Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Xu hướng FDI thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.53 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***--------

TIỂU LUẬN
XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Nhóm: KHÔNG TÊN
Thành viên:
Nguyễn Hải Triều

1301017256

Nguyễn Thị Phương Lan

1301017091

Hồ Thị Thu Thảo

1301017203


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với việc mở rộng xu thế toàn cầu hóa, đã mang lại
nhiều cơ hội cho những nước đang và kém phát triển. Hàng loạt các tổ chức kinh tế
như WTO, OECD, APEC… mở ra thời kỳ giao lưu hợp tác kinh tế bằng chứng là


nhiều hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển
kinh tế – xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố
hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng
thúc đẩy quá trình CNH – HĐH của các nước đang phát triển, giải quyết một phần
công ăn việc làm cho người lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài hay FDI được xem là kênh đầu tư hết sức quan trọng
đối với các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang và kém phát triển, với tầm
quan trọng và những lợi ích to lớn mà FDI đã mang lại liệu rằng các quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng đã làm gì để có thể thu hút nguồn vốn FDI bởi các nước
đầu tư là những ông chủ khó tính hơn nữa hiện nay xu hướng FDI trên thế giới ngày
càng phức tạp hơn, vậy dòng vốn FDI đang chảy về đâu hay xu hướng FDI trên thế
giới hiện nay ra sao? Bài tiểu luận với đề tài “Xu hướng FDI trên thế giới” sẽ giải
thích rõ hơn về vấn đề này. Trên cơ sở đó thấy sự phát triển nhanh chóng của FDI và
có những giải pháp hữu hiệu đối với việc thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam.

2


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Mục lục

3


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI


1

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI

1.1 Khái niệm FDI1
FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn
bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Gồm nước chủ đầu tư là Home Country và
nước nhận đầu tư là Host Country.
1.2 Phân loại
1.2.1 Theo cách thức thâm nhập:
Đầu tư mới (Greenfield investment)2: là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở
sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cở sở sản xuất
kinh doanh đã tồn tại. Ví dụ: công ty Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử giống
như ở bên Mỹ; Ford thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây
Ban Nha.
Mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisition) 3: chủ đầu tư nước ngoài mua lại
hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Ví dụ:
Daimler – Benz và Chrysler sáp nhập thành một công ty mới mang tên
DaimlerChrysler. Hoặc khi hãng Home Deport thâm nhập vào thị trường Mexico, nó
mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến trúc,
Home Mart.
Hình thức mua lại và sáp nhập được nước chủ đầu tư ưa chuộng hơn vì: thời gian
đầu tư nhanh hơn và quan trọng hơn là tận dụng được lợi thế sẳn có của đối tác nước
nhận đầu tư: hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm, nhãn hiệu, hệ thống phân phối sẵn có.
Trong khi đó thì hình thức đầu tư mới được các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn vì
tạo được năng lực sản xuất mới, công ăn việc làm, không tạo ra hiệu ứng cạnh tranh
gây ra tình trạng độc quyền trong ngắn hạn đe dọa thành phần kinh tế của nước nhận
đầu tư nhất là ở các đối tác đang và kém phát triển.

1.2.2 Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp
nhận đầu tư
1.2.2.1 FDI theo chiều dọc:
Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư nằm trong một
chuỗi cung ứng đầu vào – sản xuất – phân phối một sản phẩm.

1 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 113
2 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 115
3 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 116

4


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

FDI theo chiều dọc có hai dạng. Với dạng hợp nhất tiến (Forward vertical
intergration), công ty phát triển khả năng bán các đầu ra của mình bằng cách đầu tư
vào cơ sở kinh doanh chuỗi giá trị xuôi dòng, nghĩa là các hoạt động marketing và bán
hàng. Hợp nhất tiến ít phổ biến hơn hợp nhất lùi (backward vertical intergration), theo
đó công ty tìm cách cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất trong nước hoặc ngoài
nước của mình bằng cách đầu tư vào cơ sở kinh doanh ngược dòng, điển hình như các
nhà máy, nhà máy lắp ráp hay các hoạt động tinh chế. Các công ty có thể sở hữu cả 2
hoạt động FDI phía trước và FDI ngược.
Ví dụ: ở nhiều nước khác nhau Honda sở hữu cả các nhà cung ứng phụ tùng ô tô
và các đại lý bán và phân phối ô tô ;
1.2.2.2 FDI theo chiều ngang
FDI theo chiều ngang là hoạt động sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc các sản
phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủ đầu tư;

Ví dụ: Việc kinh doanh chủ lực của Microsoft là phát triển phần mềm máy tính.
Bên cạnh việc sản xuất các hệ điều hành, chương trình soạn thảo văn bản và phần
mềm kế toán, thế nhưng Microsoft cũng phát triển các công ty con ở nước ngoài chế
tạo các loại phần mềm khác như việc Microsoft mua lại một công ty ở Montreal sản
xuất phần mềm dùng để tạo phim hoạt hình.
Từ ví dụ này có thể thấy các công ty đầu tư ra nước ngoài trong chính lĩnh vực của
họ để mở rộng khả năng và các hoạt động. Một công ty có thể mua lại công ty khác
nằm trong một chuỗi giá trị đồng nhất để đạt được tính lợi ích kinh tế của quy mô, mở
rộng hệ thống sản phẩm, tăng tính sinh lợi hoặc, trong một số trường hợp, để loại bỏ
đối thủ.
1.2.2.3 FDI hỗn hợp
Chủ đầu tư và DN tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác
nhau.
1.2.3 Theo định hướng của nước nhận đầu tư4
- FDI thay thế nhập khẩu: Sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư
các sp mà trước đây nước này phải nhập khẩu;
Ví dụ: Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớ tại Biển Đông, nhưng thường phải
nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng sản xuất do không đủ trình độ, kĩ thuật,
máy móc thiết bị để khai thác. Tập đoàn dầu khí của Nga đã hợp tác với công ty
4 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 117

5


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

dầu khí Petrolimex (Việt Nam) và tiến hành đầu tư khai thác dầu khí tại Biển
Đông giúp Việt Nam hạn chế nhập khẩu dầu khí từ nước ngoài;

- FDI thay thế xuất khẩu: thị trường mà các hoạt động đầu tư nhắm tới : TT nước
nhận đầu tư, các thị trường rộng lớn hơn trên TG và TT nước chủ đầu tư
Ví dụ: Các công ty có vốn liên doanh trực tiếp nước ngoài tại khu công nghiệp
Việt Nam – Singapo (Dĩ An – Bình Dương) sản xuất sản phẩm đáp ứng thị
trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
- FDI theo các định hướng khác của chính phủ
Ví dụ Đức đến Việt Nam, đầu tư thành lập trường đại học Việt Đức nhằm thu
hút đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật có tay nghề cao
1.2.4 Theo định hướng của chủ đầu tư5
- FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở
nước nhận đầu tư
- FDI phòng ngự: khai thác nguồn lao động giá rẻ ở nước nhận đầu tư với mục
đích giảm chi phí sản xuất
Ví dụ:
1.2.5 Theo hình thức pháp lý6
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ví dụ: Công ty BHNT Manulife Việt Nam có 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp liên doanh
Ví dụ: Coca Cola hiện được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy
nhiên, trước đó, công ty này đã trải qua một thời kỳ dài liên doanh, liên kết với
các đối tác Việt Nam chẳng hạn:
• Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca Cola Đông Dương và Công ty
Nông nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền
Bắc.
• Năm sau, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền
Trung – Coca Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của
Coca Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với
Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh


5 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 118
6 Theo giáo trình Đầu tư quốc tế - Đại học Ngoại thương trang 118

6


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Ví dụ: 17/7/2015, tại khách sạn Metropole Hanoi, Ngân hàng TMCP Bắc Á 7
(BAC A BANK) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam 8 (Generali
Việt Nam) đã ký kết Hợp đồng hợp tác Kinh doanh bảo hiểm và chính thức triển khai
hoạt động này trên toàn hệ thống BAC A BANK.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy FDI
1.3.1 Nhóm động cơ về kinh tế
1.3.1.1 Nhân tố thị trường
Các chủ đầu tư thường quan tâm đến các yếu tố như dung lượng thị trường, thu
nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, khả năng tiếp cận khu
vực thị trường và thế giới, các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu
tư và cơ cấu thị trường. Qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu
tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng
GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong
một nước, các nhà đầu tư cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư. Một
nước với dân số đông, GDP bình quân đầu người cao, GDP tăng trưởng với tốc độ cao,
sức mua lớn sẽ có sức hấp dẫn đối với FDI vì đem lại cho chủ đầu tư cơ hội tăng thị
phần và lợi nhuận lớn.
Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư còn quan tâm nhiều đến khả năng
tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng hóa sản xuất tại nước nhận. Trong xu
thế tăng cường liên kết kinh tế quốc tế và khu vực ngày nay, những nước tham gia vào

nhiều các liên kết quốc tế sẽ có lợi thế hơn trong thương mại quốc tế vì hàng hóa xuất
khẩu từ nước này sang nước khác là thành viên trong liên kết sẽ được hưởng chế độ
thương mại ưu đãi hơn là hàng hóa từ các nước không phải thành viên. Chính vì vậy
chủ đầu tư nước ngoài chỉ cần đầu tư vào một nước có tham gia vào nhiều liên kết
kinh tế khu vực và thế giới sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều
thị trường nước nhận đầu tư. Đây là lợi thế không thể bỏ qua khi cân nhắc lựa chọn địa
điểm đầu tư.

7 Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập vào năm 1994, có trụ sở chính tại 117 Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ
An - là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả với
mạng lưới 94 điểm giao dịch rộng khắp các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước. Với Tư duy vượt
trội, Tính tiên phong, Chuyên nghiệp, Cải tiến không ngừng, Vì hạnh phúc đích thực của mỗi con người, tầm
nhìn của BAC A BANK là mang lại giá trị bền vững cho các nhà đầu tư và hạnh phúc cho cộng đồng. Trong suốt
chặng đường phát triển 21 năm, BAC A BANK luôn nỗ lực hết mình để đa dạng hóa danh mục sản phẩm và
hoàn thiện dịch vụ khách hàng để kiện toàn mô hình ngân hàng đa năng, chuyên nghiệp - thực sự là địa chỉ tin
cậy của đông đảo khách hàng.
8 Generali : Thành lập năm 1831 tại Ý, Tập đoàn Generali là một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất toàn
cầu, với doanh thu phí bảo hiểm năm 2014 đạt trên 70 tỷ Euro. Hiện nay, tập đoàn Generali có 78.000 nhân viên
và đang phục vụ 72 triệu khách hàng tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới. Tập đoàn hiện dẫn đầu tại thị trường
Tây Âu và chiếm vị thế quan trọng tại các thị trường đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung-Đông Âu và châu

7


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

1.3.1.2 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và là mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư.

Trong thời đại toàn cầu hóa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài được xem là
phương tiện hữu hiệu trong việc tối đa hóa lợi nhuận.
1.3.1.3 Nhân tố chi phí
Phần đông việc đầu tư chính là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí.
Trong đó chi phí lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết
định đầu tư. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép các công ty
tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh, kiểm soát được nguồn nguyên liệu giá rẽ, nhận ưu đãi về thuế, chi phí sử dụng
đất, phí xuất nhập khẩu…
1.3.2

Nhóm động cơ về tài nguyên

1.3.2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn lao động trẻ, dồi dào ở các nước đang phát triển là yếu tố quan trọng trong
việc xem xét lựa chon địa điểm để đầu tư.
1.3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Sự dồi dào về nguyên vật liệu giá rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú là nhân tố tích
cực thu hút FDI. Ở các nước chủ đầu tư, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
thô trên thế giới, muốn giảm bớt sự phụ thuộc này để đảm bảo tính ổn định cho nền
kinh tế. Họ tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước có nhiều tài nguyên để được quyền
khai thác lâu dài nguồn tài nguyên đó.
1.3.2.3 Vị trí địa lí
Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, dể dàng mở rộng ra thị
trường xung quanh…
1.3.3 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt
động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định.
Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống

cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án
FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ
phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Trong quá trình thực
hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện
các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển,
thông tin... sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.

8


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

1.3.4 Nhóm động cơ về chính sách
Ngoài những yếu tố kể trên, dòng vốn đầu tư còn chịu sự chi phối của yếu tố chính
trị, thêm vào đó là chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng vai trò
quan trọng.
1.4 Lợi ích
1.4.1 Đối với nước chủ đầu tư
- Bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc
-

tế;
Sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừa vốn tương đối;
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hóa của sản
phẩm;
Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu ổn định;
Đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới nâng cao năng lực cạnh tranh.


1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư
- Góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển;
- Có được các công nghệ phù hợp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại

hóa đất nước;
- Chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực;
- Góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế về cung cầu hàng hóa,

xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách Nhà nước;
- Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế
giới;
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực;
- Cũng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới.

9


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

2

XU HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Tình hình phát triển của FDI từ đầu thế kỉ XX đến năm 2000
Trong giai đoạn này, việc đầu tư FDI có sự thay đổi mạnh mẽ về vị trí trong vai trò
đầu tư: nước đầu tư, nước nhận đầu tư cũng như thay đổi về các lĩnh vực đầu tư.

2.1.1 Trước 1914
Trong giai đoạn này, Anh là nước có nền kinh tế từ nông nghiệp thành nước có nền
kinh tế công nghiệp phát triển mạnh nhất thế giới 9, chính vì vậy, chủ đầu tư chủ yếu
trong giai đoạn này cũng là Anh. Nước nhận đầu tư là các nước thuộc địa của Anh,
trong đó có Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kì này đã đạt khoảng 3700 triệu
bảng Anh (khoảng 10 tỷ USD)10, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Như đã
nói ở trên hoạt động đầu tư chủ yếu từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển và các nước kém phát triển hay nói cách khác, phần lớn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là để khai thác thuộc địa. Do sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, bên cạnh đầu tư
vào các ngành công nghiệp truyển thống như dệt may, luyện kim,… đã xuất hiện đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực mới (chế tạo máy, sản xuất thép và hóa học).
Nhưng những ngành như nông nghiệp, mỏ, đường sắt, công nghiệp chế biến là những
lĩnh vực đầu tư được chú trọng nhằm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cho quá trình khai
thác nguyên, nhiên vật liệu tại các nước thuộc địa về phục vụ cho chính quốc. Nguồn
vốn đầu tư chưa nhiều do sự bóc lột giữa chính quốc đối với các nước thuộc địa được
che giấu dưới danh nghĩa đầu tư.
2.1.2 Từ 1914 – 1945
Đây là thời kì xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong thời gian này, những mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia được thiết lập từ
trước đã gần như bị xóa bỏ; hệ thống tài chính thế giới hoạt động không ổn định; dòng
vốn đầu tư dài hạn từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước kém phát triển bị
gián đoạn và hoạt động thương mại thế giới bị hạn chế. Tuy vậy, đầu tư nước ngoài là
lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của 2 cuộc đại chiến này so với những lĩnh vực khác. Từ
năm 1914 đến năm 1938 vốn FDI tăng gấp đôi, đạt 26 tỷ USD 11. Trong thời kì này
9 Theo bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) môn Lịch sử lớp 8
10 Trang 11 (file:///C:/Users/User/Downloads/British-Investment-Overseas-1870-1913-A-Modern-PortfolioTheory.pdf)
11 The history of fdi in the us 1914 – 1945 trang 27 ( />id=TEfEwVxJTkUC&pg=PA936&lpg=PA936&dq=us+fdi+during+ww1&source=bl&ots=3G-7Hexbe&sig=nxWcRmIz62t2A7cnlUMptXKW1cQ&hl=en&sa=X&ved=0CCgQ6AEwAWoVChMI6cTYorjBx
wIVAuFyCh2EswWy#v=onepage&q=us%20fdi%20during%20ww1&f=false)

10



ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

đánh dấu sự thu hút của vốn FDI của Hoa Kỳ, lượng vốn FDI vào Hoa Kỳ đã tăng từ
dưới 20% đến trên 28% và ngược lại vốn FDI của Anh giảm từ 45% xuống còn 40% 12.
Tuy vậy theo số liệu thì Anh vẫn chiếm ưu thế hơn Mỹ.
Có sự thay đổi xu hướng đầu tư trên là do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh thế
giới nên di cư lao động và phát triển khoa học, công nghệ trong thời kì này cũng bị hạn
chế. Còn về phía các nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển, đứng đầu là các
nước Mỹ La tinh, Châu Á cũng trở thành khu vực có sức hấp dẫn. Các lĩnh vực được
chú trọng đầu tư là khai khoáng, dầu lửa, đường sắt, dịch vụ công cộng, công nghiệp
chế tạo.
2.1.3 Từ 1945 – giữa thập niên 60s
Thời gian này chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã đánh dấu quá trình khôi phục
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khoa học, công nghệ thời kì hậu chiến tranh đã
phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải và truyền thông. Sự phát triển
này đã góp phần vào quá trình thúc đẩy hoạt động FDI do làm giảm chi phí của các
doanh nghiệp. Ngoài ra còn những lý do thúc đẩy FDI tăng trưởng đó là tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được thành lập năm 1967 giúp bảo vệ những phát minh
liên quan đến công nghệ tiên tiến; Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT 47) cũng được ký kết năm 1947 cơ bản loại bỏ sự phân biệt hàng hóa trong và
ngoài nước, cắt giảm thuế quan,…;…
Mỹ là một trong những nước không bị ảnh hưởng nhiều trong thế chiến thứ hai, là
một môi trường tăng trưởng tốt nên họ có đầy đủ lý do để trở thành một nơi thu hút
đầu tư và đi đầu tư. Vậy nên Mỹ trở thành nước đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất
thế giới, sau đó là Anh và một số nước tư bản khác. Tuy nhiên, các nước nhận đầu tư
trong giai đoạn này là các nước phát triển (trong đó có Châu Âu và Canada) tập trung

vào lĩnh vực khai khoáng, dầu lửa, đặc biệt là công nghiệp chế tạo và đẩy mạnh vào
thương mại. Các nước phát triển tập trung vào những lĩnh vực này không những để
cung cấp nguyên, vật liệu mà còn để chiếm lĩnh những thị trường được bảo hộ.
Vậy, trong nửa đầu của thế kỉ XX, chúng ta chứng kiến được sự thay đổi mạnh mẽ
của Mỹ, từ nước thuộc địa, nhận đầu tư cũng như chịu sự bóc lột của Thực dân Anh,
Mỹ đã vươn lên trở thành chủ đầu tư lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Anh. Bên cạnh đó,
lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai thác mỏ, quặng, khai khoáng nhằm cung cấp nguồn
12 The history of fdi in the us 1914 – 1945 trang 27 />id=TEfEwVxJTkUC&pg=PA936&lpg=PA936&dq=us+fdi+during+ww1&source=bl&ots=3G-7Hexbe&sig=nxWcRmIz62t2A7cnlUMptXKW1cQ&hl=en&sa=X&ved=0CCgQ6AEwAWoVChMI6cTYorjBx
wIVAuFyCh2EswWy#v=onepage&q=us%20fdi%20during%20ww1&f=false

11


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

nguyên liệu rẻ cho chính quốc, sự trá hình của sự bóc lột bằng việc đầu tư ít nhiều đã
gây hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường của các nước thuộc địa.
2.1.4 Từ giữa thập niên 60s – cuối thập niên 70s
Tính đến giai đoạn này thì FDI thế giới nhìn chung vẫn đang tăng lên. Mỹ vẫn duy
trì là nước chủ đầu tư lớn nhất thế giới. Trong top đầu lúc này xuất hiện thêm Đức,
Nhật Bản, hai nước này có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau hậu quả chiến tranh
thế giới thứ hai. Đặc biệt là Nhật Bản với giai đoạn phát triển thần kì vào những năm
50 và 60 đã làm cho Nhật Bản cũng trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế
giới. Ngoài ra, trong giai đoạn này đã bắt đầu có luồng vốn đáng kể xuất phát từ các
nước đang phát triển. Tổng nguồn vốn đầu tư khác lớn. Trong giai đoạn này, các nước
bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thâm dụng về vốn và
kĩ thuật nên việc đầu tư vào các nước có trình độ kĩ thuật và lao động là xu hướng
chính. Chính vì vậy, các nước nhận đầu tư trong giai đoạn này là các nước phát triển,

trong đó có Châu Âu gần như chiếm vị trí độc quyền. Các lĩnh vực đầu tư nổi bật là
dầu lửa, công nghiệp chế tạo, thương mại. Động cơ của việc đầu tư là nhằm chiếm lĩnh
và phát triển thị trường.
2.1.5 Thập kỷ 1980
Trong giai đoạn này, vị trí nước đầu tư của Mỹ đã giảm tương đối vì Nhật Bản
ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới, trong giai đoạn này
có sự xuất hiện của Pháp với vai trò của những chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khá
lớn. Việc đầu tư lúc này được tập trung chủ yếu vào ba trung tâm kinh tế lớn nhất của
thế giới là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Đó là những trung tâm rất lớn về công nghiệp, tài
chính, dịch vụ. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật cùng với những công nghệ mới
ra đời, việc sản xuất và kinh doanh giờ đây không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên
thiên nhiên mà đòi hỏi tập trung hơn về vốn, công nghệ và trình độ. Những ngành đòi
hỏi công nghệ cao đem lại lợi nhuận vô cùng lớn, tính cạnh tranh ngày càng cao giữa
các nước. Chính vì thế, nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này cũng tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực: công nghiệp chế tạo, thương mại và dịch vụ. Các nước đầu tư trực tiếp
nhiều vào các lĩnh vực này nhằm chiếm lĩnh, phát triển và bảo vệ thị trường của mình,
giảm chi phí sản xuất. Và một trong những điểm nổi bật nhất của giai đoạn này đó
chính là chính sách tự do hóa đầu tư bắt đầu được hình thành và phát triển giữa năm
1980.

12


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

2.1.6 Thập kỷ 90
Giai đoạn này nền kinh tế thế giới bắt đầu hội nhập sâu rộng. Nhiều tổ chức kinh
tế khu vực và thế giới ra đời như: NAFTA (1992), WTO (1995), EU (1996),… đã có

những tác động tích cực đến FDI. Tự do hóa đầu tư so với giai đoạn trước ngày càng
được mở rộng theo chiều sâu. Cụ thể là nhiều hiệp định về thương mại dịch vụ
(GATS) của WTO, Nghị định thư về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của MERCOSUR,
Nghị định thư về khu vực đầu tư ASEAN,… Cấu trúc của FDI đã thay đổi theo hướng
chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ.
Với sự hội nhập thị trường vốn quốc tế, dòng FDI toàn cầu đã tăng mạnh trong
thập niên 1990 với tỷ lệ khá cao trên cả sự tăng trưởng kinh tế và mậu dịch. Dòng đầu
tư chảy vào toàn cầu tăng trung bình là 13% một năm trong giai đoạn 1990-1997. Sau
đó, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động sáp nhập và mua bán (M&As-Mergers
and Acquisitions), lượng vốn chảy vào này đã tăng trung bình gần 50% một năm giai
đoạn 1998-2000, đạt kỷ lục là $1.500 tỷ năm 2000 (Bảng). Dòng FDI lại sụt giảm
xuống $729 tỷ năm 2001, phần lớn là do kết quả của sự giảm mạnh trong hoạt động
M&Aqua biên giới giữa những nước công nghiệp từ mức $1.100 tỷ năm 2000 xuống
khoảng $600 tỷ năm 2001.13

Các nước công nghiệp đã chiếm giữ một thời gian dài trong việc thu hút cũng như
đầu tư FDI và giải thích cho gần 94% đầu tư FDI và 70% thu hút FDI (Hình). Dòng
chảy FDI vào những nước đang phát triển tăng trung bình là 23% một năm trong suốt
1990-2000. Năm 2001, dòng chảy này đã sụt 13% xuống mức $215 tỷ, phản ánh phần
13 Theo IMF

13


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

lớn sự sụt giảm ở Hồng Kông, Ac-hen-ti-na, Bra-xin. Ngoại trừ những nước này, FDI
vào những nước đang phát triển tăng khoảng 18% trong năm 2001. Giai đoạn 19982001, dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển này tính trung bình là $225 tỷ một

năm 2001, dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển này tính trung bình là $225 tỷ
một năm.

Trong suốt giai đoạn 1998-2001, trong số $900 tỷ FDI chảy vào các nước đang
phát triển thì châu Á chiếm $407 tỷ. Hai nước ở châu Á thu hút FDI lớn nhất là Trung
Quốc với $165 tỷ và Hồng Kông với $124 tỷ. 5 quốc gia thu hút FDI lớn nhất là Trung
Quốc, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Hồng Kông và Mê-xi-cô- chiếm hơn ½ dòng chảy vào
FDI. Các nước đầu tư FDI lớn nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, chỉ có 12% trong đầu tư
FDI toàn cầu là từ các nước đang phát triển. Một xu hướng khác là sự sụt giảm trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ năm 1999 và Trung Quốc đang ngày càng chiếm quy
mô lớn hơn đã khiến cho nhiều nước đang phát triển lo lắng. Nhưng nếu nhìn sâu xa
hơn ta sẽ thấy đó là một xu hướng mới và đầy hứa hẹn. FDI đã được đầu tư từ nhiều
quốc gia hơn và vào nhiều lĩnh vực hơn. Dòng chảy FDI vào các nước đang phát triển
giảm đi vào năm 1999 trong khi quy mô của Trung Quốc thì tăng từ 21% lên 39%
(Hình). Trung Quốc lúc này đã trở thành nước dẫn đầu trong sản xuất với lực lượng
lao động lớn, linh hoạt, có trình độ và giá rẻ, trong khi Ấn Độ dường như thích hợp với
đầu tư vào dịch vụ. Khu vực châu Phi, Trung Đông và Nam Á thì lại có nguồn vào

14


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

FDI thấp. Các nước Đông Âu thì lại dựa vào sự hội nhập khối liên minh châu Âu để
tăng cường dòng vào FDI.
Sau 13 năm tăng trưởng trung bình hơn 17% mỗi năm tính theo đô la thì đến năm
1999 lại có sự sụt giảm. Sự sụt giảm này phần lớn là do sự tăng mạnh trong vấn đề tư
nhân hóa trong lĩnh vực tài chính, xăng dầu và cơ sở hạ tầng trong thập niên 1990,

trong khi FDI ở những lĩnh vực khác vẫn gần như không biến động. Một nguyên nhân
khác là do sự khủng hoảng về mặt vĩ mô ở những nước châu Mỹ Latin.

Đối với Việt Nam:
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài
trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp
cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn
FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là
do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu
vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo
đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ
hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà
15


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã
dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá.Việt Nam, do vậy, cũng
trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà
đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi
phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
2.2 Tình hình vận động của FDI từ năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng thế
giới năm 2008
2.2.1 Thế giới
Dựa theo số liệu mới nhất của WB, IMF, ADB và nhiều tổ chức quốc tế khác, đã
có hiện tượng tăng lên trong dòng chảy FDI trên thế giới kể từ đầu niên kỷ. Dòng chảy

này đạt đỉnh vào năm 2000, sụt giảm gần 40% trong năm 2001 và cũng sụt giảm lần
nữa vào 2002-2003. Theo số liệu, đó là một sự sụt giảm dài nhất và lớn nhất. Tuy
nhiên, năm 2004 đã đánh dấu một khởi đầu cho sự phục hồi nhanh. Trong suốt thời
gian này dòng FDI toàn cầu tăng lên 20% mỗi năm. FDI đang được cho là trải qua một
thời kỳ khá thuận lợi và có thể mở rộng trong những năm còn lại của thập kỷ. Từ sau
2003, dòng FDI thiên về các thị trường của nền kinh tế mới nổi. Nguồn vốn FDI chảy
vào những khu vực này tăng lên 57% năm 2004, tăng 26% năm 2005 lên mức đỉnh là
$400 tỷ. Dự đoán trong tương lai dòng FDI chảy vào thị trường các nền kinh tế mới
nổi sẽ vẫn tiếp tục tăng giai đoạn 2006-10, trung bình khoảng $400 tỷ mỗi năm.
Ngược lại, ở những khu vực như Thái Lan, Bra-xin, Ba Lan thì việc FDI vào lĩnh vực
bán lẻ là một nguồn quan trọng cho sự tăng trưởng trong sản xuất đã dẫn đến giá cả
hàng hóa thấp hơn và tiêu dùng tăng cao hơn.
Trong năm 2006, FDI vào những thị trường mới nổi tăng chỉ 3% trong khi dòng
vào FDI ở khu vực các nước phát triển được cho là tăng khoảng 36%. Một phần là do
quá trình hồi phục ở những thị trường mới nổi này phần lớn đã hoàn thành trong khi
ở những nước đã phát triển chỉ là mới bắt đầu. Nước Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế
giới được kỳ vọng là tiếp tục hấp dẫn được nguồn vốn nước ngoài, gần ¼ nguồn vốn
FDI giai đoạn 2006-10. 10 quốc gia thu hút FDI chủ yếu là ở những nước phát triển
được cho là chiếm hơn 2/3 nguồn FDI toàn cầu.
2.2.2 Đối với Việt Nam14
Giai đoạn 2000-2002:
Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức
22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm
14 Theo Báo cáo Bộ Tài chính

16


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu
tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là
0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ,
đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001. Có rất nhiều nguyên nhân làm FDI giảm xuống.
Nguyên nhân thứ nhất là do sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ
của bong bóng công nghệ cao tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước châu Á.
Giai đoạn 2003- 2007:
Dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp
mới năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng
nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng
50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ
USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm1996, năm cao nhất
của thời kỳ trước khủng hoảng. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào
nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn
đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ
cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao
cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam.
Nguyên nhân về hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 2007 của Việt Nam đã có biến
chuyển đặc biệt sau năm đầu tiên gia nhập WTO do Việt Nam đã cải cách môi trường
đầu tư kinh doanh và có những chính sách kinh tế phù hợp với WTO.
2.3 FDI trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
2.3.1 Sơ lược
Cuối năm 2007, tình hình tài chính tại Mỹ đã có dấu hiệu của sự khủng hoảng, kéo
theo việc các trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng bất ổn theo. Đến năm 2008,
khủng hoảng tài chính chính thức bùng nổ tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự
sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán
khuynh đảo. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng

tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị
trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế
nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả bong bóng tại thị
trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới
khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001
lên 540 tỷ vào năm 2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào
17


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

cuối quý III năm 2008. Hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với
một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã
liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi
vay phải trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà.
2.3.2 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài 2008 ảnh hưởng đến FDI của
thế giới
Theo các báo cáo đầu tư FDI của UNCTAD, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
đã khiến dòng vốn FDI đi vào các nước trên toàn cầu giảm 14% từ 1979 tỷ USD vào
năm 2007 xuống còn 1697 tỷ USD vào năm 2008. Tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra
vào năm 2009, theo khảo sát với 96 quốc gia vào quý I năm 2009, dòng vốn FDI đổ
vào giảm xuống dưới 44% so với cùng kì năm 2008. Sự tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế này lên FDI có sự khác biệt giữa ba nhóm nền kinh tế: tại các nước phát
triển, nơi bắt đầu và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộ ckhurng hoảng thì dòng vốn
FDI đi vào giảm mạnh, trong khi tăng tại các nước đang phát triển và các nước thuộc
Trung và Đông Âu. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng nhanh chóng bị dừng lại vào cuối
năm 2008 – đầu năm 2009.
Đối với nhiều nước phát triển, dòng vốn FDI đã giảm, chủ yếu là do kết quả của

cuộc khủng hoảng thanh khoản trong thị trường tiền tệ và nợ nần, ước tính sơ bộ cho
thấy một sự suy giảm khủng hoảng 33% so với dòng chảy trong năm 2007 cho nhóm
này. FDI đầu tư vào Phần Lan, Đức, Hungary, Ý và Anh Quốc đều giảm đi.
Trong nền kinh tế đang phát triển, mặc dù cũng chịu những tác động tồi tệ nhất
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng thu hút FDI để phát
triển quốc gia vẫn tăng nhẹ trong năm 2008, khoảng 4%. Dòng chảy sang Tây Á giảm
đáng kể (hơn 20%), sau các mức đăng ký kỷ lục năm ngoái, do có sự sụt giảm trong
nhu cầu sử dụng dầu, chi phí tăng cao. Ngược lại, dòng chảy FDI vào châu Mỹ La tinh
và vùng Caribe được dự kiến sẽ cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đã tăng 13%
trong 2008, một phần là do kết quả của sự gia tăng trong dòng chảy FDI với Nam Mỹ,
tuy nhiên vẫn chứa đựng những rủi ro suy giảm cao. FDI chảy vào các nền kinh tế
chuyển đổi của Đông Nam Châu Auu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) được
ước tính đã duy trì xu hướng đi lên của họ bất chấp khủng hoảng tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu, và xung đột khu vực. Trong số các nước đang phát triển và các nền
kinh tế chuyển đổi, lớn nhất (Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã trải
qua một sự gia tăng FDI trong năm 2008. Tương tự như vậy, giao dịch qua biên giới
M&A trong nước đang phát triển cũng tăng 16%, với phần lớn là tăng vốn đăng ký của
châu Phi và châu Á. Trong ngắn hạn, các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài
18


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

chính và kinh tế FDI vẫn chiếm ưu thế và tiếp tục làm giảm hơn nửa tổng vốn FDI
trong năm 2009 ở mọi nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhân tố tích cực đã và đang xảy ra
cho thấy một sự hồi sinh của dòng vốn đầu tư quốc tế. Những yếu tô snafy bao gồm
các cơ hội đầu tư dựa trên tài sản giá rẻ và tái cơ cấu ngành công nghiệp, số lượng
tương đối lớn các nguồn lực tài chính có sẵn ở các nước đang phát triển và tiền mặt

sẵn có ở nước xuất khẩu dầi mỏ, sự mở rộng nhanh chóng của các hoạt độngnhw
ngành công nghiệp năng lượng mới và các khả năng phục hồi tương đối của các công
ty quốc tế.

Theo nhận định của các nhà kinh tế, cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tác động
mạnhmẽ đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong năm 2008 xuống còn 1.720 tỷ USD,
so vớimức 2.080 tỷ của năm 2007; trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm khoảng
19


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

41%xuống còn 1.000 tỷ USD. Sự suy giảm này cho thấy nguồn tín dụng sẵn có giảm,
mứcđộ suy thoái nghiêm trọng ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển
cũngnhư việc né tránh rủi ro trên quy mô rộng của các nhà đầu tư.Do tác động của
cuộc khủng hoảng toàn cầu nên dòng vốn FDI chảy vào các nướcđang phát triển giảm
sút 35% trong năm 2009 sau khoảng thời gian 6 năm tăng trưởng liên tục. Ban đầu,
dòng FDI vào các thị trường mới nổi không bị ảnh hưởng bởi cuộckhủng hoảng. Năm
2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3 thìdòng FDI vào các nước
mới nổi lại tăng 11%. Trong năm 2009, dòng FDI vào cácnước mới nổi cũng giảm
mạnh, khoảng 36%, xuống còn khoảng 532 tỷ USD. Nhưngmức giảm này vẫn thấp
hơn so với ở các nước phát triển - giảm 45%, xuống còn 488tỷ USD. Do vậy,năm 2009
là năm đầu tiên các nước mới nổi thu hút được FDI nhiềuhơn các nước phát triển.Thị
phần của các nền kinh tế đang nổi trong dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng trongthời
kỳ suy thoái vì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giảm mạnh ở các nướcphát
triển.Mặc dù việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới ở các nướcđang
nổi tăng đều trong những năm gần đây, nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu diễn raở các
nước phát triển. Trong năm 2008, khoảng 80% các vụ mua bán và sáp nhậpdoanh

nghiệp xuyên quốc gia diễn ra ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mua bán và sápnhập
doanh nghiệp ở các thị trường đang nổi đã được hỗ trợ bởi các yếu tố khác vàlàm cho
thị phần của các nước đang phát triển trong dòng FDI toàn cầu tăng lên mứckỷ lục
trong năm 2009. .Do cuộc khủng hoảng, điều kiện tín dụng thắt chặt hơn và lợi
nhuận giảm sút khiếnkhả năng tài trợ các dự án ở nước ngoài của các công ty yếu đi.
Mặt khác, kinh tế toàncầu suy thoái lan rộng và việc rủi ro ngày càng gia tăng đã làm
xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp và do đó doanh nghiệp không còn muốn mở
rộng hoạt động củamình ra thế giới.Kết quả là nhiều công ty xuyên quốc gia (TNCs)
lớn đang phải điều chỉnh lại kế hoạchmở rộng kinh doanh ra bên ngoài, và một loạt
các dự án đầu tư mới (greenfield) cũngnhư thông qua các hoạt động mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp (M&A) bị đình lạihoặc hủy bỏ. Xu hướng này ngày càng lan rộng,
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực từ cácngành công nghiệp khai thác cho đến sản xuất và
dịch vụ.Việc FDI toàn cầu giảm mạnh trong năm 2008 đặt dấu chấm hết cho chu kỳ
tăngtrưởng kéo dài 4 năm.

20


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

2.3.3 Ảnh hưởng đối với FDI Việt Nam
Bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới
và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả
năng phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được lượng lớn
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng số dự án FDI được cấp mới vào
Việt Nam cả năm 2008 là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD,
tăng 222% so với năm 2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký
tăng thêm 3,74 tỷ USD. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng

thêm, tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm
2007. Con số kỷ lục thu hút nguồn vốn FDI năm nay không phải tự nhiên có, mà đã
bắt nguồn từ 3 năm trước, khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, phản ánh niềm tin
của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Vốn giải
ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức kỷ lục
với con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng- bất động sản, có 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD; lĩnh vực
dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Số còn lại thuộc lĩnh vực
nông-lâm-ngư nghiệp. Đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt
Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. Đài Loan đứng thứ hai với
132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với 105 dự án, vốn đầu tư
7,28 tỷ USD. Singapore đứng thứ tư với 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD.
Trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), tỉnh Ninh
21


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn
Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa -Vũng Tàu đứng
thứ hai với 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ USD. Đáng chú ý là quy mô dự án đã
tăng lên, bình quân 51,47 triệu USD/dự án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI
Luồng vốn FDI thu hút kỷ lục trong năm 2008 đã chứng tỏ, ngay trong bối cảnh có
nhiều diễn biến phức tạp, không thuận, cả ở bên ngoài và bên trong nền kinh tế, Việt
Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hứa hẹn của FDI. Báo cáo của Ngân hàng hợp tác quốc

tế Nhật Bản (JBIC) cũng cho thấy, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ
về độ hấp dẫn đầu tư. Quan trọng hơn, Việt Nam (cùng Ấn Độ) đang là thị trường mới
nổi ngày càng được các công ty Nhật Bản quan tâm do lợi thế về chi phí lao động,
tiềm năng phát triển, điểm đến đầu tư tốt để đa dạng hóa rủi ro.
Tuy nhiên, việc vốn FDI đăng ký lớn cũng là áp lực trong việc thu hẹp khoảng
cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, bên cạnh đó là sự mất cân đối trong các lĩnh
vực thu hút FDI. Vốn FDI đăng ký vào các dự án liên quan đến bất động sản và khách
sạn, các dự án công nghiệp nặng (thép, dầu khí) liên tục tăng cao. Đây đều là các dự án
không tạo ra nhiều việc làm. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký vào các dự án chế biến sử
dụng nhiều lao động (công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, nông lâm ngư nghiệp) lại
giảm. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu FDI thời gian qua chưa phù hợp với tiềm năng,
lợi thế, và lợi ích quốc gia.
Do xu thế phân cấp mạnh mẽ quản lý đầu tư xuống các địa phương trong khi năng
lực chưa phù hợp và tinh thần chịu trách nhiệm chưa cao, dẫn đến hàng loạt các dự án
đã được cấp phép khá dễ dàng mà không xem xét thấu đáo tác động toàn diện của dự
án đó. Công tác giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa đi vào nền nếp nên
chưa kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy, có quan điểm mới về thu hút và giám sát sử dụng
vốn FDI, đề ra các chính sách phù hợp để loại bỏ các dự án không mong muốn và
khuyến khích các dự án cần thiết; chú trọng đến chất lượng, mức độ thân thiện với môi
trường, mức độ sử dụng tài nguyên và nguồn lực quý hiếm, đề cao trách nhiệm xã hội
của nhà đầu tư…, từ đó đưa ra các tiêu chí phù hợp để thẩm định các dự án FDI.
Mặt khác, FDI tăng đột biến đã làm việc giải ngân chậm lại do nền kinh tế không
đủ khả năng hấp thụ dòng vốn khổng lồ. Thách thức đối với việc triển khai các dự án
FDI hiện nay là kết cấu hạ tầng kém phát triển, nguồn nhân lực quản lý thiếu, công
nghiệp phụ trợ yếu, và việc thực thi luật pháp thiếu rõ ràng và chưa nghiêm.
22


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nước ta,
và tác động đến các nhà đầu tư, Dự báo, thu hút FDI sẽ là 30 tỷ USD. Ông Thắng
khẳng định, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn FDI là vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong năm 2009. Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành và địa
phương tháo gỡ những nút thắt để thu hẹp khoảng cách vốn đăng ký và giải
ngân. Trước hết, rà soát lại tình hình triển khai các dự án trên địa bàn để phân loại các
dự án, kiểm tra công tác đầu tư, quy hoạch sân golf; đặc biệt chú trọng thúc đẩy các dự
án quy mô vốn đầu tư lớn triển khai đúng tiến độ./.
2.4 Tình hình FDI từ năm 2010 – 2014
2.4.1 Thế giới
Cùng với sự tăng trưởng liên tiếp 3 quý (kể từ quý 3, 4 năm 2009 và quý 1 năm
2010 đến nay) sau 4 kỳ liên tục suy giảm trước đó của kinh tế Mỹ, năm 2010 nền kinh
tế thế giới sẽ phục hồi nhanh hơn theo hình chữ V như dự báo của ADB và có thể đạt
mức tăng trưởng chung 3,9% trong năm 2010 (sau khi suy giảm 0,8% trong năm 2009)
như IMF dự báo.
Trong khi đó, nhiều quốc gia sẽ gặp khó khăn trong nỗ lực trả nợ. Mỹ, Nhật và hầu
hết các nước phát triển đều là những Nhà nước - con nợ khổng lồ với chỉ số tín nhiệm
không ổn định, thậm chí có nguy cơ tụt hạng.
Theo Tạp chí BusinessWeek 1/2010, năm 2009 tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản
227%, Mỹ 93,6%, Bồ Đào Nha 84,6%, Đức 84,5% vàPháp 82,6%. Hiện tại, Tây Ban
Nha có khoản nợ công chiếm 54% GDP…
Cộng đồng quốc tế đang và có thể phải tung ra khoản cứu trợ ngày càng lớn hơn
để giúp các nước - con nợ (có thể tới 90-150 tỷ euro cho Hy Lạp, 40 tỷ euro cho Bồ
Đào Nha và 350 tỷ euro cho Tây Ban Nha).
Có thể nói, quả bom nợ nần đang treo lơ lửng, có nguy cơ gây những bất ổn khó
lường và trở thành vũ khí gây áp lực chính sách mới đối với nhiều quốc gia và cả nền
kinh tế thế giới…

Năm 2010, dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển
dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò
động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này.
Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cũng như Diễn đàn Thương mại
và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), sau đỉnh điểm đạt tới 2.080 tỷ USD của năm
2007, dòng FDI thế giới đã giảm 17% trong năm 2008 (còn 1.720 tỷ USD), và tiếp tục
giảm 41% (còn 1.000 tỷ USD) trong năm 2009.
23


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Nhưng sự đảo chiều của dòng FDI thế giới đã được ghi nhận trong năm 2010, với
dự báo dòng vốn này sẽ tăng trưởng chậm theo sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với mức
bình quân 2,5% GDP toàn cầu trong giai đoạn 2010 – 2014. Thậm chí, đến năm 2014,
dòng FDI toàn cầu sẽ vẫn thấp hơn so với mức đỉnh điểm của năm 2007.
Các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi
trong năm 2010 và sự gia tăng dòng FDI đổ vào các nước này càng góp thêm xung lực
tích cực cho động thái mới đó.
Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3, thì FDI vào các
nước đang nổi lại tăng 11%. Năm 2009, lần đầu tiên các nước mới nổi thu hút FDI
nhiều hơn các nước phát triển, với các con số tương ứng là khoảng 532 tỷ USD, so với
khoảng 488 tỷ USD.
Dù vậy, FDI vào các thị trường đang nổi dự báo giảm từ mức 4% GDP xuống còn
3% GDP của các nước này trong giai đoạn 2010 - 2014.
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày 17 tháng 03 năm 2010 công bố Báo cáo
điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là
khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất trong năm 2010, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia

biểu hiện tốt nhất trong khu vực này.
Bối cảnh mới và các xu hướng mới nói trên đang đặt ra yêu cầu chính sách mới cả
cấp quốc gia và quốc tế.
Theo đó, yêu cầu hàng đầu vẫn là cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông
thoáng hơn và gia tăng kiểm soát an toàn vĩ mô của nhà nước. Đặc biệt, cả các tổ chức
lẫn các chính phủ cần có những đột phá trong cải tổ khu vực tài chính – ngân hàng
nhằm tăng trách nhiệm và hiệu quả của các định chế tài chính, giảm nguy cơ bất ổn
định trong tương lai và làm cho khu vực này linh hoạt hơn, quản lý tốt hơn dòng vốn
đang tái xuất hiện.
Đồng thời, các yêu cầu và cơ chế về sự phối hợp điều hành kinh tế đa phương trở
nên phổ biến và linh hoạt hơn, tầm ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế phi chính phủ
cũng sẽ được mở rộng hơn…
2.4.2 Đối với Việt Nam
2.4.2.1 Năm 2010
Trong số 11 tỷ USD nói trên, vốn thực hiện của các nhà đầu tư nước ngoài đạt
khoảng 8 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt mức dự kiến cho năm 2010.

24


ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI

Không những vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI cũng đạt được kết
quả tích cực. Tổng giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD trong
khi tổng kim ngạch nhập khẩu là 36,4 tỷ USD.
Qua đó cho thấy, con số xuất siêu nước ngoài đã đạt tới 2,35 tỷ USD, giúp cải
thiện cán cân thương mại cũng như giảm áp lực nhập siêu cho nền kinh tế.
Năm 2010, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn là thế mạnh và là lĩnh vực thu

hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt
dự án đăng ký cấp mới và dự án đăng ký vốn đầu tư, với 385 dự án cấp mới, tổng vốn
đầu tư đạt trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn thêm là 1 tỷ USD.
Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng
vốn đầu tư đăng ký. Đây là một tín hiệu tốt bởi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
luôn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

2.4.2.2 Năm 2011
Bộ Công thương cho biết, tình hình thực hiện đầu tư các dự án năm 2011 tại các
Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ
năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn.
Do lãi suất cho vay và giá vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhân công có
nhiều biến động tăng nên khối lượng và tiến độ thực hiện chưa đạt yêu cầu.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×