Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.65 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


TRẦN PHỤNG THÙY TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


TRẦN PHỤNG THÙY TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LẠI TIẾN DĨNH


TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ
TS Lại Tiến Dĩnh. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên
cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn.
TP.HCM, ngày 22 tháng 10 năm 2012
Người cam đoan

Trần Phụng Thùy Trang


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các phương trình
Danh mục các biểu đồ, bảng biểu
Phần mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................1

1.1 Tín dụng ngân hàng..........................................................................................1
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng..................................................................1
1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng ...................................................................1
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng....................................................................1
1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng ..............................................................................2
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng.......................................................2
1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng ngân hàng.........................................................3
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng.........................................................3
1.2.3.1 Rủi ro giao dịch........................................................................................3
1.2.3.2 Rủi ro danh mục.......................................................................................4
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, khách hàng và nền kinh tế.........................................................................4
1.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan.............................................................................5
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại........................................7
1.3.4.2 Nguyên tắc của Ủy ban Basel II về quản lý rủi ro tín dụng....................9
1.3.5.1 Mô hình 6C.............................................................................................10


1.3.5.2 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s........................11
1.3.5.3 Mô hình điểm số Z.................................................................................11
1.3.5.4 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng......................................................13
1.4 Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại......................15
1.5 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại......18
1.6 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên
thế giới đối với Việt Nam .....................................................................................19
Kết luận chương 1 ................................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.................23
2.1 Giới thiệu về VIETINBANK ........................................................................23
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ......................................23

2.1.2 Kết quả hoạt động....................................................................................24
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.................................................25
Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK.........................25
Biểu đồ 2.1 Quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay..........25
Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK.........................25
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK .............................26
2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng .............................................................26
2.2.2 Các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng đã triển khai tại
VIETINBANK ...................................................................................................27
2.2.2.1 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng .............................27
2.2.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng ................27
2.2.2.3 Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay ..........28
2.2.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng thông qua phân cấp quyết định tín dụng .........30
2.2.2.5 Quản lý rủi ro tín dụng thông qua chính sách quản lý nợ có vấn đề ....30
2.2.2.6 Triển khai Hiệp ước Basel II và thực tiễn áp dụng tại VIETINBANK. 31
2.2.2.7 Triển khai mô hình tín dụng và thực tiễn áp dụng tại VIETINBANK. .32
2.2.3 Ảnh hưởng của các quy trình, quy định đối với khách hàng.................33


2.3 Hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK..................33
2.3.1 Những kết quả tốt......................................................................................33
2.3.1.1 Về mặt định tính......................................................................................33
a/ Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ...........................33
b/ Xây dựng quy trình thẩm định phù hợp từng loại hình .................................34
c/ Có định hướng tín dụng rõ ràng trong từng thời kỳ .......................................34
d/ VIETINBANK đã cơ cấu lại tổ chức, hoạt động quản lý RRTD theo tiêu
chuẩn quốc tế.......................................................................................................35
e/ VIETINBANK đã xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ quản lý các
mặt nghiệp vụ hoạt động toàn NH......................................................................36
2.3.1.2 Về mặt định lượng...................................................................................36

a/ Tỷ lệ an toàn vốn cao hơn quy định của NHNN.............................................36
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR).................................................................37
Nguồn : Báo cáo thường niên của VIETINBANK.............................................37
b/ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp hơn yêu cầu của NHNN.................................37
c/ Tín dụng tăng trưởng qua các năm và đa dạng hóa .......................................38
..............................................................................................................................38
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tại VIETINBANK....................................38
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................38
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại VIETINBANK...............38
Biểu đồ 2.7 Dư nợ cho vay theo ngành nghề tại VIETINBANK.......................39
Nguồn: Báo cáo nội bộ của VIETINBANK.......................................................39
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại VIETINBANK...................................39
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................39
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo loại tiền tại VIETINBANK................................40
Nguồn : Báo cáo nội bộ của VIETINBANK......................................................40
d/ Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro................................................................40
..............................................................................................................................41
Biểu đồ 2.8 Số dư dự phòng rủi ro tại VIETINBANK.......................................41


Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................41
2.3.2 Những kết quả chưa tốt............................................................................41
2.3.2.1 Về mặt định tính......................................................................................41
a/ Vi phạm nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay ..........................................41
b/ Vi phạm phân cấp quyết định tín dụng, không tuân thủ chỉ đạo của Ban lãnh
đạo VIETINBANK về hoạt động cho vay trong từng thời kỳ ..........................42
c/ Công tác thẩm định cho vay còn hạn chế .....................................................42
d/ Việc thẩm định rủi ro độc lập của Phòng quản lý rủi ro còn hạn chế ..........43
e/ Công tác thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm còn hạn chế ...........................43
f/ Vi phạm việc giải ngân ..................................................................................44

g/ Vi phạm cập nhật thông tin, sửa đổi thông tin của khoản vay trong hệ thống
dữ liệu .................................................................................................................45
h/ Kiểm tra giám sát chưa thường xuyên và mang tính hình thức ...................45
2.3.2.2 Về mặt định lượng...................................................................................45
a/ Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) chưa đáp ứng điều kiện của quốc tế......................45
b/ Tốc độ tăng trưởng dư nợ quá hạn, nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng
dư nợ cho vay......................................................................................................46
Bảng 2.7 Tăng trưởng dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại VIETINBANK...............46
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................46
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu tại 30/11/2010 và 31/12/2011 tại VIETINBANK.........47
c/ Cho vay tập trung nhiều vào thành phần kinh tế nhà nước ..........................47
Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế nhà nước tại VIETINBANK
..............................................................................................................................48
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................48
d/ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư
nợ vay tại VIETINBANK...................................................................................48
..............................................................................................................................48
Biểu đồ 2.9 Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm tại VIETINBANK................48
Nguồn : Báo cáo nội bộ của VIETINBANK......................................................48


e/ Triển khai chấm điểm xếp hạng nội bộ còn hạn chế.....................................49
Bảng 2.11 Số lượng KH thực hiệm chấm điểm tại VIETINBANK...................49
2.4 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại ............................................................50
2.4.1 Nguyên nhân khách quan........................................................................50
2.4.1.1 Môi trường pháp lý chưa thuận lợi.........................................................50
2.4.1.2 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định.........................................52
2.4.1.3 Môi trường tự nhiên................................................................................53
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan............................................................................53
2.4.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay ...................................................53

2.4.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ...........................................................55
Kết luận chương 2.................................................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM..........................................................................................59
3.1 Phương hướng và kế hoạch kinh doanh tại VIETINBANK năm 2015......59
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế đến năm 2015................................................59
3.1.2 Một số mục tiêu kinh doanh chủ yếu đến năm 2015..............................61
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK. .62
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng.........................62
3.2.2 Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân..........64
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................65
3.2.3 Nâng cao năng lực kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ....67
3.2.4 Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ
thống dữ liệu.......................................................................................................67
3.2.6 Chấm điểm và xếp hạng khách hàng, phân loại nợ đúng quy định,
hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn Basel:..............68
3.2.7 Nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý danh mục, quản lý TSBĐ....69
3.2.8 Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Trụ sở chính..............................71
3.2.9 Quản lý danh mục tín dụng tại chi nhánh...............................................72


3.2.10 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề...............................................73
3.2.12 Nâng cao năng lực tài chính của VIETINBANK..................................75
3.3 Lộ trình hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn và
chuẩn mực quốc tế.................................................................................................75
3.4 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước................................76
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ..................................................................76
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước..................................................77
Kết luận chương 3.................................................................................................79

Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................86
Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của VIETINBANK........................87
.............................................................................................................................87
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước



KH

: Khách hàng



NH

: Ngân hàng




NHNN

: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam



NHTM

: Ngân hàng thương mại



RRTD

: Rủi ro tín dụng



TSBĐ

: Tài sản bảo đảm



VIETINBANK : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam


DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH

Trang



DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH:
• Phương trình 1.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)....................................................17
• Phương trình 1.2 Tỷ lệ dư nợ quá hạn...........................................................17
• Phương trình 1.3 Tỷ lệ dư nợ xấu..................................................................18
• Phương trình 1.4 Hệ số rủi ro tín dụng..........................................................18


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Trang


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:
• Biểu đồ 2.1 Quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay.......25
• Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ...........................................................41
• Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại VIETINBANK.............................42
• Biểu đồ 2.4 Các nhóm nợ tại VIETINBANK................................................43
• Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tại VIETINBANK...............................43
• Biểu đồ 2.6 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại VIETINBANK......44

• Biểu đồ 2.7 Dư nợ cho vay theo ngành nghề tại VIETINBANK..................45
• Biểu đồ 2.8 Số dư dự phòng rủi ro tại VIETINBANK..................................47

• Biểu đồ 2.9 Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm tại VIETINBANK...........56


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU:
• Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh...............................................25

• Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại VIETINBANK..........Error: Reference
source not found
• Bảng 2.3 Dư nợ cho vay phân loại hình kinh tế tại VIETINBANK.............45
• Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo kỳ hạn tại VIETINBANK..............................45
• Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo loại tiền tại VIETINBANK...........................46
• Bảng 2.6 Thay đổi dự phòng rủi ro tại VIETINBANK.................................47
• Bảng 2.7 Tăng trưởng dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại VIETINBANK..........53
• Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu tại 30/11/2010 và 31/12/2011 tại VIETINBANK....54

• Bảng 2.9 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế nhà nước tại
VIETINBANK...........................................................................................55
• Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo lĩnh vực 10 khách hàng lớn tại
VIETINBANK...........................................................................................55
• Bảng 2.11 Số lượng KH thực hiệm chấm điểm tại VIETINBANK..............56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM Việt Nam,
hoạt động này đã và đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho các NH, tuy nhiên rủi ro
của hoạt động này mang lại cũng không nhỏ. Hậu quả của RRTD đối với các
NHTM thường rất lớn, làm gia tăng chi phí, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng
với sự thất thoát của vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và sẽ làm tổn hại đến
uy tín, vị thế của các NHTM.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, kinh tế
trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách như sức mua trong nước suy giảm,
hàng tồn kho tăng, số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản,
giải thể ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách nhà
nước cũng suy giảm,…Trước tình hình này, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải nâng
cao công tác quản lý RRTD, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây

nên RRTD.
Thực tiễn hoạt động tín dụng tại VIETINBANK trong thời gian qua cũng
cho thấy những RRTD chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả. Chính
vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách chặt
chẽ và hiệu quả, bảo đảm hoạt động tín dụng trong rủi ro có thể chấp nhận được,
giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của
NH, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của NH trong cạnh tranh. Do vậy, tác
giả đã chọn đề tài “Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm đáp ứng 3 mục tiêu:
Một là: Góp phần làm rõ các lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín
dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.


Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng, chỉ ra những
mặt tốt và chưa tốt từ đó đưa ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại
VIETINBANK.
Ba là: Trên cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng tại VIETINBANK, đề tài nêu ra một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý rủi ro
tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu phân tích thực trạng hoạt động và công tác
quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK để từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại VIETINBANK.


4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,… đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm
giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi dùng phương
pháp phân tích sơ bộ, căn cứ trên kết quả phân tích và tiếp thu ý kiến phản biện của
nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan, ra kết luận cũng như đề
xuất các vấn đề cần phải thay đổi, phát triển để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín
dụng của VIETINBANK.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn. Nó
phân tích thực trạng, đưa ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân việc quản lý rủi
ro tín dụng chưa hiệu quả của VIETINBANK trong thời gian qua để từ đó có những
giải pháp đúng đắn và thiết thực để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của
VIETINBANK trong thời gian tới.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm 3 chương:


Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 Tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa các NH với các xí nghiệp, tổ chức
kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức NH đứng ra huy động
vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên.
Tín dụng NH là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền kinh tế.
Tín dụng NH ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ
thống NH, khác với tín dụng thương mại, tín dụng NH là hình thức tín dụng chuyên
nghiệp, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng
Đối tượng của vốn NH là vốn tiền tệ nghĩa là NH huy động vốn và cho vay
bằng tiền.
Trong tín dụng NH, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng,
trong đó NH là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cá nhân,
… là người đi vay.
Tín dụng NH vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa là tín dụng tiêu dùng,
không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá
trình vận động và phát triển của tín dụng NH không hoàn toàn phù hợp với quá
trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
* Cho vay trực tiếp
- Theo tính chất:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh (các tổ chức kinh tế)
+ Cho vay tiêu dùng (các cá nhân)
- Theo thời hạn:



2

+ Cho vay ngắn hạn (≤1 năm)
+ Cho vay trung hạn (trên 1 năm đến 5 năm)
+ Cho vay dài hạn (trên 5 năm)
* Cho vay gián tiếp
+ Chiết khấu chứng từ có giá
+ Bao thanh toán
* Hình thức cho vay khác
+ Thấu chi
+ Cho vay thông qua phát hành thẻ Tín dụng
* Bảo lãnh NH
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh đấu thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Các hình thức bảo lãnh khác
* Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại muốn hoạt động cho thuê tài
chính phải thành lập công ty cho thuê tài chính.
1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận khái niệm RRTD. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro thất
thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài
chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một NH, bao gồm cả việc không thanh
toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Hiểu một cách khác
thì RRTD đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do người vay đã không
thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ nguyên tắc
hoàn trả khi đáo hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của NH.



3

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng thì khái niệm
RRTD đươc định nghĩa như sau:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của Tổ chức tín dụng do không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Như vậy, có thể kết luận “ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro có thể phát sinh trong
quá trình cấp tín dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc không trả được nợ
hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH”.
1.2.2 Đặc điểm rủi ro tín dụng ngân hàng
Để phòng ngừa RRTD, việc nhận biết đặc điểm RRTD là điều cần thiết,
RRTD có những đặc điểm sau đây:
Rủi ro mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, NH chuyển giao quyền
sử dụng vốn cho KH. RRTD xảy ra khi KH gặp tổn thất và thất bại trong quá trình
sử dụng vốn. Do đó, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KH là nguyên nhân chủ
yếu gây nên RRTD cho NH.
Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện sự đa
dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức và hậu quả của RRTD. Do đó, khi
phòng ngừa và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu, xuất phát từ nguyên nhân
bản chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
RRTD có tính tất yếu luôn tồn tại gắn liền với hoạt động tín dụng của
NHTM: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho NH không thể nắm bắt được
các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất kỳ khoản
vay nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Kinh doanh NH là kinh doanh rủi ro ở mức độ
phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.3.1 Rủi ro giao dịch

Khái niệm rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh


4

giá KH. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và
rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích
tín dụng, khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định
cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và
mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
1.2.3.2 Rủi ro danh mục
Khái niệm rủi ro danh mục: Là hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân chia
thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp NH tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với
một số KH, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh
vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc một loại hình cho vay
có rủi ro cao.
1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
khách hàng và nền kinh tế

1.2.4.1 Đối với ngân hàng
Khi gặp RRTD, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,
nhưng NH phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm
cho NH bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay của
vốn tín dụng bị chậm lại làm NH kinh doanh không hiệu quả và có thể làm mất khả


5

năng thanh khoản. Điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của NH.
1.2.4.2 Đối với khách hàng
Nếu rủi ro xảy ra từ phía ngân hàng, khách hàng có thể mất vốn dẫn đến khó
khăn trong sản xuất kinh doanh.
Mặt khác nếu rủi ro xảy ra đối với chính khách hàng, các khoản nợ của họ sẽ
trở thành các khoản nợ khó đòi, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quan hệ của họ đối
với ngân hàng. Khi đó khách hàng cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng
khác và phải chịu một khoảng thời gian tìm hiểu gây trì hoãn cho quá trình sản xuất.
1.2.4.3 Đối với nền kinh tế
Hoạt động NH liên quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế,
vì vậy khi một NH gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền hoang mang lo
sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở NH đó mà còn nhiều NH khác, làm cho
toàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do không có tiền trả lương công nhân,
mua nguyên vật liệu. Lúc bấy giờ giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, thất nghiệp tràn lan,
xã hội mất ổn định, nền kinh tế lâm vào suy thoái. Rủi ro tín dụng có thể châm ngòi
cho một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới.
1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.5.1 Nguyên nhân khách quan
Là những tác động ngoài ý chí của KH và NH như: thiên tai, hỏa hoạn, do sự

thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch vùng, ngành, do
hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động thị trường trong và ngoài nước, quan
hệ cung cầu hàng hóa thay đổi,…khiến doanh nghiệp lâm vào khó khăn tài chính
không thể khắc phục được. Từ đó, doanh nghiệp dù cho có thiện chí nhưng vẫn
không thể trả được nợ NH.
1.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân từ phía KH vay vốn:


6

Là nguyên nhân nội tại của mỗi KH. Như khả năng tự chủ tài chính kém,
năng lực điều hành yếu, hệ thống quản lý của KH yếu kém dẫn đến việc sử dụng
vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể
do KH thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay NH.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Chính sách tín dụng của NH không
hợp lý, NH không thực hiện phân tán rủi ro mà tập trung cho vay đối với một số
nhóm KH, một số ngành nghề nhất định. Việc cho vay quá nhiều vào một số nhóm
KH hoặc một số ngành nghề kinh tế sẽ dẫn đến rủi ro rất cao cho NH khi nhóm KH
đó gặp khó khăn hoặc ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt động
không còn hấp dẫn đối với thị trường.
Trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ NH còn hạn chế:
Trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ làm công tác tín dụng còn hạn
chế nên đã làm ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của KH, từ
đó không phân tích được các báo cáo tài chính với kết quả chuẩn xác, không phát
hiện ra những số liệu không phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp,
không am hiểu về thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ
dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH còn hạn chế: Bộ phận kiểm

tra, kiểm soát nội bộ của NH có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám
sát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra những sai sót và những vấn đề bất hợp
lý có thể dẫn đến rủi ro cho NH, để có những giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro
có thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm tra nội bộ của các NH chỉ tồn tại
dưới hình thức, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy,
việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được xem như công cụ hữu hiệu trong việc
phát hiện, phòng ngừa RRTD.
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các NH thường có thói quen
tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà không chú trọng
trong việc kiểm tra, kiểm soát vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản vay


7

cần phải được theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm bảo đảm vốn vay sử
dụng đúng mục đích với phương án ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các
Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này, một phần do yếu tố tâm lý sợ
phiền hà KH, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các
doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp được đầy đủ, kịp thời các thông tin mà
NH yêu cầu.
Đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ NH: Lĩnh vực tín dụng là một lĩnh
vực rất nhạy cảm, cán bộ NH rất dễ bị cám dỗ bởi cái lợi trước mắt mà người vay
đem đến và sẽ cực kỳ nguy hiểm khi cán bộ NH bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, bất chấp pháp luật, cố tình không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp
hành đúng quy trình cho vay, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết,
không đảm bảo các nguyên tắc cần thiết của TSBĐ,… Thực tế, đã có nhiều trường
hợp cán bộ NH tiếp tay với KH làm giả hồ sơ vay, định giá TSBĐ quá cao so với
giá thị trường để rút tiền vay NH,…
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý RRTD là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng.
1.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng
Đối với các NHTM thế giới phần hoạt động tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ
khoảng 1/3 trong hoạt động của NH trong khi đó ở Việt Nam hoạt động tín dụng
hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 60- 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt,
nguồn tín dụng này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh
nghiệp.Vì vậy vấn đề RRTD có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của các NH ở Việt
Nam và có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.
Đối với NH, việc không thu hồi được vốn tín dụng và lãi vay cùng với việc
vẫn phải duy trì việc trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động làm thu chi của NH
mất cân đối. Hậu quả tiếp theo là vòng quay vốn tín dụng của NH giảm, việc kinh


8

doanh của NH không hiệu quả. Khi gặp phải RRTD NH có nguy cơ rất cao bị rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, giảm sút uy tín, mất lòng tin đối với
người gửi tiền. Nếu tình trạng này kéo dài, việc NH phá sản là không thể tránh khỏi,
gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống NH và cả nền kinh tế.
Quản lý RRTD tốt sẽ tạo điều kiện cho NH sàng lọc những KH có tình hình
tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng phát triển,…
nhằm giúp việc tài trợ vốn của NH mang lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho
NH trong cạnh tranh.
1.3.3 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng
Mục tiêu của quản lý RRTD là để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở giữ mức độ
RRTD hoặc tổn thất tín dụng ở mức NH có thể chấp nhận được, được kiểm soát và
trong phạm vi nguồn lực tài chính của NH.
1.3.4 Quản lý rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel II

1.3.4.1 Giới thiệu về Basel
Ủy ban Basel về giám sát NH (Basel Committee on Banking supervision BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và
cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm
tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các NH vào thập kỷ 80. Hiện nay, các
thành viên của Ủy ban gồm đại diện NH trung ương hay cơ quan giám sát hoạt
động NH của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg,
Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần
trong một năm.
Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: (1) Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel
đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm 1996, Basel I được bổ sung
thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) Tháng
6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất
(First Consultative Package - CP1). (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ
hai (CP2). (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). (6) Quý 4/2003,


×