Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp kinh tế xây dựng dự thầu và thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.3 KB, 11 trang )

Câu hỏi bảo vệ đồ án tốt nghiệp kinh tế xây dựng dự thầu và thi công
MỘT SỐ CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU XÂY DỰNG.
Phần cơ sở lý luận
1. Đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu khác nhau như thế nào? Tại sao lại lựa
chọn phương pháp đấu thầu đó?
2. Phương thức đấu thầu?
3. Sơ tuyển nhà thầu trong điều kiện nào? Có sơ tuyển hay không sơ tuyển nhà thầu?
4. Trường hợp nào đấu thầu thuê tư vấn?
5. Hồ sơ mời thầu và Hồ sơ dự thầu khác nhau như thế nào?
6. Nội dung của Hồ sơ mời thầu và Hồ sơ dự thầu?
7. Đánh giá Hồ sơ dự thầu xây lắp như thế nào?
8. Khái niệm giá, giá đánh giá, giá trúng thầu, giá hợp đồng, giá dự thầu, giá gói thầu?
9. Các hình thức thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá, không điều chỉnh giá?
10. Phê duyệt nội dung hợp đồng, trường hợp nào phải phê duyệt?
11. Văn bản pháp lý, giải pháp kỹ thuật công nghệ, tài chính thương mại, cái nào quyết định
cho thắng thầu?
II. Tính toán lập Hồ sơ dự thầu
12. Tổ chức thi công dây chuyền, cơ sở để làm căn cứ phân đoạn, phân đợt thi công?
- Chia phân đoạn là phân chia mặt bằng thi công khi công việc phát triển theo phương ngang
(như móng, dầm, sàn), chia phân đợt là phân chia khi công việc phát triển theo phương đứng
(như cột, vách, tường)
- Căn cứ khối lượng công việc, đặc thù công việc, phương án công nghệ và thiết bị máy móc,
yêu cầu kỹ thuật để chia phân đoạn, phân đợt.
- Khi chia phân đoạn cần chú ý khối lượng công việc giữa các phân đoạn không chênh lệch
quá 20%, vị trí mạch ngừng đảm bảo theo quy phạm.
13. Những căn cứ để lựa chọn máy thi công?
- Căn cứ vào khối lượng công việc, đặc điểm của cấu kiện, công trình thi công, yêu cầu về tiến
độ để chọn máy.
14. Căn cứ lựa chọn phương án thi công?
- Căn cứ vào thời gian thi công, giá thành thi công, tính hợp lý của phương án.


15. Ép cọc trước khi đào đất và sau khi đào đất: phương pháp nào ưu việt hơn?
- Tùy điều kiện cụ thể của từng công trình. Ví dụ với công trình có nền địa chất tốt, mực nước
ngầm sâu và cao độ cắt cọc sâu thì phương án ép sau ưu việt hơn. Còn với công trình trên nền
đất xấu, mực nước ngầm cao, cao độ cắt cọc không sâu thì ép trước ưu việt hơn. Trong đồ án
lựa chọn phương án ép trước vì ưu việt hơn.
Phương pháp đào đất trước, ép cọc sau:
- Ưu điểm của phương pháp đào đất trước, ép cọc sau: tận dùng được tối lượng đất đào bằng
máy, giảm được khối lượng đất phải đào bằng thủ công. Giảm được khối lượng ép âm cọc.


- Nhược điểm: Phải di chuyển máy móc, cọc lên xuống hố móng gây khó khăn. Sau khi đào
đất, nếu mực nước ngầm cao thì hố móng có thể ngập nước gây khó khăn khi thi công.
Phương pháp ép cọc trước, đào đất sau:
- Ưu: mặt bằng thi công bằng phẳng, khô ráo, thuận lợi cho việc di chuyển máy móc, thiết bị,
vật liệu trong thi công. Không phải di chuyển máy móc lên xuống hố móng như đào đất trước,
ép cọc sau.
- Nhược: Khối lượng ép âm lớn, khó tận dụng ca máy để đào đất, do đó lượng đất đào bằng
thủ công sẽ lớn.
Ưu của cái này là nhược cái kia và ngược lại.
16. Ép cọc liên quan đến những thiết bị ép cọc nào?
- Máy toàn đạc phục vụ công tác định vị vị trí ép cọc.
- Máy cẩu tự hành phục vụ lắp đặt đối trọng và cọc vào vị trí.
- Máy ép cọc.
- Máy hàn phục vụ công tác nối cọc.
17. Khi xảy ra các sự cố ép cọc như: găng, chối, nghiêng phải xử lý như thế nào?
- Cọc nghiêng: Nếu cọc đóng chưa sâu thì có thể dùng đòn bẩy để điều chỉnh cho cọc thẳng
đứng. Với cọc đã hạ sâu thì phải nhổ lên để hạ lại hoặc tính toán lại khả năng làm việc của cọc
trong trường hợp cọc nghiêng.
- Cọc bị chối (hay còn gọi là chối giả: hiện tường cọc chưa hạ đến độ sâu thiết kế (thường còn
rất cao) mà độ chối của cọc đã bằng hoặc nhỏ hơn độ chối thiết kế): nguyên nhân do hạ cọc quá

nhanh, đất xung quanh cọc bị chèn ép quá chặt dẫn đến lực cản giữa đất và cọc lớn. Biện pháp
xử lý là ngừng hạ cọc, chờ khoảng 1-2 ngày rồi tiếp tục hạ cọc.
- Cọc bị găng (gặp vật cản): Biện pháp xử lý: ngừng đóng, nếu tiếp tục đóng sẽ gây phá
hoại cọc. Nhổ cọc lên và phá vật cản bằng cách đóng xuống một ống thép đầu nhọn có cường
độ cao, hay nổ mìn để phá vật cản hoặc khoan dẫn. Khi vật cản đã phá xong, ta tiếp tục
đóng cọc.
18. Những công tác chuẩn bị cho ép cọc?
- Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
- Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (nếu
là cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc).
- Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng phẳng,
không gồ ghề lồi lõm.
- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh.
- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc.
- Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.
19. Tại sao lại ép cọc thí nghiệm trước khi ép đại trà?
- Vì ép cọc thí nghiệm xong, sẽ tiến hành thí nghiệm cọc. Cần thí nghiệm cọc trước khi thi
công cọc đại trà. Việc thí nghiệm cọc là để đề phòng trường hợp khảo sát địa chất có sai sót lớn
hoặc không đánh giá được hết điều kiện địa chất, dẫn đến việc tính toán thiết kế cọc không đủ


để làm việc theo yêu cầu. Số liệu công tác thí nghiệm cọc sẽ được dùng để kiểm tra, và có điều
chỉnh thiết kế cọc nếu cần thiết (ví dụ tăng giảm số cọc, tăng giảm chiều sâu ép cọc). Do đó cần
ép cọc thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm trước khi thi công cọc đại trà.
20. Phương án đào đất bằng máy ở hố móng có các bãi cọc và hố móng không có cọc cần lưu ý
những điểm gì?
- Với hố móng không có cọc: Đào gần đến cao độ đáy bê tông lót theo thiết kế.
- Với hố móng có cọc: Đào gần đến cao độ đỉnh cọc ép. Trường hợp khoảng cách các cọc đủ
lớn có thể sử dụng gầu đào dung tích nhỏ để đào đất ở khoảng giữa các cọc, giảm khối lượng

phải đào bằng thủ công.
21. Phối hợp giữa máy đào và ô tô vận chuyển như thế nào?
- Sử dụng loại ô tô có dung tích thùng xe tối thiểu bằng từ 4-6 lần dung tích gầu đào.
- Tính toán số ô tô phù hợp với dung tích thùng xe, cự ly vận chuyển và năng suất máy đào.
- Khi đào, ô tô đi song song bên cạnh máy đào.
- Khi đào, máy đào đi lùi còn ô tô đi tiến.
22. Đào đất bằng thủ công trong trường hợp nào, ưu nhược điểm?
23. Các biện pháp xử lý nước ngầm, nước mặt, cát chảy khi thi công đào đất móng?
24. Những biện pháp đổ bê tông móng: máy bơm và cần trục, độ sụt có khác nhau so với thi
công bằng thủ công không?
Có khác nhau.
- Đổ bằng bơm: độ sụt yêu cầu lớn (thường >12cm) để đảm bảo bê tông có thể chạy được
trong vòi bơm.
- Đổ bằng cần trục: không yêu cầu độ sụt lớn vì bê tông chỉ chứa trong các thùng đổ, khi mở
cửa đổ của thùng đổ thì bê tông tự chảy ra ngoài.
- Đổ bằng thủ công: không yêu cầu độ sụt lớn. Tuy nhiên nếu bê tông được trộn bằng máy trộn
nhỏ thì độ sụt không đồng nhất giữa các mẻ trộn.
25. Biện pháp kỹ thuật đầm bê tông và kiểm tra?
26. Thi công bê tông khối lớn có được phép đổ liên tục không và cần lưu ý những điểm gì?
27. Biện pháp thi công công tác ván khuôn cho bê tông móng?
- Sử dụng ván khuôn gỗ, thép hoặc ván khuôn nhựa.
- Văng chống sử dụng chủ yếu là xà gồ gỗ vì dễ cắt ngắn, đóng đinh.
- Ván khuôn chủ yêu vận chuyển bằng thủ công.
28. Thi công nhà cao tầng có thang máy, biện pháp thi công phần ngầm?
- Căn cứ vào thiết kế, nếu hố thang máy sâu hơn thì cần thi công phần móng đáy thang trước
(tức là cần chia đợt thi công, trong đó đợt 1 là ưu tiên thi công đáy thang máy). Sau khi thi
công và lấp đất xung quanh đáy thang máy mới thi công đến phần đài móng xung quanh.
29. Phân tích phương án thi công một tầng chia làm 2 đợt (cột-dầm, sàn, cầu thang) và phương
án thi công bê tông của một tầng đồng thời (cột, dầm, sàn, cầu thang)? Ưu nhược điểm của 2
phương án?

30. Căn cứ và thời gian quy định tối thiểu để tháo ván khuôn thành, đáy dầm sàn?


- VK Thành dầm có thể tháo sau khi đổ bê tông khoảng 2-3 ngày nếu không đủ ván khuôn sử
dụng cho tầng trên (vì tháo trước ván khuôn thành dầm rất khó khăn).
- Căn cứ vào tiêu chuẩn thi công bê tông: yêu cầu tối thiếu phải có 2,5 tầng giáo khi đổ bê tông
sàn (trừ sàn tầng 1 và 2).
- Đối với tầng trên cùng: tháo sau khi bê tông dầm sàn đã đổ và đạt cường độ thiết kế.
31. Căn cứ và thời gian tối thiểu để chuyển tầng đối với công tác thi công bê tông toàn khối?
32. Các kết cấu đặc biệt: thang máy, vách nghiêng, vách cứng, ... biện pháp thi công cốt thép,
ván khuôn như thế nào?
33. Tại sao tổ chức xây liên tục các tầng và thời gian bắt đầu thực hiện từ khi nào?
- Do có lợi trong việc huy động công nhân, xe máy vận chuyển vật tư vật liệu, rút ngắn thời
gian thi công xây tường (do giảm thời gian ngừng việc), giảm được số ca máy phục vụ công tác
xây tường có mặt tại công trường.
- Lựa chọn thời điểm bắt đầu xây cần căn cứ vào tiến độ thi công phần thô sao cho không bị
chồng chéo mặt bằng. Chỉ có thể xây sau khi đã tháo dỡ ván khuôn dầm sàn và dọn dẹp mặt
bằng.
34. Lý do tổ chức xây không liên tục?
35. Thời điểm tháo ván khuôn hợp lý là thế nào?
- Cần cắn cứ vào tiến độ thi công của 1 tầng. Thông thường sẽ tháo ván khuôn sớm nhất là sau
khi thi công xong bê tông sàn phía trên 2 tầng khoảng 2 ngày, như vậy sẽ tận dùng đội công
nhân lắp dựng ván khuôn dầm sàn (do đang thi công phần cột) để tháo ván khuôn tầng dưới,
đồng thời ván khuôn tháo xong sẽ chuyển lên trên để kịp sử dụng cho dầm sàn phía trên, tránh
phải huy động nhiều ván khuôn về công trường.
36. Cách chọn cần trục lắp ghép? Khi thi công lắp ghép cần lưu ý những điểm gì?
37. Nguyên tắc thi công cách tầng để đảm bảo an toàn được vận dụng trong việc lập Tổng tiến
độ thi công như thế nào?
38. Các hình thức thể hiện tiến độ thi công và ưu nhược điểm?
- Xem trong thuyết minh.

39. Trình tự lập Tổng tiến độ thi công một công trình như thế nào?
- Xem trong thuyết minh.
40. Đánh giá tính hợp lý của Tổng tiến độ thi công ?
41. Ý nghĩa của biểu đồ nhân lực và căn cứ lập?
- Cho ta biết nhu cầu huy động và sử dụng công nhân cho từng giai đoạn thi công. Từ đó có
căn cứ để điều chỉnh tiến độ nếu cần thiết, căn cứ để tính toán bố trí nhà tạm, điện nước phụ vụ
sinh hoạt và thi công.
42. Vì sao khi lập Tổng tiến độ thi công thường tránh một số trường hợp nhân lực cao lên trong
thời gian ngắn và lõm trong thời gian dài?
- Vì như vậy sẽ phải huy động một lượng lớn công nhân trong thời gian ngắn, gây khó khăn
trong việc di chuyển và quản lý con người, phải xây dựng nhiều nhà tạm cho công nhân nhưng
chỉ sử dụng trong thời gian ngắn gây lãng phí. Việc huy động nhiều công nhân thi công tại
cùng một thời điểm còn dễ gây trùng mặt trận công tác, gây nguy hiểm trong quá trình thi công.


43. Tổng mặt bằng thi công có bao quát được tất cả các giai đoạn hay chỉ đặc trưng cho một
giai đoạn nào đó?
- Tổng mặt bằng không thể bao quát hết được toàn bộ quá trình xây dựng mà chỉ thể hiện được
cho 1 giai đoạn nào đó mà ta lựa chọn. Thường ta chọn giai đoạn thi công có nhiều công việc
cùng diễn, nhiều vật tư máy móc thiết bị cần bố trí kho bãi trên công trường để thể hiện TMB.
Đồ án chọn giai đoạn thi công cả phần kết cấu lẫn phần hoàn thiện để thể hiện tổng mặt bằng.
44. Chỉ tiêu đánh giá Tổng mặt bằng thi công như thế nào là hợp lý và không hợp lý?
- Thuyết minh.
45. Căn cứ xác định nhu cầu kho bãi, lán trại?
- Thuyết minh.
46. Chi phí xây dựng kho bãi, lán trại tính vào chi phí gì khi lập hồ sơ dự thầu?
- Chi phí kho bãi lán trại chứa vật liệu tính vào trực tiếp phí khác.
- Chi phí lán trại phục vụ để ở và điều hành tính vào 1% sau thuế.
47. Lập giá dự thầu và diễn giải?
48. Giá dự thầu: các phương pháp hình thành giá dự thầu, trong đồ án dùng phương pháp nào?

49. Các căn cứ cấu thành khi lập giá dự thầu?
50. Thế nào là giá dự thầu hoà vốn và giá dự thầu lỗ vốn?
51. Nếu giá dự thầu lỗ vốn thì điều kiện khống chế nhà thầu bỏ giá lỗ vốn là điều kiện gì?
52. Tại sao phải tách chi phí ở công trường và chi phí ở doanh nghiệp? Tính chung có được
không? So sánh 2 trường hợp: trường hợp nào sát với thực tế hơn?
53. Khi tính chi phí ở công trường có phương tiện, dụng cụ phục vụ thi công: trường hợp nào
phương tiện là tài sản cố định, trường hợp nào không phải là tài sản cố định?
54. Giáo công cụ phục vụ thi công xây trát, cột chống đỡ ván khuôn khi thi công bê tông toàn
khối được tính vào chi phí gì?
- Chi phí vật liệu.
55. Tại sao phải tách tính riêng chi phí một lần về sử dụng máy thi công? Chi phí này có tính
trong giá dự thầu không?
56. Chi phí máy ngừng việc trong thi công tính như thế nào và có tính vào giá dự thầu không,
nếu có tính thì tính vào chi phí nào?
57. Trường hợp máy tự có và máy đi thuê có cùng tính năng kỹ thuật và đơn giá thì chọn máy
nào? Vì sao?
- Sẽ chọn máy tự có vì sẽ tận dụng khai thác được máy móc sẵn có, giúp nhanh chóng thu hồi
được vốn đầu tư máy móc. Mặt khác, dù sử dụng máy đi thuê và ko sử dụng máy sẵn có nhưng
máy sẵn có vẫn bị các hao mòn vô hình.
58. Chi phí trả lãi tín dụng phục vụ cho thi công được tính vào đâu và tính như thế nào?
59. Căn cứ xác định lãi dự kiến cho gói thầu?
60. Nội dung tài chính thương mại trong Hồ sơ dự thầu?
61. So sánh sự giống và khác nhau khi thể hiện giá dự thầu theo đơn giá tổng hợp và đơn giá
chỉ có 3 yếu tố cấu thành?


62. Trình bày cơ sở và cách xác định đơn giá dự thầu (đơn giá tổng hợp, đơn giá chi tiết)? Phân
biệt đơn giá dự thầu: tổng hợp, chi tiết, đầy đủ?
63. Trường hợp đấu thầu có điều chỉnh giá mà nhà thầu có thể biết được tương đối chính xác
khả năng khối lượng tăng giảm thì khi chào hàng đơn giá dự thầu cần lưu ý cái gì?

64. Giải thích quy trình lập giá dự thầu. Thực tế lập giá dự thầu hiện nay ở công ty như thế
nào?
MỘT SỐ CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tổ chức thi công các tổ hợp công nghệ chủ yếu
1. Cách phân chia phân đoạn ở móng và ở phần thân, phần xây, hoàn thiện có gì khác nhau?
2. Ưu nhược điểm của hai phương pháp đào đất trước, ép cọc sau và ép cọc trước, đào đất sau?
Phương pháp đào đất trước, ép cọc sau:
- Ưu điểm của hai phương pháp đào đất trước, ép cọc sau: tận dùng được tối lượng đất đào
bằng máy, giảm được khối lượng đất phải đào bằng thủ công. Giảm được khối lượng ép âm
cọc.
- Nhược điểm: Phải di chuyển máy móc, cọc lên xuống hố móng gây khó khăn. Sau khi đào
đất, nếu mực nước ngầm cao thì hố móng có thể ngập nước gây khó khăn khi thi công.
Phương pháp ép cọc trước, đào đất sau:
- Ưu: mặt bằng thi công bằng phẳng, khô ráo, thuận lợi cho việc di chuyển máy móc, thiết bị,
vật liệu trong thi công. Không phải di chuyển máy móc lên xuống hố móng như đào đất trước,
ép cọc sau.
- Nhược: Khối lượng ép âm lớn, khó tận dụng ca máy để đào đất, do đó lượng đất đào bằng
thủ công sẽ lớn.
3. Ưu nhược điểm của hai phương pháp đổ BTCT khung sàn nhà hai đợt và 1 đợt?
Đổ bê tông 1 đợt:
- Ưu: Bê tông cột vách và dầm sàn liền một khối, không có mạch ngừng giữa bê tông cột và bê
tông dầm sàn, do đó chất lượng bê tông cao hơn.
- Nhược: Việc thi và nghiệm thu khó khăn hơn, khó chia thành các dây chuyền để tổ chức.
Việc đổ và đầm bê tông cột khi đã có thép dầm sàn khó khăn hơn. Việc lắp dựng và tháo dỡ
ván khuôn khó khăn hơn. Cần phải sử dụng hệ ván khuôn cột vách dầm sàn riêng, đồng bộ để
thi công gây tốn kém. Bê tông nếu không sử dụng phụ gia không co ngót thì phần tiếp giáp đầu
cột và dầm có thể hình thành vết tách ra bê tông cột có chiều cao lớn và bị co ngót.
Đổ bê tông 2 đợt:
- Ưu: các công tác dễ triển khai thi công theo dây chuyền, dễ kiểm soát chất lượng thi công,
việc huy động vật tư, nhân công, máy móc nhịp nhàng hơn.

- Nhược: bê tông cột và dầm sàn tách thành 2 khối.
4. Trên bản vẽ mặt bằng thi công các công tác chủ yếu, phải thể hiện những gì?
5. Mạch ngừng và trình tự thi công giữa đài cọc, dầm (giằng) móng và sàn tầng hầm (trệt)?
6. Mạch ngừng của công tác bê tông giữa dầm, sàn và dầm, sàn; giữa cột và dầm, sàn?
- Mạch ngừng giữa dầm và sàn (nếu đổ bê tông dầm và bê tông sàn riêng thành 2 đợt - mạch
ngừng theo phương ngang) là cách đáy sàn khoảng 2cm. Theo TCVN 4453-1995:


 Đối với sàn khu vệ sinh (các ô sàn tính theo trạng thái giới hạn thứ II: về nứt) thì không
được phép bố trí mạch ngừng theo phương đứng.
 Đối với sàn sườn bình thường, mạch ngừng theo phương đứng được để như sau:
• Khi hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, tức mạch ngừng cắt qua dầm phụ, thì
mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào nằm trong đoạn 1/3 chính giữa của
nhịp dầm phụ Ldp đồng thời cũng là nhịp bản theo phương dầm phụ L b1 (nhịp bản
chính là nhịp dầm phụ). Ở các vị trí này lực cắt trong cả bản và dầm phụ đều nhỏ.
• Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính, tức là mạch ngừng cắt qua dầm
chính, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào, mà: vừa nằm trong đoạn
1/2 chính giữa nhịp dầm chính Ldc, vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp bản theo
phương dầm chính Lb2 (nhịp bản có thể không trùng với nhịp dầm chính). Ở các vị trí
này lực cắt trong cả bản và dầm chính đều nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo mặt bằng kết cấu
mà vùng để được mạch ngừng trong trường hợp này có thể không có, và nếu có thì
mạch ngừng lại cắt qua nhịp làm việc chính của hê thống kết cấu, cho nên cần hạn
chế để mạch ngừng kiểu này, hãy cố gắng đổ bê tông song song dầm phụ để mạch
ngừng cắt qua dầm phụ.
7. Biện pháp thi công cửa gỗ có khuôn và không có khuôn, trình tự lắp đặt so với tường xây và
trát?
- Trình tự lắp đặt cửa gỗ so với xây tường và trát tường:
+ Với cửa có khuôn: Xây tường – Lắp đặt khuôn cửa – Trát tường – Lắp dựng cửa vào
khuôn.,
+ Với cửa gỗ không có khuôn: Xây tường (có chừa lỗ chèn goong cửa) – Trát tường –

Lắp Chèn goong cửa – Lắp dựng cửa.
8. Tại sao phải phân đoạn, phân đợt thi công? Các nguyên tắc phân đoạn và phân đợt thi công?
+ Nguyên nhân phải phân đoạn, phân đợt thi công:
- Do cấu kiện thi công có kích thước, khẩu độ, khối lượng công việc lớn, không thể huy động
đủ vật tư, nhân lực, máy móc để thi công một lần hoặc việc huy động đủ để thi công một lần
không mang lại hiệu quả kinh tế, tiến độ.
- Do cấu kiện thi công có hình dáng phức tạp, có phần bị che lấp (ví dụ hố thang máy đài
móng) nên cần phải chia phân đoạn, phân đợt để thi công.
- Do yêu cầu về công nghệ mà phải phân đoạn, phân đợt thi công (ví dụ bê tông khối lớn, thi
công bê tông cột, vách có chiều cao lớn, xây tường có chiều cao lớn).
+ Nguyên tắc của việc chia phân đoạn, phân đợt thi công:
- Mạch ngừng cần bố trí tại vị trí có lực cắt nhỏ nhất.
9. Nếu không có catalogue đề sẵn năng suất máy trộn, thì tính toán như thế nào?
- Tính như trong đồ án (thời gian nạp cốt liệu, thời gian trộn, thời gian xả vữa, hệ số sử dụng
thời gian, …).
10. Phân biệt mức cơ giới hoá lý thuyết và mức cơ giới hoá thực tế?
- Mức cơ giới hóa lý thuyết: là mức tỷ lệ giữa khối lượng thi công bằng máy theo tính toán
khối lượng và tổng khối lượng thi công.


- Mức cơ giới hóa thực tế là tỷ lệ giữa KL thi công bằng máy tính chẵn ca, chẵn máy và tổng
khối lượng thi công.
11. Phân biệt định mức ngành và định mức nội bộ?
12. Cơ cấu tổ đội cho việc đổ bê tông bằng bơm cho các trường hợp đổ bê tông cột, đổ bê tông
móng và bê tông dầm sàn?
- Như trong đồ án.
13. Trình tự lắp dựng ván khuôn và cốt thép dầm sàn?
- Trình tự lắp dựng ván khuôn và cốt thép dầm sàn: Lắp dựng ván khuôn đáy dầm -> Lắp dựng
cốt thép dầm -> Lắp dựng VK thành dầm, đáy sàn -> Lắp dựng cốt thép sàn.
14. Nêu các gián đoạn công nghệ yêu cầu cho các công tác: đổ BT móng và tháo khuôn móng,

đổ BT cột và tháo khuôn cột, đổ BT dầm sàn và tháo ván khuôn dầm sàn, đổ BT dầm sàn và
việc tiếp tục thi công trên mặt sàn mới đổ, xây và trát....
15. Tính thời gian để có thể tháo ván khuôn dầm, sàn phải dựa trên những yêu cầu gì?
16. Khi đưa ra các phương án so sánh bằng cách thay đổi phân đoạn, thì có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa: thấy được ảnh hưởng của việc chia nhỏ khối lượng công việc, thay đổi phương án tổ
đội thi công đến chi phí, tiến độ thi công. Từ đó tìm ra phương án tối ưu hơn.
17. Tại sao lại đưa cần trục tháp vào sử dụng ngay từ phần móng?
18. Khi so sánh hai phương án, chênh lệch HPLĐ của chúng do gì gây nên (nếu có)
- Khi so sánh 2 phương án, chênh lêch HPLĐ của chúng có thể có, mặc dù định mức lao động
và tổng khối lượng công việc là như nhau.
- Nguyên nhân: Do khối lượng công việc có thể chia theo các phương án khác nhau. Việc chia
khối lượng công việc khác nhau dẫn đến tính toán hao phí lao động, biên chế tổi đội (sau khi
làm tròn), thời gian thi công từng phân đoạn (sau khi làm tròn) cũng có thể khác nhau, dẫn đến
hao phí lao động thực tế khác nhau.
19. Nếu đổ BT liên tục 1 đợt cho phần thân (cột, dầm, sàn), thì phải chú ý điểm gì?
- Xem câu 3.
20. Cách xử lý mạch ngừng của dầm sàn?
- Bố trí mạch ngừng đúng theo quy phạm.
- Sau khi tháo dỡ ván khuôn chặn mạch ngừng bê tông, tiến hành đục tạo nhám cho bề mặt của
mạch ngừng.
- Trước khi đổ bê tông phân đoạn tiếp theo, tiến hành tưới nước xi măng cho mạch ngừng rồi
mới đổ bê tông.
21. Phân tầng là hiện tượng thế nào? Có tác dụng gì? Cách chống?
- Phân tầng: là hiện tượng các hạt cốt liệu bê tông bị phân lớp riêng rẽ, làm mất tính đồng nhất
của hỗn hợp vữa bê tông, làm mất khả năng liên kết của vữa bê tông.
- Nguyên nhân: Do khi đổ bê tông để bê tông rơi tự do ở độ cao lớn, bê tông có độ sụt lớn, do
dầm quá lâu trong quá trình đổ bê tông.
- Cách chống: Giảm chiều cao đổ, đầm vừa phải, giảm độ sụt của bê tông.
22. Tại sao phải để cửa vệ sinh cột?
23. Khi nào dừng đầm BT cột, dầm, sàn?



Tổng tiến độ
24. Cách tính các hệ số K1 và K2 (của tổng tiến độ)?
25. Sự khác nhau giữa sơ đồ mạng trên nút và sơ đồ mạng trên sự kiện?
26. Bar chart trong MP khác trong sơ đồ ngang bên ngoài như thế nào?
27. Đường đẳng thời trong sơ đồ mạng là gì? Sử dụng làm gì?
28. Có mấy phương pháp lập tổng tiến độ thi công, ưu nhược điểm của từng phương pháp? Tại
sao đồ án lại sử dụng cách thể hiện này?
- Xemm trong thuyết minh.
29. Cách đưa tiến độ chi tiết của phương án chọn vào tổng tiến độ thi công?
30. Nếu vẽ tiến độ thân BTCT riêng cho từng tầng, ghép các tầng với nhau như thế nào (lưu ý
khác nhau của sàn đổ tại chỗ và sàn gác panen)?
- Ghép tại chừa thời gian chuyển tầng là 2 ngày.
31. Ghép tiến độ phần ngầm với tiến độ phần thân như thế nào?
- Tiến độ phần thân ghép vào tại thời điểm sau khi kết thúc công tác lấp đất móng (công tác
cuối cùng của phần ngầm) khoảng 1-2 ngày.
32. Những đường cắt nhau trên tổng tiến độ (lập dạng sơ đồ xiên) khi nào thì được phép? Nó
nói lên điều gì?
- Các đường công tác cắt nhau trên sơ đồ siên nói lên rằng các công tác gặp nhau tại thời gian
và địa điểm tại vị trí giao cắt.
- Được phép cắt khi
+ các công tác mặc dù cùng tổ chức tại 1 tầng, nhưng mặt trận công tác vẫn không bị
chồng chéo, ví dụ các công tác hoàn thiện ngoài nhà so với các công tác hoàn thiện
trong nhà như: trát ngoài nhà và trát trong nhà.
+ Các công tác không cùng mặt trận công tác và không ảnh hưởng đến nhau về mặt
công nghệ: ví dụ sơn bả ngoài nhà nên chờ khi trát trong nhà kết thúc, nhưng có thể giao
cắt với đường lắp đặt thiết bị điện, nước.
33. Nguyên tắc 2 tầng rưỡi?
- Là khi đổ bê tông, cần có tối thiểu 2 tầng giáo nguyên vẹn và 1 tầng giáo (dưới cùng) phải

chống điểm. Nếu không để đủ 3 tầng giáo mà phải tháo tầng thứ 3 (dưới cùng) thì phải chống
điểm lại tại các vị trí giữa nhịp của dầm, sàn.
34. Đánh giá tổng tiến độ thi công dựa trên những cơ sở nào?
- Dựa trên hệ số K1 và K2.
35. Ý nghĩa của tổng tiến độ thi công?
- Tổng tiến độ thi công cho biết thời điểm bắt đầu từng công tác, thời gian thi công tường công
tác, mối liên hệ về thời gian, không gian giữa các công tác, thời gian thi công toàn bộ công
trình, hạng mục công trình.
- Tổng tiến độ là căn cứ để lập biểu đồ nhân lực để huy động nhân lực, bố trí diện tích nhà tạm
cho công nhân.
- Là căn cứ để lập các biểu đồ dự trữ vật liệu, biểu đồ huy động máy móc thiết bị, tính toán
thời điểm lắp dựng cần trục tháp, vận thăng, tính toán biểu đồ phát triển chi phí thi công.


Lập kế hoạch vận chuyển và dự trữ vật tư
36. Khi tính kho bãi dự trữ cho vật liệu, căn cứ vào những yếu tố nào? Nếu kho bãi dự trữ vật
liệu có hạn, thì lập kế hoạch vận chuyển và dự trữ vật tư như thế nào?
+ Căn cứ: Lượng vật liệu tồn kho lớn nhất (tính toán được khi lập biểu đồ dự trữ vật liệu).
+ Trường bãi dự trữ có hạn: thì việc lập kế hoạch vận chuyển cần điều chỉnh hợp lý. Cụ thể:
- Giảm thời gian dự trữ vật liệu.
- Lựa chọn loại phương tiện, số phương tiện tham gia vận chuyển để biểu đồ vận chuyển với
số phuong tienj vận chuyển là cố định được liêu tục, bám sát với đường tiêu thụ cộng dồn, để
đường dự trữ vật liệu không có điểm tăng đột biến.
37. Cách vẽ biểu đồ dự trữ và vận chuyển vật liệu?
38. Thời gian dự trữ bao gồm những bộ phận nào? Cách xác định?
39. Cách vẽ từng đường trong biểu đồ?
40. Đánh giá biểu đồ như thế nào?
Tổng mặt bằng
41. Tổng mặt bằng thi công được lập ở những thời điểm nào? Trong đồ án lập ở thời điểm nào?
- Tổng mặt bằng thường được lập cho những thời điểm thi công khó khăn, kéo dài, cần bố trí

tập kết nhiều loại vật tư, máy móc, thiết bị, tập trung nhiều công nhân trên công trường. Một
công trình có thể cần lập nhiều tổng mặt bằng cho nhiều giai đoạn.
- Đồ án lập tổng mặt bằng cho giai đoạn thi công phần kết cấu đan xen phần hoàn thiện.
42. Tính toán, bố trí các phương tiện vận chuyển lên cao dựa trên những cơ sở nào? Tính cho
toàn bộ công trình hay theo từng giai đoạn thi công? Sử dụng vận thăng và cần trục có gì khác
nhau?
43. Kho bãi vật tư được bố trí dựa trên cơ sở nào?
44. Các nguyên tắc khi lập tổng mặt bằng thi công?
45. Nói ý nghĩa hoa gió và cách vẽ?
46. Các hệ số đánh giá tổng mặt bằng: cách tính và biến thiên thế nào thì tốt?
Tính giá thành thi công và biểu đồ phát triển giá thành thi công
47. Tính chi phí ván khuôn vào giá thành như thế nào?
48. Hệ số luân chuyển của ván khuôn tính toán thế nào?
49. Giá trúng thầu khác giá trị dự toán thực tế ở chỗ nào?
50. Tính lãi của công trình như thế nào?
51. Biểu đồ phát triển giá thành dự toán được lập để làm gì? Dựa trên cơ sở nào? Cách vẽ biểu
đồ phát triển giá thành dự toán?
52. Các loại thuế đối với doanh nghiệp xây dựng?
53. Chi phí chung của đội thi công lấy, ... % (6% hay số khác) bao gồm những khoản nào?
Những khoản nào để lại doanh nghiệp (lưu ý các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân
viên).
54. Nêu nguyên nhân chính làm hạ giá thành công trình. Ở công trình này, có lãi do những
nguyên nhân nào?


55. Nội dung đơn giá ca máy? Nội dung chi phí máy trong giá thành thi công? Nội dung chi phí
1 lần? Tại sao người ta phải tính chi phí 1 lần riêng so với đơn giá ca máy?
56. Nhận xét dạng biểu đồ phát triển giá thành dự toán? Khi nào biểu đồ được coi là tốt (không
cứ phải là hình chữ S).
57. Trên biểu đồ phát triển giá thành dự toán, đâu là lượng vốn bị ứ đọng của doanh nghiệp vào

công trình? Vốn bị ứ đọng khác thiệt hại do vốn bị ứ đọng như thế nào?
58. Giá thành thi công xây lắp khác giá thành dự toán thiết kế như thế nào? Tính giá thành thi
công xây lắp phục vụ ai? để làm gì?
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
59. Cách tính từng chỉ tiêu?
60. Mục đích tính toán từng chỉ tiêu?
61. Cách tính NSLĐ 1 ngày công xây lắp? Giá trị tính được càng cao chứng tỏ năng suất càng
cao hay càng thấp?



×