Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Buổi sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học theo hướng đổi mới của giáo viên tổ khoa học xà hội - chuyên đề từ vựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 13 trang )

Buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề
“ Từ vựng” giáo viên tổ khoa học xã hội
Thực hiện công tác về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn sau đợt tập huấn của
Phòng GD - ĐT Huyện Lương Tài, sáng thứ ba ngày 09/12/2014, tổ KHXH –
trường THCS Trừng Xá đã tổ chức sinh hoạt Tổ chuyên môn theo chuyên đề.
Có thể nói chất lượng dạy và học trong nhà trường luôn là vấn đề được cả xã
hội đặc biệt quan tâm. Nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay
là yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Thiết nghĩ, vấn đề không chỉ dừng lại ở
phía người dạy hay người học mà đòi hỏi sự tác hợp của cả tập thể. Như vậy,
không khó để thấy rằng, sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là một trong
những khâu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Để các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đạt hiệu quả, phát
triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết được đặt ra. Với tinh thần đó, đổi
mới sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề được triển khai đang từng bước giải
quyết yêu cầu trên. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề lấy mục tiêu không
đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của giáo viên như trước đây mà khuyến khích
người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm sao giúp đỡ các em có một
bài học hoàn chỉnh, chất lượng, gây được hứng thú và niềm say mê học tập. Mục
đích của vấn đề đổi mới này là đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia
tích cực vào quá trình học tập và phát triển, tạo môi trường thân thiện, hợp tác
giữa các thành viên, phát triển kỹ năng sống (kỹ năng giúp đỡ, chia sẻ, kỹ năng
trình bày một vấn đề trước tập thể...); giáo viên có điều kiện quan tâm đến khả
năng học tập của từng học sinh (Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp
khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có
gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải
thiện không? Vấn đề gì cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào? vv...).
Đồng thời cũng tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi
dự giờ. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối


quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học
sinh. Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi
người.
Hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh
hoạt chuyên môn dựa trên bài dạy chuyên đề, từ đầu năm học BGH đã chỉ đạo,
quán triệt các tổ chuyên môn, giáo viên cần tìm hiểu kỹ, bám sát nội dung
chuyên đề “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên bài dạy chuyên đề” để thực
hiện các tiết dạy thao giảng tổ, thao giảng trường theo hình thức dạy học theo
chuyên đề.


Nắm được tinh thần chỉ đạo của BGH cũng như nhận thấy sự cần thiết
phải đổi mới hình thức sinh hoạt tổ, Tổ khoa học xã hội Trường THCS Trừng
Xá đã tiến hành đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo bài dạy chuyên
đề.Tôi nhận thấy sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề là một quá trình với
nhiều khâu, nhiều bước chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành viên
trong tổ đến để bàn bạc về một đơn vị kiến thức cụ thể trong một tiết dạy nào đó
trong chương trình.
Một trong những buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề mà tổ khoa
học xã hội đã thực hiện đó là buổi sinh hoạt vào sáng thứ ba ngày
09/12/2014. Sau đây là một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt
tổ:

Tổ họp phân công và chuẩn bị bài dạy chuyên đề văn 7


Cô giáo: Phương Thị Doan – Thể hiện tiết Tiếng Việt tại lớp 7A





Học sinh phát biểu xây dựng bài



Sau tiết dạy là phần thảo luận của các thành viên tham dự tiết dạy, các thầy cô
có nhiều ý kiến thảo luận, đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện công tác
đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên bài học theo chuyên đề, mang lại nhiều
kết quả khả quan.


Giáo viên đang thảo luận sau tiết dạy


Thứ nhất, về phía người học: chúng tôi nhận thấy các em thực sự trở thành
trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự tin hơn, tham gia tích cực hơn vào
các hoạt động học vì tất cả học sinh được tạo điều kiện để phát triển năng lực
học tập, không có học sinh bị bỏ quên. Học sinh mạnh dạn đề xuất ý kiến hoặc
yêu cầu với giáo viên, với các bạn để giải đáp các thắc mắc khi không hiểu bài.
Đặc biệt, được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, các em có thể chia sẻ, trao
đổi với bạn và tự làm. Quan hệ giữa học sinh với học sinh trở nên thân thiện,
không có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém, học sinh có ý thức
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Một giờ học như thế giáo viên đã khơi dậy tiềm
năng, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.


Thứ hai, về phía người dạy, giáo viên được tự do định hướng, hướng dẫn
học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học, tự thực hành. Như thế,
mối quan hệ giữa thầy và trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân
thiện, cởi mở hơn trước. Giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo, tìm ra biện pháp

mới để nâng cáo chất lượng dạy và học. Giáo viên dám tự chịu trách nhiệm về
chất lượng học tập của lớp mình, có cơ hội nhìn lại quá trình dạy, tự nhận ra


những hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời, quan tâm nhiều hơn đến
những khó khăn của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Biết lắng nghe và
tôn trọng ý kiến của học sinh trong các giờ học. Quan hệ giữa giáo viên và học
sinh ngày càng gần gũi, thân thiện hơn.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt ở người dự giờ là không chỉ ngồi một chổ cố
định ở cuối lớp như trước mà có thể ngồi bất kỳ vị trí nào nếu thấy thuận lợi cho
việc quan sát các em học tập. Thầy cô có thể đứng hai bên hoặc phía trước để
quan sát, quay phim, chụp ảnh một cách tự nhiên thoải mái. Những khuôn mẫu
gò bó không cần thiết đã được phá bỏ. Từ đó, người dự giờ mới có cơ hội để
quan sát kỹ các cung bậc cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh trong các tình
huống cụ thể mà các em thể hiện. Đó có thể là: thái độ của học sinh khi tham gia
học thể hiện qua nét mặt, hành vi; khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập có
vừa sức đối với học sinh hay không; sự tương tác giữa các học sinh như thế nào;
hoạt động nào gây được hứng thú học tập cho học sinh; những học sinh nào
tham gia hoặc chưa tham gia hoạt động; học sinh nào tích cực, chưa tích cực khi
tham gia vào các hoạt động nhóm....
Sau tiết dạy tất cả giáo viên dự giờ được chia sẻ những quan sát, suy nghĩ,
cảm nhận của mình về giờ học, đảm bảo không khí buổi sinh hoạt chuyên môn
thân thiện, cởi mở, không căng thẳng, nặng nề, không chỉ trích những hạn chế
của giáo viên dạy minh họa, không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan của cá
nhân, cùng thảo luận thiết kế bài học dựa trên thực tế và những kinh nghiệm,
biện pháp được rút ra trong bài học minh họa để tiến hành ở những bài học sau.
Quan hệ giữa các động nghiệp trở nên gần gũi, có sự cảm thông gắn bó, chia sẻ
khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe, công nhận sự khác biệt của nhau và
khiêm tốn học hỏi lẫn nhau.
Nhìn lại, qua bước đầu thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hình

thức dạy chuyên đề chúng tôi nhận thấy chất lượng dạy và học đã phần nào
được nâng cao. Học sinh cải thiện được chất lượng học tập, các em rất hào hứng,
phấn khởi, cảm thấy gần gũi với thầy cô. Giáo viên phát triển năng lực chuyên
môn, tạo quan hệ thân thiện, tích cực giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên.
Tuy nhiên, việc thay đổi cách sinh hoạt từ sinh hoạt chuyên môn truyền
thống sang sinh hoạt theo chuyên đề cũng không phải là vấn đề dễ dàng. Do
bước đầu đổi mới nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở
vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, giáo viên và học sinh
chưa quen với phương pháp dự giờ mới, giáo viên dự giờ ít đi lại để quan sát
việc học của học sinh, cũng như học sinh còn rụt rè chưa tự tin để thể hiện mình
trong giờ học. Dẫu vậy chúng tôi vẫn tin tưởng rằng với tinh thần và ý chí đổi
mới cùng với sức mạnh tập thể chắc chắn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
chuyên đề sẽ mang lại kết quả tích cực, chất lượng dạy học sẽ ngày càng được
nâng cao, chúng ta sẽ thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” của
mình.


Tổ trưởng

Phạm Thị Thơm

Trừng Xá, tháng 12/2014
Thư ký

Phạm Thị Chuân




×