Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NHỮNG THẤT bại của các CÔNG TY VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ISO 9000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.97 KB, 3 trang )

NHỮNG THẤT BẠI CỦA CÁC CÔNG
TY VIỆT NAM KHI GIA NHẬP ISO
9000
Nếu Doanh Nghiệp áp dụng ISO 9000 : 2000 với mục đích duy nhất là đạt được chứng nhận thì tiêu
chuẩn ISO 9000 : 2000 sẽ không đem lại lợi ích gì cho Doanh nghiệp mà ngược lại chỉ đem lại sự phiền
toái trong hoạt động hằng ngày.


Nhũng khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải:
 Đầu tiên phải kể đến lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp mới là người quyết định cao

nhất việc doanh nghiệp có nên áp dụng hay không
Việc thu hút được lực lượng này rất khó chủ yếu là họ tự nhận biết và chiến thắng bản
thân mình. Thiếu đội ngũ cán bộ làm chất lượng trong mọi doanh nghiệp. Khi tiến hành
áp dụng tiệu chuẩn ISO 9000 trong doanh nghiệp các cán bộ doanh nghiệp chưa có sự
hiểu biết sâu về vấn đề chất lượng và xây dựng chính sách chất lượng, hồ sơ chất lượng,
do vậy khi thực hành không có người hướng dẫn kịp thời trong các hoạt động. Nếu thuê
chuyên gia thì thời gian ở các doanh nghiệp của các chuyên gia không nhiều bằng cán bộ
doanh nghiệp. Vả lại khi có sự việc phát sinh cần điều chỉnh kịp thời thì các chuyên gia
không thể sẵn sàng lúc nào cũng đáp ứng được. Do đó công việc đạt hiệu quả không cao
mà còn tốn thêm chi phí để trả cho các chuyên gia khoản này tốn hơn rất nhiều so với
khoản trả cho cán bộ làm công tác chất lượng của doanh nghiệp. Vấn đề hạn chế đối với
hầu hết các doanh nghiệp là tài chính không có tiến thì làm việc gì cũng khó phải đắn đo
suy nghĩ kỹ lưỡng trong số vốn nhất định của doanh nghiệp có nếu lỡ thất bại thì không
biết xoay sở như thế nào và làm lại từ đâu. Muốn đầu tư vào công nghệ thì cũng khó
khăn… nên chưa có thể hiện đại hoá trang bị doanh nghiệp không nâng cao được hiệu
suất sản xuất hàng hoá và chất lượng sản phẩm.Tài chính là một trong 5 yếu tố nền tảng
của ISO 9000 muốn thành công lâu dài và bền vững phải tạo nền móng vững chắc.
 Trang thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt
động của một quy trình mình đang hoạt động liên tục
Vì chỉ một khâu yếu hơn các khâu khác còn lại thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ


quy trình. Hơn nữa công nghệ là một lĩnh vực dễ đột phá và có ảnh hưởng rất lớn đến sự
thành công của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh bằng việc chiếm lĩnh thị trường.
Nó dẫn đến việc thay đổi đột phá về chất lượng sản phẩm. Chưa lôi cuốn được sự tham
gia của mọi thành viên của doanh nghiệp, các chiến lược ( trong ngắn hạn) chưa phổ biến
rộng rãi đối với toàn bộ công nhân cho từng bộ phận điều này dẫn đến hai hạn chế tiếp
theo
Một số sai lầm của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng ISO 9000:2000:
 Thiếu khách quan khi đánh giá tình trạng của công ty mình, làm lấy lệ, không thực chất nên
thường chủ quan khi áp dụng tiêu chuẩn vào công ty mình, làm giảm hiệu quả của hệ thống.
 Không nhận thức rõ vai trò của việc áp dụng ISO vào công việc mà chỉ coi đó là một chứng chỉ
để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.
 Việc phân công người viết tài liệu chỉ được tiến hành qua loa, giao cho người có trình đọ kém
hoặc không hiểu biết về công việc.
 Một thất bại nữa của các doanh nghiệp Việt Nam đó là trình độ người lao động còn thấp cho nên
dù đã được đào tạo về ISO nhưng lại không biết áp dụng các kiến thức đã có và thực tiễn.
Đôi khi các doanh nghiệp đã bỏ qua hoặc xem nhẹ không tuân thủ theo cả 8 nguyên tắc của bộ tiêu
chuẩn dẫn tới hậu quả đáng buồn.





Hướng vào khách hang.
Sự lãnh đạo
Sự tham gia của mọi người
Cách tiếp cận theo quy trình








Cách tiêp cận theo hệ thống đơn vị quản lý
Cải tiến liên tục
Quyết định dựa vào sự kiện
Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng



×