Tải bản đầy đủ (.pptx) (3 trang)

G đơn vị NGỮ PHÁP (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.97 KB, 3 trang )

G- ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP
I- KHÁI NIỆM
Ngôn ngữ là tập hợp của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Các yếu tố ấy được gọi là các đơn vị ngôn ngữ, còn
mạng lưới quan hệ giữa chúng là cấu trúc của hệ thống ngôn
ngữ. Do tính chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ, khi phân tích
bất kì một ngôn bản hay một bộ phận nào của ngôn bản, ta
cũng thu được hai loại đơn vị:
1. Loại đơn vị hai mặt, tức là những tín hiệu trọn vẹn;
2. Loại đơn vị một mặt, tức là những đơn vị thuộc bình diện
cái biểu hiện hoặc bình diện cái được biểu hiện
Loại đơn vị hai mặt chính là các đơn vị ngữ pháp, đối tượng
nghiên cứu của ngữ pháp học.


II- HÌNH VỊ
1. Hình vị là gì?
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên
từ. Một từ có thể có một hoặc nhiều hình vị.

Ví dụ :
Anh.

- Từ gồm một hình vị: nhà, sân trong tiếng Việt hay the, and trong tiếng

- Từ gồm hai hình vị: nhà máy, sân bay trong tiếng Việt hay books trong
tiếng Anh.
- Từ gồm ba hình vị: công nghiệp hóa, ngôn ngữ học trong tiếng Việt hay
bookselves trong tiếng Anh.



Xét trên bình diện cái biểu hiện, một hình vị có thể được tách
thành nhiều đơn vị nhỏ hơn. Nhưng đó là đơn vị ngữ âm, không có
chức năng biểu nghĩa. Chính chức năng biểu nghĩa này là điểm
phân biệt hình vị với các đơn vị ngữ âm như âm vị âm tiết.

Chức năng biểu nghĩa là chức năng của cả từ, cụm từ và câu.
Nhưng trong những đơn vị có nghĩa, hình vị là đơn vị nhỏ nhất.
Câu còn có thể được chia tách thành các cụm từ, cụm từ còn được
chia thành các từ và từ còn được chia thành các hình vị. Trong khi
đó, hình vị là một khối liền, không thể chia tiếp thành các đơn vị có
nghĩa đươc nữa.
Đặc điểm “nhỏ nhất” này giúp ta phân biệt hình vị với các đơn vị
ngữ pháp khác.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×