Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải nông thôn bằng các vật liệu có nguồn gốc từ đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.78 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN TUẤN LONG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI NÔNG THÔN
BẰNG CÁC VẬT LIỆU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN TUẤN LONG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI NÔNG THÔN
BẰNG CÁC VẬT LIỆU CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT

Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

Hà Nội - Năm 2016



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CAM ĐOAN .......................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................4
2. Mục tiêu của nghiên cứu ................................................................................5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................5
3.1.

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................5

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................6
4.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................6

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................6

5. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................7
1.1.


Nƣớc thải nông thôn và các phƣơng pháp xử lý .......................................7

1.1.1.

Đặc trưng nước thải nông thôn ..............................................................7

1.1.2.

Các phương pháp xử lý nước thải nông thôn........................................10

1.2.

Chức năng của đất trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng Error! Bookmark not

defined.
1.3.

Đất và các ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nƣớc thải Error! Bookmark not

defined.
1.3.1.

Sơ lược về đất kết von đá ong............... Error! Bookmark not defined.

1


1.3.2.


Khoáng sét và quá trình xử lý một số chất ô nhiễm có trong nước thải ...
............................................................... Error! Bookmark not defined.

1.4.

Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về xử lý và tái sử dụng nƣớc thải

bằng vật liệu có nguồn gốc từ đất ........................... Error! Bookmark not defined.
1.4.1.

Các nghiên cứu ngoài nước .................. Error! Bookmark not defined.

1.4.2.

Các nghiên cứu trong nước về xử lý nước thải bằng vật liệu đất . Error!

Bookmark not defined.
CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.

Địa điểm và thời gian thí nghiệm ................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.

Đá ong tự nhiên..................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2.

Đá vôi .................................................... Error! Bookmark not defined.


2.2.3.

Cát vàng ................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.4.

Sỏi, đá dăm ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.5.

Nước thải............................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.

2.3.1.

Lấy và bảo quản mẫu nước thải ............ Error! Bookmark not defined.

2.3.2.

Bố trí thí nghiệm xử lý nước thải.......... Error! Bookmark not defined.

2.3.3.

Phân tích trong phòng thí nghiệm ......... Error! Bookmark not defined.

2.3.4.


Phân tích thống kê................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. Error! Bookmark not defined.
3.1.

Kết quả thí nghiệm xử lý nƣớc thải ............. Error! Bookmark not defined.

3.1.1.

Đặc điểm nước thải đầu vào: ................ Error! Bookmark not defined.

3.1.2.

Khả năng xử lý nước thải của hệ thống xếp lớp đa tầng sử dụng các vật

liệu có nguồn gốc từ đất ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3.

Diễn biến thay đổi của các thông số chất lượng nướcError! Bookmark

not defined.
2


3.2.

Kết quả thí nghiệm tái sử dụng nƣớc thải ... Error! Bookmark not defined.

3.2.1.


Tái sử dụng nước cho nuôi cá ............... Error! Bookmark not defined.

3.2.2.

Tái sử dụng nước thải cho tưới cây ...... Error! Bookmark not defined.

3.2.3.

Thử nghiệm bước đầu tái sử dụng nước thải cho sinh hoạt (nước rửa

nhà vệ sinh và bồn cầu) ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.

Dự tính chi phí cho 1 hộ gia đình xử lý nƣớc thải với bể lọc dung tích

3m3 (1.5m x 2m x 1m) (Thời gian 10 năm) ............. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Kiến nghị/Khuyến nghị ........................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................10
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.

3


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi

trường tại Việt Nam do phần lớn đang xả thẳng ra ngoài môi trường mà không qua
xử lý. Nước thải sinh hoạt chiếm đến 80% lưu lượng nước thải, trong đó khoảng
30% là nước thải từ các vùng nông thôn, 70% còn lại có nguồn gốc từ đô thị phần
lớn đang được xả thẳng ra ngoài môi trường mà không qua xử lý. Tình trạng khó
khăn trong kiểm soát nước thải đã trở thành mối quan ngại của nhiều địa phương
trong cả nước. Ở nước ta, nước thải nông thôn có thành phần rất phức tạp do bị trộn
lẫn cả nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình, hầu hết các
vùng nông thôn của Việt Nam hiện nay đều chưa có hệ thống phân tách riêng hai
loại nước thải này vì thế đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nước thải bảo
vệ môi trường.
Ngoài ra, với xu thế phát triển kinh tế trang trại như hiện nay, vấn đề xử lý
nước thải nông thôn còn trở nên cấp bách hơn do nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò
hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm bốc mùi hôi thối, nước trong kênh
đen nghịt, nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng,
mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cao. Ô
nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư
mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
bền vững.
Nếu nước thải nông thôn được thu gom và xử lý tại chỗ bằng các loại vật liệu
tự nhiên sẵn có như đất sét, cát sỏi, đá vôi, đá ong…có thể tiết kiệm được đường
ống sử dụng cho hệ thống thoát nước chung, giảm tải cho các nhà máy xử lý nước
thải tập trung. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng vào các mục đích như tưới cây, tạo
cảnh quan, rửa xe, dội bồn cầu. Đây cũng là một trong những giải pháp để phát triển
bền vững vùng nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ và tiết kiệm
nguồn nước cho tương lai.
4



Ở nước ta hiện nay, có rất nhiều các kỹ thuật xử lý nước được phổ biến và
ứng dụng. Tuy nhiên chủ yếu là xử lý bằng hóa chất hay các chế phẩm sinh học.
Mặc dù hiệu quả xử lý rất cao, nhưng giá thành rất đắt, không phù hợp với nguồn
thu nhập thấp của nông dân. Theo thói quen và tập quán, người dân vẫn thải trực
tiếp ra kênh thoát nước hoặc ao, vườn trong gia đình. Do đó, môi trường nông thôn
sẽ không được cải thiện nếu áp dụng kỹ thuật xử lý nước chi phí cao. Vì vậy, việc
tìm ra biện pháp sử dụng các vật liệu tự nhiên sẵn có mà vẫn đảm bảo được khả
năng xử lý nước thải hiệu quả có chi phí thấp, thân thiện với môi trường, phù hợp
với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ở nông thôn là rất cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên đề tài “Nghiên cứu xử lý nƣớc thải nông
thôn bằng các vật liệu có nguồn gốc từ đất” được thực hiện nhằm đề xuất công
nghệ chi phí thấp áp dụng vào thực tiễn để xử lý và tái sử dụng nước thải, góp phần
giảm thiểu tác động của BĐKH, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn
nước.
2.

Mục tiêu của nghiên cứu
Nghiên cứu giải pháp xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt nông thôn

bằng các vật liệu sẵn có tại các vùng nông thôn Việt Nam, khuyến cáo các hộ gia
đình áp dụng để xử lý và tái sử dụng nước thải nông thôn bền vững với chi phí thấp.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu
Vật liệu tự nhiên bao gồm đất, đá ong, cát sỏi, đá vôi được kết hợp để xử lý


nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi vùng nông thôn.
Nước thải từ các hộ dùng nước thôn Do Lộ, Phường Yên Nghĩa,
Quận Hà Đông, Hà Nội.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
- Mô hình thí nghiệm trong phòng: Thí nghiệm đánh giá khả năng xử lý nước

thải nông thôn bằng các vật liệu đất, đá ong, cát sỏi, đá vôi kết hợp (các thông số đo
đạc gồm: pH, BOD5, COD, T-N, T-P, TSS, Coliforms).

5


- Xử lý nước thải từ các hộ dùng nước thôn Do Lộ, Phường Yên Nghĩa,
Quận Hà Đông, Hà Nội áp dụng công nghệ chi phí thấp;
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1.

Ý nghĩa khoa học
Luận văn đánh giá được khả năng/hiệu suất hấp phụ chất ô nhiễm trong nước

thải bao gồm BOD, COD, TN, TP, TSS bằng kỹ thuật xếp hỗn hợp các lớp đất đa
tầng, làm cơ sở để áp dụng cho các công trình phân tán để xử lý nước thải nông
thôn
4.2.


Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng để xử lý nước thải nông thôn áp dụng cho các hộ gia đình tại thôn

Do Lộ, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội sử dụng các vật liệu có nguồn
gốc từ đất và công nghệ xử lý chi phí thấp.
5. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm:
Phần mở đầu
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục kết quả nghiên cứu

6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Nƣớc thải nông thôn và các phƣơng pháp xử lý

1.1.1. Đặc trƣng nƣớc thải nông thôn
Nước thải nông thôn gồm nước thải sinh hoạt, làng nghề và chăn nuôi,
chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra
sông [Nguyễn Quang Vinh, 2016]. Nước thải nông thôn là nước thải đầu ra của
các hoạt động sinh hoạt của con người bao gồm cả nước thải xám và nước thải
toilet kết hợp với nước thải chăn nuôi gia súc và nước thải sản xuất làng nghề
được thải vào hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước trước khi xả thải vào hệ thống

kênh tiêu.
Thành phần nước thải nông thôn gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người, gia súc: chuồng trại,
toilet;
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa tẩy, vệ sinh, sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra
còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40-50%);
hydrat cacbon (40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải dao động trong
khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị
phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém,
nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tính chất của nước thải nông thôn được thể hiện
trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Đặc trƣng một số nguồn nƣớc thải tại vùng nông thôn, khu ven đô
và làng nghề
Mẫu nƣớc đầu vào
chƣa xử lý
Nước

thải Mùa

pH
6,4

COD

BOD


TSS

Coliform

(mgO/l)

(mgO/l)

(mg/L)

MPN/100mL

264,5

7

183,7

126,7

133.103


Mẫu nƣớc đầu vào
chƣa xử lý
sinh

hoạt khô

làng


nghề Mùa

Vân Hà - mưa

pH

COD

BOD

TSS

Coliform

(mgO/l)

(mgO/l)

(mg/L)

MPN/100mL

6,6

260,8

180,6

106,7


130.103

7,48

9.446

5.220

980

24,8.103

7,22

5.284

2.568

208

40.103

7,6

252,0

116,7

112,5


110.103

7,05

1348,0

671,3

277,9

16.000.103

7,22

244.0

168,4

114,7

1.600.103

6,47

1600,9

960,3

955,9


60.000.103

6,82

896,52

537.60

386,02

1.000.103

Bắc Giang
Nước

thải Chăn

tại xã Hồng nuôi
Hà, Chương Nước
Mỹ - HN

thải
chung

Nước

thải Tái chế

vùng nông giấy

thôn ven đô Chăn


làng nuôi

nghề

Sinh
hoạt

Nước
tập

thải
trung

trên kênh –


Minh

Khai – Hoài
Đức – Hà
Nội
Nước
tập

thải
trung


trên kênh –
Thị

trấn

8


Mẫu nƣớc đầu vào

pH

chƣa xử lý

COD

BOD

TSS

Coliform

(mgO/l)

(mgO/l)

(mg/L)

MPN/100mL


Lim – Tiên
Du - Bắc
Ninh.
Nước

thải

chế

biến

tinh bột Tân

6,9

1536

783

1594

60.000.103

6,7

3236

1456

276


10.000.103

Hòa
Nước

thải

chế

biến

rượu

Đại

Lâm
Nguồn: [Nguyễn Quang Vinh, 2016]
Bảng 1.2: So sánh tính chất nƣớc thải nông thôn với nƣớc thải đô thị
TT

Thông số

ĐVT

Nƣớc thải

Nƣớc thải

QCVN


đô thị

Nông thôn

14:2008/
BTNMT

1

pH

-

6,5-8,5

7,6-8,6

5-9

2

COD

mg/L

225-480

120-380


-

3

BOD5

mg/L

150-240

76-200

30

4

TSS

mg/L

220

163-330

50

5

PO43--P


mg/L

-

0,5-3,8

6

6

T-P

mg/L

8

1,3-6,4

-

7

NH4+-N

mg/L

-

3,12-12,6


10

8

T-N

mg/L

23,3

7,8-23,2

5

9

Coliforms

MPN/100mL

-

(110-500).103

3.000

9


TT


Thông số

ĐVT

Nƣớc thải

Nƣớc thải

QCVN

đô thị

Nông thôn

14:2008/
BTNMT

10

E.Coli

MPN/100mL

-

(35-112).103

-


Nguồn: [Nguyễn Quang Vinh, 2016]
Nhìn chung, nước thải nông thôn có nồng độ chất ô nhiễm thấp hơn nước
thải đô thị. Thành phần đặc trưng của nước thải chăn nuôi có hàm lượng hữu cơ,
vô cơ, khoáng…hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi chiếm khoảng
70- 80 %, bao gồm protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid
amin. Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 - 30% bao gồm đất, cát, bụi muối
phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO4 2-, PO4 3-…, lượng Nito, Photpho lớn, có mùi,
có màu. Ngoài ra, trong loại nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh
cho con người, ảnh hưởng tới môi trường như E.coli, samonella, shigenla…chúng
là tác nhân gây nên bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ… Vì vậy, rất cần thiết phải xử lý
nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường
1.1.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải nông thôn
Phƣơng pháp Hóa - Lý
Bản chất của phương pháp hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học tạo thành chất khác dưới
dạng cặn hoặc chất hòa tan không độc hại hay không gây ô nhiễm môi trường,
trong đó hấp phụ và trao đổi ion là phương pháp hóa – lý thường áp dụng nhất.
Hấp phụ: Là một hiện tượng (quá trình) xảy ra khi một chất khí hay chất
lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp, gây ra sự tăng nồng độ của một chất trên
bề mặt tiếp xúc giữa hai pha (rắn-khí; rắn-lỏng; lỏng-khí). Quá trình ngược lại của
hấp phụ gọi là quá trình giải hấp phụ hay nhả hấp phụ. Trong quá trình hấp phụ có
toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ, bề mặt càng lớn tức độ xốp của chất
hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

10


1. Trần Hồng Côn (2005), Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị xử lý asen

trong nước cho quy mô hộ gia đình và cụm dân cư, Sở Khoa học và Công
nghệ Hà Nội, Hà Nội, Mã số 01C- 09/11-2005-1.
2. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hằng Nga (2014a), “Nghiên cứu khả năng xử lý Asen (As)
trong nước bằng sản phẩm phong hóa nhiệt đới”, Tuyển tập Hội nghị khoa
học thường niên năm 2014, ISBN: 978-604-82-1388-6, trang 307-309.
4. Đỗ Thị Vân Thanh (1995), Laterit - đá ong hóa và sự thoái hóa đất của một
số tỉnh vùng đồi Trung du miền Bắc Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Bộ B-93-05-97, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
5. Trần Thị Thu Thủy (2007), Nghiên cứu khả năng khử Flo trong nước bằng
đá ong tự nhiên, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đề tài sinh viên nghiên cứu
khoa học, 13 trang.
6. Đặng Đức Truyền (2011), Nghiên cứu khả năng xử lý kim loại nặng trong
nước thải bằng đá ong biến tính phủ nano bạc, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Hà Nội.
7. Ngô Thị Mai Việt, Phạm Tiến Đức, Phạm Luận và Trần Tứ Hiếu (2009),
“Nghiên cứu khả năng hấp phụ và giải hấp của vật liệu đá ong biến tính có
gia thêm đất hiếm và khảo sát khả năng ứng dụng trong phân tích, làm giàu
các kim loại nặng”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 14, Số 2,
trang 110-116.
8. Nguyễn Quang Vinh (2016), Tái sử dụng nước thải - Giải pháp hiệu quả
trong xử lý môi trường tại các vùng nông thôn mới, Viện Khoa học thuỷ lợi
Việt

Nam,

ngày

truy


cập

23/2/2016,

/>&ari=2101&lang=1&menu=&mid=-135&pid=1&title=tai-su-dung-nuocthai---giai-phap-hieu-qua-trong-xu-ly-moi-truong-tai-cac-vung-nong-thonmoi.

11


Tiếng Anh
9. Andersson J.L. et al., (2005), “Free water surface wetlands for wastewater
treatment in Sweden – nitrogen and phosphorus removal”, Water Science
and Technology, 51(9), pp. 39-46.
10. Arias C.A. et al., (2005), “Recycling of treated effluents enhances removal
of total nitrogen in vertical flow constructed wetlands”, Journal of
Environmental Science and Health Part A-Toxic/Hazardous Substances &
Environmental Engineering, pp. 1431-1443.
11. Boonsook P. et al., (2003), “A comparative study of permeable layer
materials and aeration regime on efficiency of multi-soil-layering system
for domestic wastewater treatment in Thailand”, Soil Sci. Plant Nutr.,
49(6): pp. 873-882.
12. Carlson G. and J. Silverstein (1998), “Effect of molecular size and charge
on biofilm sorption of organic matter”, Water Research, 32, pp. 1580-1592.
13. Elmitwalli et al., (2001), “Biodegradability and change of physical
characteristics of particles during anaerobic digestion of domestic sewage”,
Water Research, 35(5), pp. 1311-1317.
14. Essandoh H.M.K. (2011), “Effecticien of soil aquifer treatment in the
removal of wastewater of contaminants and endocrine disruptor”, PhD
thesis, School of Engineering, Design and Technology University of
Bradford, Melbourne.

15. Fujita

research

2016,

online

access

Feb,

2016

/>16. Henze M. et al., (2001), Wastewater Treatment: Biological and Chemical
Processes, Springer Science & Business Media publisher, 422 pages
17. Koottatep et al., (2005), “Treatment of septage in constructed wetlands in
tropical climate: lessons learnt from seven years of operation”, Water
Science and Technology, 51(9), pp. 119-126

12


18. Liang Zhang et al., (2011), “Adsorption characteristics studies phosphorus
onto laterite”, J.Chemosphere, 51, pp. 98-105.
19. Masunaga et al., (2003), Direct treatment of polluted river water by the
multi-soil-layering method, J. of Water Env. Tech., 1(1): pp. 97-104.
20. Masunaga Tsugiyuki et al., (2007), “Charateristic of wastewater treatment
using a Multi Soil layering system in relation to wastewater contamination
level and hydraulic loaded rates”, Soil Science and plant nutrition, 53, pp.

215-223.
21. Metcaff & Eddy Inc (2002), Waste water Engineering: Treatment, Disposal
and Reuse, Tata Mc Graw-Hill, New Delhi.
22. Nguyen Thi Hang Nga (2014), Application ash soil and laterite for water
treatment, Kyusu university, Japan.
23. Norwegian Institute for Water Research (2002), Implementation of the
Urban Waste Water Treatment Directive in NorwayAn Evaluation of the
Norwegian - Approach regarding Wastewater Treatment, Report No.
21195. 70 pages.
24. Nyle C. Brandy (2001), The Nature and Properties of Soils, 2nd ed.,
Prentice Hall; 624 pages.
25. Peter L.M. Veneman and S. Bonnie (2002), Grey water characterization
and treatment efficiency, Report of The Massachusetts Department of
Environmental Protection Bureau of Resource Protection Massachusetts, 40
pages.
26. Sam Godfrey et al., (2007). Water safety plans for greywater in tribal
schools, India. Water line, Vol. 25, No. 3, January 2007, pp 8-10
27. Sato K et al., (2005), “The Development of High Speed Treatment of
Polluted River Water by the Multi-Soil-Layering Method: Examination of
Various Materials and Structures”, Japanese Journal of soil science and
plant nutrition, 76, pp. 449-458 [in Japanese with English abstract].

13


28. Sato K et al., (2005a), “Water movement characteristics in a multi-soillayering system”, Soil Sci. Plant Nutr., 51(1) pp. 75-82
29. Sato K et al., (2005b), “Characterization of treatment processes and
mechanisms of COD, phosphorous, and nitrogen removal in a multi-soillayering system”, Soil Sci. Plant Nutr., 51(2), pp. 213-221.
30. Ulrich H. et al., (2005), “Microbiological investigations for sanitary
assessment of wastewater treated in constructed wetlands”, Water

research, 39(20), pp. 4849-4858.
31. Yost R.S. and Adrian Ares (2007), Nutrient Management Decision Support
Systems for Tree Crops. J. Hawaiian and Pacific Agriculture, 14, pp. 5-16.

14



×