới. Mới đây nhất, nền kinh tế mới nổi Trung Quốc mỗi ngày có khoảng 4.000
công ty mới được thành lập, chính phủ đầu tư 336 tỷ USD tính riêng trong năm 2015 cho
những dự án khởi nghiệp của những người trẻ. Tại sao chúng ta không tự chủ động lấy
việc làm? Ngay từ giảng đường, bạn cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng, luôn phải sẵn
sàng cho ngày ra trường và bắt đầu với dự án khởi nghiệp. Rất nhiều sinh viên ra trường
không có kiến thức chuyên môn hoặc nắm lí thuyết chứ không vận dụng được, vậy ngay
bây giờ bạn cần vừa học – vừa làm.

Giảng đường là nơi định hướng cho nghề nghiệp chứ không phải là nơi cho bạn việc
làm. Một sinh viên cầm tấm bằng cử nhân trong tay, đi khắp nơi nhưng không nhà tuyển
dụng nào nhận, có khi nào bạn đặt ra câu hỏi nguyên nhân vì sao chưa? Vì bạn chưa sẵn
sàng cho công việc. Thường mỗi sinh viên sẽ phải mất vài năm để xin được một công
việc ổn định, bởi vì ra trường là bạn coi như bắt đầu lại. Chỉ nắm lí thuyết, không có kỹ
năng nghiệp vụ, kém cỏi trong khâu phỏng vấn và chưa sẵn sàng tâm lí cho công việc.

Nếu bạn đã sẵn sàng, các dự án đầu tư khởi nghiệp trẻ của Việt Nam luôn cần bạn, phải
chủ động công việc của bản thân trước khi nghĩ đến việc nộp đơn xin việc làm.
Khắc phục sự kém cỏi về chuyên môn, nghiệp vụ... và tiếng Anh
Cô Phan Thị Ngà – Phó khoa ngoại ngữ - tin học Trường ĐH Thể dục thể thao Đà
Nẵng cho biết: "Các sinh viên ở trường còn kém chuyên môn về ngoại ngữ, thống kê
Trang 6


chung cho thấy đa số các em chỉ đạt ở mức trung bình mặc dù yêu cầu về ngoại ngữ ở
trường không phải quá khắt khe. Dù đã có nhiều biện pháp được đưa ra song hiệu quả
mang lại vẫn còn hạn chế." Đó là tình trạng chung của sinh viên trên cả nước.

Trước nền kinh tế hội nhập và mới nhất là hiệp định TPP, Việt Nam đứng trước nhiều
thách thức lớn mà trong đó, thách thức về nguồn nhân lực đáp ứng được chuyên môn là
"bài toán khó" cho nền giáo dục. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành khát nhân
lực nhất, nhưng cử nhân CNTT ở nước ta lại không thiếu. Vậy lí do tại sao? Các nhà
tuyển dụng cần nhân lực có trình độ chứ không phải nhân lực "có bằng cấp". Một yêu cầu
nữa là… kỹ năng. Rất nhiều cử nhân, thạc sĩ đi phỏng vấn nhưng đều khiến nhà tuyển
dụng "lắc đầu", kỹ năng viết CV hầu như không có, kỹ năng giao tiếp còn rụt rè và yêu
cầu nghiệp vụ là điều rất hiếm thấy. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu nhân
lực nhưng vẫn phải "lắc đầu" của các nhà tuyển dụng.
Đừng tự mình từ chối công việc
Không ít sinh viên "hão huyền" về tấm bằng cử nhân của mình, đặc biệt ở các trường
đại học lớn. Tâm lí của những cử nhân là phải làm việc theo đúng trình độ của bằng cấp,
tốt nghiệp đại học thì "không thể" đi làm nhân viên được. Tự "hão huyền" về tấm bằng
của mình và từ chối những cơ hội kiếm việc làm. Bạn phải biết rằng, ta buộc phải xuất
phát từ "con số 0", nếu bạn có năng lực thực sự bạn sẽ có cơ hội phát triển công việc của
mình. Một lí do nữa đó là tâm lí "phải học đại học" của không chỉ sinh viên mà còn là áp
lực từ gia đình. Một sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ: " Thực sự mình muốn
khởi nghiệp với việc kinh doanh chứ không phải là một kỹ sư như ngành nghề mà mình

đang theo học. Nếu tốt nghiệp kỹ sư mà phải đi làm công nhân thì tệ quá, còn nếu mình
chuyển sang kinh doanh thì khá phí 5 năm học đại học không theo chuyên ngành. Nhưng
mà xu thế bây giờ phải học đại học, còn sau này thì để tính sau." Chúng ta đang đứng
trước thực trạng "thừa thầy thiếu thợ" vì tâm lí "phải học đại học" và phải làm việc đúng
với "bằng cấp". Yêu cầu "quá cao" của những sinh viên là lí do mà bạn vẫn mãi thất
nghiệp.
Đừng luôn than trách và đổ lỗi
Đó là điều mà sinh viên vẫn "thường làm" để che đậy sự lười nhác của bản thân. Luôn
đổ lỗi cho "không có chỉ tiêu" rồi " đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra". Tốt nghiệp và
Trang 7


"ngồi chờ" nhà tuyển dụng. Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến
sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp. Đổ lỗi cho không có cơ hội việc
làm, đổlỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục… mà chưa thấy ai đổ lỗi cho bản thân
mình cả. Tốt nghiệp với tấm bằng trên giấy chứ không phải là tấm bằng "kiến thức" trong
đầu. Chờ đợi các công việc theo kiểu "việc nhẹ lương cao" và luôn muốn làm "nhà nước"
để ổn định, nhưng ít ai biết rằng đó là tự mình làm hại mình. Thực trạng chung bây giờ là
Thất nghiệp – Than trách, bỏ bê học hành – và tất nhiên hậu quả sau này là lại thất
nghiệp, có thể con số thất nghiệp mới ngày một tăng.
2. Về phía nhà trường

Để tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng
hơn thì việc đào tạo sinh viên cần sâu hơn vào phần thực hành, chỉ có như thế, sau khi ra
trường sinh viên có thể bắt kịp ngay với môi trường làm việc công sở, nắm bắt vận dụng
ngay được công việc,
Có chương trình môn học thiết thực và chuyên sâu hơn về chuyên ngành đào tạo. Tìm
hiểu thực tế về việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tạo cho sinh viên nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các công ty doanh nghiệp.
Nhà trường cần tổ chức cho sinh viên những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa sinh viên các

khoa, các khóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để rèn luyện them kĩ năng giao tiếp.
3. Về phía nhà nước

Thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu
tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ sở nhu cầu của
TTLĐ, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉ
đạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác với
đơn vị sử dụng lao động để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực
hành, xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ SV thực tập và đánh giá SV tốt nghiệp theo yêu cầu
của TTLĐ.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người học trong
việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động,

Trang 8


trước mắt áp dụng thí điểm cơ chế này tại các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, sau đó sẽ
áp dụng đồng bộ tại các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước...
Chỉ đạo thống nhất việc quản lý nhà nước đối với GDĐH và giáo dục nghề nghiệp từ
trung ương đến địa phương để làm cơ sở cho việc quy hoạch lại mạng lưới GDĐH gắn
với mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, với nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ phát triển
kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương và quốc gia.
Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp ở trong và ngoài nước
trên cơ sở điều chỉnh lại cơ quan chủ trì, phối hợp theo chức năng quản lý nhà nước của
từng cơ quan…
Xây dựng hệ thống và tăng cường cung cấp thông tin về TTLĐ theo địa phương,
vùng, ngành và kết nối thành thông tin TTLĐ quốc gia; thực hiện các giải pháp hữu hiệu
để thu hút lao động đã qua đào tạo từ nơi dư thừa (các thành phố lớn, vùng đã phát triển)
đến làm việc ở nơi có nhu cầu.
Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với người tốt nghiệp trình độ

ĐH, CĐ có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích SV chủ động
tự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động khác qua các dự án, ý tưởng sản
xuất, kinh doanh, giúp người mới tốt nghiệp tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn cho vay ưu
đãi để tạo việc làm.
Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về Đổi mới cơ chế
hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập; thực hiện việc phân tầng, xếp hạng,
ban hành và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH…

IV.

Khuyến nghị của nhóm
1. Đối với khoa – Bộ môn

Cần điều chỉnh hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tạo và các môn học chuyên
ngành quản lí giáo dục, tâm lí giáo dục.
Điều chỉnh chương trình đào tạo với khối kiến thức chuyên ngành cần chuyên sâu,
đặc biệt chú trọng tới những kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Trang 9


Khoa liên kết với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động tang cường tổ chức
buổi giao lưu giữa sinh viên của khoa với doanh nghiệp.
Thường xuyên thu thập thông tin đánh giá từ các cơ sở sử dụng lao động. tìm hiểu yêu
cầu về nguồn lực( số lượng, chất lượng, cơ cấu).
Tổ chức các buổi hướng nghiệp cho sinh viên
2. Đối với nhà trường

Ủng hộ và tạo điều kiện để khoa có thể thay đổi những nội dung, phương pháp và
hình thức và tổ chức dạy học theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã

hội tạo cơ hội cho sinh viên ra trường tìm việc dễ dàng.
Tạo điều kiện cho sinh viên học tập nghiên cứu khoa học.

Trang 10



×