Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC THUẬN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ LAI
TẠI SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC THUẬN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ LAI
TẠI SƠN LA
Chuyên Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn
2. PGS.TS. Lƣơng Văn Hinh



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa có ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Đức Thuận


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Dƣơng Văn Sơn, PGS.TS.
Lƣơng Văn Hinh đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Hƣng, PGS. TS.
Luân Thị Đẹp, TS. Phan Thị Vân, TS. Trần Trung Kiên, PGS.TS. Nguyễn
Hữu Hồng cùng toàn thể cán bộ khoa Nông học đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Thanh Vân, TS. Dƣơng Thị
Nguyên cùng tập thể cán bộ Phòng Đào tạo Trƣờng Đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của phòng Nông nghiệp
huyện Mộc Châu, phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn, phòng Nông

nghiệp huyện Thuận Châu và lãnh đạo xã Đông Sang (Mộc Châu), xã
Cò Nòi (Mai Sơn), xã Chiềng Ly (Thuận Châu).
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám đốc Sở
Giáo dục & Đào tạo tỉnh Sơn La, Ban giám hiệu trƣờng THPT Thuận Châu.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện thành công luận án này.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đức Thuận

năm 2017


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................. 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................. 4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ........... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ................................... 6
1.1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ............................ 9
1.2. Các yếu tố sinh học, phi sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát
triển của giống ngô lai ........................................................................ 12
1.2.1. Các yếu tố sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát triển của
giống ngô lai...................................................................................... 12
1.2.2. Các yếu tố phi sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát triển của
giống ngô lai...................................................................................... 13
1.3. Tính thích ứng của các giống ngô lai ở các vùng sinh thái ................ 15
1.4. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất ngô tại Sơn La ................... 17
1.4.1. Điều kiện tự nhiên của Sơn La ảnh hƣởng tới sản xuất ngô ........... 17
1.4.2. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La .................................................. 19
1.5. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác tới năng
suất ngô ............................................................................................. 22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về thời vụ gieo trồng ngô trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................... 22


iv
1.5.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và Việt Nam .. 28
1.5.3. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng ngô ................... 40
1.5.4. Tình hình nghiên cứu biện pháp che phủ cho ngô .......................... 44
1.6. Các kết luận qua phân tích tổng quan tài liệu .................................... 51
Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 53
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 53
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 55
2.2.1. Nghiên cứu tính thích nghi, tính ổn định của các giống ngô lai
tại các vùng sinh thái tỉnh Sơn La, xác định, lựa chọn giống ngô

phù hợp.............................................................................................. 55
2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật (xác định thời vụ, loại phân,
liều lƣợng phân hỗn hợp NPK, khoảng cách, mật độ gieo trồng,
kỹ thuật che phủ bề mặt đất) nâng cao năng suất, hiệu quả sản
xuất của các giống ngô lai tại Sơn La. .............................................. 55
2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tổng hợp các biện pháp
kỹ thuật canh tác ngô. ....................................................................... 55
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 55
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đồng ruộng ............................................. 55
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................ 60
2.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................... 62
2.3.4. Phƣơng pháp tính toán và xử lý số liệu ........................................... 63
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 65
2.4.1. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu .................................................. 65
2.4.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 66
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 68
3.1. Nghiên cứu xác định giống ngô thích hợp với điều kiện sinh thái ở
Sơn La ............................................................................................... 68
3.1.1. Kết quả thí nghiệm xác định giống ngô thích hợp với điều kiện
sinh thái ở huyện Mộc Châu ............................................................. 68


v
3.1.2. Kết quả thí nghiệm xác định giống ngô thích hợp với điều kiện
sinh thái ở huyện Mai Sơn ................................................................ 71
3.1.3. Kết quả thí nghiệm xác định giống ngô thích hợp với điều kiện
sinh thái ở huyện Thuận Châu .......................................................... 74
3.1.4. Tính thích nghi, tính ổn định của các giống ngô lai tại các vùng
sinh thái tỉnh Sơn La, xác định, lựa chọn giống ngô phù hợp .......... 78
3.2. Nghiên cứu các biện pháp canh tác cho ngô tại tỉnh Sơn La ............. 83

3.2.1. Thí nghiệm xác định thời vụ gieo trồng ngô thích hợp .................. 83
3.2.2. Thí nghiệm xác định loại phân bón thích hợp đối với ngô tại Sơn La .. 94
3.2.3. Kết quả thí nghiệm xác định liều lƣợng phân bón thích hợp cho ngô. 101
3.2.4. Thí nghiệm xác định mật độ, khoảng cách gieo trồng ngô thích
hợp ở Sơn La ................................................................................... 112
3.2.5. Kết quả nghiên cứu biện pháp che phủ đất trồng ngô tại Sơn La . 121
3.3. Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ
thuật thâm canh ngô ........................................................................ 127
3.3.1. Xây dựng quy trình kỹ thuật ......................................................... 127
3.3.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ........................................... 128
3.4. Phân tích vai trò (cơ cấu) đóng góp của các biện pháp kỹ thuật
đến năng suất ................................................................................... 130
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 137
1. Kết luận ............................................................................................... 137
2. Đề nghị ................................................................................................ 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ .......................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 140
PHỤ LỤC ............................................................................................... 149


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đƣợc viết tắt

BVTV

Bảo vệ thực vật


CCC

Chiều cao cây

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CIMMYT

International Maize and Wheat improvement centre
(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế)

CT

Công thức

CS

Cộng sự

CV

Coefficient of variation (Hệ số biến động)

FAO

Food Agriculture Oganization (Tổ chức Nông Lƣơng
thực)


GDD

Tổng mức độ sinh trƣởng hàng ngày

KL1000

Khối lƣợng 1000 hạt

LSD

Leat significant difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

PTNT

Phát triển nông thôn

RCBD

Randomized Complete Block Design (Khối ngẫu nhiên
hoàn toàn)

TGST

Thời gian sinh trƣởng

USDA

United State Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp
Mỹ)



vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới
(2008-2014) .......................................................................... 10

Bảng 1.2.

Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô tại Việt Nam
(2008-2014)........................................................................... 11

Bảng 1.3.

Diễn biến thời tiết khí hậu trung bình 5 năm (2009 - 2013)
tại Sơn La .............................................................................. 17

Bảng 1.4.

Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô tại Sơn La giai
đoạn 2008 - 2014 .................................................................. 19

Bảng 1.5.

Diện tích, năng suất ngô năm 2015 tại một số huyện của
Sơn La ................................................................................... 20

Bảng 1.6.


Tỷ lệ dinh dƣỡng cây ngô hút trong quá trình sinh trƣởng... 32

Bảng 1.7.

Hiện trạng sử dụng phân bón trong trồng ngô của nông
dân tại 3 huyện điều tra ......................................................... 38

Bảng 1.8.

So sánh hiện trạng sử dụng phân bón của nông dân với
quy trình hƣớng dẫn .............................................................. 39

Bảng 1.9.

Hiệu quả của vật liệu che phủ đến năng suất ngô ................. 44

Bảng 1.10. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của một số loại vật liệu che phủ
cho ngô trên đất dốc .............................................................. 45
Bảng 1.11. Ƣu điểm, nhƣợc điểm của một số loại cây trồng xen với
ngô trên đất dốc ..................................................................... 46
Bảng 2.1.

Nguồn gốc và đặc điểm chính của các giống tham gia
nghiên cứu tính thích ứng, tính ổn định ................................ 53

Bảng 2.2.

Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................... 66


Bảng 3.1.

Thời gian sinh trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng
chống chịu của các giống trong thí nghiệm .......................... 69

Bảng 3.2.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
trong thí nghiệm .................................................................... 70

Bảng 3.3.

Thời gian sinh trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng
chống chịu của các giống trong thí nghiệm .......................... 72


viii
Bảng 3.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất (số liệu trung bình 2 vụ
Xuân Hè 2009 và 2010) và năng suất của các giống trong
thí nghiệm ............................................................................. 74

Bảng 3.5.

Thời gian sinh trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng
chống chịu của các giống trong thí nghiệm .......................... 75

Bảng 3.6.


Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống trong thí nghiệm .......................................................... 77

Bảng 3.7.

Chỉ số thích nghi và ổn định của các giống thí nghiệm tại
3 điểm, năm 2009.................................................................. 79

Bảng 3.8.

Chỉ số thích nghi và ổn định của các giống thí nghiệm tại 3
điểm, năm 2010 ...................................................................... 80

Bảng 3.9.

Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian sinh trƣởng, đặc điểm
hình thái và khả năng chống chịu của giống ngô NK67 ........... 83

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống NK67............................................................. 85
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian sinh trƣởng, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67..... 86
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống NK67............................................................. 87
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của thời vụ đến thời gian sinh trƣởng, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67..... 88
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống NK67............................................................. 89
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất giống NK67 .... 90
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất giống NK67 .... 92

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến thời gian sinh trƣởng,
đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống
NK67 ..................................................................................... 95
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống NK67 ............................... 96


ix
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến thời gian sinh trƣởng,
đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống
NK67 ..................................................................................... 97
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống NK67 ............................... 98
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến thời gian sinh trƣởng,
đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67 ... 99
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của loại phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống NK67 ............................. 100
Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến thời gian sinh
trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của
giống NK67......................................................................... 102
Bảng 3.24. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống NK67 ................... 103
Bảng 3.25. Hiệu quả của việc đầu tƣ phân bón tại huyện Mộc Châu ... 104
Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến thời gian sinh
trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của
giống NK67......................................................................... 105
Bảng 3.27. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống NK67 ................... 106
Bảng 3.28. Hiệu quả của việc đầu tƣ phân bón tại huyện Mai Sơn ...... 107
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến thời gian sinh

trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của
giống NK67......................................................................... 108
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống NK67 ................... 109
Bảng 3.31. Hiệu quả của các mức phân bón tại huyện Thuận Châu .... 110
Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến thời gian sinh
trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của
giống ngô NK67.................................................................. 113


x
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK67............ 114
Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến thời gian sinh
trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của
giống ngô NK67.................................................................. 115
Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK67 ............ 116
Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến thời gian sinh
trƣởng, đặc điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống
ngô NK67 ............................................................................ 118
Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của mật độ và khoảng cách đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống ngô NK67............ 119
Bảng 3.38. Ảnh hƣởng của che phủ đến thời gian sinh trƣởng, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67... 121
Bảng 3.39. Ảnh hƣởng của che phủ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống ngô NK67 .............................. 122
Bảng 3.40. Ảnh hƣởng của che phủ đến thời gian sinh trƣởng, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67... 123
Bảng 3.41. Ảnh hƣởng của che phủ đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất của giống ngô NK67 .............................. 124
Bảng 3.42. Ảnh hƣởng của che phủ đến thời gian sinh trƣởng, đặc
điểm hình thái và khả năng chống chịu của giống NK67... 125
Bảng 3.43. Ảnh hƣởng của che phủ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống ngô NK67 .............................. 126
Bảng 3.44. Số hộ, diện tích và năng suất mô hình trình diễn áp dụng
tổng hợp các biện pháp kỹ thuật ......................................... 129
Bảng 3.45. Cơ cấu đóng góp của các biện pháp kỹ thuật đến năng
suất ngô phân theo nhóm nông dân .................................... 132


xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất giống NK67 .... 91

Hình 3.2.

Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến năng suất giống NK67 .... 93

Hình 3.3.

Ảnh hƣởng của các loại phân bón đến năng suất giống
ngô NK67 tại 3 địa điểm thí nghiệm .................................. 101

Hình 3.4.

Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến năng suất trung
bình 2 năm của giống ngô NK67 ở 3 địa điểm thí nghiệm 111


Hình 3.5.

Hiệu quả kinh tế của các liều lƣợng phân bón trong sản
xuất ngô tại 3 địa điểm thí nghiệm ..................................... 111

Hình 3.6.

Ảnh hƣởng của mật độ, khoảng cách trồng đến năng
suất trung bình 2 năm của giống ngô NK67 tại 3 địa
điểm thí nghiệm ................................................................. 120

Hình 3.7.

Đồ thị ảnh hƣởng của che phủ đến năng suất giống ngô
NK67 tại 3 địa điểm thí nghiệm ......................................... 127

Hình 3.8.

Năng suất ngô (tạ/ha) của mô hình trình diễn tại 3 địa
điểm nghiên cứu.................................................................. 131

Hình 3.9.

Đóng góp của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất ngô
phân theo nhóm nông dân ................................................... 135

Hình 3.10. Vai trò đóng góp của các biện pháp kỹ thuật đến năng
suất ngô ............................................................................... 135



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới,
đứng thứ ba sau lúa mỳ và lúa gạo về diện tích, đứng thứ hai về sản lƣợng và
đứng đầu về năng suất do những thành tựu ứng dụng về ƣu thế lai ở ngô và
đầu tƣ thâm canh cao. Ngô có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn
đề an ninh lƣơng thực ở mỗi quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nƣớc đang
phát triển, đồng thời là yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài và ổn
định xã hội. Ngô đƣợc sử dụng với ba mục đích chính: làm lƣơng thực cho
con ngƣời, làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến nhƣ là: nguyên liệu chính cho các nhà máy sản xuất rƣợu, bánh kẹo, tinh
bột,... Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
ngày càng phát triển thì ngô càng khẳng định vai trò to lớn trong việc sản xuất
các sản phẩm phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau lúa), là cây trồng
hàng hóa quan trọng ở các vùng sinh thái. Do cây ngô có khả năng chịu hạn,
không kén đất, có thể trồng đƣợc nhiều vụ trong năm. Ngoài tác dụng làm
lương thực, nhất là tại vùng cao, ngô được dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho
chế biến thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Việt Nam có điều kiện phù
hợp cho phát triển ngô qui mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái, nhất là tại
miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong thời gian gần đây,
do nhu cầu của nền kinh tế, sản xuất ngô tăng cả về diện tích, năng suất và sản
lƣợng: năm 2008 tổng diện tích 1.140,2 nghìn ha, đến năm 2015 diện tích ngô
toàn quốc đạt 1.179,3 nghìn ha, năng suất đạt 44,8 tạ/ha, tổng sản lƣợng là
5.283,2 nghìn tấn. Tuy nhiên cho đến nay, lƣợng ngô sản xuất trong nƣớc
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc; hàng năm, nƣớc ta vẫn
phải nhập khẩu hàng triệu tấn ngô. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2015b, [4] năm 2015 nuớc ta phải nhập khẩu khoảng

7,6 triệu tấn ngô hạt giá trị nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD, tăng 58,5% về khối
lƣợng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.


2
Sơn La là một trong những tỉnh miền núi, biên giới ở phía Tây Bắc của
Việt Nam với 1.405.500 ha đất tự nhiên: trong đó diện tích đất nông nghiệp là
190.070 ha chiếm 13,52%; đất trồng ngô là khoảng 162.900 ha (Cục Thống kê
tỉnh Sơn La, 2016) [5], là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 của Việt Nam
nhƣng năng suất bình quân lại đạt thấp hơn năng suất bình quân chung của cả
nƣớc. Hiện nay, một số nơi trong tỉnh diện tích sử dụng giống địa phƣơng và
giống thụ phấn tự do còn cao. Các giống ngô lai đƣợc trồng nhiều trong tỉnh
Sơn La chủ yếu là của các công ty giống nƣớc ngoài nhƣ Monsanto, Syngenta,
Bioseed... đƣợc nhập nội hoặc sản xuất tại Việt Nam và không phải tất cả các
giống này đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của Sơn La.
Vì vậy, việc chọn ra những giống ngô lai có năng suất cao và thích ứng với
điều kiện sinh thái của vùng là yêu cầu thiết thực và cấp bách nhằm phát triển
sản xuất ngô. Đồng thời cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp với sinh thái của tỉnh Sơn La.
Về thời vụ: ngƣời dân vùng Tây Bắc trồng ngô theo kinh nghiệm là khi
hoa ban bắt đầu tàn kết hợp có mƣa tiến hành gieo hạt vì thế năm thời tiết
thuận lợi thì đƣợc mùa, năm nào chỉ có 1 đợt mƣa đầu vụ và sau khi gieo hạt
gặp hạn kéo dài thì cây sẽ chết vì thiếu nƣớc đồng nghĩa với năm đó mất mùa.
Về phân bón, để ngô cho năng suất cao đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa
ra các công thức và liều lƣợng thích hợp cho từng vùng nhƣng do tập quán
canh tác, điều kiện kinh tế, ngƣời dân trong tỉnh thƣờng không bón lót phân
chuồng và lƣợng phân bón thúc thƣờng ít hơn so với quy trình dẫn đến ngô
cho năng suất thấp.
Về mật độ, khoảng cách gieo trồng đã có các công trình nghiên cứu đƣa
ra khoảng cách, mật độ thích hợp cho từng giống ngô và các vùng sinh thái

nhƣng tại tỉnh Sơn La ngƣời dân thƣờng trồng thƣa không đúng khoảng cách
dẫn đến năng suất không cao.
Về che phủ: do sức ép dân số ngày càng tăng, tài nguyên rừng ngày
càng cạn kiệt, năng suất lao động ngày càng thấp. Nhiều nơi trong tỉnh, nông
dân vẫn chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy để mở rộng diện tích trồng ngô, đặc
biệt là ở vùng đất dốc > 150 đã gây ra những hậu quả xấu nhƣ: hạn hán trong


3
mùa khô, lũ quét làm xói mòn đầu vụ khi mới gieo hạt hoặc thời kỳ cây con
dẫn đến làm giảm năng suất và không đảm bảo tính bền vững trong sản xuất.
Vì vậy, việc nghiên cứu xác định thời vụ, loại phân bón, liều lƣợng
phân bón, mật độ, khoảng cách gieo trồng, kỹ thuật che phủ phù hợp với điều
kiện đất đai, truyền thống canh tác của vùng là vấn đề cần thiết, có tính khả
thi cao vì các biện pháp này đơn giản dễ thực hiện, chi phí thấp phù hợp với
điều kiện kinh tế của bà con nông dân miền núi mà vẫn cho năng suất cao nên
dễ dàng đƣợc họ chấp nhận.
Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô lai tại Sơn La”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tính thích nghi, tính ổn định của các giống ngô lai tại các
vùng sinh thái ở Sơn La.
- Nghiên cứu đƣợc một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất
ngô ở Sơn La: thời vụ trồng, kỹ thuật bón phân (loại phân bón, lƣợng phân
bón), mật độ, khoảng cách trồng và kỹ thuật che phủ để phục vụ sản xuất ngô
tại vùng nghiên cứu cũng nhƣ tỉnh Sơn La.
- Xây dựng mô hình trình diễn tại 3 huyện áp dụng tổng hợp quy trình
kỹ thuật canh tác rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài
- Thông qua việc thảo luận của 3 nhóm nông dân xác định mức độ đóng
góp của các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất ngô tại Sơn La.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá đƣợc vai trò đóng góp
của các yếu tố giống và biện pháp canh tác trong kết cấu năng suất ngô.
- Đây là những cơ sở dữ liệu, số liệu khoa học về một số biện pháp kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất ngô đối với một địa phƣơng miền núi có thế
mạnh về trồng ngô nhƣ tỉnh Sơn La, góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu


4
khoa học về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô, đảm bảo sản xuất bền
vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã xác định đƣợc giống ngô lai NK67, VN8960, NK66 có khả
năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, năng suất cao, thích ứng với điều
kiện canh tác của địa phƣơng.
- Xây dựng đƣợc một số biện pháp canh tác góp phần nâng cao năng
suất giống NK67, bảo vệ môi trƣờng, góp phần phát triển ngô ở Sơn La, xóa
đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lƣơng thực.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất ngô để sản xuất bền
vững tại tỉnh Sơn La đƣợc lựa chọn và áp dụng vào sản xuất bao gồm:
- Có 3 giống ngô là: NK67, NK66 và VN8960 đều thích nghi tốt với
môi trƣờng sinh thái Sơn La vì có hệ số hồi quy gần bằng 1 và có năng suất
cao. Trong đó đặc biệt có giống NK67 có năng suất đạt trung bình từ 78,73
tạ/ha đến 81,52 tạ/ha ở tất cả 3 địa điểm nghiên cứu.
- Thời vụ trồng thích hợp từ 15/04 đến 22/04, khi gieo hạt vào thời
điểm này cây ngô sinh trƣởng, phát triển khỏe, cho năng suất cao và hạn chế
đƣợc sâu bệnh.
- Sử dụng loại phân hỗn hợp NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE. Đây là

loại phân ngoài việc có đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng,
trung lƣợng N, P, K, S, còn có các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Bo, Co, Cu, Fe,
Mn, Zn,... nên rất thích hợp cho sinh trƣởng phát triển của ngô, đặc biệt ở
những nơi ngô đƣợc trồng liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất nhƣ ở
các địa phƣơng của tỉnh Sơn La trong nghiên cứu này.
- Khi bón NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S + TE với liều lƣợng 420 kg/ha và
450 kg/ha cho năng suất và hiệu quả cao. Trong đó thông qua bảng hỏi thì
ngƣời dân thích bón với liều lƣợng 420 kg/ha hơn do việc vận chuyển phân
bón lên đồi dốc vất vả, nếu vận chuyển thêm 30 kg và bón cho 1 ha để thu
thêm từ 55.000 - 60.000 đồng/ha là không hiệu quả.


5
- Trên đất đồi, núi dốc ở tỉnh Sơn La nên gieo trồng giống ngô lai NK67
với mật độ thích hợp là 6,6 vạn cây/ha tƣơng ứng với khoảng cách 50 cm x 30
cm/cây.
- Che phủ bề mặt đất trồng ngô bằng thân lá ngô đã khô từ vụ trƣớc số
lƣợng 10 tấn/ha tạo điều kiện cho ngô sinh trƣởng phát triển tốt, năng suất cao
hơn so với không che phủ, chống xói mòn, rửa trôi đất dốc.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trên thế giới
Ngô lai (Hybrid Maize) - một thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật
của thế kỷ thứ 20 là kết quả của việc ứng dụng ƣu thế lai trong tạo giống ngô,
có một số đặc điểm chính sau: hiệu ứng trội và siêu trội đƣợc sử dụng trong

quá trình tạo giống, giống có nền di truyền hẹp, thƣờng thích ứng hẹp, yêu
cầu thâm canh cao, độ đồng đều tốt, năng suất cao, cần có hệ thống sản xuất
và chế biến hạt giống hoàn thiện, hạt giống chỉ sử dụng đƣợc một đời F1.
Những chƣơng trình tạo giống tiên tiến đều phát triển theo trình tự từ lai
kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Lai đơn là giống lai có nhiều đặc tính
tốt hơn và có năng suất cao nhất trong các loại giống lai. Chỉ có giống lai đơn
có kiểu gen của thế hệ F1 là đồng nhất trong khi tất cả các giống lai khác có
thế hệ F1 là không đồng nhất và tính không đồng nhất tăng lên khi số lƣợng
bố mẹ tham gia tăng lên. Vì thế giống lai đơn hấp dẫn nhất về kiểu hình.
Nhƣợc điểm chính của lai đơn là dòng thuần bố mẹ có sức sống yếu và năng
suất thấp. Một khi trở ngại này khắc phục đƣợc thì giống lai đơn đƣơng nhiên
sẽ là mục tiêu mà các chƣơng trình tạo giống mong muốn đạt tới.
Ngƣời đầu tiên khám phá ra ngô lai là George Harrision Shull - một nhà
khoa học Mỹ. Ngay từ những năm 1908, 1909 ông đã đƣa ra 3 quan sát chìa
khóa, đó là: (1) Từng cá thể cây ngô thụ phấn tự do bình thƣờng là con lai; (2)
bằng đồng huyết, con lai giảm xuống trở thành dòng thuần, mà ông gọi là
giống cải tạo thực (true breeding strains); (3) giống lai đồng đều (lai đơn) đã
đƣợc tạo ra từ hai dòng thuần. Ông cũng là ngƣời đầu tiên tạo ra dòng thuần
bằng tự thụ và tạo ra những giống ngô lai đơn đầu tiên. Shull là ngƣời đầu tiên
vào năm 1914 đƣa ra thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ƣu thế lai. Vào thời gian
đó, Edward Murray East - ngƣời đồng thời với Shull đã tiếp tục áp dụng thực
tế của ƣu thế lai trong chọn tạo giống ngô, ông đã trở thành nhà cải tạo ngô


7
hàng đầu vào thời điểm đó, đóng góp nhiều kiến thức cơ bản cho sự phát triển
của ngô lai hiện đại.
Mặc dù những phát minh của Shull đã đƣợc công nhận rộng rãi và
Edward Murray East đã tiếp bƣớc sự nghiệp, song ngô lai đã không có sức
sống vì năng suất dòng thấp, giá thành hạt giống cao. Mãi tới khi D. F. Jones một học trò của East đã đƣa ra phƣơng pháp lai kép (double cross) vào năm

1917. Phát hiện đó của ông đã mở ra một thời kỳ phát triển ngô lai mới, lập
tức ngô lai đã hồi sinh. Suốt thời gian dài mãi tới những năm 1960 các dòng
thuần năng suất cao để tạo ra các giống ngô lai đơn dần thay thế các giống
ngô lai kép ra đời và phát triển sâu rộng cho đến ngày nay những giống ngô
lai đơn thế hệ mới đƣợc cải tiến rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Các giống ngô lai đơn thế hệ mới có những đặc điểm nổi bật là năng suất cao,
chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận nhƣ nắng, hạn, nóng,
chống đổ, ít bị nhiễm sâu, bệnh, có khả năng trồng mật độ cao từ 8 - 9 vạn
cây/ha, năng suất đại trà đạt trên 10 tấn/ha. Ngày nay các công ty đa quốc gia
còn đƣa ra các giống ngô chuyển gen kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ
cỏ... Việc sử dụng các công nghệ nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy noãn chƣa thụ
tinh hoặc sử dụng cây kích tạo đơn bội để tạo ra các dòng thuần nhanh chóng
hơn rút ngắn quá trình chọn tạo giống ngô lai.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam
Nghiên cứu ngô lai ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1970. Tuy
nhiên vào những năm 1990 ngô lai mới thực sự có chỗ đứng ở nƣớc ta. Đây
thực sự là một thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp của Việt
Nam. Việt Nam cũng đã phải trải qua việc sử dụng các giống ngô lai không
quy ƣớc (Nonconventional Hybrids). Sau nhiều năm nghiên cứu đến cuối
những năm 1990 các giống ngô lai đơn mới phát triển mãnh mẽ ở nƣớc ta. Chỉ
trong vòng hơn 10 năm (từ 1990 - 2005), nƣớc ta đã tạo ra nhiều giống lai quy
ƣớc có năng suất, chất lƣợng không thua kém các giống lai nƣớc ngoài. Các
giống lai nhƣ: LVN4, LVN12, LVN17, LVN23, LVN24, LVN25,... đã góp
phần quyết định đến năng suất ngô của Việt Nam trong những năm gần đây.


8
Năm 2002 Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ƣơng đã tiến
hành khảo nghiệm 43 giống ngô mới nguồn gốc lai tạo trong nƣớc và một số
giống nhập nội phía Bắc, kết quả là các giống ngô đã khảo nghiệm có triển

vọng đƣợc đề nghị mở rộng diện tích sản xuất thử để khu vực hoá và công
nhận chính thức là: nhóm chín sớm, nhóm chín muộn, nhóm chín trung bình.
Giai đoạn 2003 đến nay: Thông qua dự án “Phát triển giống ngô chịu
hạn nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân vùng Đông Nam châu Á”
(AMNET), chúng ta đã thu thập đƣợc một số nguồn nguyên liệu mới từ
CIMMYT và các nƣớc trong khu vực, phục vụ cho công tác tạo giống ngô
lai. Nhiều giống lai có thời gian sinh trƣởng khác nhau đƣợc chọn tạo bằng
phƣơng pháp truyền thống và công nghệ sinh học đã đƣợc áp dụng vào sản
xuất ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nƣớc. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo
dòng khá phong phú và đƣợc thử nghiệm trong nhiều điều kiện sinh thái mùa
vụ khác nhau nên các giống ngô lai mới tạo ra có nhiều ƣu thế nhƣ: chống đổ,
ít nhiễm sâu bệnh, chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, năng suất cao, thời gian sinh
trƣởng ngắn, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau nhƣ VN8960,
LCH9, LVN14, LVN99, LVN61, LVN66, LVN154,...
Hơn nữa, cùng với phƣơng pháp chọn tạo giống truyền thống thì việc
ứng dụng công nghệ sinh học tuy chỉ mới bắt đầu 10 năm trở lại đây nhƣng đã
thu đƣợc kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ. Viện Nghiên cứu Ngô đang ngày
càng hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và đã cho ra đời hơn 10 dòng đơn
bội kép, đƣợc đánh giá là rất có triển vọng trong công tác tạo giống lai.
Theo tác giả Phan Xuân Hào (2005) [19], đã tiến hành phân tích đa
dạng di truyền tập đoàn dòng bằng kỹ thuật SSR, đã phối hợp chỉ thị phân tử
đánh giá đặc điểm năng suất của một số tổ hợp ngô lai,... Trong tƣơng lai gần,
các kỹ thuật mới này sẽ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc kết
hợp với phƣơng pháp chọn tạo giống truyền thống để tạo ra những giống ngô
lai tốt. Để tạo các giống có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận đã đạt
đƣợc kết quả, trong đó đáng chú ý nhất là cây ngô biến đổi gen kháng sâu đục
thân, kháng vi rút, chịu thuốc trừ cỏ, chịu hạn.


9

Tại Sơn La giống ngô LVN10 đã đƣợc trồng phổ biến cho năng suất
trung bình 5 - 6 tấn/ha, nhƣng trong những năm gần đây một số giống mới của
Viện Nghiên cứu Ngô đƣợc trồng nhƣ: LVN61, LVN14 và VN8960 đã cho
năng suất cao 7 - 8 tấn/ha và có khả năng chịu hạn tốt. Bên cạnh đó có các
giống của các công ty nƣớc ngoài nhƣ: NK66, NK54, NK67 cũng cho năng
suất cao 8 - 9 tấn. Nhƣ vậy, trong hơn hai thập kỷ qua, những tiến bộ kỹ thuật
mới đƣợc đƣa vào sản xuất góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất và
sản lƣợng ngô nƣớc ta.
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, giống ngô đƣợc đánh giá là biện pháp
quan trọng số một để thúc đẩy sản xuất phát triển, làm tăng năng suất. Tuy
nhiên, một số giống chỉ phát huy hết tiềm năng của giống ở môi trƣờng đất
đai, khí hậu phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá các giống trên đồng
ruộng của nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm lựa chọn giống
thích hợp có ý nghĩa quan trọng.
1.1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình sản suất ngô trên thế giới
Sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Ngô là
cây trồng có tốc độ tăng trƣởng về năng suất cao nhất trong các cây lƣơng
thực chủ yếu do việc lai tạo và sử dụng giống ngô lai. Ngô lai đã chứng minh
là một trong những thành tựu tạo giống cây trồng lớn của loài ngƣời, đồng
thời đóng góp vào việc giải quyết nạn đói ở các nƣớc đang phát triển vùng
châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh (Nguyễn Thế Hùng, 2002 [23]).
Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới nhìn chung có sự
tăng trƣởng không ngừng từ năm 2008 đến nay. Năm 2008, diện tích ngô trên
thế giới chỉ là 159 triệu ha, năng suất đạt 5,03 tấn/ha, sản lƣợng 800 triệu tấn,
thì đến năm 2014 diện tích đạt 185 triệu ha, năng suất 5,61 tấn/ha, sản lƣợng
cũng tăng rất mạnh lên tới 1.038 triệu tấn (bảng 1.1). Những năm gần đây với
sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác chọn tạo giống đƣợc trợ giúp
bởi nhiều kỹ thuật mới mở ra tiềm năng ứng dụng rộng lớn trong cải tạo
giống ngô. Những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực: nuôi cấy mô tế

bào và tái tổ hợp ADN. Đặc biệt với những thành công trong nghiên cứu


10
giống biến đổi gen trên ngô, đến năm 2014, diện tích ngô sử dụng các giống
biến đổi gen trên thế giới đã lên đến 57,4 triệu ha, chủ yếu ở Mỹ, Argentina,
Canada, Nam Phi, Uruguay, Ai Cập, Philippin và Nam Mỹ.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới (2008-2014)

2008

Diện tích
(triệu ha)
159

Năng suất
(tấn/ha)
5,03

Sản lƣợng
(triệu tấn)
800

2009

159

5,19

822


2010

164

5,08

832

2011

170

5,21

884

2012

174

4,89

852

2013

182

5,46


992

2014

185

5,61

1.038

Năm

(Nguồn: USDA (2013, 2015) [91][92])
Trên thế giới, sản xuất ngô tập trung chủ yếu ở châu Mỹ và châu Á,
năm 2014, sản xuất ngô của hai châu lục này chiếm 81,4% về diện tích,
81,33% về sản lƣợng toàn thế giới. Châu Mỹ có năng suất ngô cao nhất thế
giới (7,39 tấn/ha), cao hơn trung bình toàn thế giới 33,88%. Châu Âu năng
suất ngô đứng thứ 2 (6,19 tấn/ha). Nhìn chung, khu vực có năng suất ngô cao
trên thế giới tập trung chủ yếu là các nƣớc phát triển (FAOSTAT, 2015 [90]).
1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây lƣơng thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Tuy
nhiên ngô chỉ đƣợc trồng ở những vùng đất mà những loại cây trồng khác có
giá trị kinh tế cao hơn không phát triển đƣợc (nhƣ khu vực miền núi đất đai
cằn cỗi, nghèo dinh dƣỡng) hay những vùng đất khô hạn, thiếu nƣớc tƣới
hoặc trồng xen canh với những cây họ đậu ở vùng cao hay trồng ở vùng
chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả hoặc thiếu nƣớc. Do chỉ đƣợc trồng
trong những điều kiện không thuận lợi nhƣ vậy nên năng suất ngô của Việt
Nam không cao.



11
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô tại Việt Nam (2008-2014)
Năm

Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1.000 tấn)

2008

1.140,2

40,10

4.573,1

2009

1.089,2

40,10

4.371,7

2010

1.125,7

41,10

4.625,7


2011

1.121,3

43,10

4.835,6

2012

1.118,3

43,00

4803,6

2013

1.157,5

44,5

5.151,1

2014

1.177,5

44,1


5.191,7

2015

1.179.3

44,8

5.283,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016,[51])
Kết quả bảng 1.2 cho thấy, năm 2008 diện tích trồng ngô cả nƣớc là
1140,2 nghìn ha với năng suất 40,1 tạ/ha, sản lƣợng 4.573,1 nghìn tấn. Năm
2015 diện tích trồng ngô đã đạt 1179,3 nghìn ha và năng suất bình quân cả
nƣớc đạt 44,8 tạ/ha, đƣa sản lƣợng ngô cả nƣớc lên tới 5.283,2 nghìn tấn
nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, trong những năm gần
đây chỉ có khoảng 5 - 10% sản lƣợng ngô dùng làm lƣơng thực cho đồng bào
dân tộc vùng cao miền núi phía Bắc, còn lại chủ yếu dùng cho chăn nuôi. Tuy
nhiên sản lƣợng ngô hiện tại của Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu
chăn nuôi.
Tháng 3 năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(NN&PTNT) đã thông qua Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận
ba giống ngô chuyển gen của Công ty Syngenta. Đây là giống ngô chuyển gen
đầu tiên đƣợc chính thức công nhận và thƣơng mại hóa tại Việt Nam.
Hiện nay, nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô trên thế giới nói
chung và nƣớc ta nói riêng nhƣ: Khí hậu toàn cầu biến đổi phức tạp, đặc biệt
là hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều đối tƣợng sâu, bệnh hại mới
xuất hiện, tình hình sản xuất ngô ở nhiều nơi đang gây nên tình trạng xói mòn
đất, rửa trôi dinh dƣỡng, giá nhân công ngày càng cao, cạnh tranh gay gắt

giữa ngô và các cây trồng khác.


12
Công tác chọn tạo giống đã tạo ra nhiều bộ giống ngô thực sự chịu hạn
và các điều kiện bất thuận khác nhƣ đất xấu, chua phèn, kháng sâu bệnh, có
thời gian sinh trƣởng ngắn đồng thời cho năng suất cao, ổn định, nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả cho ngƣời sản xuất vẫn chƣa nhiều. Đặc biệt, các
biện pháp kỹ thuật canh tác, mặc dù đã đƣợc cải thiện nhiều song vẫn chƣa
đáp ứng đƣợc đòi hỏi của giống mới. Trong đó, một số vấn đề đang đƣợc chú
ý nhƣ khoảng cách, mật độ, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại,
bảo quản sau thu hoạch.
1.2. Các yếu tố sinh học, phi sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát triển
của giống ngô lai
1.2.1. Các yếu tố sinh học tác động đến sinh trưởng, phát triển của giống
ngô lai
Trong các yếu tố sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát triển của ngô
nói chung và ngô lai nói riêng là các loại sâu, bệnh hại (Ngô Hữu Tình, 2003)
[67]. Sâu xám (Agrotis ypsilon) gây hại ngô chủ yếu trong thời kì cây con (từ
khi mọc đến khi cây ngô đƣợc 5-6 lá). Sâu xanh (Heliothis armigera) có phổ
kí chủ tƣơng đối rộng, gây hại trong suốt quá trình sinh trƣởng của cây ngô.
Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis) hại ngô trong suốt quá trình sinh trƣởng và
ở tất cả các bộ phận từ thân, lá, bắp. Tác hại lớn là làm cây bị gãy khi gặp gió
bão. Muộn hơn, sâu đục dọc cuống cờ làm gãy bông cờ, đục dọc cùi ngô, đôi
khi vì thế mà gây thối bắp. Rệp hại ngô (Rhopalosiphum maydis) chủ yếu
nhiễm ở lá và cờ ngô (muội hại ngô). Khi ngô trỗ cờ, rệp trích hút dịch lá bao
cờ, làm lá bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Ngoài các loại sâu
chính kể trên còn nhiều loài côn trùng nhƣ châu chấu, bọ trĩ… hại ngô. Các
loại sâu hại và côn trùng đã làm ảnh hƣởng lớn đến quá trình sinh trƣởng, phát
triển của ngô lai.

Các yếu tố sinh học tác động đến sinh trƣởng, phát triển của ngô lai
tƣơng đối trầm trọng là các loại bệnh hại. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
gây hại trong suốt quá trình sinh trƣờng cây ngô song biểu hiện rõ và nặng khi
cây ngô trỗ cờ đến làm hạt. Về bệnh đốm lá có 2 loại là đốm lá lớn do nấm
Helminthosporium turcicum và đốm lá nhỏ do Helminthosporium maydis gây
ra. Vết bệnh của H. turcicum hình bầu dục, lớn hơn nhiều so với H. maydis.


×