Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 địa lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.15 KB, 9 trang )

ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp :
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. (theo
nghĩa hẹp gồm có trồng trọt và chăn nuôi)
1. Vai trò :
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, là một
ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được.
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
- Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và chế biến lương thực, thực phẩm.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ.
Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, nhất là những
nước đang phát triển, đông dân vì:
+ Hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số
dân cư.
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân.
+ Đảm bảo sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
2. Đặc điểm :
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, là đặc điểm quan trọng
để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
- Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động của sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông
nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng
hóa.
II. Các nhân tố ảnh huởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp :
1. Nhân tố tự nhiên : là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp.
a) Đất đai : là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.
Quỹ đất, tính chất và độ phì của đất có ảnh huởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự
phân bố cây trồng, vật nuôi. Phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và nâng cao độ phì của


đất.
b) Khí hậu và nguồn nước : có ảnh huởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu
cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất của từng địa
phương.
c) Sinh vật : cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để thuần
dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, là cơ sở thức ăn cho gia súc và là điều
kiện phát triển chăn nuôi.
2. Các nhân tố KT – XH : có ảnh huởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông
nghiệp.
a) Dân cư và nguồn lao động :
- Ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt : vừa là lực lượng sản xuất trực
tiếp vừa là nguồn tiêu thụ nông sản.
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiều công chăm sóc, phân bố ở những nơi đông dân,
cần nhiều lao động.
- Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống có ảnh hưởng tới sự phân bố cây trồng
và vật nuôi.
b) Các quan hệ sở hữu ruộng đất : ảnh hưởng lớn đến con đường phát triển
nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
c) Tiến bộ khoa học kĩ thuật : thể hiện ở các biện pháp cơ giới hóa, thủy lợi
hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, thực hiện cuộc cách mạng xanh và công nghệ sinh học.


Nhờ đó, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong
sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng.
d) Thị trường : có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và giá cả. Có tác
dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
Ngoài ra, đường lối chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp.

------------------------------------- Hết -------------------------------------


ĐỊA LÝ TRỒNG TRỌT
I. Vai trò của ngành trồng trọt :
Là nền tảng của ngành nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và tạo nguồn
hàng để xuất khẩu.
Phân loại : dựa theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm : cây
lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm …
II. Cây lương thực :
1. Vai trò : là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và cả chất dinh dưỡng cho người và
gia súc, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và là nguồn hàng để
xuất khẩu.
2. Các cây lương thực chính :
- Chiếm 1/2 diện tích canh tác trên thế giới.
- Vai trò:
+ Là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc.
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghệp chế biến lương thực thực
phẩm.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
a) Lúa gạo :
- Là cây lương thực của miền nhiệt đới, đang nuôi sống hơn 50% dân số thế
giới.
- Cây lúa gạo ưa khí hậu nóng, ẩm, nước ngâm chân và nhiều công chăm sóc.
- Khoảng 9/10 sản lượng lúa gạo thế giới tập trung ở vùng châu Á gió mùa. Tuy
nhiên do các nước trong khu vực này đông dân, có tập quán trồng lúa gạo từ lâu đời nên
sản lượng chỉ đủ để sử dụng trong nước.
- Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng
lúa gạo (20 triệu tấn » 4%). Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ là những nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất trên thế giới.
b) Lúa mì :

- Là cây lương thực của miền ôn đới, cận nhiệt và cả ở vùng núi nhiệt đới.
- Cây lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. Nhiệt độ
thấp vào đầu thời kì tăng trưởng.
- Lúa mì được trồng nhiều ở Trung Quốc, Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Pháp, Canađa, Ôxtrâylia.
c) Ngô :
- Là cây lương thực của miền nhiệt đới, nhưng nay còn được trồng phổ biến ở
miền cận nhiệt. ngô dùng làm thức ăn cho gia súc, trồng nhiều ở Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Braxin, Mêhicô …
Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người trên thế giới tăng đều qua
các năm nhưng có sự khác nhau giữa các châu lục. Ở châu Phi và nhiều nước châu Á
vẫn còn thiếu lương thực.


III. Cây công nghiệp :
1. Vai trò và đặc điểm :
- Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, nhất là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
- Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài
nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.
- Giá trị cây công nghiệp tăng nhiều nhờ công nghiệp chế biến. Vì vậy, ở các
vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến.
- Ở nhiều nước đang phát triển miền nhiệt đới và cận nhiệt, sản phẩm cây công
nghiệp là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Đa phần các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần
nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do đó cây công nghiệp được trồng ở những
nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu :
a) Cây lấy đường:
- Mía :

+ Đòi hỏi nhiệt ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.
+ Thích hợp với đất phù sa mới.
+ Trồng nhiều ở miền nhiệt đới : Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Cu ba …
- Củ cải đường :
+ Trồng luân canh với lúa mì.
+ Thích hợp với đất đen, đất phù sa,yêu cầu được cày bừa và bón phân đầy
đủ.
+ Trồng nhiều ở miền ôn đới như Pháp, CHLB Đức, Hoa Kỳ …
b) Cây lấy sợi:
- Bông :
+ Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định. Đất tốt và cần nhiều phân bón.
+ Phân bố ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
+ Trồng nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan.
c) Cây lấy dầu:
- Đậu tương:
+ Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
+ Phân bố ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Trồng nhiều ở Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Trung Quốc …
d) Cây cho chất kích thích:
- Chè :
+ Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều trong
năm.
+ Đất chua.
+ Trồng tập trung ở miền nhiệt đới ẩm như Đông Nam Á, Nam Á vả Tây
Phi.
- Cà phê :
+ Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi.
+ Trồng nhiều ở mìền nhiệt đới.
e) Cây lấy nhựa:
- Cao su :

+ Ưa nhiệt, ẩm nhưng không chịu được gió bão.
+ Thích hợp nhất với đất bazan.
+ Trồng nhiều ở miền nhiệt đới ẩm như Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi.
III. Ngành trồng rừng :
1. Vai trò:


- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sông của con người. Rừng
có tác dụng điều hòa dòng chảy, là lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Rừng là nơi bảo vệ nguồn gen quý giá. Cung cấp nguồn lâm, đặc sản cho sản xuất và
đời sống (gỗ giấy, dược liệu…).
2. Tình hình trồng rừng:
- Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Vì vậy, trồng rừng không chỉ để
tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
- Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng tăng.
- Những nước có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa
Kỳ…

------------------------------------- Hết -------------------------------------

ĐỊA LÝ CHĂN NUÔI
I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi :
1. Vai trò :
- Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn
giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.
- Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, cung cấp thực phẩm có dinh
dưỡng cao từ nguồn gốc động vật, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và cho xuất khẩu.
- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với
chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.

2. Đặc điểm :
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc vào cơ sở thức ăn, đây là
đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài nguồn thức ăn là đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn
cho chăn nuôi được lấy từ ngành trồng trọt.
- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có nhiều tiến bộ nhờ những tiến bộ về KHKT
như cải tạo các đồng cỏ tự nhiên, chế biến thức ăn bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình
thức và phát triển theo hướng chuyên môn hóa.
II. Các ngành chăn nuôi :
1. Ngành chăn nuôi gia súc lớn : Trâu, bò.
- Mục đích: lấy thịt, sữa, da … và lấy sức kéo, phân bón cho nông nghiệp (các
nước đang phát triển).
a) Bò : chiếm vị trí hàng đầu trong chăn nuôi, thường được chuyên môn hóa
theo hướng lấy thịt, lấy sữa, lấy da hay lấy thịt – sữa.
- Bò thịt được nuôi chủ yếu ở các đồng cỏ tốt ở châu Âu, châu Mỹ theo hình thức
chăn thả…
- Bò sữa được nuôi trong các chuồng trại, được chăm sóc chu đáo và áp dụng
những thành tựu chăn nuôi hiện đại.
- Nước có đàn bò đông nhất là Ân Độ.
Những nước sản xuất nhiều thịt bò và sữa bò nhất là Hoa Kỳ, Bra-xin, EU,
Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
b) Trâu : là vật nuôi của miền nhiệt đới nóng ẩm, chủ yếu để lấy sức kéo, phân
bón, thịt, da và sữa.
Khu vực nuôi trâu nhiều nhất là Nam Á, Đông Nam Á.
2. Chăn nuôi gia súc nhỏ :
a) Lợn :
- Là vật nuôi quan trọng đứng thứ 2 sau bò, dùng để lấy thịt, mỡ, da. Đối với các
nước đang phát triển, nuôi lợn còn tận dụng được nguồn phân bón ruộng.



- Thức ăn cho lợn cần nhiều tinh bột. Ngoài ra lợn còn dùng thức ăn thừa và các phụ
phẩm khác của các nhà máy chế biến. Vì vậy, lợn thường nuôi tập trung ở các vùng
thâm canh cây lương thực.
b) Cừu :
- Lấy thịt, lông. sữa, mỡ và da nhưng quan trọng nhất là lấy thịt và lông.
- Là loài dễ tính, có thể ăn cỏ khô cằn, ưa khí hậu khô, không chịu được khí hậu ẩm
ướt nên được nuôi nhiều ở những vùng hoang mạc và bán hoang mạc, đặc biệt ở vùng
cận nhiệt.
c) Dê :
- Lấy thịt và sữa.
- Đối với các nước vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt và nghèo như
Nam Á, châu Phi, dê là nguồn đạm động vật quan trọng.
- Dê được coi là “con bò sữa của người nghèo” (giải thích).
d) Gia cầm :
- Lấy thịt, trứng và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Trong các loại gia cầm thì gà là vật nuôi quan trọng nhất.
III. Ngành nuôi trồng thủy sản :
1. Vai trò :
- Cung cấp nguồn đạm thực phẩm bổ dưỡng cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và tạo nguồn hàng xuất
khẩu.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản :
Tuy nguồn thủy sản khai thác chiếm 4/5 lượng cung cấp cho toàn thế giới, nhưng
nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và có vị trí đáng kể.
Các loài thủy sản không chỉ được nuôi trồng trong sông, hồ nước ngọt mà còn
phổ biến ở vùng nước lợ, nước mặn.
Nhiều loài thủy sản được nuôi trồng có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như tôm,
cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết, rong, tảo biển.
Các nước có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển là Trung Quốc, Nhật Bản,
Pháp, Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Đông Nam Á.


------------------------------------- Hết ------------------------------------BÀI TẬP THỰC HÀNH :
Câu 1 : Cho bảng số liệu sau :
Sàn lượng lương thực của thế giới thời kì 1950 – 2003
Năm

1950

1970

1980

1990

2000

2003

Sản lượng
(triệu tấn)

676.0

1213.0

1561.0

1950.0

2060.0


2021.0

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.
b) Nhận xét.
Câu 2 : Cho bảng số liệu sau :
Đàn bò và đàn lợn trên thế giới thời kì 1980 – 2002 (triệu con)
Năm

1980

1992

1996

2002



1218.1

1281.4

1320.0

1360.5

Lợn

778.8


864.7

923.0

939.3

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng bò và lơn.
b) Nhận xét.
Câu 3 : Dựa vào bảng số liệu sau :
Sản lượng lương thục và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002.


Nước

Sản lượng lương thực (triệu
tấn)

Dân số
(triệu người)

Trung Quốc

401.8

1287.6

Hoa Kỳ

299.1


287.4

Ấn Độ

222.8

1049.5

Pháp

69.1

59.5

In-đô-nê-xi-a

57.9

217.0

Việt Nam

36.7

79.7

Toàn thế giới

2032.0


6215.0

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của các nước trên.
b) Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước nói trên
(kg/người). Nhận xét.
----------------------------- Hết -----------------------------

ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP.
1. Vai trò :
- Công nghiệp là ngành sản xuất ra khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, cơ sở vật
chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng ...).
- Công nghiệp cung cấp các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế
và nâng cao trình độ văn minh cho toàn xã hội.
- Công nghiệp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về
trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
- Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng
sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập.
- Công nghiệp góp phần tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí sản xuất tiên tiến, có
hiệu quả về KT – XH.
Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự ổn
định về KT – XH, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa
dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn được đầu tư thỏa đáng. Quá trình
chuyển dịch từ nền kinh nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp được gọi là quá

trình "Công nghiệp hóa".
2. Đặc điểm :
- Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : tác động vào đối tượng lao động là môi trường tự nhiên để tạo ra
nguyên liệu (than, dầu khí, quặng kim loại, gỗ ...).
+ Giai đoạn 2 : chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu
dùng (máy móc, kĩ thuật, chế biến thực phẩm).
Trong mỗi gia đoạn lại có nhiều công đoạn phức tạp nhưng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau.
Dù ở giai đoạn nào thì sản xuất công nghiệp cũng cần phải sử dụng máy móc.
- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ : thể hiện rõ ở việc tập trung tư
liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.


- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có
sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, các hình thức chuyên môn
hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.
Phân loại ngành công nghiệp :
+ Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động thì phân thành 2 nhóm :
Nhóm ngành công nghiệp khai thác ...
Nhóm ngành công nghiệp chế biến ...
+ Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm thì cũng có 2 nhóm :
Công nghiệp nhóm A (công nghiệp nặng) ...
Công nghiệp nhóm B (công nghiệp nhẹ) ...
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.
1. Vị trí địa lí :
- Hoạt động sản xuất công nghiệp thường lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các
nhà máy, các khu công nghiệp.
2. Tự nhiên :
- Khoáng sản : trữ lượng, chất lượng và sự phân bố các loại khoáng sản sẽ chi phối

quy mô, cơ cấu và tổ chức của xí nghiệp công nghiệp.
- Nguồn nước : là điều kiện quan trọng cho sự phân bố các xí nghiệp của các ngành
công nghiệp như luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm.
- Đặc điểm khí hậu : là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
3. Kinh tế - xã hội : ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố công nghiệp,
trong đó đường lối chính sách có vai trò quan trọng hàng đầu.
- Dân cư và nguồn lao động : là lực lượng sản xuất chủ yếu, đồng thời là nguồn tiêu
thụ sản phẩm công nghiệp.
Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành cần
nhiều lao động như dệt - may, giày - da, thực phẩm ...
Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và
phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kĩ thuật điện, điện tử, tin học, cơ khí chính
xác...
- Tiến bộ KHKT : làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí
các ngành công nghiệp. Quyết định quy trình công nghệ, mức độ ô nhiễm và sử dụng
nguồn năng lượng mới.
- Thị trường : tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng
chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và
hội nhập vào thị trường thế giới.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật : tác động đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp. Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Đường lối chính sách : đường lối công nghiệp hóa quyết định cơ cấu ngành và cơ
cấu lãnh thổ.
----------------------------- Hết -----------------------------

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG.
- Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản
của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển với sự tồn tại của cơ sở năng
lượng nhất định.

- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng gồm :
1. Công nghiệp khai thác than: là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy
luyện kim và là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
2. Công nghiệp khai thác dầu mỏ: dầu mỏ được coi là "vàng đen" của nhiều quốc
gia, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới.
Dầu mỏ vừa là nhiên liệu, vừa là nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.


3. Công nghiệp điện lực: là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đẩy
mạnh tiến bộ KHKT.
Điện được sản xuất từ các nguồn : nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tua-bin
khí ...
II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM.
1. Luyện kim đen: sản xuất ra gang thép, là nguyên liệu cơ bản của ngành chế tạo
máy và gia công kim loại.
2. Luyện kim màu: sản xuất các kim loại không có chất sắt, được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp chế tạo máy (ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử ...).
III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ.
- Là "quả tim: của công nghiệp nặng, sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho
các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
- Có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng
suất lao động và cải thiện đời sống nhân dân.
- Cơ cấu gồm 4 phân ngành:
1. Cơ khí thiết bị toàn bộ (dẫn chứng).
2. Cơ khí máy công cụ (dẫn chứng).
3. Cơ khí tiêu dùng (dẫn chứng).
4. Cơ khí chính xác (dẫn chứng).
IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC.
- Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
- Là thước đo trình độ kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

- Cơ cấu gồm 4 phân ngành:
1. Máy tính (dẫn chứng).
2. Thiết bị điện tử (dẫn chứng).
3. Thiết bị viễn thông (dẫn chứng).
4. Điện tử tiêu dùng (dẫn chứng).
V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT.
- Là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới.
- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự
nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống.
- Có khả năng tận dụng phế liệu của các ngành kinh tế khác. Nhờ đó, việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên được hợp lý và tiết kiệm.
- Cơ cấu gồm 3 phân ngành:
1. Hóa chất cơ bản (dẫn chứng).
2. Hóa tổng hợp hữu cơ (dẫn chứng).
3. Hóa dầu (dẫn chứng).
VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG – CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM.
- Gồm nhiều ngành khác nhau, sản phẩm đa dạng.
- Vốn đầu tư ít hơn so với các ngành công nghiệp nặng, thời gian xây dựng cơ sở
sản xuất tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, hoàn vốn nhanh, có khả
năng xuất khẩu.
- Sự phát triển chịu ảnh hưởng nhiều của nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường.
1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và cho
xuất khẩu.
2. Công nghiệp thực phẩm: Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống, tạo điều kiện
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn nữa, còn làm tăng
giá trị sản phẩm, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn và cải thiện đời sống.
----------------------------- Hết -----------------------------

BÀI TẬP THỰC HÀNH :
Câu 1 : Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Câu 2 : Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)


Năm

1940

2000

Củi, gỗ

14.0

5.0

Than đá

57.0

20.0

Dầu khí

3.0

14.0

Năng lượng nguyên tử, thủy điện


26.0

54.0

Năng lượng mới

-

7.0

Tổng cộng

100

100

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời
kì 1940 – 2000.
Câu 6 : Dựa vào bảng số liệu sau :
Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2003
Năm

1950

1960

1970

1980


1990

2003

Than (triệu tấn)

1820

2603

2936

3770

3387

5300

Dầu mỏ (triệu tấn)

523

1052

2336

3066

3331


3904

Điện (tỉ kWh)

967

2304

4960

8247

11832

14851

a) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản
phẩm công nghiệp nói trên.
b) Nhận xét biểu đồ trên và giải thích nguyên nhân.

----------------------------- Hết -----------------------------



×