Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

chất thơ trong truyện ngắn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.58 KB, 10 trang )

Câu 7: Phân tích chất thơ trong truyện ngắn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.


Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi:

Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” tức là có tính chất gợi cảm và gây hứng thú
trong thơ. Theo Đỗ Lai Thúy: “Chất thơ” có thể hiểu là một khía cạnh của cảm
hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên
mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm
giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những
tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các
điệu múa...”
“Khi những vật liệu tự thân chứa đựng “chất thơ” được sử dụng trong tác
phẩm văn học thì tác phẩm đó không ít thì nhiều sẽ giàu “chất thơ” hơn những tác
phẩm khác. Tuy nhiên, vật liệu giàu “chất thơ” sẽ mãi bị giới hạn ý nghĩa và thẩm
mỹ nếu như nhà văn không sử dụng các thủ pháp để sắp xếp vật liệu, tạo ra một
chỉnh thể thẩm mỹ để nội dung và hình thức không thể tách rời.”
Nói một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn
tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có
khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc.
Ở văn xuôi chất thơ có ở trong nhiều cấp độ: từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình
tượng nhân vật vượt lên trên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ
đẹp của nhân cách, tâm hồn.


Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”(1970)-Nguyễn Thành Long

Thiên nhiên đã làm nên chất thơ cho tác phẩm. Chất thơ toát lên từ thiên nhiên
thơ mộng và đẹp một cách kỳ lạ, từ vẻ đẹp của những con người đang lặng lẽ ngày
đêm cống hiến sức lực và trí tuệcho đất nước.
1|Page




"Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa
Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người
làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
“Những

nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác

không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bật, vì cảnh trước mặt bỗng
hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây.
Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà
lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các
vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.”.
Thiên nhiên nhiều lần xuất hiện và luôn luôn diễm lệ, con người cũng xuất hiện
thoáng qua rồi lại khuất lấp sau bạt ngàn SaPa . Nhưng tất cả đều đẹp. Có lẽ tác giả
muốn gieo cảm thức về vẻ đẹp con người trên cái tiềm thức sẵn có của độc giả về
thiên nhiên. Từ đó cho ta ấn tượng đẹp về đất và người nơi đây – nơi SaPa lặng lẽ.
Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa với đầy sự độc đáo và cá tính.Bức tranh tràn đầy sương
đầy mây những sản vật là chỉ của riêng Sa Pa, tươi sáng rực rỡ sắc màu tràn đầy
sức sống nhưng vẫn mơ màng lung linh huyền ảo. Vẻ đẹp đó được thực hiện bởi
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc. Sự cảm nhận đó vừa thể hiện đc những rung
cảm tinh tế, vừa bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. Khắc họa vẻ đẹp
thiên nhiên Sa Pa NTL đã làm nổi bật giữa thiên nhiên và con người , Sa Pa đẹp
không chỉ vì bản thân nó lãng mạn, thơ mộng mà trong lòng nó còn chứa đầy vẻ
đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của những người lao động âm thầm lặng lẽ, cống hiến. Tự
họ tỏa sáng và khiến cho Sa Pa thêm đẹp, thêm thơ, thêm trữ tình, và thêm đáng
quý.


2|Page


Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" như một bài thơ giàu chất trữ tình. Chất trữ tình
của truyện được tạo nên từ những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp thơ mộng ở Sa
Pa; Vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ mà đầy sức sống, không
hề cô đơn của anh thanh niên; Cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật mà để lại nhiều
dư vị, trong những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.Tất cả tạo
nên chất thơ bàng bạc của thiên truyện, ngọt ngào, sâu lắng. Những câu văn đơn
thuần miêu tả căn nhà của anh thanh niên cũng như vẽ lên một bức tranh rất mực
yên bình, khác với tính chất công việc và những khó khăn vất vả của chính người
thanh niên ấy:
“Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc
gường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Họa sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên
các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không
trở lại bàn giữa và ngồi ngay xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn
sách rồi để lại nguyên lật mở như cũ. Anh thanh niên rót nước chè mời bác già,
ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt
trước mặt cô.”
Truyện được kể bằng ngôi thứ ba nhưng bằng điểm nhìn của người họa sĩ già.
Chính vì vậy, thiên nhiên và con người qua lăng kính của người nghệ sĩ thêm phần
lãng mạn và trữ tình, chất thơ cũng thêm đậm nét hơn. Những suy nghĩ của nhân
vật cũng trở nên thi vị:
“Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội
họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực
trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông,
hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu

3|Page



thêm cuộc sống…Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn
hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.”
“Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm cuộc
sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những
con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới? Có phải cái cảm
giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô
đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định
của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ
vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa
nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm
cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.”

a.

Chất thơ trong tác phẩm “Rừng xà nu”(1965) - Nguyễn Trung Thành.
Hình tượng cây xà nu trong xúc cảm trữ tình mãnh liệt của nhà văn.

Nhà văn đã đem hết bút lực để tả một khu rừng xà nu: “Rừng xà nu ưỡn tấm
ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi
nảy nở. Cạnh một câu xà nu ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh
rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. “Có những cây bị chặt đứt ngang
nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề,
thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện
thành từng cục máu lớn”.“Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh
nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số
hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng” Đó là những câu văn đẹp, gợi
cảm, tạo một cảnh tượng tuyệt vời, nên thơ, tráng lệ, có sức gây ấn tượng khó quên
trong lòng người đọc. Những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ nhằm tái hiện một
rừng xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh

nắng...Đọc những đoạn văn tả rừng xà nu, người đọc dễ nhận ra một giọng văn
4|Page


đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng, khi trang nghiêm, xúc động, khi tha thiết
tuôn chảy theo dòng hồi tưởng. Lời văn của “Rừng xà nu” giàu hình ảnh, giàu nhạc
điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, mượt óng như ngôn ngữ một bài thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được lặp lại gần y nguyên đến hai
lần ở phần mở đầu và kết thúc: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm
mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Đó là điệp khúc trầm hùng làm nền cho toàn bộ câu chuyện, để nhà văn suy ngẫm
về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân.
Cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu là cảm hứng ngợi
ca. Nguyễn Trung Thành ngợi ca phẩm chất phóng khoáng, hào hiệp, sức sống bất
diệt, khao khát tự do của con người Tây Nguyên.
b.

Chất thơ ngay trong chính những phẩm chất, suy nghĩ và khát vọng của
người dân Tây Nguyên.

Chất thơ là một đối cực của thực tại nhưng vút lên từ thực tại. Như vậy, chất
thơ cần có một đối cực là thực tại khắc nghiệt. Ngay từ đầu tác phẩm, ta đã thấy
làng Xô Man phải đối đầu với những thử thách ác liệt, dữ dội.
“...không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng...Nó treo
cổ anh Xút lên cây vả đầu làng: Ai nuôi cộng sản thi coi đó!”
“Nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”
Tác giả đã xây dựng một hệ thống các nhân vật đại diện cho các thế hệ nối tiếp
nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng.
Trong cuộc đối đầu lịch sử đó, người dân Xô Man đã chiến đấu bằng niềm tin,
bằng lí tưởng, bằng khát vọng và bằng cả những chân lí đúc kết được từ trong đau

thương. Quan trọng hơn, họ vẫn luôn giữ được bản chất con người mình, vẫn tràn
5|Page


đầy tình yêu thương, sự nhớ nhung, hoài niệm.Những tình cảm đó đã làm nên chất
thơ cho tác phẩm.
“Nhưng chính ở đây, lần đầu tiên sau khi ở tù về, Tnú gặp lại Mai, thấy Mai đã
lớn hơn anh không ngờ, và Mai thì cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, ứa
nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ mà như một người con gái đã lớn, vừa
xấu hổ vừa thương yêu. Kỷ niệm đó cắt vào lòng anh một nhát dao nứa.”
“Anh lẳng lặng đi cho đến khi anh nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh.
Bây giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day
dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần, rộn
rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của
Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi. Tnú cố giữ bình
tĩnh nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân cứ vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ ngã
quẹo vào làng.”
“Ông cụ Mết đứng lặng nhìn tấm lưng rộng của Tnú. Những vết thương xưa
vẫn còn ngang dọc trên tấm lưng ấy, đã thành sẹo tím. Từ đôi mắt ông cụ lăn ra
hai giọt nước mắt lớn, ông lén trở tay chùi một cách vội vã. Tnú không kịp thấy.
Còn lũ trẻ thì ngơ ngác, sửng sốt…”
“Ông cụ không nêm muối vào canh. Ông chia cho mỗi người mấy hạt, họ ăn
sống từng hạt, ngậm rất lâu trong miệng để nghe chất mặn đậm đà tan dần.”
Những câu văn miêu tả những rung cảm, nỗi nhớ nhung hết sức nhẹ nhàng như
đôi trọng với cái khắc nghiệt của thực tại cuộc chiến. Chất thơ như dịu đi những
nỗi đau, mất mát, nhưng cũng là nguồn sức mạnh để Tnú và nhưng người Strá theo
đuổi lý tưởng, trung thành với Cách mạng và bảo vệ chính những giá trị bình dị mà
thiêng liêng ấy của quê hương.

6|Page





Chất thơ trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (1971) – Lê Minh
Khuê

Ngôi kể thứ nhất – lời kể của Phương Định là một yếu tố quan trọng tạo nên
chất thơ của truyện. Bởi PĐ là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá. Hai bím tóc
dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt
tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” Xa đến đâu mặc kệ,
nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như
chói nắng”. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào
chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm nhưng vẫn giữ
được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc, tâm hồn vô tư, giàu
mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong
căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh.
Nét hồn nhiên, vô tư lự vẫn không bị bom đạn làm phai mờ. Đó là khi cô thường
làm điệu trước những anh lính trẻ nhưng thực ra trong những suy nghĩ của cô,
“những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người
mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”
Dưới lăng kính của PĐ, chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng soi chiếu vào từng sự
việc, nhiệm vụ, công việc, cả những gian nan, vất vả, hiểm nguy đã là vơi bớt đi
tính chất khắc nghiệt của chiến tranh. Hơn nữa, trong cảm nhận của cô, thiên nhiên
núi rừng, cuộc sống chiến trường cũng có những sự đẹp đẽ, vui tươi rất riêng của
nó. Chính điều này cũng là lý do của sự lạc quan trong suy nghĩ của PĐ và cả
Thao, Nho. Ngay khi kể về công việc của mình, PĐ cũng cho thấy cái sự hồn nhiên
và vô tư của mình:
“ Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói,
không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão,

7|Page


tim đập bất chấp cả nhiệp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có
nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ
nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào,
chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế
giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước,
trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm,
lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin
đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung...”
Hay những sở thích rất hồn nhiên và vô tư được mang theo vào chiến trường và
còn được gìn giữ hàn ngày:
“Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả
đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan hộ mềm mại, dịu dàng. Thích "ca chiu sa"
của Hồng Quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn
xanh xanh...".
“Chị Thao hát: "Đây Thăng Long, đây Đông Đô... Hà nội ...". Nhạc sai bét,
còn giọng thì chua, chị không hát trôi chảy được bài nào, nhưng chị lại có ba
quyển sổ dày, chép bài hát. Rồi là ngồi chép bài hát. Thậm chí, say mê chép cả
những lời tôi tự bịa ra nữa.”
Chất thơ thể hiện trong những kỷ niệm nhẹ nhàng về tuổi thơ, về Hà Nội yên
bình. Những ký ức rời rạc thi thoảng được tái hiện bằng đúng cái chất Hà thành, vẽ
ra một Hà Nội rất cổ xưa, cũ kỹ, thanh bình và yên ả.
“Ý nghĩ của anh kỹ sư thật khôi hài. Nhưng chúng tôi không cười khi đọc thư.
Nghiêm trang, chúng tôi nhìn về hướng bắc. Ở đó có Hà Nội. Chúng tôi xa đã lâu.
Chúng tôi nhớ thành phố xanh. Chúng tôi quý sự yên tĩnh như kỷ niệm. đây là nơi

8|Page



mà tuổi trẻ chúng tôi đang lớn lên, nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ Hà
Nội.”
“Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao
to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó... hoặc là cây, hoặc là cái
vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo
hức bâu xung quanh. con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa phùn hạ rộng ra, dài
ra, lấp loáng ánh đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong
câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. những quả
bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng
cáo cải mủng đội trên đầu...”
Tình cảm của 3 cô gái, đặc biệt là của người kể chuyện – PĐ cũng là yếu tố tạo
nên chất thơ cho truyện ngắn:
“Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí. Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo.”
“Tôi quay phắt lại, rụt tay rồi xô cả người tới dùng hai tay cào đất lên. Chị
Thao mềm nhũn, thở không ra hơi. Chị quàng lấy gáy tôi, đứng lên, loạng
choạng.”
“Nho vẫn thì thầm. Nó cũng đang ở trạng thái như tôi. Yêu tất cả. Tình yêu của
những con người trong khói lửa. Tình yêu độ lượng, tha thiết, vô tư mà kẻ độc
quyền có nó trong tim là những người chiến sĩ. Tôi quàng tay lên vai Nho. Chúng
tôi không nói gì với nhau. Tôi xiết chặt cái vai nhỏ nhắn và mềm mại của Nho dưới
cánh tay mình. Nó đây, can đảm, dịu hiền, ở cùng thành phố với tôi và cùng đứng
với tôi đêm nay, trên cao điểm đấy bom gần mặt trận.
Chúng tôi hiểu nhau và cảm thấy hạnh phúc.”

9|Page


Miêu tả các cô gái hằng ngày, hằng giờ đôi mặt với hiểm nguy nhưng sức hấp
dẫn của truyện không phải ở những chi tiết, sự kiện hồi hộp, nóng bỏng mà ở khả

năng miêu tả đời sống tâm hồn con người khá sinh động, sâu sắc của tác giả. Tinh
thần dũng cảm, trách nhiệm đan xen tâm hồn lạc quan và tình đồng chí nồng ấm là
những yếu tố làm nên vẻ đẹp của những cô gái ấy.
Khảo sát qua 3 truyện ngắn trên, ta còn nhận ra chất thơ chất chứa ngay từ
trong nhan đề của truyện. Nếu chỉ đọc nhan đề, hẳn ta chưa thể nhận ra hiện thực
khốc liệt trong mỗi câu chuyện ấy, mà có lẽ cảm giác đầu tiên có được là sự nhẹ
nhàng, thơ mộng: “Lặng lẽ SaPa”, “Rừng xà nu”, “Những ngôi sao xa xôi”. Chất
thơ trong các tác phẩm truyện ngắn thời kỳ chống Mỹ thể hiện cái nhìn lạc quan
hơn về cuộc chiến. Cuộc chiến không chỉ được khai thác ở khía cạnh lý tưởng,
trách nhiệm mà còn ở tâm hồn những con người đang trực tiếp dấn thân. Như vậy,
văn học đang chuyển dần từ vấn đề thời cuộc sang chú trọng đến phần riêng trong
con người.

10 | P a g e



×