Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại sở giao dịch II ngân hàng phát triển việt nam đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ TRUNG HẬU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II- NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 09 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ TRUNG HẬU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II- NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 09 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 17 tháng 9 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2


TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 1

3

PGS.TS Bùi Lê Hà

Phản biện 2

4

PGS.TS Lê Thị Mận

Ủy viên

5

TS. Mai Thanh Loan

Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Cao Cường


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày

tháng 9 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: LÊ TRUNG HẬU

Giới tính : Nam.

Ngày,sinh

: 20-4-1973

Nơi sinh

: Tây Ninh.

Chuyên ngành

: Cho vay Kinh doanh

MSHV


: 1441820151

I- Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch
II- NHPT Việt Nam đến năm 2025”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Trình bày vốn tín dụng, cho vay dự án, hiệu quả quản lý; phân tích thực
trạng hiệu quả cho vay dự án từ vốn tín dụng đầu tư từ đó đưa ra giải pháp nâng cao
hiệu quả cho vay dự án từ vốn tín dụng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính, số liệu phân tích sơ cấp và thứ cấp (thứ
cấp là chủ yếu)
-Đưa ra giải pháp giúp nhà cho vay tại Sở Giao dịch II- NHPT Việt Nam nâng
cao hiệu quả cho vay dự án từ vốn tín dụng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 23 tháng 01 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 15 tháng 7 năn 2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Luận
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. TS. Nguyễn Thanh Phương


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin và số liệu sử dụng trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 9 năm 2016

Tác giả Luận văn

Lê Trung Hậu


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Nguyễn Đình Luận, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề cương,
tìm kiếm tài liệu, tổ chức nghiên cứu và hoàn thành luận văn, nhờ vậy mà tôi có thể
hoàn thành nghiên cứu này.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giao dịch II- NHPT Việt
Nam cùng toàn thể lãnh đạo, chuyên viên các phòng trong Sở đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp 14SQT21 đã
luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn và
tiếp thu những ý kiến góp ý của thầy hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp trong Sở Giao
dịch II- NHPT Việt Nam, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của thầy, cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn.

Học viên làm luận văn

Lê Trung Hậu


iii

TÓM TẮT
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã được tập trung cho những
chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực cho vay theo Nghị định của Chính phủ,
góp phần quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thời gian
gần đây, hoạt động này còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đổi mới của
nền kinh tế.
Với mục tiêu của đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án từ vốn
TDĐT của Nhà nước tại Sở Giao dịch II- Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến
năm 2025”, để tìm hiểu các thành tựu và hạn chế của hoạt động này, cũng như tìm
hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DAĐT từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của loại hình tín dụng này đối với nền kinh tế
trong thời gian tới, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, luận văn trình bày một số lý luận cơ bản về DAĐT và hiệu quả cho vay
DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT của Nhà nước. Luận văn cũng đề cập các chỉ tiêu đánh giá
và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DAĐT tại Sở Giao dịch II-NHPT VN.
Hai là, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DAĐT tại
Sở Giao dịch II-NHPT VN trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 để nêu lên những thành
tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay DAĐT bằng
nguồn vốn TDĐT Nhà nước, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố: cơ chế
chính sách của Nhà nước; cơ chế tín dụng đầu tư của ngành; nguồn vốn; chất lượng thẩm
định; năng lực cho vay; công tác quản lý tín dụng… đối với hiệu quả cho vay DAĐT.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và định hướng hoạt động của
NHPTVN và Sở Giao dịch II-NHPT VN luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu

quả cho vay DAĐT trong thời gian tới và các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước, với NHPTVN và những công việc cần làm ngay Sở Giao dịch II-NHPT VN, kiến
nghị với các doanh nghiệp vay vốn.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai đồng bộ và theo những lộ
trình, bước đi phù hợp để tăng tính khả thi của các giải pháp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý
thuyết và thực tiễn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất
mong sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để
luận văn được hoàn thiện hơn.


iv

ABSTRACT
Investement credit capital of the State’s development has been focused on programs
and projects in the sectors for lending under the Decree of the Government, an important
contribution to the development of economy country. Howere, recently, this activity is still
limited, yet high performance, yet meet the economic development needs of the country.
With the goal of the project: “Solutions to improve management effectiveness of
investment credit capital of the State in Viet Nam Development Bank - Transaction
Office II”, to learm the achievements and limitations of activities this, as well as learn the
factors effecting the efficient admistration of investment projects which propose solutions
in order to maximize the role of this type of credit in the coming period. The dissertation
made the following main contert:
Firstly, the dissertation presents some basic theory of capital investment credit,
investment projects and effective administration of investment projects with capital
investment credit of the State. Dissertation also mentioned the evaluation criteria and the
factors affecting the efficient administration of investment projects in Viet Nam
Development Bank - Transaction Office II.
Secondly, the dissertation has a detailed analysis and assessment of the state of

governance efficiency investment projects in Vietnam Development Bank - Transaction
Office II from 2010 to 2015 to raise these achievements as well as remaining restrictions in
lending by investment credit capital of the State, assessing the impact of these factors:
mechanisms and policies of the State; investment credit mechanism of the industry; capital;
quality evaluation; governance capacity; credit management…for lending effeciency
investment projects.
Thirdly, on the basis of the causes restricted and orientation activities of Vietnam
Development Bank - Transaction Office II, essays gave solutions to improve the efficiency
of investment lending during future and recommendations for State management agencies,
the Viet Nam Development Bank and what to do right by Transaction Office II and
proposals with business loans.
The above solution must be implemented uniformly and according to the roadmap,
appropriate steps to increase the feasibility of the solution.
Allthough there have been many attempts, however, due to the limitations in terms of
theoretical knowledge and practical resear should not avoid the shortcomings and
limitation. I look forward to the valuable contributions of scientists, your teachers, brothers,
sisters and friends to be more complete thesis.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ........................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu : ................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................... 3
6. Kết cấu Luận ăn ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1:.................................................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY DỰ ÁN TỪ
VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ ........................................................................................... 4
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư và dự án TDĐT ...................................................... 4
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn tín dụng đầu tư ................................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 4
1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước .................. 4
1.1.1.3. Tính khả thi của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ........................... 5
1.1.2 Những vấn đề về cho vay dự án đầu tư ........................................................... 6
1.1.2.1 Khái niệm ......................................................................................... 6
1.1.2.2. Đặc điểm của cho vay DAĐT nói chung và cho vay DAĐT tại
NHPTVN ..................................................................................................... 6
1.1.2.3. Thẩm định DAĐT ............................................................................ 8
1.1.2.4. Phân tích rủi ro của DAĐT .............................................................. 9
1.1.2.5. Vai trò và ý nghĩa của dự án đầu tư................................................ 10
1.1.2.6. Tính khả thi của DAĐT ................................................................. 10
1.2. Những vấn đề về Quản trị dự án đầu tư .......................................................... 11


vi
1.2.1. Khái niệm................................................................................................... 11
1.2.2. Mục đích của Quản trị dự án đầu tư ............................................................. 12
1.2.3 Nội dung của Quản trị dự án đầu tư ............................................................ 13
1.3. Hiệu quả cho vay dự án đầu tư........................................................................ 15
1.3.1 Khái niệm .................................................................................................... 15

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay DAĐT .......................................... 15
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính ..................................................................... 15
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng .................................................................. 17
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DAĐT tại các ngân hàng .... 20
1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng .................................................... 20
1.3.3.2.Các nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn ........................................ 23
1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước:................... 24
1.3.4 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả cho vay DAĐT của Sở
Giao dịch II nói riêng và NHPT Việt Nam nói chung ........................................... 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DỰ ÁN TỪ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
CỦA NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH II- NHPT VIỆT NAM................................. 27
2.1 Tổng quan về hệ thống NHPT Việt Nam và sự hình thành, phát triển của Sở
Giao dịch II-NHPT Việt Nam ................................................................................ 27
2.1.1 Tổng quan về NHPT Việt Nam- Cơ quan chủ quản của SGDII..................... 27
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Sở Giao dịch II- Ngân hàng Phát triển Việt
Nam. ..................................................................................................................... 28
2.2. Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch II-Ngân hàng Phát triển Việt
Nam ...................................................................................................................... 32
2.2.1. Tình hình tiếp nhận, thẩm định dự án đầu tư ................................................ 32
2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay dự án đầu tư ......................................................... 34
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng dự nợ cho vay dự án đầu tư của Sở Giao dịch IINHPT VN giai đoạn 2010 -2015 ................................................................. 34
2.2.2.2. Phân loại dư nợ cho vay dự án đầu tư theo thành phần kinh tế ......... 36
2.2.2.3. Phân loại dư nợ cho vay dự án đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực ...... 37
2.2.2.4. Nợ quá hạn trong cho vay dự án đầu tư................................................. 38


vii
2.3. Phân tích hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch II-Ngân hàng Phát
triển Việt Nam. ..................................................................................................... 39

2.3.1. Theo chỉ tiêu định tính: ............................................................................... 39
2.3.2. Theo chỉ tiêu định lượng .............................................................................. 40
2.3.2.1. . Chỉ tiêu dư nợ .............................................................................. 40
2.3.2.2. Chỉ tiêu cân đối vốn ....................................................................... 41
2.3.2.3. Chỉ tiêu về vòng quay vốn .............................................................. 42
2.3.2.5. Chỉ tiêu lợi nhuận .......................................................................... 44
2.4. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong cho vay DAĐT tại Sở Giao
dịch II-NHPT Việt Nam. ....................................................................................... 45
2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 45
2.4.2. Những hạn chế ............................................................................................ 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DAĐT TẠI SỞ GIAO
DỊCH II-NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................... 52
3.1. Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2025.............. 52
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 52
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 52
3.1.3. Định hướng hoạt động ................................................................................. 53
3.2. Định hướng hoạt động của Sở Giao dịch II- NHPT VN đến năm 2025 .......... 56
3.2.1. Định hướng chung ....................................................................................... 56
3.2.2. Định hướng cụ thể ....................................................................................... 56
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay DAĐT tại Sở Giao dịch II- NHPT VN....... 57
3.3.1 Các giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động
của NHPT Việt Nam ............................................................................................. 57
3.3.2 Các giải pháp đối với NHPT Việt Nam......................................................... 58
3.3.3 Các giải pháp tại Sở Giao dịch II .................................................................. 59
3.3.4 Các giải pháp đối với doanh nghiệp vay vốn : .............................................. 68
3.4. Một số kiến nghị .............................................................................................. 69
3.4.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ......................................... 70
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....................................... 72
3.4.3. Các công việc Sở Giao dịch II- NHPT VN phải thực hiện trong thời gian tới75



viii
3.4.4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp vay vốn ...................................................... 77
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................... 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 80


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên chữ đầy đủ

Tên chữ viết tắt

Ký hiệu

hay gọi tắt
Ngân hàng Phát triển Việt Nam

NHPT

VDB

Vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà Vốn Tín dụng ĐTPT
nước
Sở Giao dịch II- Ngân hàng Phát triển Việt

SGDII-NHPT VN


Nam
Các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị

Chủ đầu tư

sự nghiệp có thu

Ngân hàng thương mại

NHTM

Xây dựng cơ bản

XDCB

Ngân hàng chính sách

NHCS

Nghiên cứu tiền khả thi

NCTKT

Nghiên cứu khả thi
Luận chứng kinh tế kỹ thuật
Tín dụng xuất khẩu

NCKT
LCKTKT

TDXK

Xây dựng - Sở hữu - Vận hành

BOO

Bảo đảm tiền vay

BĐTV

Cán bộ thẩm định

CBTĐ

Cán bộ tín dụng

CBTD

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CNH-HĐH

Dự án đầu tư

DAĐT

Đầu tư phát triển

ĐTPT


Tổng sản phẩm quốc nội

GDP

Hỗ trợ chính thức

ODA

Tài sản đảm bảo

TSĐB

Tổ chức thương mại Thế giới

WTO

CĐT


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số DAĐT được tiếp nhận thẩm định tại Sở Giao dịch II- NHPT VN qua các
năm.............................................................................................................................. 32
Bảng 2.2: Doanh số cho vay và dư nợ vay ................................................................... 34
Bảng 2.3. Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế .............................. 36
Bảng 2.4: Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề, lĩnh vực .......................... 37
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DAĐT............................................. 38
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng dư nợ của Sở Giao Dịch II NHPTVN giai đoạn 2010 – 2015 ................................................................................ 40
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT/tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao

dịch II-NHPT VN giai đoạn 2010 - 2015.................................................................. 41
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số cho vay DAĐT/ dư nợ cho vay DAĐT bình quân của
Sở Giao dịch II-NHPT VN giai đoạn 2010 - 2015 .................................................. 42
Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT và tỷ
trọng nợ quá hạn trong cho vay DAĐT/tổng nợ quá hạn Sở Giao dịch II - NHPT
VN giai đoạn 2010 - 2015 .......................................................................................... 43
Bảng 2.10: Tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay DAĐT/dư nợ cho vay DAĐT và tỷ trọng
lợi nhuận trong cho vay DAĐT/tổng lợi nhuận của Sở G i a o d ị c h II-NH PT
giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................................................. 44


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1: Số DAĐT được tiếp nhận thẩm định tại Sở Giao dịch II-NHPT VN qua các
năm.............................................................................................................................. 33
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay và dư nợ vay ............................................................... 34
Biểu đồ 2.3: Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế .......................... 36
Biểu đồ 2.4: Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề, lĩnh vực ...................... 37
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DAĐT..................................... 38


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 10 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ
trợ Phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam- Sở Giao dịch II, là một trong hai đơn vị chủ
lực của NHPT Việt Nam, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển tại

Tp.HCM và và các tỉnh lân cận Long An, Tây Ninh đã không ngừng đổi mới cả về
chất và lượng góp phần không nhỏ vào sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng Phát
triển Việt Nam và sự phát triển của Thành phố HCM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Sở Giao dịch II vẫn còn những khó khăn và tiềm ẩn những rủi
ro nhất định, thể hiện ở khía cạnh hoạt động cho vay vốn TDĐT của NHPT, tuy
hoạt động cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng cần phải thiết lập cho vay dự
án nhằm quản lý hiệu quả việc cho vay vốn TDĐT trên nguyên tắc: bảo toàn, phát
triển vốn và bù đắp chi phí; giảm thiểu rủi ro tín dụng; đảm bảo đúng định hướng
khuyến khích đầu tư của Chính phủ và chiến lược phát triển của NHPT, tức là dự án
phải hoạt động có hiệu quả. Điều đó, cũng có nghĩa là khi đến hạn hoàn trả, ngoài
sự bảo toàn đầy đủ nguyên gốc, thì dự án còn phải đem lại lợi ích kinh tế- xã hội
cho cả Nhà nước, Ngân hàng và người đi vay. Thực tế đó đòi hỏi phải có những giải
pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua
việc cho vay dự án, phục vụ đắc lực hơn mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước, nhất là bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu, rộng như hiện nay,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội của các vùng/
miền, thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm
của nền kinh tế; góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu
tư của xã hội; khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị
trường tài chính.


2

Chính vì thế, việc cho vay dự án ngay từ khi dự án hình thành trong ý tưởng
của nhà sáng kiến dự án cho đến khi dự án vào trong cuộc sống thực tế (chấm dứt
vòng đời dự án) không chỉ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống Ngân
hàng Phát triển mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

nước nhà.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch II- Ngân hàng Phát triển
Việt Nam đến năm 2025”, không những là vấn đề cần thiết có tính cấp bách, mà
còn có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong quá trình chuyển đổi nền
kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về dự án đầu tư, hiệu quả
cho vay dự án đầu tư
Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay dự án từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Sở Giao dịch II- NHPT Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao công tác cho vay dự án từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở Giao dịch
II- NHPT Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về dự án đầu tư và hiệu quả cho vay dự án đầu tư tại Sở
Giao dịch II- NHPT Việt Nam thông qua quy trình, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
dự án đầu tư
4. Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu và thu thập số liệu về công tác cho vay dự án tại SGDII trong
khoảng thời gian từ năm 2010-2015 là giai đoạn NHPT cơ cấu lại hoạt động theo
Đề án chiến lược NHPT Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 về chiến lược phát triển NHPT Việt
Nam.


3

5. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Xuất phát từ lý luận chung, Luận
văn vận dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, điều
tra, thống kê, phân tích và so sánh…. Làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
6. Kết cấu Luận ăn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày gồm ba
chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về vốn tín dụng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn
tín dụng đầu tư thông qua cho vay dự án từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Chương 2 : Thực trạng Cho vay dự án từ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
tại Sở Giao dịch II- NHPT Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư từ vốn tín
dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở Giao dịch II- NHPT Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CHO
VAY DỰ ÁN TỪ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư và dự án TDĐT
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn tín dụng đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm
Vốn tín dụng ĐTPT là nguồn vốn mà các đơn vị, tổ chức có thể được vay
với lãi suất ưu đãi hoặc không chịu lãi suất để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực,
chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu
tư.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là nguồn có vai trò quan trọng
để thực hiện công tác quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Nó là một trong những
nguồn vốn huy động khá hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.
Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp

của nhà nước. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng
tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ
phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với dự án có
khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát
triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành quan trọng, chương trình kinh
tế lớn có tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNHHĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
Vốn Tín dụng đầu tư có vai trò quan trọng trong nền kinh tế (chủ yếu là hoạt
động tín dụng trung-dài hạn) nếu có hiệu quả sẽ tác động tới mọi lĩnh vực kinh tếchính trị- xã hội. Phát triển cho vay tín dụng trung –dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các
khoản bao cấp từ ngân sách cho đầu tư XDCB và giảm bớt thâm hụt ngân sách.
Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế, tín dụng


5

đầu tư của Nhà nước đã thu hút được nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa
vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho daonh nghiệp, từ đó phục vụ cho
sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Vốn Tín dụng đầu tư của Nhà nước được hỗ trợ đầu tư theo trọng điểm của
ngành, vùng, miền và trong nội bộ từng ngành góp phần hình thành cơ cấu kinh tế
hợp lý, đã tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền kinh tế phát triển lâu dài,
góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hộ; tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế trở nên hợp lý từ đó làm
tiền đề cho sự ổn định và trật tự an toàn xã hội.
1.1.1.3. Tính khả thi của vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
* Đối với Doanh nghiệp : Trong môi trường kinh tế cạnh tranh, để có thể
tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào TSCĐ
(Vốn Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đáp ứng nhu cầu này). Bởi lẽ, TSCĐ là tư liệu
chủ yếu, chiếm bộ phận lớn trong tổng giá thành, là yếu tố quan trọng quyết định lợi

thế cạnh tranh…. Tuy nhiên, trong thực tế giá trị TSCĐ thường rất cao, nếu chỉ
trong chờ vào nguồn vốn tự tích lũy thì cần phải mất nhiều thời gian doanh nghiệp
mới đổi mới được TSCĐ và sẽ bị tụt lại xa so với các doanh nghiệp có vốn đã trang
bị hiện đại. Vì thế lối thoát duy nhất cho doanh nghiệp có dự án đúng đối tượng
theo Nghị định Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước là
đi vay vốn để đổi mới.Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu
tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị … để cải tiến công nghệ sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản phẩm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh và mở rộng chiếm lĩnh thị trường mới. Có thể nói, vốn tín dụng đầu tư của
Nhà nước là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh: lợi
nhuận, an toàn, phát triển không ngừng…. trong khi nguồn vốn trung- dài hạn
doanh nghiệp có trong tay không đáp ứng nhu cầu.
* Đối với Ngân hàng Phát triển
NHPT Việt Nam với vai trò là công cụ của Chính phủ trong tài trợ phát triển
cho các doanh nghiệp có dự án đúng đối tượng vay vốn của Chính Phủ sẽ được đầu


6

tư vốn tín dụng của Nhà nước trang bị máy móc mới hay mở rộng sản xuất, năng
lực sản xuất sẽ tăng lên, doanh nghiệp cần có nhiều vốn hơn để đáp ứng cho sản
xuất. Lúc này, người đầu tiên mà doanh nghiệp tìm đến chính là NHPT đã đầu tư
cho họ. Bởi lẽ, doanh nghiệp dễ dàng tìm được sự thông cảm vì hai bên đã hiểu
nhau, ngân hàng nắm được tình hình tài chính và các khoản thu-chi của doanh
nghiệp nên các dịch vụ sẽ tiện lợi hơn.
1.1.2 Những vấn đề về cho vay dự án đầu tư
1.1.2.1 Khái niệm
Cho vay dự án đầu tư là việc một tổ chức tín dụng đồng ý cấp một hạn mức
tín dụng cho chủ đầu tư thực hiện dự án trong một thời gian và điều kiện được thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng sau khi đã tổ chức thẩm định tính khả thi và hiệu quả

của DAĐT. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả cả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng đúng
hạn.
1.1.2.2. Đặc điểm của cho vay DAĐT nói chung và cho vay DAĐT tại
NHPTVN
Đặc điểm cho vay DAĐT nói chung


Vốn đầu tư lớn, thời gian cho vay dài, thu hồi vốn chậm

Hoạt động cho vay DAĐT của các Ngân hàng chủ yếu là tài trợ vốn cho
khách hàng để thực hiện việc đầu tư thêm tài sản cố định, đổi mới công nghệ,
trang thiết bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng… do đó thường đòi hỏi một lượng
vốn khá lớn và thời gian cho vay tương đối dài. Hơn nữa nguồn trả nợ chính của dự
án là từ khấu hao và lợi nhuận mà dự án đem lại, điều này có nghĩa là ngân hàng chỉ
có thể thu hồi nợ khi dự án đã đi vào hoạt động, từ đó dẫn đến thời gian thu hồi vốn
của ngân hàng chậm.


Độ rủi ro cao

Do thời gian đầu tư tương đối dài trong khi thời gian thu hồi vốn lại chậm
nên mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng tương đối
cao. Một DAĐT từ lúc bắt đầu triển khai thực hiện cho đến lúc đi vào sản xuất,


7

hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau.
Các sự thay đổi về môi trường kinh tế, cơ chế chính sách, thiên tai…đều có thể

ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, nguồn trả nợ của dự án do đó đòi hỏi các ngân
hàng khi quyết định tài trợ vốn cho dự án phải thẩm định thật kỹ lưỡng, nhận
biết được các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.


Lợi nhuận nhiều

Khi độ rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mà các chủ
đầu tư mong đợi càng nhiều. Không nằm ngoài quy luật này, các khoản cho
vay DAĐT thường mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập lớn, biểu hiện cụ
thể là lãi suất cho vay đầu tư dự án thường khá cao. Có đặc điểm này là do để
bù đắp chi phí trong việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động
cho vay dự án, chi phí bù đắp rủi ro.
Đặc điểm cho vay DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT Nhà nước tại
NHPTVN
Để tìm hiểu về đặc điểm cho vay DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT Nhà nước,
trước hết ta tìm hiểu về TDĐT Nhà nước là gì?
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là một hình thức tín dụng nhằm thực hiện
chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà
nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước
cho vay với lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của
Nhà nước.
Nguồn vốn TDĐT của Nhà nước được huy động từ nhiều nguồn khác nhau
thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Vốn do Ngân sách nhà nước cấp, phát
hành trái phiếu, Chính phủ bảo lãnh vay vốn, … Việc huy động vốn chủ yếu tập
trung vào các nguồn vốn lớn và dài hạn trên nguyên tắc tận dụng tối đa các nguồn
vốn rẻ, lãi suất thấp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn đối với các
dự án phát triển, các chương trình mục tiêu của Nhà nước.



8

Ngoài những đặc điểm chung về cho vay DAĐT nêu trên, thì việc cho vay
DAĐT bằng nguồn vốn TDĐT Nhà nước tại NHPTVN còn có một số đặc điểm
riêng cụ thể như sau:
Danh mục các dự án đầu tư vay vốn tại NHPTVN phải theo quy định của
Chính phủ, cụ thể hiện nay, danh mục dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước
được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 20/08/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư
của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay
tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối
thiểu 20% và phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài
chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn
đầu tư tài sản cố định của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để
thực hiện, thì NHPT Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả
năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án
nhưng không quá 12 năm.
Lãi suất cho vay DAĐT không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn
cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tổng Giám đốc Ngân
hàng Phát triển Việt Nam tính toán mức lãi suất bình quân các nguồn vốn và chi phí
hoạt động báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam trình
Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay tín dụng đầu tư.
1.1.2.3. Thẩm định DAĐT
Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện

các nội dung cơ bản liên quan đến DAĐT có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi
và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của dự án để phục vụ cho việc xem xét quyết định


9

cho khách hàng vay vốn đầu tư dự án. Thẩm định DAĐT là một mắt xích quan
trọng trong quy trình cho vay DAĐT của ngân hàng.
Với tư cách là đơn vị cho vay vốn, việc thẩm định DAĐT của ngân hàng
sẽ tập trung chủ yếu vào phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và
khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu
quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của
từng dự án.
Các nội dung chính khi thẩm định dự án đầu tư xin xem ở phần Phụ lục 01
1.1.2.4. Phân tích rủi ro của DAĐT
Một DAĐT từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện và đi vào sản xuất đều
tiềm ẩn rất nhiều loại rủi ro khác nhau, vì vậy để tăng tính khả thi, hiệu quả của
dự án cũng như có biện pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro kịp thời thì việc đánh
giá, phân tích và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là một việc làm rất quan trọng,
đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét, quyết định cho vay của ngân
hàng. Một DAĐT thường tiềm ẩn những rủi ro chủ yếu sau:
Rủi ro về kinh tế vĩ mô: đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh
tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Các yếu tố này biến động sẽ
ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của dự án.
Rủi ro về cơ chế chính sách: bao gồm tất cả những bất ổn về tài chính và
chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án như: các sắc thuế mới, hạn chế về
chuyển tiền, các luật, nghị định…làm ảnh hưởng đến tính khả thi, dòng tiền của
dự án.
Rủi ro về tiến độ thực hiện: rủi ro này phát sinh khi dự án thực hiện
không đúng thời gian quy định, việc kéo dài thời gian thực hiện dự án có thể làm

phát sinh thêm chi phí đầu tư do tăng giá vật liệu hay các chi phí phát sinh khác
từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của dự án.
Rủi ro về nguồn cung cấp (đầu vào): rủi ro này xảy ra khi dự án không
có được nguồn cung cấp nguyên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng của dự án)
với số lượng, giá cả, hiệu quả như dự kiến ban đầu.


10

Rủi ro về thị trường tiêu thụ (đầu ra): rủi ro này xảy ra khi hàng hoá,
sản phẩm của dự án sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu của thị trường, thị
hiếu của người tiêu dùng, thiếu sự cạnh tranh về hiệu quả, giá cả, mẫu mã, công
dụng,..
Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: đây là những rủi ro về việc dự án
không được vận hành, bảo trì theo đúng như thiết kế dự kiến ban đầu từ đó làm
ảnh hưởng đến công suất, hiệu quả của dự án.
Rủi ro về môi trường và xã hội: rủi ro này phát sinh khi dự án có những
tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống của người dân xung quanh.
1.1.2.5. Vai trò và ý nghĩa của dự án đầu tư
 Đối với Chủ đầu tư:
DAĐT là căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành
đầu tư dự án hay không
DAĐT là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu
tư dự án.
DAĐT là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ
trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
 Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng)
DAĐT là căn cứ quan trọng để các ngân hàng xem xét tính khả thi của dự án,
từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài
trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.

 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
DAĐT là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy
phép đầu tư
DAĐT là căn cứ pháp lý để tòa án xem xét, giải quyết khi có sự tranh chấp
giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.
1.1.2.6. Tính khả thi của DAĐT
Tính khả thi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng của DAĐT. Người lập
dự án cũng như người thẩm định dự án đều phải quan tâm trước hết đến tính khả


×